K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

undefined

Câu 1.

Cho hai biểu thức \(A=\dfrac{\sqrt{x}+2}{1+\sqrt{x}}\) và \(B=\left(\dfrac{2\sqrt{x}}{x-\sqrt{x}-6}+\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-3}\right):\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-3}\) với \(x\ge0,x\ne9\).

1) Tính giá trị biểu thức A khi x = 36.

2) Rút gọn biểu thức B.

3) Với x ∈ \(\mathbb{Z}\), tìm giá trị lớn nhất của biểu thức P = A.B.

Câu 2.

Giải bài toán sau bằng cách lập hệ phương trình:

Theo kế hoạch, hai xí nghiệp A và B phải làm tổng cộng 720 dụng cụ cùng loại. Trên thực tế do cải tiến kĩ thuật, xí nghiệp A hoàn thành vượt mức 12%, còn xí nghiệp B hoàn thành vượt mức 10% so với kế hoạch. Do đó thực tế cả hai xí nghiệp làm được tổng cộng 800 dụng cụ. Tính số dụng cụ mỗi xí nghiệp phải làm theo kế hoạch?

Câu 3.

1) Giải phương trình: 3x4 - 2x2 - 40 = 0

2) Cho phương trình x2 + (m - 1)x - m2 - 2 = 0 (1), với m là tham số thực.

a) Chứng minh phương trình (1) luôn có hai nghiệm trái dấu x1, x2 với mọi giá trị của m.

b) Tìm m để biểu thức \(T=\left(\dfrac{x_1}{x_2}\right)^3+\left(\dfrac{x_2}{x_1}\right)^3\) đạt giá trị lớn nhất.

Câu 4.

Cho (O; R) và một điểm P nằm ngoài đường tròn. Kẻ hai tiếp tuyến PA, PB với đường tròn (A, B là tiếp điểm).  Tia PO cắt đường tròn tại hai điểm K và I (K nằm giữa P và O) và cắt AB tại H. Gọi D là điểm đối xứng với B qua O, C là giao điểm của PD với đường tròn (O).

1) Chứng  minh tứ giác BHCP nội tiếp.

2) Chứng minh PC.PD = PO.PH.

3) Đường tròn ngoại tiếp tam giác ACH cắt IC tại M. Tia AM cắt BI tại Q. Chứng minh tam giác AQH cân.

4) Giả sử \(\widehat{BDC}=45^o\). Tính diện tích tam giác PBD phần nằm bên ngoài đường tròn (O) theo R.

Câu 5. 

Tìm m để phương trình ẩn x sau đây có ba nghiệm phân biệt.   x3 - 2mx2 + (m2 + 1)x - m = 0.

7
15 tháng 4 2021

Câu 1:

a) ĐKXĐ: \(x>0;x\ne9\)

Với x=36 (thỏa mãn ĐKXĐ) thì A có giá trị :

\(A=\dfrac{\sqrt{36}+2}{1+\sqrt{36}}=\dfrac{6+2}{1+6}=\dfrac{8}{7}\)

 

b) Ta có: 

\(B=\left(\dfrac{2\sqrt{x}}{x-\sqrt{x}-6}+\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-3}\right):\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-3}=\dfrac{2\sqrt{x}+\sqrt{x}\left(\sqrt{x}+2\right)}{\left(\sqrt{x}-3\right)\left(\sqrt{x}+2\right)}\cdot\dfrac{\sqrt{x}-3}{\sqrt{x}}=\dfrac{x+4\sqrt{x}}{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}+2\right)}=\dfrac{\sqrt{x}+4}{\sqrt{x}+2}\)

 

c) Ta có:

\(P=A\cdot B=\dfrac{\sqrt{x}+2}{\sqrt{x}+1}\cdot\dfrac{\sqrt{x}+4}{\sqrt{x}+2}=\dfrac{\sqrt{x}+4}{\sqrt{x}+1}=1+\dfrac{3}{\sqrt{x}+1}\)

Vì x là số nguyên lớn hơn 0 nên 

\(x\ge1\Rightarrow\sqrt{x}\ge1\Rightarrow\sqrt{x}+1\ge2>0\Rightarrow P\le1+\dfrac{3}{2}=\dfrac{5}{2}\)

Dấu bằng xảy ra khi x=1;

 

 

15 tháng 4 2021

Gọi số sản phẩm dự định của xí nghiệp A và B lần lượt là x,y \(\left(x,y\in N;0< x,y< 720\right)\)

Vì tổng sản phẩm dự định là 720 nên ta có phương trình: \(x+y=720\left(1\right)\)

Vì thực tế , xí nghiệp A hoàn thành vượt mức 12% nên số sản phẩm xí nghiệp A thực tế là : \(112\%x=\dfrac{28}{25}x\)

Xí nghiệp B hoàn thành vượt mức 10% nên số sản phẩm xí nghiệp B thực tế là : \(110\%y=\dfrac{11}{10}y\)

