K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2023

Nói về Mẹ, không có từ ngữ nào có thể tả được hết vẻ đẹp và sự hy sinh, tình cảm yêu thương của mẹ giành cho các con của mình. Đã có biết bao bài thơ, bài văn viết về mẹ, nói lên những sự hy sinh cao cả của tình mẫu tử nhưng có rất ít bài nói về sự báo đáp của con với mẹ. “Gánh mẹ” của Trương Minh Nhật là một bài thơ thay vì quá đề cao công lao của mẹ thì đã hướng người đọc vào việc báo đáp công ơn của mẹ.

 

Điệp từ “Cho con gánh” đã lặp lại năm lần trong toàn bộ bài thơ. Lý do có câu nói đó là vì Mẹ đã cả đời gánh con. Không chỉ tần tảo nuôi con khôn lớn, không chỉ là ngọn núi vững chắc cho con dựa vào, không chỉ là những câu hát ru đưa con vào yên bình, Mẹ đã hy sinh vì con rất nhiều. Mẹ không phải là một danh từ riêng nhưng luôn được viết hoa một cách trang trọng dù đứng đầu câu, giữa câu hay cuối câu.

Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con
……………
Đường đời sương gió mịt mù
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan
………….
Thân cò lặn lội sớm mai thân gầy 

 

Những câu thơ tuy với từ ngữ đơn giản nhưng đã miêu tả được những công lao to lớn của mẹ. Cả cuộc đời mẹ chỉ có con là trọng tâm. Mẹ gánh con cả cuộc đời, bất chấp gian nan, sương gió cuộc đời, lặn lội sớm mai. Người xưa thường nói “Một mẹ có thể nuôi được mười con nhưng mười con chưa chắc đã nuôi được một mẹ” quả đúng như vậy. Dù có sống hơn mẹ nửa đời người nhưng con cái chưa chắc đã báo hiếu hết được công lao cho mẹ.

Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ "Gánh mẹ":   Cho con gánh Mẹ một lần,Cả đời Mẹ đã tảo tần gánh con.   Cho con gánh Mẹ đầu non,Cả lòng Mẹ đã gánh con biển trời...   Ngày xưa Mẹ gánh à ơi!Con xin gánh lại những lời Mẹ ru.   Đường đời sương gió mịt mù,Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...   Để con gánh Mẹ đừng can,Sợ khi Mẹ mất muộn màng gánh ai?   Cho con gánh cả tháng dài,Gánh qua...
Đọc tiếp

Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ "Gánh mẹ":

   Cho con gánh Mẹ một lần,

Cả đời Mẹ đã tảo tần gánh con.

   Cho con gánh Mẹ đầu non,

Cả lòng Mẹ đã gánh con biển trời...

   Ngày xưa Mẹ gánh à ơi!

Con xin gánh lại những lời Mẹ ru.

   Đường đời sương gió mịt mù,

Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...

   Để con gánh Mẹ đừng can,

Sợ khi Mẹ mất muộn màng gánh ai?

   Cho con gánh cả tháng dài,

Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.

   Cho con... gánh cả đôi vai,

Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.

   Mẹ già lá sắp xa cây

Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?

   Mẹ ơi sóng biển dạt dào,

Con sao gánh hết công lao một đời.

   Bông hồng cài áo đúng nơi,

Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.

   Cho con gánh lại Mẹ già,

Để sau người gánh chính là con con...

   Còn trời, còn nước...còn non

Con xin gánh Mẹ...cho tròn phần con...

                            (Gánh mẹ - Trương Minh Nhật)

2
15 tháng 1 2023

Tham khảo nhé 

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời còn"

Hạnh phúc vẹn tròn khi có cha, có mẹ ở bên. Mẹ luôn là một người đặc biệt và sống mãi trong lòng tôi. Là người tôi luôn yêu thương và kính trọng.

