K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2022

Tham khảo link :

https://doctailieu.com/cam-nhan-ve-tinh-cha-con-trong-bai-noi-voi-con

7 tháng 3 2019

Ca dao từng có câu: “Công cha như núi Thái Sơn”. Có phải vì vậy mà người cha luôn khao khát những đứa con có được sự vững vàng, rắn rỏi mạnh mẽ trên đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha như vậy dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài thơ đồng thời cũng gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của người làm con.

Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

Mở đầu bài thơ bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười”

Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáọ đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ.

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những “người đồng mình", rất cần cù và tươi vui:

"Người đồng mình thương lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.

Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện: cài nan hoa, ken câu hát,... đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng". Cách gọi “người đồng mình” đặc biệt gần gũi, thân thiết và gắn bó như gợi niềm ruột thịt yêu thương.

Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn”.

Dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ như "cao", "xa", "lớn”, tác giả muốn nhấn mạnh cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của những "người đồng mình". Dù khó khăn, đói nghèo còn nhiều nhưng họ không nhụt chí, ý chí của họ vẫn rất vững chắc, kiên cường:

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì là phong tục”

Những "người đồng mình" vượt qua vất vả để bám trụ lấy quê hương. Bằng cuộc sống lao động không mệt mỏi, họ xây dựng quê hương với những truyền thống cao đẹp. Những "người đồng mình" mộc mạc, thẳng thắn nhưng giàu chí khí, niềm tin...Người cha đã kể với con về quê hương với cảm xúc rất tự hào.

Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm này bộc lộ tự nhiên, chân thực qua những lời nhắn gửi của cha cho cọn. Người cha muốn con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”

Người cha mong cho con mình sống ngay thẳng, trong sạch, sống với ý chí, niềm tin để vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn. Người cha mong cho con sống phải luôn tin vào khả năng của mình, tin tưởng vào bản thân. Có như vậy, con mới có thể thành công, mới không thua kém ai cả Người cha đã nói với con bằng tất cả lòng yêu thương của mình, nói với con những điều từ đáy lòng mình. Điều lớn nhất người cha đã truyền dạy cho con chính là niềm tự tin vào bản thân và lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống của quê hương.

Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

Bài thơ đã gợi cho người đọc những niềm cảm động sâu xa và những suy nghĩ sâu sắc. Thì ra, đằng sau những lặng lẽ, thâm trầm cùa cha là biết bao yêu thương, biết bao mong mỏi, biết bao hi vọng, biết bao đợi chờ ... Con lớn lên như hôm nay không chỉ nhờ vào cơm ăn và áo mặc mà còn mang nặng ân tình của những lời dạy dỗ ân cần thấm thía. Quả là:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Vậy thì, là người làm con, con xin nguyện:

“Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Chẳng những vậy, con sẽ bước theo những bước chân vững chắc mà cha để lại trên con đường cha bước đến đỉnh Thái Sơn - nguyện “sống như sông như suối”, nguyện ngẩng cao đầu “lên đường” mà không “thô sơ da thịt”. Và trên con đường ấy, con sẽ mang theo hình ảnh quê hương để tiếp tục nối tiếp cha anh “tự đục đá kê cao quê hương” thân thiết của mình.

Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha - bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.


8 tháng 3 2019

Cha kính yêu!

Cảm ơn cha vì tất cả. Nhận được thư cha gửi con càng hiểu ra rằng cha thương yêu con nhường nào. Tình yêu thương mà cha dành cho con tựa như lá của cây trong rừng, trong lành như con suối trong thung. Con lớn lên, khôn lớn trưởng thành như thế này là nhờ bàn nay nuôi nấng chăm sóc, quan tâm của cha mà thành. Cha dạy dỗ con những điều mà con người ta nên làm. Con sẽ sông như lời cha dặn, sẽ cố gắng cống hiến sức mình cho quê hương, cho đất nước mình ngày càng tươi đẹp. Cha luôn bên cạnh con trên suốt chặng đường mà con bước. Ngày thơ bé cha và mẹ bên con nhìn con những bước đi chập chững vào đời, rồi dần con trưởng thành cha bên cạnh dạy dỗ chỉ bảo con thành người. Dưới sự chỉ bảo của cha, con hiểu được rằng:” rừng cho hoa”,” con người cho những tấm lòng”. Con hiểu rằng bản thân mình phải sống như thế nào để cống hiến hết mình vì Tổ quốc, quê hương. Cho dù đường đời có chông gai thế nào, con phải " lên thác xuống gềnh" ra sao thì con vẫn sẽ luôn cố gắng làm mọi điều có thể, con sẽ không giục ngã trước thất bại. Cha, con nhất định sẽ làm được, con sẽ cố gắng hết để xây dựng quê hương, đất nước, báo ơn Tổ quốc.

