K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2017

2.

KINH TẾ.

1.Kinh tế nông nghiệp:

*Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.

*Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:

-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.

-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)

-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

2.Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán

* Thủ công nghiệp:

+Thế kỷ XVII xuất hiện nhiều làng thủ công như :

-Dệt La Khê, Long Phượng.

-Gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà.

-Rèn sắt Nho Lâm, Hiền Lương.

-Làng làm đường mía ở Quảng Nam.

*Thương nghiệp: buôn bán được mở rộng có chợ phiên, phố nhỏ, thị tứ , chợ làng, đô thị

*Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển và phồn thịnh .

-Thủ công nghiệp,thương nghiệp phát triển tạo điều kiện cho sự phồn hoa và phát đạt của thành thị.

+Đàng Ngoài : Thăng Long ( Kinh kỳ, Kẻ chợ) có 36 phố phường ,Phố Hiến ( Hưng Yên).

+Đàng Trong : Thanh Hà ( Thừa Thiên) ; Hội An ( Quảng Nam) ; Gia Định ( tp Hồ Chí Minh )

-Thương nhân châu Âu , châu Á buôn bán tấp nập ở Phố Hiến và Hội An, bán len dạ, đồ pha lê, mua tơ tằm , đường, trầm hương, ngà voi….

-Các Chúa cho họ vào buôn bán để nhờ mua vũ khí, nhưng thấy họ điều tra tình hình chính trị, xã hội phục vụ cho âm mưu xâm nhập, nên hạn chế ngoại thương, do vậy nửa sau thế kỷ XVIII Phố Hiến, Thanh Hà suy tàn, Hội An giảm sút.

VĂN HÓA :

1. Tôn giáo:

* Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo:

-Nho giáo được đề cao

-Phật giáo ,Đạo giáo được phục hồi

* Hội làng ở nông thôn thường tổ chức vào các ngày lễ tết, giỗ thần hoàng….Có tổ chức văn nghệ, thể thao, các cuộc thi…..mang lại niềm vui, thắt chặt tình đoàn kết và tinh thần yêu nước ở nông thôn.

*Đạo Thiên Chúa theo thuyền buôn phương Tây du nhập vào nước ta năm 1533.Do không thích hợp với cách cai trị nên tìm cách ngăn cấm.

2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh:
-Chữ quốc ngữ do một số Giáo sĩ đạo Thiên Chúa sáng tạo ở thế kỷ XVII , tuy nhiên chỉ được dùng để truyền đạo.

- Nhân dân ta không ngừng sửa đổi , hoàn thiện chữ Quốc ngữ , nên chữ viết tiện lợi , khoa học .

3. Văn học- nghệ thuật dân gian thế kỷ XVI-XVIII.
* Văn học:

+Văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước :

-Nguyễn Bỉnh Khiêm thơ của ông ca ngợi cuộc sống trong sạch, phê phán thói đời xấu xa .

-Đào Duy Từ là nhà văn, nhà quân sự.

-Thiên nam Ngữ Lục bằng chữ Nôm gồm 8000 câu thơ lục bát kể lại lịch sử thời Hồng Bàng đến thời nhà Mạc .

+Phần dân gian: truyện Nôm:

-Truyện Thạch Sanh,Phan Trần , Nhị Độ Mai

-Một số truyện cười, truyện Trạng.

-Thơ lục bát phát triển hoàn chỉnh.

* Nghệ thuật:

-Điêu khắc gỗ ở nông thôn rất phong phú như đánh vật ; tượng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay.

- Sân khấu có chèo, tuồng lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người .

