K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: (2,5 điểm)

1.1. Xác định câu rút gọn được sử dụng trong ngữ liệu sau:

Chị Dậu lại chứa chan nước mắt. Buồn rầu, chị sẽ ngồi xuống bậc cửa và nói chầu lên:

- Vậy là tất cả đến ba đồng rưỡi, cụ cho một đồng thì thiệt con quá. Xin cụ trông lại!

Ông Nghị đập tay xuống sập:

- Đem ngay ra chợ mà bán! Không nói lôi thôi! Mất thì giờ! Thời Tây bây giờ, thì giờ là vàng bạc, không ai công đâu mà mặc cả với mày... Hừ! Vừa mới ngoen ngoẻn nói rằng "bán không ai mua", người ta làm phúc mua cho, lại còn lằng nhằng kêu rẻ!

(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)

1.2. Tác dụng của việc sử dụng câu rút gọn trong những câu trên.

Câu 2: (2,5 điểm)

2.1. Xác định câu đặc biệt trong ngữ liệu trên (phần 1.1).

2.2. Chỉ ra tác dụng của câu đặc biệt vừa tìm được.

2.3. Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt.

Câu 3: (3,0 điểm)

3.1. Xác định trạng ngữ trong các ngữ liệu sau:

a. Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia, Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.

(Hà Ánh Minh)

b. Chị Dậu lại chứa chan nước mắt. Buồn rầu, chị sẽ ngồi xuống bậc cửa và nói chầu lên.

(Ngô Tất Tố)

c. Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.

(Đoàn Giỏi)

3.2. Các trạng ngữ trên bổ sung cho câu những nội dung gì?

3.3. Ở ngữ liệu (c), có thể lược bỏ thành phần trạng ngữ trong câu đó được không? Vì sao?

Câu 4: (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 câu) tả cảnh cánh đồng lúa chín, trong đó có sử dụng trạng ngữ, câu rút gọn và câu đặc biệt. Gạch chân để xác định

0
3 tháng 5 2020

1. câu  bị động mình gạch chân

Chị Dậu lại chan chứa nước mắt. Buồn rầu, chị sẽ ngồi xuống bậc cửa và nói chầu lên:
- Vậy là tất cả đến 3 đồng rưỡi, cụ cho con 1 đồng thì thiệt con quá. Xin cụ trông lại! Ông Nghị đập tay xuống sập:
- Đem ngay ra chợ mà bán! Không nói lôi thôi! Mất thì giờ! Thời tây bây giờ thì giờ là vàng bạc, không ai công đâu mà mặc cả với mày...Hừ! Vừa mới ngoen ngoét nói rằng bán không ai mua, người ta làm phúc mua cho lại còn nhằng nhẵng kêu rẻ! Rẻ thì đem ngay ra chợ mà bán. Ra ngay! 

2. TD: Bộc lộ cảm xúc.

3.

*Giống nhau: có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ. Do đó hai kiểu câu đều có đặc điểm là ngắn gọn.

*Khác nhau:

-Câu rút gọn

+Về bản chất là câu đơn có đủ thành phần chủ - vị nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ

+Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thành phần gì trong câu.

+Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ.

Câu đặc biệt:

+là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ

+Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu-

+Không thể khôi phục lại được

VD trong đoạn văn trên : 

* câu rút gọn : -Đem ngay ra chợ mà bán!

                       -Không nói lôi thôi!

                       -Mất thì giờ!

* câu đặc biệt : Hừ!

3 tháng 5 2020

sr bạn nheeeee

dòng  1 là  câu đặc biệt được gạch chân !

Câu 1: Chỉ rõ và khôi phục thành phần câu bị rút gọn trong những ví dụ sau:a. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười .b.Đi thôi con!c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do.d. Uống nước nhớ nguồne. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng nào là khác nữa.g. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không...
Đọc tiếp

Câu 1: Chỉ rõ và khôi phục thành phần câu bị rút gọn trong những ví dụ sau:

a. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười .

b.Đi thôi con!

c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do.

d. Uống nước nhớ nguồn

e. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng nào là khác nữa.

g. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!

h. Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng

i. Những ai ngồi đấy?

- Ông Lí cựu với ông Chánh hội

k. Buồn trông con nhện chăng tơ

l. Buồn trông cửa bể chiều hôm.

