K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2017

Câu 1:

1. Chất đạm:

a) Nguồn cung cấp:

- Đạm động vật : thịt, cá, trứng, tôm, cua,...

- Đạm thực vật : đậu nành, lạc, vừng,...

b) Chức năng dinh dưỡng:

- Cấu thành cơ thể và giúp cơ thể phát triển tốt.

- Tái tạo tế bào đã chết.

- Tăng sức đề kháng.

- Cung cấp năng lượng.

c) Nhu cầu cơ thể:

- Thiếu chất đạm : cơ thể phát triển không bình thường, chậm lớn, suy dinh dưỡng, trí tuệ kém phát triển.

- Thừa chất đạm : tích lũy mở trong cơ thể dễ mắc bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch,...

- Nhu cầu hằng ngày:

+ Người lớn : 0,5gam/1kg thể trọng.

+ Trẻ em : 0,3gam/1kg thể trọng.

2. Chất đường bột:

a) Nguồn cung cấp:

- Ngũ cốc, các loại củ quả,...

b) Chức năng dinh dưỡng:

- Cung cấp năng lượng.

- Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.

c) Nhu cầu cơ thể:

- Thiếu chất đường bột : cơ thể ốm yếu, dễ bị đói mệt, thiếu năng lượng để hoạt động.

- Thừa chất đường bột : dễ bị béo phì.

- Nhu cầu hằng ngày :

+ Người lớn : 6-8gam/1kg thể trọng.

+ Trẻ em : 6-10gam/1kg thể trọng.

3. Chất béo:

a) Nguồn cung cấp:

- Mỡ, bơ, sữa, vừng, lạc,...

b) Chức băng dinh dưỡng:

- Cung cấp năng lượng.

- Chuyển hóa một số vitamin.

c) Nhu cầu cơ thể:

- Thiếu chất béo : cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động, khả năng chống đỡ bệnh tật kém.

- Thừa chất béo : tăng trọng nhanh, bụng to, dễ mắc bệnh tim mạch.

- Nhu cầu hằng ngày :

+ Người lớn : 1gam/1kg thể trọng.

+ Trẻ em : 2-3gam/1kg thể trọng.

+ Phụ thuộc vào lứa tuổi : tuổi nhỏ tăng, tuổi già giảm.

+ Phụ thuộc vào khí hậu : mùa hè giảm, mùa đông tăng.

4. Sinh tố (vitamin)

- Nhóm tam trong dầu mỡ : A, D, E, K.

- Nhóm tan trong nước : B, C, PP, K.

a) Nguồn cung cấp:

- Vitamin A có nhiều trong quả chín màu đỏ, dầu cá, sữa,...

- Vitamin B có nhiều trong các hạt ngũ cốc, sữa, lòng đỏ trứng,...

- Vitamin C có trong rau quả tươi,...

- Vitamin D có trong dầu cá, trứng, ánh nắng mặt trời,...

b) Chức năng dinh dưỡng:

- Vitamin giúp các hệ cơ quan con người hoạt động bình thường.

- Tăng sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh.

5. Chất khoáng:

a) Canxi và phốt-pho:

- Có trong sữa, đậu, tôm, cua, trứng, cá mồi,...

- Chức năng dinh dưỡng : giúp xương, răng phát triển, giúp đông máu.

b) I-ốt:

- Có trong rong biển, sò biển.

- Chức năng dinh dưỡng : giúp tuyến giáp tạo hoóc-môn điều khiển sinh trưởng và phát triển.

c) Sắt:

- Có trong thịt bò, các loại rau củ,...

- Chức năng dinh dưỡng : tham gia tạo máu.

d) Nước và chất xơ:

- Nước giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt, là môi trường chuyển hóa và trao đổi chất.

- Chất xơ : giúp ngừa táo bón.

Câu 2:

a) Thịt, cá:

-Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt thái vì chất khoáng và sinh tố dễ bị mất đi.

- Không để ruồi, bọ bâu vào.

- Cần giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để không bị ôi, thiu, ươn.

b) Rau, củ, quả:

- Rửa rau thật sạch, nhẹ nhàng, không để dập nát, không ngâm lâu trong nước, không thái nhỏ khi rửa, chỉ nên cắt nhỏ trước khi nấu.