Con yêu cha.

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

11 tháng 10 2021

tham khảo nha bạn:

nhân vật vũ nương trong văn bản "chuyên người con gái nam xương" của nguyễn dữ hiện lên là một người con gái có tính tình thùy mị , nế na lại thêm tư dung tốt đẹp\(^1\). Vũ nương được sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, được gả vào một nhà giàu là Trương Sinh\(^2\).Sau khi về nhà chồng, biết chồng mình có tính hay ghen nên nàng cũng rất giữ gì khuân phép\(^3\).Cuộc sum học chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính, nàng ở nhà một mình hết sức chăm sóc cho mẹ và con\(^4\). Mọt thời gia sau mẹ chồng mất nàng, nàng hết lời thương xót ,lo việc tế lễ như đối với cha mẹ đẻ\(^5\).Sau một năm Trương Sinh chở về, trên đường đi ra thăm mộ mẹ chàng đã vôi tình nghe bé đảng kể lại chuyện cái bóng khi mình vắng nhà và nghi cho vợ mình hư\(^6\).Về nhà chàng la um lên trách móc vợ mặc nàng hế sức giải thích và hàng xóm bênh vực vẵn mắng nhiếc , đánh đuổi nàng đi\(^7\). Sau khi giải thích chồng không nghe nàng về tắm giử song nàng ra bến Hoàng Giang thề nguyền rồi gieo mình xuống dòng nước\(^8\). Các nàng tiên thấy thế thương tình đã cứu nàng\(^9\). Su khi nàng chết Trương Sinh tối đó ngồi trước đèn nghe bé Đán vừa nói vừa chỉ tay vào cái bóng mình mới biết mình vu oan cho vợ nhưng đã muộn \(^{10}\). My sao có một người tên là Phan Lang được mời xuống thủy cung chơi và  Vũ Nương đã nhờ Phan Lang đưa cho chàng Trương một chiếc hoa cài vàng và bảo với tràng nếu còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì lập đàn giải oan cho nàng\(^{11}\).Sau khi Trương Sinh biết thì liền lập đàn giải oan chho nàng , nàng hiện vế lộng lẫy rồi từ từ liến mất\(^{12}\).Từ đó cho thấy rõ hơn tấm lòng chung thủy, vị tha của nàng\(^{13}\). Mặc dù bị trồng rẫy bỏ nhưng nàng vẫn rất yêu thương chồng \(^{14}\). Qua điều đó cho thấy sự bất công của chế độ nam quyền thời xưa, đồng thơi tôn vinh vể đẹp của người con gái Việt \(^{15}\)

16 tháng 2 2016

Bài thơ thể hiện sự say mê của tác giả trước bức tranh thiên nhiên mùa xuân bằng một trái tim yêu đời, yêu cuộc sống. Với những dung động tinh tế đến mãnh liệt của người thi sĩ nặng tình với quê hương, nặng tình với đất nước. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện  ước nguyện cống hiến muốn hóa thân thành những vật bình thường, giản dị nhưng lại hữu ích cho đời, muốn làm một mùa xuân nho nhỏ để nhập vào mùa xuân lớn của dân tộc.bằng một thái độ khiêm tốn, không phô ồn ào, phô trương.