Câu 2: Tìm câu rút gọn và cho biết chúng có tác dụng gì?

a.Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí, bố của Thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận bây giờ khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết cũng chưa trả hết nợ. (Tô Hoài)

b.Cái Mị về một mình. Bóng nó cứ ngụp dần trên cánh đồng xa tít tắp đang gặt nham nhở. Tôi cầm liềm. Quơ một vòng sát chân rạ. Giật mạnh. Bước sang trái. Quơ liềm. Giật mạnh. Lại bước sang trái. Cứ thế. Cứ thế mãi. (Nguyễn Huy Thiệp)

c. Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

d. Chị Dậu lại chan chứa nước mắt. Buồn rầu, chị sẽ ngồi xuống bậc cửa và nói chầu lên:

….Vậy là tất cả đến ba đồng rưỡi, cụ cho một đồng thì thiệt con quá. Xin cụ trông lại!

Ông Nghị đập tay xuống sập:

  • Đem ngày ra chợ mà bán! Không nói lôi thôi! Mất thì giờ! Thời Tây bây giờ thì giờ là vàng bạc, không ai công đâu mà mặc cả với mày…Hừ! Vừa mới ngoen ngoẻn nói rằng “bán không ai mua”, người ta làm phúc mua cho, lại còn lằng nhằng kêu rẻ! Rẻ thì đem ngay ra chợ mà bán. Ra ngay!

e.-Thằng Thành con Thủy đâu?

Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.

-Đem chia đồ chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh

Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo;

-Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

Tôi nhắc lại ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:

-Không, em không lấy. Em để lại hết cho anh

- Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng

g. Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…

Câu 3: Hãy nhận xét về cách dùng câu rút gọn dưới đây. Theo em có nên dùng câu rút gọn trong những tình huống đó không? Vì sao?a. Cháu cho bác hỏi đến phố Hàng Bạc đi đường nào?

-Đi thẳng, đến ngã tư rẽ trái

b. Mẹ ơi, cho con đi tham quan nhé?

- Con đi mấy ngày?

- Một ngày

Câu 4: Tìm các luận cứ phù hợp để triển khai luận điểm: Cận thị là mối lo ngại lớn của các bậc phụ huynh và các em học sinh.

-Viết thành đoạn văn với luận điểm trên.

***Nhanh nhes mk đang cần gấp!!!

 

0
Câu 1: Chỉ rõ và khôi phục thành phần câu bị rút gọn trong những ví dụ sau:a. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười . b.Đi thôi con!c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do.d. Uống nước nhớ nguồne. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng nào là khác nữa.g. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không...
Đọc tiếp

Câu 1: Chỉ rõ và khôi phục thành phần câu bị rút gọn trong những ví dụ sau:
a. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười . b.Đi thôi con!
c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do.
d. Uống nước nhớ nguồn
e. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng nào là khác nữa.
g. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!
h. Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm
bổng
i. Những ai ngồi đấy?
- Ông Lí cựu với ông Chánh hội
k. Buồn trông con nhện chăng tơ l. Buồn trông cửa bể chiều hôm.
Câu 2: Tìm câu rút gọn và cho biết chúng có tác dụng gì?
a.Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí, bố của Thống Lí Pá Tra
bây giờ. Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận bây giờ khi hai vợ chồng về già rồi mà
cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết cũng chưa trả hết nợ. (Tô Hoài)
b.Cái Mị về một mình. Bóng nó cứ ngụp dần trên cánh đồng xa tít tắp đang gặt nham nhở. Tôi cầm liềm.
Quơ một vòng sát chân rạ. Giật mạnh. Bước sang trái. Quơ liềm. Giật mạnh. Lại bước sang trái. Cứ thế. Cứ
thế mãi. (Nguyễn Huy Thiệp)
c. Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
d. Chị Dậu lại chan chứa nước mắt. Buồn rầu, chị sẽ ngồi xuống bậc cửa và nói chầu lên:
….Vậy là tất cả đến ba đồng rưỡi, cụ cho một đồng thì thiệt con quá. Xin cụ trông lại!
Ông Nghị đập tay xuống sập:
- Đem ngày ra chợ mà bán! Không nói lôi thôi! Mất thì giờ! Thời Tây bây giờ thì giờ là vàng bạc,
không ai công đâu mà mặc cả với mày…Hừ! Vừa mới ngoen ngoẻn nói rằng “bán không ai mua”, người
ta làm phúc mua cho, lại còn lằng nhằng kêu rẻ! Rẻ thì đem ngay ra chợ mà bán. Ra ngay!
e.-Thằng Thành con Thủy đâu?
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.
-Đem chia đồ chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh
Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo;
-Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Tôi nhắc lại ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:
-Không, em không lấy. Em để lại hết cho anh
- Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng
g. Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ
tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…
Câu 3: Hãy nhận xét về cách dùng câu rút gọn dưới đây. Theo em có nên dùng câu rút gọn trong những tình
huống đó không? Vì sao?
a. Cháu cho bác hỏi đến phố Hàng Bạc đi đường nào?
-Đi thẳng, đến ngã tư rẽ trái
b. Mẹ ơi, cho con đi tham quan nhé?
- Con đi mấy ngày?
- Một ngày
Câu 4: Tìm các luận cứ phù hợp để triển khai luận điểm: Cận thị là mối lo ngại lớn của các bậc phụ huynh
và các em học sinh.
-Viết thành đoạn văn với luận điểm trên.