1 tháng 4 2017

Câu 1:

a) Nam - Bắc

*Nguyên nhân:

-Đầu thế kỉ XVI, Nhà Lê suy thoái, các phe phái hình thành và mâu thuẫn với nhau

-Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra họ Mạc, đóng đô ở Đông Kinh, sử gọi là Bắc triều

-Năm 1533, Nguyễn Kim lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, đóng đô ở Tây Đô, sử gọi là Nam triều

*Hậu quả

-Làng mạc điêu tàn, xơ xác

-Kinh tế suy sụp

-Đời sống nhân dân đói khổ

b) Trịnh- Nguyễn

*Nguyên nhân

-Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm mọi quyền hành, hình thành thế lực họ Trịnh

-Con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin vào Thuận Hóa. Hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam-thế lực phong kiến nhà họ Nguyễn

*Hậu quả

-Đất nước bị chia cắt

-Gây đau thương, tang tóc cho dân tộc

-Tổn hại đến sự phát triển của đất nước

-Đời sống nhân dân đói khổ

24 tháng 3 2021

Giải hộ mình trước 2h30' chiều nay được không ạ🥺🥺

24 tháng 3 2021

Câu 1: (c3 trong hình là c1 của bn nhé tại lần trước ôn ý lên lm rùi....)answer-reply-imageCâu 2: ( c1 trong hình là c2 của bn nha)answer-reply-image 

30 tháng 4 2022

Câu 1: 

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:
-Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

-Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
-Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
Câu 2: 

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do của quân dân ta. 

- Sự lãnh đạo tài tình của các vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… trong việc đưa ra đường lối khởi nghĩa, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo như việc dựa vào dân để mở rộng phạm vi cuộc khởi nghĩa thành chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước.

- Sự hi sinh, xả thân mình để giúp cuộc khởi nghĩa trụ vững và đi đến thắng lợi như hành động cứu chủ tướng Lê Lợi của Lê Lai,...

2 tháng 5 2021

Câu 1 :

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

Quang Trung có vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến:

-Thống nhất đất nước, xóa bỏ ranh giới đất nước.

-Bảo vệ nền độc lập dân tộc.

-Lật đổ các chính quyền phong kiến Lê-Trịnh-Nguyễn.

-Đuổi tan các quân xâm lược Xiêm-Thanh.

-Có nhiều chính sách để xây dựng nền kinh tế đất nước. Giữ gìn nền văn hóa độc lập dân tộc.

-Chính sách ngoại giao mềm dẻo. Chính sách quốc phồm đúng đắn.

-Đẩy mạnh tình hình chính trị, xã hội, văn hó, giáo dục,....

-> Vua Quang Trung đã góp nhiều công lao to lớn để xây dựng và giữ gìn đất nước.

Câu 2 :

* Chính trị, quân sự:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

* Đối ngoại:

- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.

- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.

31 tháng 3 2017

Câu 1:

Nguyên nhân:

Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.

Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.

Hậu quả:

Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ năm 1545 đến năm 1592) với gần Bốn Mươi trận chiến lớn nhỏ đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng.
Chiến tranh Trịnh – Nguyễn dẫn đến hậu quả: đất nước bị chia cắt làm 2 miền kéo dài đến cuối TK XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

Chúc bạn học tốt!ok


2 tháng 4 2017

Câu 5: Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhờ sự đoàn kết, tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là vị anh hùng vĩ đại của dân tộc.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Trịnh, Lê. Xóa bỏ được sự chia cắt đất nước.

- Đặt nền tảng cho sự thống nhất đất nước.

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh và giữ vững được nền độc lập của Tổ Quốc.

29 tháng 4 2022

Câu 1: 

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:
-Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

-Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
-Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
Câu 2: 

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do của quân dân ta. 

- Sự lãnh đạo tài tình của các vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… trong việc đưa ra đường lối khởi nghĩa, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo như việc dựa vào dân để mở rộng phạm vi cuộc khởi nghĩa thành chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước.

- Sự hi sinh, xả thân mình để giúp cuộc khởi nghĩa trụ vững và đi đến thắng lợi như hành động cứu chủ tướng Lê Lợi của Lê Lai,...

29 tháng 4 2022

Câu 1: 

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:
-Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

-Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
-Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
Câu 2: 

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do của quân dân ta. 

- Sự lãnh đạo tài tình của các vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… trong việc đưa ra đường lối khởi nghĩa, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo như việc dựa vào dân để mở rộng phạm vi cuộc khởi nghĩa thành chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước.