- Rau, củ, quả ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn.

c) Đậu, hạt khô, gạo:

- Đậu, hạt khô : phơi khô, bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, mọt.

- Gạo : không vo quá kĩ vì sẽ mất vitamin B.

Câu 3:

a) Căn cứ vào nhu cầu của các thành viên trong gia đình:

- Tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng và công việc mà cần có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau.

b) Điều kiện tài chính:

- Một bữa ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền.

c) Sự cân bằng chất dinh dưỡng:

- Môt bữa ăn thường ngày phải đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.

d) Thay đổi món ăn:

- Thay đổi món ăn, phương pháp chế biến, hình thức trình bày để tăng thêm phần hấp dẫn cho bữa ăn.

23 tháng 1 2018

Bảo quản rau , củ , quả là :

_ Để rau ,củ, quả tươi ko bị mất chất dinh dưỡng hợp vệ sinh nên :

+ Rửa rau thật sạch ; chỉ nên cắt , thái sau khi rửa và ko để rau khô héo .

+ Rau , củ , quả , ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn

Bảo quản hạt , đậu khô và gạo

_ Gạo để trong chum vại đậy kín

_ Đậu hạt ngô để trong bao lion kín để nơi khô giáo tránh ẩm mốc

24 tháng 1 2018

1)Thịt cá :

-Không ngâm rửa thịt cá sau khi cách thái vì chất khoáng và sinh tố dễ bị mất đi.

-Cần quan tâm bảo quản thực phẩm một cách chu đáo để góp phần hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng của thực phẩm: + không để ruồi, bọ bâu vào + giữ thị, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài.

2)Rau, củ, quả, đậu hạt tươi:

-Để rau, củ, quả tươi không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh nên :

+ rửa rau thật sạch; chỉ nên cắt thái sau khi rửa va không để rau khô héo.

3)Hạt đậu khô: phơi thật khô để nguội cho vào lọ đậy kín để nơi khô ráo.

10 tháng 5 2021

1. Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.

2. Có hai loại thu nhập là : thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật

4. An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, biến chất.

5. Các phương pháp làm chín thực phẩm như : xào, hấp, rán,....

# Mấy câu kia ko biết làm

10 tháng 5 2021

1 Thu nhập của gia đình là tập hợp các khoản thu bằng tiền và hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra . Thu nhập bằng tiền : Tiền lượng, tiền thưởng ,tiền công , tiền lãi bán hàng , tiền tiết kiệm, các khoản tiền trợ cấp xã hội ,tiền báo sẳn phẩm …

2. * Các nguồn thu nhập của gia đình em: tiền lương, tiền lãi tiết kiệm ngân hàng, tiền học bổng, tiền tiết kiệm

3. Chất bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất

4.Hiểu đơn giản nhất, an toàn thực phẩm là những cách, phương pháp và công việc liên quan đến việc giữ cho thực phẩm luôn được an toàn và vệ sinh sạch sẽ

5. 

  • Làm chín thực phẩm trong nước: - Luộc: làm chín thực phẩm trong môi trường nước. ...
  • Làm chín thực phẩm bằng hơi nước: - Hấp: làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước.
  • Làm chín thực phẩm bằng lượng nhiệt từ lửa: - Nướng: làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp từ lửa

Câu 4:

* Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong quá trình sơ chế: - Thịt bò, cá tươi: không ngâm rửa sau khi cắt, thái vì vitamin và chất khoáng dễ bị mất đi. Không để ruồi bọ bâu vào sẽ bị nhiễm trùng, biến chất.

- Rau cải: rửa thật sạch; cắt thái sau khi rửa, chế biến ngay; không để rau khô héo; củ, quả ăn sống, trái cây: trước khi ăn mới gọt vỏ.

 

- Cà chua, lê, táo: Trước khi ăn mới gọt vỏ.