Vì tổng số sản phẩm thực tế là 800 nên ta có phương trình: \(\dfrac{28}{25}x+\dfrac{11}{10}y=800\Leftrightarrow56x+55y=40000\left(2\right)\)

Từ (1)(2) ta có hệ phương trình:

\(\left\{{}\begin{matrix}x+y=720\\56x+55y=40000\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x+y=720\\55\cdot720+x=40000\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=400\\y=320\end{matrix}\right.\left(t.m\right)\)

Vậy số sản phẩm 2 xí nghiệp làm theo kế hoạch lần lượt là 400 và 320 sản phẩm

2 tháng 3 2022

Gọi số dụng cụ mà 2 xí nghiệp làm theo kế hoạch lần lượt là a ; b ( a ; b > 0 ) 

Theo bài ra ta có hệ \(\left\{{}\begin{matrix}a+b=720\\\dfrac{12a}{100}+\dfrac{10b}{100}=80\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=400\\b=320\end{matrix}\right.\left(tm\right)\)

18 tháng 3 2022

làm cho có hay sao mà ở đâu ra hệ pt rồi tính hay v bạn ????

13 tháng 9 2019

Gọi số dụng cụ cần làm của xí nghiệp 1 và xí nghiệp 2 lần lượt là x, y

(x, y ∈ ℕ * x, y < 360, dụng cụ)

Số dụng cụ xí nghiệp 1 và xí nghiệp 2 làm được khi vượt mức lần lượt là 112%x và 110%y (dụng cụ)

Ta có hệ phương trình  x + y = 360 112 % x + 110 % y = 400 ⇒ x = 200 y = 160

Vậy xí nghiệp 1 phải làm 200 dụng cụ, xí nghiệp 2 phải làm 160 dụng cụ.

Đáp án: A

21 tháng 1 2021

Gọi số dụng cụ xí nghiệp 1 phải làm theo kế hoạch là x,  số dụng cụ xí nghiệp 2 phải làm theo kế hoạch là y  (x, y > 0)

Vì 2 xí nghiệp theo kế hoạch phải làm tổng cộng 360 dụng cụ nên:  x + y = 360 (1)

Do số dụng cụ làm được của 2 xí nghiệp trong thực tế vượt mức kế hoạch lần lượt là 10% và 15%:

Suy ra: số dụng cụ xí nghiệp 1 làm được trong thực tế:  (100%+10%)x =  110%x

             số dụng cụ xí nghiệp 2 làm được trong thực tế:  (100%+15%)y = 115%y

Mà tổng số dụng cụ 2 xí nghiệp làm được trong thực tế là 404 dụng cụ

Suy ra: 110%x + 115%y = 404 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ pt:

      x+y=360

và  110%x + 115%y = 404

<=> x + y = 360

 và   1,1x + 1,15y = 404

<=> x = 200 (thỏa mãn)

 và   y = 160 (thỏa mãn)

Vậy xí nghiệp 1 phải làm 200 dụng cụ và xí nghiệp 2 phải làm 160 dụng cụ.

21 tháng 8 2022

Giỏi voãi thò

31 tháng 12 2017

Gọi số dụng cụ xí nghiệp I làm theo kế hoạch là x (dụng cụ)

Gọi số dụng cụ xí nghiệp II làm theo kế hoạch là y (dụng cụ)

Điều kiện x;y ∈ N*.

Vì theo kế hoạch hai xí nghiệp phải làm 520 dụng cụ,nên ta có phương trình: x + y = 520 (1)

Thực tế xí nghiệp I vượt mức kế hoạch 10% và xí nghiệp II vượt mức kế hoạch 12%, do đó cả 2 xí nghiệp làm đc 577 sản phẩm nên ta có phương trình:

Đề kiểm tra Toán 9 | Đề thi Toán 9

Ta có hệ phương trình

Đề kiểm tra Toán 9 | Đề thi Toán 9

Vậy xí nghiệp I làm theo kế hoạch là 270 dụng cụ.

Xí nghiệp II làm theo kế hoạch là 250 dụng cụ.

3 tháng 3 2022

bài đâu bn ê :))

3 tháng 3 2022

lỗi r bn ơi

Câu 1:       Cho hai biểu thức: \(A=\left(\dfrac{1}{\sqrt{x}-1}-\dfrac{1}{\sqrt{x}+1}\right)\)  và \(B=\left(\dfrac{x+1}{2}-\sqrt{x}\right)\) với \(x\ge0,x\ne1.\)a) Tính giá trị của biểu thức B khi x = 4;b) Rút gọn biểu thức M = A.B;c) Tìm x để \(M=\dfrac{\sqrt{x}}{6}.\)Câu 2:        Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:Hai lớp 9A; 9B của một trường Trung học cơ sở có 90 học sinh. Trong đợt quyên góp sách vở...
Đọc tiếp

undefined

Câu 1:

       Cho hai biểu thức: \(A=\left(\dfrac{1}{\sqrt{x}-1}-\dfrac{1}{\sqrt{x}+1}\right)\)  và \(B=\left(\dfrac{x+1}{2}-\sqrt{x}\right)\) với \(x\ge0,x\ne1.\)

a) Tính giá trị của biểu thức B khi x = 4;

b) Rút gọn biểu thức M = A.B;

c) Tìm x để \(M=\dfrac{\sqrt{x}}{6}.\)

Câu 2:

        Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:

Hai lớp 9A; 9B của một trường Trung học cơ sở có 90 học sinh. Trong đợt quyên góp sách vở ủng hộ học sinh vùng lũ lụt, mỗi bạn lớp 9A ủng hộ 3 quyển, mỗi bạn lớp 9B ủng hộ 2 quyển. Tính số học sinh của mỗi lớp biết rằng cả hai lớp ủng hộ được 222 quyển sách và vở.

Câu 3: 

1. Giải hệ phương trình \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{1}{x}+\dfrac{3}{y}=4\\\dfrac{5}{x}-\dfrac{2}{y}=3\end{matrix}\right.\)

2. Cho phương trình \(x^4-\left(m+2\right)x^2+m+1=0\)   (1)

a) Giải phương trình (1) khi m = 2;

b) Tìm m để phương trình (1) có 4 nghiệm phân biệt.

Câu 4:

Cho đường tròn (O;R). Điểm M ở ngoài đường tròn sao cho OM = 2R. Kẻ hai tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (A; B là các tiếp điểm). Nối OM cắt AB tại H. Hak HD ⊥ MA tại D. Điểm C thuộc cung nhỏ AB. Tiếp tuyến tại C của đường tròn (O;R) cắt MA, MB lần lượt tại E và F.

a) Chứng minh MAOB là tứ giác nội tiếp;

b) Chứng minh OH.OM = OA2;

c) Đường tròn đường kính MB cắt BD tại I, gọi K là trung điểm của OA. Chứng minh ba điểm M, I, K thẳng hàng.

                                                                   undefined

Câu 5:

Tính diện tích xung quanh của hình nón có đường sinh bằng 10cm, đường kính đáy bằng 8cm.

Chúc các em ôn thi tốt!

 

6
6 tháng 4 2021

Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:

Hai lớp 9A; 9B của một trường Trung học cơ sở có 90 học sinh. Trong đợt quyên góp sách vở ủng hộ học sinh vùng lũ lụt, mỗi bạn lớp 9A ủng hộ 3 quyển, mỗi bạn lớp 9B ủng hộ 2 quyển. Tính số học sinh của mỗi lớp biết rằng cả hai lớp ủng hộ được 222 quyển sách và vở.

Giải

Gọi số học sinh lớp 9A là x (x là số tự nhiên, x < 90)

=> Số học sinh lớp 9B: 90 - x (học sinh)

Số sách và vở lớp 9A quyên góp: 3x (quyển)

Số sách và vở lớp 9B ủng hộ : 2(x-90) (quyển)

Do cả hai lớp ủng hộ được 222 quyển sách và vở nên ta có phương trình

3x + 2(x-90) = 222

\(\Leftrightarrow3x+2x-180=222\)

\(\Leftrightarrow5x=402\)

(đoạn này thì ra lẻ nên e ko tính đc ạ)

6 tháng 4 2021

Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:

Hai lớp 9A; 9B của một trường Trung học cơ sở có 90 học sinh. Trong đợt quyên góp sách vở ủng hộ học sinh vùng lũ lụt, mỗi bạn lớp 9A ủng hộ 3 quyển, mỗi bạn lớp 9B ủng hộ 2 quyển. Tính số học sinh của mỗi lớp biết rằng cả hai lớp ủng hộ được 222 quyển sách và vở.

Giải

Gọi số học sinh lớp 9A là x (x là số tự nhiên, x < 90)

=> Số học sinh lớp 9B: 90 - x (học sinh)

Số sách và vở lớp 9A quyên góp: 3x (quyển)

Số sách và vở lớp 9B ủng hộ : 2(90-x) (quyển)

Do cả hai lớp ủng hộ được 222 quyển sách và vở nên ta có phương trình

3x + 2(90-x) = 222

=> 3x + 180 - 2x = 222

=> x + 180 = 222 

=> x = 42 (tmđk)

Vậy lớp 9A có 42 học sinh

lớp 9B có 90 - 40 = 48 học sinh

2:

\(A=\dfrac{x_2-1+x_1-1}{x_1x_2-\left(x_1+x_2\right)+1}\)

\(=\dfrac{3-2}{-7-3+1}=\dfrac{1}{-9}=\dfrac{-1}{9}\)

B=(x1+x2)^2-2x1x2

=3^2-2*(-7)

=9+14=23

C=căn (x1+x2)^2-4x1x2

=căn 3^2-4*(-7)=căn 9+28=căn 27

D=(x1^2+x2^2)^2-2(x1x2)^2

=23^2-2*(-7)^2

=23^2-2*49=431

D=9x1x2+3(x1^2+x2^2)+x1x2

=10x1x2+3*23

=69+10*(-7)=-1