K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
Giáo viên
5 tháng 10 2023

C. “Cái mã bề ngoài có thể che mắt được người đời, còn lời nói sẽ bộc lộ kẻ ngốc.

Đọc hai truyện sau:(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã...
Đọc tiếp

Đọc hai truyện sau:

(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông.

(2)Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả Đấy là cho người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”

a. Hai câu chuyện trên đã rõ bố cục chưa?

b. Cách kể chuyện trên bất hợp lí ở chỗ nào?

c. Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên thế nào?

3. Các phần của bố cục

a. Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần, Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản tự sự và miêu tả.

b. Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ từng phần không? Vì sao?

c. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?

1
24 tháng 6 2018

- Hai câu chuyện trong SGK tr. 29 có bố cục không hợp lí. Các sự việc được kể không theo trình tự, không thể hiện rõ mục đích giáo huấn và gây cười

- Cách kể chuyện ở (1) bất hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi đáy giếng tạo cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung kể sau sự việc nó ra ngoài giếng.

+ Câu chuyện không liên quan tới việc “con trâu trở thành bạn của nhà nông”

- Câu chuyện (2) không làm rõ được tính cách của hai người:

+ Anh chàng nào cũng cố khoe phần mình, không thèm chú ý đến người khác

+ Mặt khác câu chuyện không làm bật ra tiếng cười khi anh áo mới, anh lợn cưới cố thêm những yếu tố không bản chất vào câu hỏi và câu hỏi.

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một...
Đọc tiếp

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

Từ văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn từ 8-10 câu nói về thông điệp em đã rút ra được sau khi đọc

18

Trong cuộc sống, rất nhiều khi chúng ta nhận được bài học nhân sinh lớn từ những câu chuyện nhỏ, những niềm vui bất ngờ từ những điều tưởng chừng giản dị nhất. “Hai hạt lúa” là câu chuyện đã đem đến cho cô những cảm xúc kỳ diệu như thế.

“Hai hạt lúa” sử dụng cách truyền tải thông điệp bằng biểu tượng. Hai hạt lúa đại diện cho hai quan niệm, hai lối sống trái chiều nhau: một bên luôn sẵn sàng cho đi, một bên ích kỷ chỉ biết giữ lại những điều tốt đẹp cho bản thân mình.bài văn phê phán lối sống ích kỉ, thu mình trong vỏ bọc khép kín, chỉ biết nghĩ đến những quyền lợi của bản thân mình trong một hình hài nguyên vẹn tuy không nát tan trong đất nhưng lại tan nát trong cuộc đời, lại bị tuyệt diệt. Hạt giống tưởng rằng đã tan nát trong đất rồi nhưng lại được hồi sinh thành những bông lúa vàng trĩu hạt. Quy luật cho và nhận thường kỳ diệu như thế! Cho đi không có nghĩa là mất, giữ lại không có nghĩa là được. Câu chuyện đã mang đến một bài học nhân sinh sâu sắc: sống phải biết vươn lên chấp nhận thử thách, khó khăn để làm mới mình và đóng góp cho đời. Từ đó, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

Bn tham khảo 

Hok Tốt !!!!!!!!!!!!!!

5 tháng 1 2022
Em không biết, em mới học lớp 4 thôi.xin lỗi vì không giúp được gì
phần 1 : đọc hiểu :"Con chó ấy, từ trước vẫn sợ tôi, thoáng thấy bóng tôi là tránh cho thật xa, đêm nay hình như nó cũng thấy có những cái gì khác hẳn, cái gì như là tan nát, thấy tôi về, nó mừng quá, nó quên cả cái thói quen sợ tôi của nó, nó chạy bổ ra với tôi, mừng rối rít. Nó quấn lấy tôi, dều dễu theo tôi, nằm phục dưới chân tôi mà hít hít, ngửi ngửi rên lên những tiếng ư...
Đọc tiếp

phần 1 : đọc hiểu :

