K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 7 2018

a) Bài văn tả cái cối.

b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì ? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?

Phần Từ...đến... Nói điều gì? Giống cách mở bài, kết bài nào đã học
Mở bài từ Cái cối xinh xinh đến nhà trống. Nói lên sự xuất hiện của cái cối. Giống cách mở bài trực tiếp.
Kết bài từ Cái cối xay cũng như đến từng bước anh đi.... Nói lên tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà. Giống như cách kết bài mở rộng

c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?

- Tả hình dáng:

     + Vành cối, áo cối

     + Hai tai cối

     + Hàm răng cối

     + dăm cối, cần cối

     + cái chốt

     + cái dây thừng

⇒ Tả hình dáng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ phần chính đến phần phụ.

- Tả công dụng:

     + Đổ thóc vào cối

     + xung quanh cối.

     + vành cối

     + tiếng cối phát ra khi xay

⇒ Tả công dụng là dùng để xay lúa, sau đó là nói lên niềm vui của tiếng xay lúa.

18 tháng 10 2019

a) Viết câu văn tả bao quát cái trống : Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chê trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.

b) Viết tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu .

c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống: - Hình dáng: Tròn như cái chum, mình trống được ghép bằng những mảnh gỗ dầu, ngang lưng quấn hai vành đai to như rắn cạp nong, nom rất hùng dũng ; Hai đầu trống bịt kín da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

-Âm thanh : Tiếng Ồm Ồm giục giã “Tùng ! Tùng ! Tùng báo hiệu giờ vào lớp, nhịp khắc “Cắc, tùng ! Cắc, tùng !” cho học sinh tập thể dục, “xả hơi” một hồi dài là học sinh dược nghỉ.

     + Viết thêm phần mở bài: - Trực tiếp : Ở trường em có một vật mà ai cũng yêu quý, đó là chiếc trống trường.

- Gián tiếp: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.

     + Viết thêm phần kết bài: - Mở rộng: Tôi biết, ngoài tôi ra còn có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa với tôi, hay những thế hệ học trò trước tôi thậm chí là sau tôi đều không thể quên được chiếc trống trường, không thể quên được hình dáng thân thương và những âm thanh quen thuộc của nó nữa.

- Không mở rộng : Thế là hết một ngày học, chúng tôi tạm biệt mái trường, tạm biệt anh trống, chúng tôi ra về.

30 tháng 8 2019

a) Ghi các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên :

M : - Mở bài : Từ đầu đến chiếc xe đạp của chú.

- Thân bài: ở xóm vườn đến chú đưa chân đá ngược ra sau . - Nó đá đó.

- Kết bài: đám con nít cười rộ chiếc xe của mình.

b) Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào ?

Tả bao quát về ngoài chiếc xe : là chiếc xe đẹp nhất không có chiếc nào sánh bằng.

- Những đặc điểm nổi bật:

     + Xe màu vàng, hai cánh vành láng bóng, khi ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai.

     + Giữa tay cầm gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh giữa vàng lấm tấm đỏ, có khi cắm một cành hoa.

 

- Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe :

     + Bao giờ dừng xe, chú cũng rứt cái giẻ dưới yên, lau sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm.

     + Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.

     + Chú dặn bọn trẻ đừng đụng vào chiếc xe .

     + Chủ rất hãnh diện với chiếc xe của mình.

     + Chú gắn lên giữa tay cầm hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.

c) Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào ?

- Bằng mắt : thấy: chiếc xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, giữa tay cầm là hai con bướm.

- Bằng tai : Khi ngừng đạp, xe cứ ro ro thật êm tai.

d) Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe ?

Lời kể xen lẫn lời tả Lời kể nói gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe
Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa / Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ, chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt/ chú dặn bọn nhỏ: "Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây", (chú hãnh diện với chiếc xe của mình). Lời kể xen lẫn lời miêu tả như những câu trên nói lên tình cảm của chú Tư, với chiếc xe đạp.
8 tháng 12 2018

làm rồi  nhưng dài quá 

9 tháng 12 2018

phần A dài lắm . Mình chỉ làm phần b thôi :

em thích nhất là hai ngăn vì nó chứa những đồ vật quan trọng . Ngăn đầu em để sách giáo khoa , vở ô li và cái bảng con . Ngăn thứ hai em để hộp bút và nhiều đồ dùng khác.

4 tháng 10 2018

Cô bé nhặt tay nải lên - Miệng túi để lộ ra nhiều vàng bạc. Nhìn lên, cô chợt thấy phía trước có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán chiếc tay nải của bà cụ đánh rơi, bèn chạy đuổi theo bà cụ, vừa đi vừa gọi.