28 tháng 3 2022

Tham khảo:

Dân gian xưa đã có câu "Cái răng cái tóc là góc con người". "Góc con người" ở đây chính là thể hiện phần nào đó gu thẩm mỹ, tính cách, sở thích của mỗi cá nhân. Và điều này thể hiện rõ nhất qua trang phục mà chúng ta mặc hàng ngày. Đặc biệt với học sinh, việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, lối sống càng đóng vai trò quan trọng.

Trang phục là từ gọi chung tất cả những thứ chúng ta mang trên người từ quần áo, giày dép đến các loại phụ kiện đi kèm như túi xách, kính mắt, đồng hồ, vòng tay, vòng cổ... Trang phục bản chất giống như một thứ sản phẩm có chức năng giữ ấm, che chở bảo vệ cho con nhưng nhưng ở dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại ví như tác phẩm nghệ thuật mà mỗi người tạo nên. Trang phục giúp chủ nhân của nó thể hiện họ là ai, nghề nghiệp gì, thị hiếu thẩm mỹ như thế nào. Người ta sẽ đánh giá nhân cách của bạn qua những thứ bạn mang lên người nhiều hơn những biểu cảm trên gương mặt của bạn. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp cũng chính là thứ vũ khí lợi hại để giúp chúng ta trở nên tự tin, làm chủ được cuộc giao tiếp.

Việc xã hội ngày càng phát triển đem đến nhiều sự thay đổi trong cuộc sống con người, bao gồm cả vấn đề ăn mặc. Và bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu trước kia, hình ảnh người học sinh được gắn với chiếc áo sơ mi trắng, quần đen thì giờ đây khi bước ra đường, chúng ta có lại thấy dăm ba thứ quần áo lòe loẹt, màu mè và có phần chơi trội của một số bộ phận. Họ tự biến mình thành những "cô chiêu, cậu ấm", những "công chúa hoàng tử" theo phong cách riêng khác người. Họ trút bỏ bộ đồng phục tinh khôi để khoác lên mình vài thứ đáng chê trách, không phù hợp với lứa tuổi. Số học sinh này giống như con thiêu thân lao vào lửa nhưng u mê nghĩ mình đang trở thành kẻ dẫn đầu tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Và sự thật, điều này có hại hơn có lợi.

Bản thân bộ đồng phục của học sinh mang những ý nghĩa rất thiêng liêng. Nó góp phần tôn vinh nét đẹp trong sáng, thuần khiết của tuổi học trò. Khi một tập thể cùng nhau mặc đồng phục sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách phân biệt, sự mặc cảm giàu nghèo giữa các thành viên. Bộ đồng phục còn nhắc nhở chúng ta ý thức trách nhiệm cũng như lòng tự hào đối với truyền thống ngôi trường đang theo học. Nó thể hiện sự chỉn chu, gọn gàng của các bạn học sinh nam và nét duyên dáng đáng yêu của các bạn học sinh nữ. Việc các bạn trẻ từ chối không mặc đồng phục cũng chính là từ chối tư cách học sinh của mình.

Đánh giá một học sinh ngoan, không chỉ qua năng lực học tập mà còn qua đạo đức phẩm chất họ thể hiện ra bên ngoài. Khi chưa thể kiếm ra đồng tiền cho chính mình thì chính sự đua đòi để trở thành kẻ sành điệu là một điều vô cùng tai hại. Nó khiến bản thân người học sinh tiêu tốn tiền của, lãng phí thời gian một cách vô ích, từ đó việc học tập bị ảnh hưởng nặng nề. Nghiêm trọng hơn, chỉ vì những bộ quần áo hợp mốt cho bằng bạn bằng bè mà nhiều người vòi vĩnh, thậm chí ăn cắp tiền bạc khiến bố mẹ phải chịu tiếng xấu.

Bản thân mỗi người học sinh hãy luôn ghi nhớ rằng, trang phục đẹp không phải thứ trang phục hào nhoáng đắt tiền mà nó phải phù hợp với lứa tuổi cũng như tính cách của mỗi người. Ngay cả những người giàu có nhất cũng không bao giờ khoe mẽ qua vài ba thứ vật chất tầm thường. Để trở thành một học sinh gương mẫu, được đánh giá cao về nhân cách và lối sống thì bản thân các bạn nên tránh việc ăn mặc hở hang, lố lăng, chưng diện không phù hợp. Thay vào đó, hãy quý trọng bộ đồng phục khi đến trường, chọn trang phục hài hòa, lịch sự, nhã nhặn, trẻ trung khi khi đi chơi. Đừng để người khác đánh giá xấu về con người bạn chỉ vì một bộ quần áo.