"Con chó ấy, từ trước vẫn sợ tôi, thoáng thấy bóng tôi là tránh cho thật xa, đêm nay hình như nó cũng thấy có những cái gì khác hẳn, cái gì như là tan nát, thấy tôi về, nó mừng quá, nó quên cả cái thói quen sợ tôi của nó, nó chạy bổ ra với tôi, mừng rối rít. Nó quấn lấy tôi, dều dễu theo tôi, nằm phục dưới chân tôi mà hít hít, ngửi ngửi rên lên những tiếng ư ử sung sướng, thân thiết. Thì ra những lúc gian nguy, chẳng những con người, đến con vật cũng quên hết những ghét bỏ, hiềm khích cũ mà gần gũi, thương yêu nhau, thấy cần phải nương tựa vào nhau mà sống. Tôi bỗng đâm ra lưỡng lự không biết đối xử với con chó này như thế nào, bỏ nó lại, hay là mang nó đi?…"

  a, xác định phương thức biểu đạt 

  b, hình ảnh nào về con chó khiến em xúc động nhất? vì sao

  c, hãy cho biết giá trị biểu cảm của từ "Lưỡng lự" ở câu cuối?

 d, trình bày nội dung chính của đoạn trích bằng 1 câu văn.

0
Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: - Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi ! Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: - Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng...
Đọc tiếp
Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: - Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi ! Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: - Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ, bẩm... - Đuổi cổ nó ra !” 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !” có tác dụng gì? 3. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ? Câu 2 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân khi hộ đê trong đoạn trích trên. Câu 3 (5 điểm): Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo truyền thống đạo lý tốt đẹp: "Thương người như thể thương thân".
1
8 tháng 5 2022

đoạn văn trên trích trong tác phẩm sống chết mặc bay
tác giả phạm duy tốn

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quý báu của ta.Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước".a,Xác định PTBĐ chính của văn bản.b,Trong câu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quý báu của ta.Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước".

a,Xác định PTBĐ chính của văn bản.

b,Trong câu văn:"Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước" đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

c,Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu van trên?

d,Từ văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của HCM, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của h/s đối với đất nước(viết thành đoạn văn khoảng 15-20 dòng

0
định nào đó của chủ. Ví dụ như kia, ông đang đứng bên cửa sổ và nhìn,nhìn ra xa xa và nghĩ, ngẫm nghĩ. Lúc ấy Bim liền đến ngồi xuống bênvà cũng nhìn, cũng nghĩ. Người không hiểu chó nghĩ gì, còn chó thì cóvẻ như muốn nói: "Giờ thì ông bạn phúc hậu của ta sẽ ngồi vào bàn,nhất định sẽ ngồi. Ông ấy sẽ đi bách bộ vài bước từ góc nọ sang góc kia,rồi sẽ ngồi xuống, rồi sẽ...
Đọc tiếp