- Bà ơi, bà. Bà đánh rơi tay nải rồi !

Nghe tiếng gọi, bà cụ bèn dừng lại. Cô bé tới nơi hổn hển nói.

-Bà ơi, có phải bà làm rơi tay nải ở đằng kia không ạ ?

Bà lão cười hiền hậu :

Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.

17 tháng 2 2019

a. Các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn.

- Mở bài: Trong làng tôi... vì chiếc xe đạp của chú

Giới thiệu trực tiếp chiếc xe đạp là đồ vật cần miêu tả.

- Thân bài: Ở xóm vườn... Nó đá đó: Tả chiếc xe đạp và tình cảm yêu quý chiếc xe hãnh diện vì nó của chú Tư.

- Kết bài: Câu còn lại: Niềm vui của đám con nít và của cả chú Tư bên chiếc xe.

b. Trình tự miêu tả chiếc xe đạp: (Thân bài):

- Bao quát: đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng.

- Những bộ phận nổi bật: xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ gắn ngang giữa tay cầm, có khi cả một cành hoa.

- Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe đạp của mình: Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Coi thì coi đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây.

Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng mắt nhìn (hình dáng màu sắc...) tai nghe (tá âm thanh ro ro thật êm tai)

d. Trong bài, lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả:

Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt. Chủ dặn sắp nhỏ: - Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây/Chú hãnh diện với chiếc xe của mình.

Nhằm thể hiện tình cảm của chú Tư đối với "con ngựa sắt của mình": Chú yêu quý chiếc xe đạp và rất hãnh diện về nó. 

7 tháng 12 2017

Bài làm thuyết minh về cái cặp sách

Trong tất cả các dụng cụ của học sinh, chúng tôi được xem như là anh cả, bởi lẽ chúng tôi có thân hình to lớn nhất. Các bạn có biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là những chiếc cặp xinh xinh giúp các bạn đựng đồ dụng học tập.

Họ hàng chúng tôi có tự bao giờ không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xa xưa, khi con người có nhu cầu đi học. Cha ông chúng tôi trước kia được làm rất đơn giản, thân hình chỉ gồm những mảnh da lớn được may lại, nắp cặp có khóa sắt hoặc có day kéo để đóng mở cặp. Còn ngày nay, với công nghệ tiên tiến và hiện đại, chúng tôi được thiết kế với nhiều kiểu mẫu đẹp hơn, đa dạng hơn. Họ hàng chúng tôi có nhiều loại: cặp đeo, cặp mang trên vai, cặp xách. Chất liệu để làm ra chúng tôi cũng phong phú hơn xưa. Có loại làm bằng da mềm, có loại làm bằng vải dù, vải gin, vải bố… Riêng tôi, tôi có một thân hình tương đối đẹp, được làm bằng một loại vải da tốt. Bên ngoài có trang trí nhiều hình vẽ và màu sắc nổi bật. Tôi thích nhất là hình chú chó Pikachu ngộ nghĩnh, đáng yêu ở phía trước mặt cặp. Bên trên là nắp cặp với một cái khóa bằng sắt bóng loáng để đóng, mở. Mỗi khi đóng, mở cặp, những âm thanh vang lên lách cách rất vui tai. Bên dưới nắp cặp là một cái túi phụ có dây kéo để các cô, cậu học trò đựng các đồ vật nhỏ cần thiết. Bên hông là một cái túi lưới để đựng những chai nước mà các cô, cậu thường hay mang đến lớp. Tôi không chỉ có quai đeo mà còn có một cái quai nhỏ để xách. Bên trong quai có lót xốp nên sử dụng rất êm. Quan trọng nhất là bên trong cơ thể tôi. Nơi ấy có ba ngăn chính dùng để đựng sách vở. Ngoài ba ngàn chính tôi còn có một ngăn phụ để đựng bút, thước, compa. Mỗi ngăn cặp được ngăn bởi một miếng vải mỏng và bền.

Tuy thân hình chúng tôi cấu tạo chỉ như thế nhưng chúng tôi rất có ích. Nhờ có chúng tôi, các cô, cậu chủ cảm thấy tiện lợi hơn, thoải mái hơn khi đến trường. Chúng tôi che nắng cho sách, vở. Và chúng tôi chũng lấy làm vinh dự với chức năng bảo vệ nguồn tri thức của các cô, cậu học trò. Có chúng tôi, nguồn tri thức ấy sẽ không bị mất đi, không bị mai một đi khi trải qua mọi sự thay đổi của thời tiết.