***Nhanh nhé mk đang cần gấp!!!

0
Đọc kỹ đoạn văn sau:Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi bạn bè, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy,chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nha vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ...
Đọc tiếp

Đọc kỹ đoạn văn sau:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi bạn bè, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy,chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nha vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi!
1 Xác định câu rút gọn trong đoạn văn? Rút gọn thành phần nào? Khôi phục thành phần bị rút gọn?
2/ Xác định trạng ngữ có trong đoạn văn và nêu công dụng của các trạng ngữ đó?
3/ Viết đoạn văn chủ đề về quê hương có sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn. Nêu tác dụng của câu rút gọn và đặc biệt có trong đoạn văn?
4/ Đặt câu: ( 4 câu)
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức? Tác dụng của từng trạng ngữ.

2
27 tháng 7 2021

Mọi người làm được câu nào gửi câu đấy nhé. Thanks

 

17 tháng 10 2021

a) trạng ngữ chỉ thời gian: Ngày cưới
Trạng ngữ chỉ địa điểm: trong nhà Sọ dừa
b) Trạng ngữ chỉ thời gian: Đúng lúc rước dâu
c) Trạng ngữ chỉ cách thức: Lập tức

29 tháng 3 2022

á đù,điên à

What, rùi là bạn bắt mik phải đếm từ để viết cho đủ 150 từ á?

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7I. Phần văn bản:1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?II. Tiếng Việt:1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?2. Bài tập:BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:Ngày...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7
I. Phần văn bản:
1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?
3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?
II. Tiếng Việt:
1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?
2. Bài tập:
BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí,
bố của thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đen nộp lại cho chủ nợ một nương
ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. người vợ
chết cũng chưa trả hết nợ. ( Tô Hoài )
BT 2: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong những trường
hợp sau đây:
a. Tiếng hát ngừng. cả tiếng cười.
b. Đi thôi con!
c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước
độc lập tự do.
d. Uống nước nhớ nguồn.
e. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào
là khác nữa.
BT 3: Trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại
không thể dùng câu rút gọn:
Đoạn a
- Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?
- Chủ nhật.
Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.
- Nhớ mang sách cho tớ nhé
Đoạn b
Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi:
- Lan…Mấy giờ cháu đến truờng?

- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!
- Cháu có nhớ lòi mẹ cháu dặn sáng nay không?
- Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.
BT 4:Viết một đoạn hội thoại ngắn( 7- 10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn.
Gạch chân dưới các câu rút gọn đó.
BT 5: Trong những trường hợp sau đây câu đặc biệt dùng để làm gì?
a. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng xông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang
ngồi có vẻ chờ đợi.
b. Mẹ oi! Chị ơi! Em đã về.
c. Có mưa!
d. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa!
BT 6: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
- Biển đề tên trường mình có phải là câu đặc biệt không nhỉ?
- Không.
- Vậy Ngữ văn 7 ở trên bìa sách của chúng mình có phải là câu đặc biệt không?
- Cũng không phải.
- Thế biển đề Giặt là trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện của hai bạn em thấy đúng sai thế nào?
III. Tập làm văn:
1. Thế nào là văn nghị luận?
2. Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận?
3. Bài tập:
BT1: Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim? Tìm 3 dẫn
chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh?
BT2: Tìm 3 và phân tích 3 biểu hiện, việc làm trong cuộc sống thể hiện đạo lí
sống uống nước nhớ nguồn?

0
Câu 2: (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành...
Đọc tiếp

Câu 2: (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có
bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…

Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

(Hà Ánh Minh, Ca Huế trên sông Hương, Ngữ văn 7, tập 2, trang 101, 102)

2.1 Tìm và nêu tác dụng của các phép liệt kê được sử dụng ở ngữ liệu.

2.2 Từ những gợi dẫn ở ngữ liệu và hiểu biết của bản thân, em hãy giới thiệu với bạn bè về ca
Huế- một nét đẹp văn hóa của quê hương. (Trả lời ngắn gọn, không quá ½ trang giấy thi)

1
18 tháng 4 2022

2.1.