định nào đó của chủ. Ví dụ như kia, ông đang đứng bên cửa sổ và nhìn,
nhìn ra xa xa và nghĩ, ngẫm nghĩ. Lúc ấy Bim liền đến ngồi xuống bên
và cũng nhìn, cũng nghĩ. Người không hiểu chó nghĩ gì, còn chó thì có
vẻ như muốn nói: "Giờ thì ông bạn phúc hậu của ta sẽ ngồi vào bàn,
nhất định sẽ ngồi. Ông ấy sẽ đi bách bộ vài bước từ góc nọ sang góc kia,
rồi sẽ ngồi xuống, rồi sẽ cầm cái que đưa lướt trên tờ giấy trắng, và tờ
giấy này sẽ thì thào khe khẽ. Trò ấy sẽ lâu đấy, vì vậy cho nên cả ta nữa,
ta cũng sẽ ngồi xuống bên ông ấy". Sau đó dúi dúi mũi vào lòng bàn tay
ấm áp của chủ. Và chủ nói:
- Nào, bé Bim, ta làm việc thôi. - Và đúng vậy, ông ngồi xuống.
Và Bim cuộn tròn nằm dưới chân ông, hoặc nếu ông bảo "Về chỗ" thì nó
sẽ đi về ổ đặt trong góc phòng và sẽ đợi. Nó đợi một cái nhìn, một lời
nói, một cử chỉ. Tuy vậy một lát sau cũng có thể rời ổ, hì hục với một
khúc xương tròn, chả gặm được đâu, nhưng là để mài răng cho sắc thôi,
- chỉ có điều là đừng làm
Nhưng khi Ivan Ivanưts đưa tay lên ôm mặt, khuỷu chống lên bàn, thì
Bim tới bên ông và đặt cái mõm có hai tai hai màu lên đầu gối ông. Và
cứ đứng thế. Nó hiểu, nó mơn trớn. Nó hiểu ông bạn nó có điều gì
không vui. Và Ivan Ivanưts cảm ơn nó:
- Cảm ơn mày, cu con ơi, cảm ơn Bim, - và cái que lại thì thào trên mặt
tờ giấy trắng.
Ở nhà thì thế đấy.
Nhưng ở ngoài đồng cỏ thì không phải thế. Ở ngoài ấy cả hai đều quên
hết mọi sự. Ở đó có thể chạy, nhảy nhót, đuổi bướm, lăn lóc trên cỏ, - cái
gì cũng được phép. Nhưng khi Bim đã tròn tám tháng tuổi thì ngay cả ở
đó nữa, mọi cái đều diễn ra nhất nhất theo khẩu lệnh của chủ: "Cho đi!",
thế là có thể đi chơi được, - "Lùi lại", rất dễ hiểu, - "Nằm xuống", quá rõ
rồi, - "Hấp!", là nhảy qua, - "Tìm đi", là đi tìm mẩu pho mát, - "Bên
cạnh", là đi bên cạnh chủ, nhưng chỉ phía bên trái thôi, - "Lại đây!", là
chạy mau về chỗ chủ, và sẽ được một miếng đường. Và đến tuổi một
năm thì Bim đã hiểu nhiều tiếng khác nữa. Đôi bạn, một người một chó,
càng ngày càng hiểu nhau hơn, yêu nhau và sống bình đẳng.
Nhưng đã xảy ra một việc làm đảo lộn cuộc sống của Bim, và chỉ trong
vài ngày nó đã trưởng thành vọt lên. Chuyện đó xảy ra chỉ là vì Bim
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 14
bỗng phát hiện ra một khuyết tật lớn, đáng lạ lùng của chủ.
Sự thể là thế này. Như một con thoi, Bim đang ra sức sục sạo kỹ lưỡng
trên đồng cỏ, cố tìm cho được miếng pho mát chủ ném ra thì chợt, giữa
các mùi khác nhau của cỏ, của hoa, của bản thân đất và dòng sông, sực
lên một luồng không khí khác thường và rạo rực: mùi của một con chim
gì đó, không giống tí nào với mùi những con chim Bim từng biết, - các
chú chim sẻ đủ loại, các chú vành khuyên vui tính, các chú chìa vôi và
các loại linh tinh khác mà đừng có hoài công đuổi bắt làm gì vô ích
(người ta đã thử rồi). Sực lên mùi một con chim gì đó chưa từng biết, nó
làm máu trong người nôn nao. Bim đứng sững lại, đưa mắt nhìn Ivan
Ivanưts, nhưng ông ta lại quay sang phía khác, tuyệt nhiên không nhận
thấy một cái gì cả. Bim lấy làm ngạc nhiên: ông bạn thế ra không đánh
hơi thấy. Vậy đích thị ông bị tật rồi! Và thế là Bim tự quyết định một
mình: nó lặng lẽ nhoài người bước lên, tiến đến gần cái không biết là gì
ấy, chẳng nhìn gì Ivan Ivanưts nữa. Bước chân nó mỗi lúc một dứt khoát
hơn, nó dường như chọn kỹ từng điểm để đặt từng bàn chân xuống,