Mặc dù việc lựa chọn phong cách ăn mặc, trang phục, quần áo, tóc tai như thế nào là quyền riêng của mỗi cá nhân nhưng đừng cố ngược dòng khác biệt để thể hiện bản thân. Chỉ những bộ trang phục đúng đắn, phù hợp mới thể hiện rõ nhất bạn là ai - một học sinh đáng mến hay một kẻ đua đòi.

25 tháng 8 2021

Tham khảo:

Quang Trung (Nguyễn Huệ) một người anh hùng đã có công dẹp loạn quân Thanh. Ông là một người anh hùng thông minh, có tài, ông còn là người có tài cầm quân xuất sắc. Một con người không chỉ thông thông minh mà còn rất anh dũng, đánh rất nhanh gọn lẹ khiến bao quân địch phải hoảng sợ. Với tác phẩm (khởi ngữ) "Hoàng lê nhất thống" đã khiến bao người cảm thấy khâm phục Quang Trung. Ông là một trong những vị anh hùng xuất sắc nhất - người anh hùng Tây Sơn. Không những vậy ông còn là một tướng quân, một lãnh đạo vô cùng yêu nước. Dù có đánh giắc, trải qua nhiều gian khổ, gian nan nhưng ông vân cố gắng đứng lên quyết đấu với quân địch để dành lại chiến thắng. Ông là một vị tướng cầm quân có tài hơn người. Chỉ trong thời gian ngắn mà đường dài quân đội của ông vẫn chỉnh tề, tuân theo mọi chỉ huy của ông. Thật vậy, ông quả là có tầm mắt nhìn xa trông rộng. với nhiều chiêu bà của quân Thanh nhưng ông vấn không khéo, bình tĩnh phá hủy tất cả. Quang trung quả là một người anh hùng tài ba - tấm gương sáng cho nhân dân ta ngày nay và mãi tít mai sau. Quang trung - vị anh hùng của dân tộc! (câu cảm thán)

15 tháng 4 2023

Tôi vẫn nhớ cái lần đầu tiên đọc quyển “ Đắc Nhân Tâm “ là hồi tôi học lớp 7. Không có chân trời nào được mở ra như người ta giới thiệu. Cái điều duy nhất khiến tôi ráng đọc hết là vì đó là “ quyển sách hay nhất của mọi thời đại “. Có thể lúc đó tôi còn quá nhỏ để đủ hiểu được những lời dạy của Dale Carnegie chăng ?

Và giờ đây, tôi lại cầm quyển “ Đắc Nhân Tâm “ trên tay, đọc một cách cẩn thận, suy ngẫm và ghi chú lại tỉ mỉ. Có gì đó khác với ngày xưa rất nhiều, tôi thấy hình ảnh mình trong từng mẩu truyện, từng ví dụ của “ Đắc Nhân Tâm “. Tôi cảm nhận thấy từng lỗi lầm tôi đã phạm phải, chợt xấu hổ và chợt thấy may mắn…Một cậu thanh niên đang sống xa gia đình đang cần một sự thay đổi lớn trong cách ứng xử với mọi người. Hơn bao giờ hết, “ Đắc Nhân Tâm “ là quyển sách có thể giúp bạn một cách tuyệt vời nhất.