Câu 5:

* Bữa ăn hợp lí, có chất lượng là:

- Đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng

- Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn
Để nâng cao chất lượng bữa ăn cần:
- Xây dựng kinh tế gia đình phát triển để đáp ứng nhu cầu ăn uống của gia đình
- Làm cho bữa ăn hấp dẫn, ngon miệng bằng cấp:
+ Chế biến hợp khẩu vị
+ Bàn ăn và bát đũa phải sạch
+ Bày món ăn đẹp, hấp dẫn
+ Tinh thần sảng khoái, vui vẻ

*Bữa ăn thường ngày gồm 3 món chính :

- Cơm

- Thịt

-Rau  

 

1.Thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Người ta thấy rằng sự thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng so với nhu cầu đều dẫn đến ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe và có thể dẫn đến bệnh tật. Chúng ta còn biết rằng trong thức ăn không chỉ có các chất dinh dưỡng mà còn có các chất tạo màu sắc, hương vị cũng như có thể có các chất độc hại đối với cơ thể. Do đó để có bữa ăn hợp lý, an toàn và ngon cần có kiến thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, kỹ thuật chế biến, nấu nướng.

2. Vì trong quá trình sơ chế thực phẩm, nếu ko sử lí đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn và làm mất chất dinh dưỡng. Đặc biệt là các vitamin hòa tan trong nước sẽ dễ bị mất trong quá trình rửa và chế biến.

3.Khi nấu món ăn, tác dụng của nhiệt và cách nấu nướng sẽ có ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn:

-Đun nấu lâu sẽ bị mất nhìu vitamin tan trong thức a9n, nhất là các vitamin hòa tan trong nước như các vitamin nhóm B, vitamin nhóm C và PP.

-Rán lâu sẽ mất nhìu chất hòa tan trong chất béo:A,D,E,K.

-Nấu ở nhiệt độ quá cao làm 1 số chất dinh dưỡng bị phá hủy hoặc biến đổi.

tick mik nha thương lém thương lém.....

18 tháng 4 2019

Có các loại chất dinh dưỡng như sau:

Chức năng của chất béo :

+ Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.

+ Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.

Chức năng của chất đạm :

- Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng...
- Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.
- Vận chuyển các dưỡng chất.
- Điều hòa cân bằng nước.
- Cung cấp năng lượng: 1g chất đạm cung cấp 4 Kcal năng lượng.
- Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ...

Chức năng của chất đường bột :

- Cung cấp năng lượng, chức năng quan trọng nhất, chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần, 1g Carbohydrat cung cấp 4 kcal năng lượng.
- Cấu tạo nên tế bào và các mô.
- Hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
- Điều hòa hoạt động của cơ thể.
- Cung cấp chất xơ cần thiết.
- Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, bo bo, trái cây...

Các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn :
+ Cho thực phẩm vào luộc hay nấu trước khi nước sôi.
+ Khi nấu tránh khuấy nhiều.
+ Không hâm lại thức ăn nhiều lần.
+ Không dùng gạo xát quá trắng hay vo kĩ gạo khi nấu cơm.
+ Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất vitamin
Các biện pháp bảo quản vệ sinh an toàn thực phẩm :
+ Mua ra củ quả sạch, không thuốc.
+ Mua thịt, cá sạch, tươi.
+ Không mua thức ăn ôi thiu.
18 tháng 4 2019

Chức năng của chất béo :

+ Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.

+ Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.

Chức năng của chất đạm :

- Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng...
- Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.
- Vận chuyển các dưỡng chất.
- Điều hòa cân bằng nước.
- Cung cấp năng lượng: 1g chất đạm cung cấp 4 Kcal năng lượng.
- Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ...

Chức năng của chất đường bột :

- Cung cấp năng lượng, chức năng quan trọng nhất, chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần, 1g Carbohydrat cung cấp 4 kcal năng lượng.
- Cấu tạo nên tế bào và các mô.
- Hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
- Điều hòa hoạt động của cơ thể.
- Cung cấp chất xơ cần thiết.
- Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, bo bo, trái cây...

Chức năng của vitamin:

+ A : các quả đỏ (cà chua, cà rốt, gấc) gan, lòng đỏ trứng, dầu cá …

-> Bảo vệ mắt, da không khô, giúp cơ thể phát triển, ngăn bệnh quáng gà

+ B : cám gạo, ngũ cốc, gan, tim sữa…

-> Ngừa bệnh phù thủng, điều hòa hệ thần kinh

+ C : rau quả tươi

-> Răng lợi khỏe mạnh, tăng đề kháng

+ D : tôm, cua, ánh nắng mặt trời …

-> Xương răng phát triển tốt, chống còi xương ( da sản xuất ra D nếu được tiếp xúc ánh nắng mặt trời )

Chức năng của chất khoáng:

- giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể.

* cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn

-Thịt cá: + Không ngâm rửa thịt cá sau khi cắt, thái về dễ mất vitamin và chất khoáng

+ Không để chuột, gián, ruồi, nhặng,... tiếp xúc để trách nhiễm khuẩn

+ Bảo quản ở nhiệt độ thích hợp để tránh ôi hỏng

- Rau, củ, quả, hạt tươi: + Rửa kĩ bằng nước sạch

+ Chỉ cắt, thái sau khi đã rửa sạch để hạn chế mất vitamin, nhất là vitamin C

+ Rau, củ, quả ăn sống và gọt vỏ trước khi ăn

- Gạo và các loại đậu hạt khô

+ Khi sử dụng cần ngâm kỹ, đã sạch vỏ ( các loại đậu)

+ Đối với gạo không xát trắng, không vo kỹ ( vì lớp cám gạo có vitamin)

9 tháng 5 2017

thịt cá ko chỉ giàu protein mà còn có nhìu vitamin nhóm B và chất khoáng. Cá còn có các vitamin A và D. Cần lưu ý:

-Ko ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt thái vì dễ mất vitamin và chất khoáng.

- Không để chuột gián ruồi nhặng... tiếp xúc để tráng nhiễm khuẩn.

-Bảo quản ở nhiệt độ thích hợp để tránh ôi hỏng.

tick mik ngha thw lém thw lém

6 tháng 2 2018

Cách bảo quản chất dinh dưỡng trong thịt cá khi chuẩn bị chế biến là:

- Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái vì chất khoáng và sinh tố dễ bị mất đi

- Không để ruồi bâu vào

- Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài

26 tháng 2 2017

_ Các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến, trong khi chế biến là:

1, Thịt , cá:

+) Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt cá.

+) Cần quan tâm bảo quản thực phẩm một cách chu đáo.

+) Không để ruồi, bọ bâu vào.

+) Giữ thịt , cá ở nhiệt độ thích hợp.

2, Rau, củ, quả, đậu hạt tươi.

_ Rửa rau thật sạch: chỉ nên cắt, thái sau khi rửa và không để rau khô héo.

_ Chỉ nên gọt vỏ trước khi nấu.

_ Rau, quả, củ, ăn sống nên gọt trước khi ăn.

CHÚC BẠN HỌC TỐT.

26 tháng 2 2017

_ Các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến, trong khi chế biến là:

1, Thịt, cá

+) Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt thái cá

+)Cần quan tâm bảo quản thực phẩm một cách chu đáo .

+)ko để ruồi, bọ bâu vào

+)Giữ thịt, cá ở nhiệt đọ thích hợp

2,Rau, củ, quả

Rửa rau thật sạch: chỉ nên cắt, thái sau khi rửa va ko để rau khô héo

Chỉ nên gọt vỏ trươc khi nấu.

Rau, củ ,quả, ăn sống nên gọt trươc khi ăn

11 tháng 5 2019

Câu 1:

- Không để thực phẩm bị khô héo.

- Không đun nấu thực phẩm quá lâu.

- Không ngâm thực phẩm quá lâu trong nước.

- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và hợp vệ sinh.

- Phải biết áp dụng các qui trình chế biến và bảo quản thực phẩm.

Câu 2:

- Nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình.

- Điều kiện tài chính.

- Sự cân bằng chất dinh dưỡng.

- Sự thay đổi món ăn.

- Cần chú ý đề đáp ứng các nhu cầu cho các thành viên trong gia đình.

Câu 3:

- Thực đơn phải có số lượng và chất lượng phù hợp với tính chất của bữa ăn.

- Thực đơn phải có các món chính theo cơ cấu của bữa ăn.

- Thực đơn phải đảm bảo như cầu về mặt dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế.

Nhớ tick giùm mik nha!ok

30 tháng 7 2019

Cảm ơn bn nha!

haha