làm sao cho không sột soạt, không vướng vào cành gai. Cuối cùng, cái
mùi ấy mạnh quá đến nỗi không thể nào tiến lên được nữa. Và Bim
đứng chết lặng tại chỗ, đờ ra như hóa đá, cái cẳng trước vẫn giơ lên,
chưa kịp đặt xuống đất. Đó là bức tượng một con chó, dường như do
một nhà điêu khắc điêu luyện tạo nên. Đó, lần đầu tiên nó đứng khựng
lại rình mồi là đó! Sự thức tỉnh đầu tiên của lòng đam mê săn mồi, ham
mê đến mức quên cả bản thân.
Ồ mà đâu phải, chủ nó khe khẽ bước tới bên nó, vuốt vuốt lên mình Bim
đang rùng rùng xúc động:
- Tốt, tốt, cu con ạ. Tốt lắm. - Rồi nắm lấy cổ dề nó: - Tiến... Tiến lên...
Nhưng Bim chịu chết: đứt hơi rồi.
- Tiến... Tiến lên... - Ivan Ivanưts lôi nó.
Và nó cất chân bước! Rón rén, rón rén. Chỉ còn một tí nữa thôi, - cái
chưa từng biết kia hình như sát đâu đây. Nhưng bỗng một hiệu lệnh gắt
- Tiến lên!!!
Bim lao lên. Một con chim cun cút bay vọt ra ồn ào. Bim xốc tới và...
đuổi theo, cắm đầu cắm cổ, dốc toàn lực.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 15
- Lùi lại-i - Chủ nó hét lên.
Nhưng Bim chẳng nghe thấy gì cả, dường như cũng chẳng có tai để mà
nghe nữa.
- Lùi lại-i! - Một tiếng còi. Lùi lại-i! - Một tiếng còi nữa.
Bim cứ thế phóng thục mạng cho đến lúc mất hút con chim cun cút, sau
đó quay trở về, vui vẻ, tươi hơn hớn. Nhưng thế này là thế nào nhỉ? Chủ
nó mặt sa sầm, nghiêm khắc nhìn nó, chẳng vuốt ve nó. Mọi chuyện thế
là rõ: ông bạn nó không đánh hơi thấy cái gì cả! Ông bạn bất hạnh... Bim
liếm liếm tay ông với một vẻ thận trọng, qua đó nói lên một lòng
thương xót đáng cảm động trước cái khiếm khuyết quá nổi bật có tính
chất di truyền của con người thân cận nhất của nó.
Ông chủ nói:
- Mày thật chả ra thế nào cả, đồ ngốc ạ. - Rồi bằng giọng vui vẻ hơn: -
Nhưng không sao, nào, ta bắt đầu, Bim, một cách thực thụ. - Ông tháo
cái cổ dề ra, thay vào đó một cái khác (vướng víu khó chịu) và móc vào
đó một sợi dây da dài: - Tìm đi.
Bây giờ thì Bim đi tìm một cái mùi chim cun cút, chỉ cái mùi ấy thôi. Và
Ivan Ivanưts dẫn nó đến cái chỗ con chim vừa mới bay chuyền tới. Bim
thật không ngờ là ông bạn mình đã nhìn thấy đại để cái nơi con cun cút
đậu xuống sau cuộc đuổi bắt nhục nhã kia (đánh hơi thì tất nhiên ông
chẳng thấy đâu, nhưng nhìn thì ông ta đã nhìn thấy).
Và cái mùi ấy, chính nó đây rồi! Bim không để ý sợi dây da, lao thẳng
lên, kéo, kéo, ngẩng cao đầu mà kéo căng ra... Một lần nữa nó lại dừng
lại! Nó sửng sốt trước vẻ đẹp kỳ lạ của ánh nắng trên nền trời chiều, một
vẻ đẹp dễ mấy ai hiểu nổi. Ivan Ivanưts xúc động run lên, nắm lấy đầu
dây da, cuộn chặt vào tay, khẽ ra lệnh:
- Tiến... Tiến lên...
Bim kéo cương bước đi. Và một lần nữa lại đứng khựng lại.
- Tiến lên!!!
Bim lại lao bổ lên, như lầu đầu. Lần này con chim cun cút vỗ cánh
phành phạch bay vọt lên. Bim lại xông lên một cách ngớ ngẩn để đuổi
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 16
bắt con chim, nhưng... sợi dây da giật mạnh bắt nó phải nhảy lùi lại.
- Lùi lại!!!! - Chủ nó quát. - Lùi lại!!!
Bim ngã xuống, quay lơ.
Nó chẳng hiểu là thế nào. Và một lần nữa lại kéo căng dây cương về
phía có con cun cút.
- Nằm xuống.
Bim nằm xuống.
Và một lần nữa mọi sự lặp lại, lần này là với một con chim cun cút khác.
Nhưng bây giờ Bim cảm thấy cái giật của sợi dây cương sớm hơn lần
trước, và nghe thấy lệnh thì nằm bẹp xuống, run lên vì xúc động, vì
hăng say và đồng thời cũng vì buồn, và nản: tất cả những cái đó hiện ra