Đang xem: Cảm nhận về cuốn sách đắc nhân tâm

Tôi từng là một thằng nhóc cáu kỉnh, ích kỉ. Chỉ biết nghĩ đến bản thân mà chưa từng quan tâm đến suy nghĩ của người khác. Chỉ biết nhận mà không biết cho. Điều đó khiến tôi thất bại nhiều, tôi như kẻ say ngốc nghếch đứng lên và đi tiếp nhưng không tài nào chạm tay được đến thành công. Nhưng tôi không bỏ cuộc, có lẽ cần một sự thay đổi, đúng lúc ấy một người anh đã bảo tôi rằng hãy đọc “ Đắc Nhân Tâm “ đi. Lúc đó trong đầu tôi chỉ hiện lên một suy nghĩ “ có lẽ nên đọc thử qua những mưu mẹo trong ứng xử này vậy, chắc có ích đấy! “

“ Đắc Nhân Tâm của thời đại mới đòi hỏi sự hiện diện của cái Tâm, cái Tầm và cái Tài trong mỗi con người chúng ta “

Nhưng bạn ơi! Quyển sách này không chỉ bạn những mánh khoé đâu nhé, đừng hiểu nhầm ý của tôi như tôi đã từng hiểu nhầm. Vì sự chân thành, tình thương chỉ xuất phát từ trái tim. Bạn sẽ không thể nào luyện được những bí kíp này nếu bạn không nhận ra được ý nghĩa của chữ TÂM. Bạn hãy hiểu ý nghĩa của tiếng cười, của lời khen ngợi, của tất cả những thói quen tốt… “ Gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận “, bởi chỉ có thấm nhuần những ý nghĩa đó, bạn mới có thể hình thành được những dòng suy nghĩ liên tục về nó. Như vậy, ở mọi nơi trong đầu bạn sẽ luôn tự nhắc nhở bản thân làm theo những thói quen tốt đó. Hãy rèn luyện cái TÂM trước khi muốn học một kỹ năng nào bạn nhé!

Tôi đọc phần đầu của quyển sách là “ nghệ thuật ứng xử căn bản “. Trong đó có bài viết “ cha đã quên “ kể về một người cha nhìn con mình bằng đôi mắt già cỗi và muộn phiền đầy thành kiến, người cha chẳng thèm biết đến những cái tốt, điều hay và sự chân thành, hồn nhiên trong tư chất của con mình. Tôi đã giật mình khi đọc bài viết này, đã bao lần tôi cũng giận dữ vô cớ với những người xung quanh. Cảm giác xấu hổ và hối lỗi tràn ngập, lẽ ra tôi có thể làm tốt hơn nhiều. Lẽ ra tôi nên biết thông cảm thay vì oán trách họ. Lẽ ra tôi nên khen ngợi họ thay vì vạch lá tìm sâu những sai lầm của họ. Lẽ ra tôi nên đặt mình vào vị trí của họ để thấu hiểu cảm xúc, mong muốn của họ. Lẽ ra tôi đã có nhiều bạn hơn, thành công hơn…Và có khi nào đọc quyển sách này, bạn cũng phải thốt ra “ lẽ ra…” như tôi không. Chưa có gì là quá trễ đâu, bạn à!

Bạn biết không, nụ cười là cách dễ dàng nhất để kết nối mọi người với nhau. Đó là cách tôi thích nhất trong “những cách tạo thiện cảm với người khác”. Và chỉ khỉ quan tâm đến người khác bạn mới có thể khiến họ quan tâm tới mình. Bằng cách lắng nghe những cảm xúc, vấn đề của họ, bạn đã ghi một dấu ấn trong trái tim họ rồi đó. Và bạn biết đấy, cái tên của bạn chính là âm thanh êm đềm nhất mà bạn luôn muốn nghe và tôi cũng vậy, hãy để tôi cất nó lên bằng tất cả sự thân thiện và quý trọng nhất. Bạn sẽ thấy rằng bạn quan trọng như thế nào trong trái tim tôi, điều bạn mong muốn cũng là điều tôi muốn thấu hiểu nhất ở bạn. Hãy mở rộng tấm lòng bạn với với người khác cũng như cách tôi lắng nghe nhịp đập chân thành của con tim bạn vậy.