Năm nay em lên lớp 10 cũng là lúc mẹ tròn tuổi 40. Năm tháng qua đi nhanh quá, mới ngày nào em còn chập chững, mới ngày nào mẹ còn là một cô gái trẻ xinh đẹp vậy mà giờ đây cái tuổi tứ tuần cùng những lo toan vẫn vả cuộc cuộc sống đã khiến mẹ già đi. Những vết chân chim in hằn trên khoé mắt, làn da mẹ không còn mịn màng như trước. Dáng mẹ gầy mảnh khảnh, nặng trĩu trên vai những bộn bề cuộc sống, vì chồng, vì con, vì gia đình nhỏ thương yêu. Tóc mẹ dài có bao giờ buông thả, mẹ vẫn bối gọn gàng trên mái đầu cho tiện bề làm việc, nụ cười mẹ vẫn luôn dịu dàng và bao dung như thế, mỗi lúc mẹ cười em thấy mình yên bình đến lạ. Có lẽ, lúc mẹ cười là lúc mẹ đẹp nhất, tôi ao ước rằng mẹ có thể mãi vui cười như vậy, dẫu cho cuộc sống có nhiều những trắc trở khó khăn. Mẹ không cầu kỳ, phô trương trong mọi việc, là người luôn giản dị và khiêm tốn. Những chiếc áo mẹ mang không hề đắt tiền, mẹ cũng ít khi mua quần áo mới bởi dành tiền lo cho gia đình. Nhìn mẹ tiết kiệm cái ăn, cái mặc nhưng chưa bao giờ để tôi phải thiếu thốn một thứ gì, tôi càng thương mẹ vô cùng. 

Mẹ ơi, con rất thương mẹ, những nhọc nhằn mà mẹ đã trải qua, những hy sinh mà mẹ phải đánh đổi vì con thật quá lớn lao. Còn nhớ những ngày thơ, mẹ là người kiên trì dạy con từng con chữ, uốn cho con từng nét bút, dạy cho con biết đọc biết viết như cô giáo của con vậy. Lớn lên rồi, con lại không may mắn có được sự khoẻ mạnh như bao bạn bè cùng trang lứa, mẹ lại phải chăm sóc, lo toan cho con nhiều hơn. Vậy mà, chưa bao giờ con thấy mẹ than vãn một lời, mẹ vẫn cứ thế, lặng lẽ hy sinh, thầm lặng yêu thương con như thế. Con còn nhớ ngày em trai bị tai nạn, mẹ đã đau đớn đến thế nào khi nghe tin rằng em không qua khỏi. Nhìn mẹ gục ngã trước phòng mổ của bệnh viện với nước mắt cả sự đau thương ấy con càng nhói lòng. Mất mát ấy làm sao có điều gì có thể bù đắp được mẹ nhỉ. Con biết mẹ làm sao có thể không thương, không đau lòng cho được, dù thời gian dài có khiến nỗi đau nguôi ngoài thì lòng mẹ và cả gia đình mình vẫn còn đó những vết thương lòng . Nhưng mẹ à, con mong rằng mẹ và con và cả ba nữa hãy thật mạnh mẽ, sống tiếp cuộc đời còn lại của em con. Chúng ta phải thật hạnh phúc thì em nơi ấy mới yên lòng mẹ nhỉ. Con và ba sẽ mãi bên mẹ, mẹ à.

Mẹ ơi, có đôi lúc trong cuộc sống này còn khiến mẹ buồn, mẹ lo lắng, lúc đó, có lẽ vì cái tôi của mình quá lớn mà còn không nghe lời mẹ. Thậm chí cãi lại cả lời mẹ. Những lần như thế, con luôn tự dằn vặt và thấy có lỗi với mẹ thật nhiều, vậy mà ngày cả ba từ" con xin lỗi" con vẫn không thể thốt ra. Còn biết mẹ buồn lòng vì con nhiều lắm, con hứa từ nay sẽ thay đổi, không làm mẹ buồn phiền hay lo lắng nhiều vì con nữa, mẹ hãy yên tâm ở con, mẹ nha. 

Con cũng cảm ơn về những ân tình, những lời dạy bảo đầy ân cần về điều hay lẽ phải của mẹ. Những lời mẹ dạy dỗ luôn là hành trang cho con vào đời, cho con trưởng thành hơn nữa trong cuộc sống của mình. 

Mẹ chính là nguồn sống đời em, là ý nghĩa và động lực để em cố gắng học hỏi và phát triển mỗi ngày. Mẹ luôn là bờ vai tin cậy và vững vàng nhất của con. Với em, mẹ là tất cả, em muốn nói với mẹ rằng: "mẹ ơi, con yêu mẹ thật nhiều"

cảm ơn ạ yeu

15 tháng 9 2021

xúc động

3 tháng 1

Sau một tuần đi công tác xa, hôm nay, mẹ yêu quý của em đã trở về nhà. Có thể nói, Nữ siêu nhân mà em yêu quý, kính trọng và tự hào nhất chính là mẹ của em.