trong bộ dạng nó, từ mũi đến đuôi. Mà đau thật cơ! Và không phải chỉ
vì sợi dây cương ác nghiệt đáng ghét kia, mà còn vì cái gai bên trong
vòng cổ dề nữa.
- Vậy đấy, Bim ạ. Phải thế, không khác được. - Ivan Ivanưts âu yếm vuốt
lông Bim.
Chính từ ngày ấy Bim đã trở thành con chó săn thực thụ. Cũng từ ngày
hôm ấy nó đã vỡ nhẽ ra rằng chỉ mình nó, chỉ một mình nó thôi là có thể
biết được con chim ở đâu, còn ông chủ nó thì chịu, và cái mũi ông ta có
chẳng qua chỉ là để cho đẹp mắt. Bắt đầu một sự nghiệp thực thụ mà cơ
sở của nó là ba tiếng: không được, lùi lại, tốt.
Rồi sau đó - chao ôi! Sau đó là khẩu súng! Một phát nổ đoàng. Con cun
cút rụng xuống như bị dội nước sôi.
Và té ra là đuổi bắt chim cun cút là một chuyện hoàn toàn không nên,
chỉ tìm nó thôi, xùy cho nó bay lên, rồi nằm xuống. Mọi việc sau đó do
ông bạn nó đảm nhiệm.
Thế là hòa: Chủ không có tài đánh hơi, chó không có súng.
Tình bạn đầm ấm và lòng chung thủy đã biến thành niềm hạnh phúc
như vậy đó, bởi vì bên nọ hiểu bên kia và không đòi hỏi ở bên kia nhiều
hơn cái mà bên kia có thể cho được. Đó là cơ sở, là hương vị của tình
bạn.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 17
Lên hai tuổi Bim đã trở thành một con chó săn xuất sắc, cả tin và ngay
thẳng. Nó đã biết được gần một trăm từ liên quan đến săn bắn và cuộc
sống ở nhà: Ivan Ivanưts nói "Đưa đây" ư, - Xong ngay; nói "Đưa dép
đây", - nó đưa. "Mang bát đến đây", nó ma đến; "Ngồi lên ghế!" - nó
ngồi. Thế đã ăn thua gì! Chỉ nhìn mắt nó là đã hiểu rồi: chủ nhìn người
nào bằng con mắt thân thiện thì đối với Bim cũng từ cái phút ấy người
ấy là người quen; chủ nhìn bằng con mắt ác cảm ư thì Bim có lần thậm
chí đã nổi đóa lên nữa, ngay cả khi nó bắt nhận được trong giọng nói
người kia một cái ý nịnh nọt (nịnh ngọt như mía lùi). Nhưng Bim không
cắn ai bao giờ, dù có bị xéo lên đuôi. Ban đêm, nó sủa lên để báo trước
có người lạ đang tới, xin mạn phép thế thôi chứ cắn thì không, trong bất
kể trường hợp nào. Quả thật là thông minh có nòi.
Về đầu óc thông minh thì Bim đã biết cả đến như thế này: nó đã tự hiểu
ra được, bằng cái trí não của chính bản thân nó mà đi tới được chỗ biết
cào cửa để người ta mở ra cho. Có lần Ivan Ivanưts bị ốm, không đi dạo
với nó được và thả cho nó đi một mình, Bim chạy nhông một tí, giải
quyết những việc cần thiết rồi vội vã trở về. Nó đứng dựng hai chân
sau, cào cào cánh cửa, kẽ kêu ăng ẳng vài tiếng như khẩn cầu, và cánh
cửa đã mở ra. Chủ nặng nề lê bước lệt sệt ra hành lang đón nó, vuốt ve
nó rồi lại lên giường nằm. Đó là những khi ông chủ nó, một người đã
luống tuổi, bị ốm (và càng ngày ông càng hay bị ốm vặt thế, điều mà
Bim không thể không nhận thấy).
Bim nắm được rất chắc; cứ cào vào cửa, thế nào người ta cũng sẽ mở cho
vào; cái cửa sinh ra chính là để cho người ta có thể vào được: khắc yêu
cầu, khắc vào được. Đứng trên quan điểm của một con chó, đó đã là một
niềm tin vững chắc.
Có điều là Bim không biết, nó không biết và không thể biết được rằng
niềm tin ngây thơ ấy về sau này đã đem lại cho nó biết bao sự vỡ mộng
và tai ương, nó không biết và không thể biết rằng có những cánh cửa
không mở ra, dù nó có cào đến
Nhưng đó là chuyện về sau, chuyện chưa biết, và bây giờ chỉ còn một
điều để nói: Bim, một con chó có tài đánh hơi xuất sắc, dẫu sao cũng vẫn
là đáng ngờ; nó không được cấp giấy chứng chỉ chó nòi. Ivan Ivanưts đã