Phần tiếp theo của quyển sách là “ 12 cách hướng suy nghĩ của người khác theo bạn “. Nghe thật thực dụng phải không, nhưng hãy thử nghĩ đi, đã bao lần bạn nói mà người khác mà họ không tiếp thu? Và sau những tiếng “ vâng, dạ “ của người khác luôn là một thái độ chống đối. Nếu thực sự như vậy thì tôi nghĩ phần này thực sự đáng để đọc đấy bạn à! Vì tranh cãi có thể bạn sẽ thắng nhưng sẽ chẳng bao giờ giúp bạn lấy được lòng tin của người khác. Bản chất con người luôn có lòng tự trọng, đừng chỉ thẳng cái sai của họ, vì sau đó chỉ là một sự ức chế không cần thiết thôi. Cái bạn cần là một chút tĩnh lặng, cho sự suy nghĩ trước cái lợi, cái hại của vấn đề. Đôi khi phải biết dằn mình lại, nhận sai nếu có lỗi. Sự đồng cảm luôn là kim chỉ nam cho mọi thành công trong giao tiếp, hãy trao quyền làm chủ cuộc nói chuyện và đề xuất ý tưởng cho họ. Bằng cách đó, họ có thể thoải mái bộc lộ hết suy nghĩ cũng như khơi gợi nguồn cảm hứng, sáng tạo. Tôi rất thích câu “ khen ngợi trước, yêu cầu sau “, chẳng có cách nào hay hơn nếu bạn muốn người khác nghe theo bạn đâu nhỉ! Ngoài ra bạn cũng có thể khơi gợi sự cao thượng và tinh thần thử thách để khuyến khích mọi người. Bằng những cách như vậy, thật đơn giản để khiến người khác nghe theo bạn. Ngày mai, bạn hãy thử bắt đầu một ngày mới như vậy nhé, bạn sẽ thấy niềm hứng khởi của người khác cũng sẽ là niềm hứng khởi của bạn đấy.

Xem thêm:

Bạn biết đấy, thay đổi một người thật khó mà phải không, “ giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời “ mà. Vì vậy hãy quên việc thay đổi người khác đi, bằng cách đơn giản hơn cho họ nhìn nhận vấn đề bằng chính con mắt của họ. Phần 4 “ chuyển hoá người khác mà không gây ra sự chống đối hay oán giận “ sẽ giúp bạn làm điều đó. Đầu tiên, hãy “ ngừng “ phê bình người khác. Chỉ “ ngừng “ thôi nhé, vì tôi biết có rất nhiều điều bạn muốn xổ ra mọi thứ vì chẳng ai chịu hiểu bạn cả. Nhưng hãy chọn cách ít gây hiểu lầm hơn, một chút khen ngợi hay tự nhận sai lầm, có khi là một lời phê bình gián tiếp sẽ dễ chịu hơn rất nhiều. Ngoài ra khuyến khích, gợi ý cũng như khơi gợi niềm tự hào nơi họ cũng là những cách rất hay để thay đổi suy nghĩ của họ. Sẽ thật tuyệt nếu bạn là người đầu tiên cho “ Marie rửa bát “ thấy được nét đáng yêu của cô ấy, chỉ sau một năm cô ấy đã thay đổi hoàn toàn vẻ ngoài của mình.

Xem thêm: Cách Đăng Nhập Office 365 Bản Quyền Trên Mọi, Thiết Lập Office Hoặc Microsoft 365

Gấp quyển sách lại, bạn hãy dành một phút để suy nghĩ, thầm tưởng tượng ra những sai lầm mình mắc phải. Tuy hơi xấu hổ đấy nhưng sau đó hãy thử biến nó thành một trò hề. Rồi thử nghĩ đến những điều tốt đẹp hơn mà bạn có thể làm được và hình dung những thứ bạn sẽ nhận được. Thật tuyệt phải không nào! Cũng giống như tôi từ ngày đọc quyển sách này, tôi đã cố gắng rèn luyện để thay đổi bản thân và thật sự đã làm được nhiều điều có ích cho mọi người. Cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều, tôi có thể mỉm cười mọi lúc mọi nơi. Xin cảm ơn Dale Carnegie đã tặng cho tôi và các bạn một món quà vô giá như vậy.

 

29 tháng 12 2022

Từ khi biết tin làng chợ Dầu theo giặc tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". Thật đáng thương làm sao! "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông lại giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội.Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

*phần in đậm là câu cảm thán + cụm đt