Để chúng tôi phát huy hết vai trò của mình thì cần phải có sự bảo quản của con người. Cách bảo quản chúng tôi cũng dễ thôi: Khi đi học về, các cô, cậu chủ nhớ treo chúng tôi lên móc, để ở nơi sạch sẽ. Khi chúng tôi bị ướt, các cô, cậu chỉ cần dùng khăn lau khô rồi phơi lên. Chúng tôi cũng cần được giặt sạch rồi phơi khô để vải không bị mục hoặc mốc. Khi có bụi bám vào, cần lau chùi cho chúng tôi sạch sẽ, nhìn vào sẽ trông đẹp hơn, mới hơn. Đặc biệt, để dây kéo hoặc ổ khóa được bền thì cần sử dụng nhẹ nhàng, cẩn thận. Nếu không cẩn thận thì các bộ phận này dễ bị hỏng.

Chúng tôi cũng không tầm thường chút nào đấy chứ! Chúng tôi là những người bạn tốt của các bạn học sinh, luôn đồng hành cùng các bạn, giúp các bạn mang theo mình nhiều tri thức để sau này trở thành những người tài đức vẹn toàn, giúp ích chó đất nước và mở ra cho mình một tương lai mới.

28 tháng 1 2022

Bài làm thuyết minh về cái cặp sách

Trong tất cả các dụng cụ của học sinh, chúng tôi được xem như là anh cả, bởi lẽ chúng tôi có thân hình to lớn nhất. Các bạn có biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là những chiếc cặp xinh xinh giúp các bạn đựng đồ dụng học tập.

Họ hàng chúng tôi có tự bao giờ không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xa xưa, khi con người có nhu cầu đi học. Cha ông chúng tôi trước kia được làm rất đơn giản, thân hình chỉ gồm những mảnh da lớn được may lại, nắp cặp có khóa sắt hoặc có day kéo để đóng mở cặp. Còn ngày nay, với công nghệ tiên tiến và hiện đại, chúng tôi được

ok nha  
  
  

 

11 tháng 8 2019

a,

Mở bài: Giới thiệu chiếc hộp bút.

Thân bài : Chất liệu được làm bằng sắt, mạ ngoài bởi một lớp mỏng màu xanh rất đẹp.

- Hình dáng: hình chữ nhật xinh xắn.

- Hình cỡ : chừng 18 x 6 x 2 (cm).

- Chiếc hộp có hai ngăn : ngăn trên em để bút, thước, ngăn dưới em để tẩy, com pa …

b,

- Phần mở bài theo kiểu gián tiếp

   Sách, vở, bút, thước kẻ, là những người bạn gắn bó cùng em trong suốt quá trình học tập. Trong những vật dụng yêu quý đó em quý nhất là chiếc hộp bút bởi đó là vật dụng gắn bó với em đã nhiều năm. Không những vậy, nó còn là quà của cô út tặng em nhân sinh nhật của mình.

- Phần kết bài theo kiểu mở rộng

   Chiếc hộp bút gắn liền với em như một người bạn thân thiết. Vì đã dùng rất lâu nên nó cũng đã cũ đi rất nhiều, nhưng có lẽ em sẽ mãi cất giữ nó một cách cẩn thận như một kỉ niệm tuổi thơ của mình.

26 tháng 8 2019

Mở bài: Giới thiệu cây bút máy do ba em tặng nhân ngày khai giảng năm học mới.

Thân bài: Tả bao quát bên ngoài: Hình dáng thon, mảnh, chất liệu nhựa cao cấp, màu sắc: màu xanh da trời, nắp bút đậy rất kín. Hoa văn rất đẹp. Cái cài bằng thép mạ vàng.

Tả các bộ phận bên trong: ngòi bút, nét chữm dụng cụ bơm mực.

Kết bài: Em rất yêu quý cây bút, gìn giữ nó rất cẩn thận, không bỏ quên, viết xong là đậy nắp lại. Nó là kỷ vật của ba em tặng em.

Mở bài kiểu gián tiếp: Trong cặp tôi luôn luôn có sách, vở, bút, giấy, thước kẻ...Trong các món ấy, tôi đặc biệt yêu quý cây bút máy hơn cả.

b) Kết bài kiểu mở rộng: Vì là cây bút máy được lãnh thưởng nên mỗi khi dùng nó, em cảm thấy sung sướng lắm.

 

Em rất hãnh diện vì nó là một vật trong phần thường hạng nhất em được lãnh năm ngoái.