hai lần đưa nó đi triển lãm: người ta đã đưa nó xuống đài không cần
đánh giá. Nghĩa là nó bị loại.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 18
Nhưng Bim vẫn cứ không phải thuộc một giống nòi vô tích sự, mà là
một con chó thực thụ, tuyệt vời: nó đã bắt đầu công việc săn chim từ lúc
tám tháng tuổi, Và săn ra săn! Những muốn tin rằng trước mắt nó mở ra
một tương lai tốt đẹp.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
CHƯƠNG 2
RỪNG XUÂN
Vào mùa săn thứ hai, tức là năm thứ ba sau khi Bim ra đời, Ivan Ivanưts
cho nó làm quen với rừng. Đó là một chuyện hết sức lý thú đối với cả
chó lẫn chủ.
Trên bãi cỏ và cánh đồng kia mọi cái đều thấy rõ ràng: khoảng rộng,
ngọn cỏ, cây lúa, lúc nào cũng trông thấy bóng chủ, cứ lao như một con
thoi sục sạo ngang dọc, tìm kiếm, phát hiện, khựng lại và đợi lệnh.
Tuyệt! Còn ở trong rừng đây thì lại hoàn toàn khác hẳn.
Đầu mùa xuân.
Khi hai thầy trò đến đây lần đầu, trời chỉới hoàng hôn, nhưng giữa các
hàng cây đã nhọ mặt người mặc dù bóng lá còn chưa hiện. Ở dưới thấp
mọi vật đều sẫm màu: các thân cây, lớp lá màu nâu thuẫn của năm
trước, các ngọn cỏ khô, và ngay cả đến những trái kim anh đỏ thắm của
mùa thu cầm cự được qua mùa đông, giờ đây nom cũng cứ như những
hạt cà phê vậy.
Cành lá khẽ xào xạc gió nhẹ, nghe lơ thơ và trần trụi: chúng như sờ soạng nhau
khi chạm nhau ở đầu cành, khi thì khẽ đụng nhau ở giữa
cành: chúng còn sống không nhỉ? Ngọn cây khe khẽ lắc lư, - dù không
lá, cây có vẻ vẫn còn sống. Muôn vật xào xạc huyền bí và ngào ngạt mùi
hương: cả những cây kia, cả lớp lá dưới chân, mềm mại và quyện hương
xuân của đất rừng, cả các bước chân của Ivan Ivanưts bước đi rón rén và
êm ru. Đôi ủng của ông cũng xào xạc, và vết chân ông ở đây cũng sực
mùi hơn ở ngoài đồng. Sau mỗi gốc cây lại có một cái gì mới lạ, bí hiểm.
Chính vì vậy mà Bim không rời xa Ivan Ivanưts quá hai chục bước: nó
chạy lên trước - tạt trái, tạt phải - rồi chạy trở lại, rồi nhìn mặt chủ, ý hỏi:
"Ta sa vào đây để làm gì thế nhỉ?".
- Không biết để làm gì à? - Ivan Ivanưts đoán hiểu. - Rồi sẽ biết, Bim ạ
rồi sẽ biết. Cứ đợi tí.

nữa này
 

6
7 tháng 10 2016

Hay !

7 tháng 10 2016

còn khá nhìu

Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”. “Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”. 
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm giàu. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cuộc sống tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà họ sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặt khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân họ chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thậm chí có người leo cây gần đến ngày hái quả vẫn bỏ cuộc.Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn là cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thất bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả. 
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ. 

Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại lạm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực. 

Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 100km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế. 

Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công sẽ có. 

Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.

3
28 tháng 1 2018

Lưu gì mà gửi lên 

Mik biết bài ày chép mạng mà

28 tháng 1 2018

Chép mạng chứ gì