- Sự hi sinh, xả thân mình để giúp cuộc khởi nghĩa trụ vững và đi đến thắng lợi như hành động cứu chủ tướng Lê Lợi của Lê Lai,...

18 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

- Nguyên nhân dẫn đến phong trào nông dân Tây Sơn.

Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn là do mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến.

- Lập bảng niên biểu diễn biến các hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.

Niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789

Thời gian

Sự kiện

Đầu năm 1771

Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).

Tháng 9-1773

Chiếm được phủ thành Quy Nhơn

Giữa năm 1774

Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.

Năm 1777

Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Tháng 1-1785

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.

Tháng 6-1786

Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong

Ngày 21-7-1786

Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Giữa năm 1788

Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc.

Tháng 12-1788

Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.

Năm 1789

Quang Trung đại phá quân Thanh.

=> Như vậy, phong trào Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ mà lịch sử lúc bấy giờ đặt ra là xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, dẹp tan quân xâm lược. Từ đó, tạo tiền đề cho việc thống nhất chính quyền hoàn toàn ở thời nhà Nguyễn.

- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

- Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.

chúc bạn học tốt nha.

21 tháng 4 2016

Câu 1: - Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

- Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Mình (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

​Câu 2: Công lao của Nguyễn Huệ trong phong trào khởi nghĩa Tây Sơn

- Nguyễn Huệ là người lãnh đạo tài tình có nhiều chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777)

- Tiêu diệt quân Xiêm (1785)

- Lật đổ vua Lê, chúa Trịnh, đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước. (1788)

- Chống quân Thanh xâm lược. (1788 - 1789)

Câu 3: Những thành tựu nghệ thuật:

- Một số công trình kiến trúc tiêu biểu: chùa Tây Phương,...

- Sân khấu tuồng chèo phát triển.

- Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc: tranh Đông Hồ

- Văn nghệ dân gian phát triển.

19 tháng 4 2016

Nam Sơn hay Lam Sơn

9 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

4) 

Thời gianThắng lợi tiêu biểu
Tháng 9-1773Chiếm được phủ thành Quy Nhơn
Năm 1777Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.
Tháng 1-1785Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.
Tháng 6-1786Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong
Ngày 21-7-1786Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
Năm 1789Quang Trung đại phá quân Thanh.

5)

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

6)

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

=> Tăng cường tính tập quyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương.

7)

- Đất nước được thống nhất tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế như: khai thác và huy động được nhân tài vật lực, các nguồn tài nguyên của cả nước...

- Lãnh thổ đất nước rộng lớn, nhiều đất đai màu mỡ ở phía Nam thuận lợi cho việc mở rộng diện tích canh tác sản xuất nông nghiệp.

- Được kế thừa các thành tựu về kinh tế công thương nghiệp của các thế kỉ trước nên có điều kiện để tiếp tục phát triển.

- Thương nhân các nước đến buôn bán tấp nập, là cơ hội để Việt Nam có thể học hỏi những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến từ các nước khác đặc biệt là phương Tây.

9 tháng 4 2022

Refer 

Câu 4:

Thời gianThắng lợi tiêu biểu
Tháng 9-1773Chiếm được phủ thành Quy Nhơn
Năm 1777Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.
Tháng 1-1785Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.
Tháng 6-1786Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong
Ngày 21-7-1786Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
Năm 1789

Quang Trung đại phá quân Thanh.

18 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

1) 

- Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.

2) 

* Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.

- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

* Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài:

- Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ đã gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

3) 

Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII vô cùng hỗn loạn:

- Chính trị:  tình trạng bất ổn định, chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.

- Xã hội:  đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

18 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

*nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào tây sơn:

- Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.

* nêu hậu quả của cuộc chiến nam-bắc  triều và sự chia cắt đàng trong và ngoài:

Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.

- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài:

- Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ đã gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

*. em có nhận xét gì về tình hình chính trị- XH nước ta ở thế kỉ  XVI-XVII:

Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII vô cùng hỗn loạn:

- Chính trị:  tình trạng bất ổn định, chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.

- Xã hội:  đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

chúc bạn học tốt nha.