 

Mẹ là một người bán hoa ở chợ đầu mối. Công việc của mẹ vô cùng vất vả và nặng nhọc. Hằng ngày, mẹ phải ra chợ từ 2h sáng để nhận hàng, sắp xếp và bán lại cho khách lẻ. Mãi đến gần trưa mẹ mới về nhà, bắt đầu ăn uống, tranh thủ nghỉ ngơi. Rồi chiều tối thức dậy, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa tối cho cả nhà, rồi tính toán sổ sách. Dù nắng hay mưa, nóng hay lạnh, mẹ vẫn lặp đi lặp lại công việc như thế, không có ngày nghỉ. Có lẽ vì thế, mà tuy mới 40 tuổi, nhưng trông mẹ có phần già dặn hơn tuổi thật. Nước da mẹ trắng trẻo, nhưng rất khô, dễ bong tróc vào mùa đông. Dáng người mẹ hơi mập, khuôn mặt rất phục hậu. Mỗi khi mẹ nói chuyện, cả khuôn mặt toát lên vẻ thân thiện và dễ mến, nên rất được lòng những người xung quanh. Đặc biệt, mẹ rất hay cười. Chẳng có chuyện gì vui mẹ cũng cười. Nụ cười lúc nào cũng hiển lộ và rạng rỡ trên khuôn mặt mẹ. Dù khi cười, những nếp nhăn ở khóe mắt, trán lộ ra khó rõ. Nhưng em lại thấy lúc ấy trông mẹ lại càng đẹp hơn. Khi đi làm, mẹ mặc bộ quần áo tối màu, chân đi ủng, tay đeo găng, mặc thêm cái tạp dề chống nước nữa. Trông mẹ lúc ấy đẹp một cách khỏe khoắn, năng động lạ thường. Đó chính là nét đẹp lao động mà cô giáo em vẫn thường ca ngợi khi phân tích các tác phẩm văn học.

Có thể mẹ của em không xinh đẹp, nền nã, nấu ăn ngon như những người mẹ khác. Nhưng tình yêu và sự hi sinh của mẹ dành cho em thì chẳng thua kém bất kì ai. Lúc nào em cũng cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi được ở bên cạnh mẹ. Chỉ cần có mẹ, thì mọi gió bão đều phải ngừng lại sau cánh cửa nhà.

Đây nhé bạn

 

25 tháng 6 2016

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình. Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm. Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa. Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa. Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia. Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

 

26 tháng 6 2016

ừm hôm đi trực trường mk và em trai cùng với bạn mk đi bộ trên đường về thì thấy một bà đang ngồi bán đồ tuổi cũng lớn, người gầy, ... nhờ bọn mk quét họ sân và bọn mk đã lại quét ngay sau đó bà cảm ơn. 

hết phim 

còn đoạn nói với ba mẹ bạn tự làm ha haha

8 tháng 10 2021

Tham khảo:

Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy

Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này. Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.

8 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải  “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy

Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là  những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này.  Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.

30 tháng 3 2019

Với cách kết hợp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra.

Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!

hok tốt

30 tháng 3 2019

Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.

Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:

- Có ăn không thì bốc chứ!

Thầy đề vội vàng:

- Dạ, bẩm, bốc.

Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.

Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên(38) một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!

Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

- Dạ, bẩm....

- Đuổi cổ nó ra!

Ngài quay mặt vào, lại hỏi thầy đề:

- Thầy bốc quân gì thế?

- Dạ, bẩm, con chưa bốc.

- Thì bốc đi chứ!

Thầy đề tay run cầm cập, thò vào đĩa nọc, rút ra một con bài, lật ngửa, xướng rằng:

- Chi chi(39)!

Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:

- Đây rồi!... Thế chứ lại!

Rồi ngại vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:

- Ù! Thông tôm, chi chi nảy(40)!... Điếu, mày!

...

Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!

1 tháng 12 2021

Tham khảo!

   Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.

 

27 tháng 10 2021

Tham khảo 
Bài thơ "bạn đến chơi nhà" là bài thơ thành công nhất của Nguyễn Khuyến, và cũng là bài thơ đại diện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Bài thơ bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lại một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thì xa, ao sâu khó chài cá .... Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả những lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Đó là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Và đằng sau những câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.