K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2018

Câu nào sau đây không phải tục ngữ:

A. lạt mền buột chặc

B. ăn trắng mặt trơn

C. Uống nước nhớ nguồn

D. nắng tốt dưa, mưa tốt lúa

Chúc bạn học tốt!

7 tháng 3 2018

B. ăn trắng mặt trơn

6 tháng 11 2019

Hướng dẫn chấm:

- Viết bài văn nghị luận chứng minh. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu khái quát 2 câu tục ngữ: Dân tộc Việt Nam vốn có nhiều truyền thống tốt đẹp, một trong số đó là luôn trân trọng và ghi nhớ công ơn của những người gây dựng nên thành quả để hôm nay chúng ta được thụ hưởng.

- Dẫn ra 2 câu tục ngữ.

b. Thân bài (9đ)

- Giải thích 2 câu tục ngữ: (3đ)

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:

   + Nghĩa đen: khi chúng ta được hưởng cây trái ngọt lành, ta cần nhớ đến công lao chăm bón, tưới tiêu của người nông dân “đắp đập, be bờ trồng cây” để ta hái trái. (0.5đ)

   + Nghĩa bóng: Thông qua hình ảnh ẩn dụ người ăn quả – kẻ trồng cây, ông cha muốn nhắn nhủ một bài học về cuộc sống đó là khi ta hưởng thụ thành quả không phải của mình, ta phải luôn biết trân trọng và tìm cách báo đáp công lao của người ấy. Đó là một bài học lớn về nhân cách con người, về đạo lí làm người trong cuộc sống. (1.0đ)

Uống nước nhớ nguồn:

   + Nghĩa đen: khi chúng ta được hưởng những dòng nước mát trong lành, tinh khiết, cần nhớ đến người đã khởi nguồn dòng nước ấy cho ta thụ hưởng. (0.5đ)

   + Nghĩa bóng: nước là khởi nguồn của sự sống. Con người không thể sống mà thiếu đi thành phần thiết yếu ấy.Thông qua 2 hình ảnh ẩn dụ “nước” và “nguồn” cha ông ta nhắc nhở: con người phải nhớ về cội nguồn sinh dưỡng, nhớ về truyền thống dựng xây để báo đáp những người đã truyền cho ta sự sống. (1.0đ)

- Chứng minh: (5đ)

   + Bác Hồ đã dạy “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữa lấy nước”. Từ xa xưa, trong lịch sử dân tộc, các đời vua Hùng đã không ngừng đấu tranh dựng nước, chúng ta hôm nay sống trong hòa bình, cần ghi nhớ ông ơn. Dân tộc ta đã dành trọn vẹn 1 ngày để hướng về các vị vua ấy:“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”. (1.0đ)

   + Trải qua thời kì phong kiến, dân tộc ta đã phải đối phó với nhiều kẻ thù xâm lược. 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ không ít đồng bào đã ngã xuống. lịch sử được viết bằng máu và nước mắt ấy chính là những minh chứng hùng hồn nhất để những người con được sống trong hòa bình như chúng ta hướng về bằng cả tấm lòng trân quý, biết ơn sâu sắc. (1.0đ)

  + Xã hội chúng ta có những ngày tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì hòa bình dân tộc trong ngày Thương binh liệt sĩ 27 -7, ngày tôn vinh những nghề nghiệp trong xã hội: đó là ngày tôn vinh “Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” – ngày 20 -11 tri ân thầy cô giáo - những người lái đò thầm lặng, ngày thầy thuốc Việt Nam… ăn bát cơm người nông dân làm ra trong “một nắng hai sương” “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, chúng ta trân trọng hạt gạo, biết ơn người đã đổ mồ hôi công sức cho những hạt mầm mãi tốt tươi. Từ đó sống sống tiết kiệm, không phung phí, sống có trách nhiệm, sống chan hòa tình cảm, yêu thương quý trọng mọi người. (2.0đ)

   + Bài học về cách đối nhân xử thế dành cho mỗi người: từ gia đình đến ngoài xã hội, cần biết tôn trọng lẫn nhau, trân trọng thành quả của người đi trước, ghi nhớ công sức của người làm ra nó… (1.0đ)

- Liên hệ bản thân em. Thế hệ trẻ hôm nay cần phải giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp ấy để thế hệ mai sau sẽ tự hào tiếp bước, phát huy tinh thần, nhân cách, phẩm chất và đạo đức của con người Việt Nam. (1.0đ)

c. Kết bàì (0.5đ)

Khẳng định giá trị của câu tục ngữ.