Phép liệt kê trong đoạn trích:

Chỉ:Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân.

 Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…

Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

TD:

+Diễn tả đầy đủ

+Miêu tả hình ảnh "buồn man mác" của những khúc điệu Nam

+Bộc lộ cảm xúc

2.2

Tham khảo:

Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh họat văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã,mang đậm nét đặc sắc dân tộc;nhưng ko phải mấy ai cũng từng đc thưởng thức nó một lần.Qua vbản ''Ca Huế trên sông Hương'',chúng ta đã phần nào cảm nhận đc vẻ đẹp ấy.Ca Huế phong phú vs nhiều các điệu hò:hò đưa linh,hò giã gạo,...;các điệu lí:lí con sáo ,lí hoài xuận,lí hoài nam;các điệu nam:nam ai,nam bình,nam xuận;....Một nét đặc trưng riêng mà ko ở đâu có đc nữa là ca Huế đc tổ chức vào buổi tối,trên dòng sông Hương êm đềm.Trong thuyền có đủ loại nhạc cụ:đàn tranh,đàn nguyệt,đàn tì bà,....Các ca công thìăn vẩntang phục truền thống.Âm thanh ca huế bừng lên lúc thì du dg,lúc lại trầm bổng réo rắtthật xao động lòng người.Đến với ca Huế là đến với một nét vhóa đặc trưng của riêng Huế .Vì vậy ca Huế cần đc giữ gìn và phát huy.

 

* Bài tập 2:Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.* Bài tập 3:a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết...
Đọc tiếp

* Bài tập 2:

Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?

a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.

b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.

* Bài tập 3:

a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.

a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo…Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được

b. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ của các câu sau:

+ Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.

+ Con chim bị chết bởi bị nhốt trong lồng.

+ Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh

+ Nhưng như một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

1
23 tháng 4 2020

* Bài tập 2:

Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?

a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.

=> TD:   Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật,hiện tượng
b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.

=>TD:  Gọi đáp

* Bài tập 3:

a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.

a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo…Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được.

Ý nghĩa : chỉ thời gian ; nơi chốn

b. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ của các câu sau:

+ Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.

Ý nghĩa : chỉ nơi chốn

+ Con chim bị chết bởi bị nhốt trong lồng.

Ý nghĩa : chỉ nguyên nhân

+ Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh

Ý nghĩa : chỉ nguyên nhân

+ Nhưng như một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

Ý nghĩa : chỉ nơi chốn

       BT 2.  Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn và thành phần phụ trạng ngữ trong đoạn văn sau. Nêu công dụng của mỗi loại câu và trạng ngữ?     a. “ Những năm tháng xa quê. Giông tố cuộc đời tưởng chừng như cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói...
Đọc tiếp

       BT 2.  Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn và thành phần phụ trạng ngữ trong đoạn văn sau. Nêu công dụng của mỗi loại câu và trạng ngữ?

     a. “ Những năm tháng xa quê. Giông tố cuộc đời tưởng chừng như cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau Tết.Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì,nghiêng nghiêng bên triền núi ”                                                                                   ( Mai Văn Tạo)

      b. “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”                (Hồ Chí Minh)

      c. “Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm. Nằm trên dòng Hương Giang thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”                                                         (Hà Ánh Minh)

      d. “ Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.”

                                                                                         (Nguyễn Hữu Trí Huân)

      e. “...Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể phải xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. ”  (Khánh Hoài)

       g. “Tháng mười hai. Dã quỳ nở rộ. Tôi mê mẩn ngắm những giậu hoa nở vàng rực ven đường. Mê mẩn nghe hương nồng hăng hắc bao trùm cả không gian, ôm ấp những dãy đồi. Cái lạnh se sắt của trời đông xứ lạnh dường như cũng nép mình trước những tràng hoa. ”                 (Nhật Lạc Lâm - Đông Quỳ)

1
1 tháng 3 2021

a) Câu rút gọn: Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì,nghiêng nghiêng bên triền núi ” Rút gọn chủ ngữ. 

Câu đặc biêt: "Những năm tháng xa quê"

b)Câu rút gọn:  Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.  Rút gọn chủ ngữ.

c) Câu đặc biệt: "Đêm".

d)Câu đặc biệt: "Một hồi còi"

e) Câu rút gọn: "Có thể xa nhau mãi mãi" Rút gọn chủ ngữ.

Câu đặc biệt: "Một giấc mơ thôi"

g) Câu đặc biệt: "THáng mười hai"

Câu rút gọn: "Mê mẩn nghe hương nồng hăng hắc bao trùm cả không gian, ôm ấp những dãy đồi" Rút gọn chủ ngữ.