17 tháng 3 2021

Không biết tự bao giờ mà những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã được nhân dân ta sáng tác và lưu truyền cho tới tận bây giờ. Những câu ca dao tục ngữ ấy chính là những bài học đạo lí, những kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta đúc rút lại để dặn dò con cháu sau này. Một trong những đạo lí truyền thống mà mỗi người con của mảnh đất Việt Nam ta đều biết đến đó là: lá rụng về côi, suối chảy về nguồn, mỗi người chúng ta ai ai cũng phải luôn biết ơn và khắc ghi công lao mà các bậc cha anh để lại. Điều đó đã được nhân dân ta đúc rút thành những câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

“Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đều là những câu tục ngữ mà nhắc đến lối sống ân tình, tình nghĩa của nhân dân ta, gợi nhắc con người về lòng biết ơn đói với thế hệ đi trước – thế hệ mà biết bao con người đã đánh đổi công sức, đánh đổi mồ hôi, thậm chí là đánh đổi cả máu và nước mắt để có được chúng ta ngày hôm nay, để có một đất nước hòa bình như thế này.

Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, điều đó được thể hiện qua bề dày những câu ca dao tục ngữ truyền miệng từ ngàn đời về đạo lí sống của con người:

“Cây có cội mới nảy mầm xanh lá

Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu”

Hay bài:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho trong chữ hiếu mới là đạo con.”

Hay bài ca dao nói về công lao của những người đi trước nhằm nhắc nhở chúng ta phải luôn trân trọng, biết ơn giá trị của cuộc sống hiện tại:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”

Không chỉ vậy, lòng biết ơn còn là thước đo phẩm chất và nhân cách của mỗi người. Chúng ta sẽ trở thành những kẻ vô ơn, sống hoài sống phí, chúng ta liệu có muốn biến mình trở thành một dứa con bất hiếu hay một người học trò vô lễ? chúng ta liệu có ai muốn mình trở thành những kẻ ngang nhiên ăn không trái chín trên cây của một người nông dân nghèo khổ, vất vả? Ắt hẳn không ai trong chúng ta mong muốn như vậy. Khi chúng ta biết trân trọng thành quả của người khác, chúng ta sẽ được mọi người thêm tôn trọng và yêu mến hơn, khi ấy những gì mà chúng ta trao cho người khác cũng được nâng niu và công nhận.

Bên cạnh giá trị truyền thống vốn có của mình, lòng biết ơn còn được coi là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất. Nếu chúng ta không biết trân trọng công lao của người khác thì chúng ta đang hưởng thụ cuộc sống ngày hôm nay một cách vô ơn, vô nghĩa. Được sinh ra và lớn lên, chúng ta phải khắc ghi công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ. Để được nên người, được nâng tầm tri thức, chúng ta phải biết ơn công lao giáo dục của thầy cô và gia đình. Để được hưởng cơm ngon, trái ngọt mỗi ngày, chúng ta phải biết ơn những người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Và để được sống dười nền trời hòa bình, không có khói lửa chiến tranh như ngày hôm nay, chúng ta phải biết ơn Cách Mạng, biết ơn những người anh hùng đã hi sinh, biết ơn nhân dân đã thầm lặng cống hiến để có được Tổ Quốc ta ngày hôm nay… Mọi thứ trên đời không tự nhiên sinh ra hay mất đi, để có được những thành quả ấy là cả một hành trình dài của bao đời người, bao thế hệ. Chúng ta phải trân trọng nó. Nhưng bên cạnh sự biết ơn, chúng ta phải là những người duy trì, phát triển từ những thành quả vốn có ấy, để chúng ta nối bước cha ông, lại trở thành những người đi trước với thế hệ sau, chúng ta phải đóng góp, chúng ta phải cống hiên, để những trái ngọt ngày không mất đi mà ngày thêm căng mọng, ngọt ngào.

Từ đạo lí mà cha ông ta ta răn dạy, chúng ta lên án phê phán những kẻ có lỗi sống vô ơn, coi những điều mình được hưởng thụ là tất yếu, là đương nhiên, không biết phấn đấu, phát huy những gì mình đang có. Những kẻ như vậy ắt sẽ bị xã hội coi thường, không tôn trọng và yêu mến.

“Uống nước nhớ nguồn” và “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” từ lâu đã là những câu nó truyền đời, truyền thống của nhân dân ta. Mỗi lần đọc lại những lời dặn dò ấy, em lại tự nhủ sẽ cố gắng phấn đấu hơn để sẽ luôn nhớ ơn những công lao vô bờ ấy, để góp phần xây dựng quê hương, đất nước thêm giàu đẹp.

chúc bn hok tốt , tk cho mik nha

27 tháng 1 2022

D

Em tham khảo đề 1 :

Dàn ý tham khảo:

- Mở bài: Vấn đề cần chứng minh ở đây là '' lòng biết ơn ''

- Thân bài:

* Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: ở đây muốn chúng ta là người sử dụng quả ngon do người khác làm ra thì phải biết ơn người tạo ra nó

+ Nghĩa bóng: câu muốn đưa ra lời khuyên vô cùng ý nghĩa đến mọi người là hãy biết ơn, nhớ đến những người đã có công gầy dựng, tạo nên những thứ tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng

* Những dẫn chứng:

+ Những ngày lễ do chúng ta tổ chức để bày tỏ sự biết ơn

_ Ngày 8/3, ngày 10/3 giỗ tổ

+ Đền đáp, nhớ đên công lao của họ

- Kết bài: nêu đánh giá, nhận xét của em về câu tục ngữ

+ Câu tục ngữ rất đúng đắn

*Bài làm tham khảo:

   Nước Việt Nam ta với hơn 4000 năm lịch sử chống giặc ngoại xâm và giữ nước vẫ luôn sống trên những phẩm chất đạo đức cao đẹp. Với hàng ngàn đạo lí nhân sinh, trong đó có cả lòng biết ơn - một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Cũng từ đó, câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' xuất hiện. Nó là đúc kết của những kinh nghiệm quý báu ông cha ta.

      Đúng vậy, ta đã biết tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Cho nên, trong câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, Uống nước nghĩa là đang sử dụng một loại nước nào đó, là một hành động sử dụng một thứ gì đó. Nguồn chính là nơi hình thành, tạo ra thứ nước đó để chúng ta uống. Trong câu tục ngữ đã nhấn mạnh từ nhớ để thể hiện lên ý chính nêu trong câu. Mọi người ai ai cũng phải uống nước. Để làm gì ? Để được tồn tại, được phát triển. Chính như thế mà nguồn nước cũng tương đương với sự sống muôn loài. Chúng ta phải biết ơn nguồn nước đó vì nó là nơi hình thành nên thứ nước chúng ta đang sử dụng.

      Không chỉ thế, tục ngữ bao giờ cũng có ý khái quát cả. Chính vì thế, xét về nghĩa khái quát câu tục ngữ chính là một quy luật: Đã uống nước thì phải nhớ nguồn. Chúng ta đã và đang được sống, mà '' sống '' là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng tự ta có thể vượt qua được mà phải nhờ sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Và đó là cái mà ta cần phải biết ơn. Lòng biết ơn sẽ không làm ta mất mát bất cứ thứ gì mà còn giúp ta nhận thêm sự yêu quí từ người khác. Vì thế, chúng ta nên rèn luyện và phát huy đạo lí tốt đẹp ấy.

     Cũng tương tự như câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '', câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '' cũng đã ca ngợi đạo lí này. Một sự việc cụ thể để ta cần bày tỏ lòng biết ơn đó chính là công lao dương dục, sinh thành của cha mẹ. Họ đã phải hy sinh nhiều thứ để ta có được ngày hôm nay. Cha mẹ ngày đêm vất vả nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người thì kể từ thời còn bé ta phải biết hiếu thảo với họ để bày tỏ sự biết ơn. Ngoài ra, ở xã hội, các cấp chính quyền còn tạo điều kiện để ta được đi học, được phát huy tài năng của mình. Vì thế, chúng ta cũng phải cố gắng chăm ngoan học giỏi để sau này góp phần bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước mình.

    Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.

     Nói tóm lại, câu tục ngữ đã mang lại nhiều giá trị về văn hóa tinh thần cho dân tộc ta. Và đó cũng là một lời khuyên, một lời nhắc nhở về lòng biết ơn trong xã hội ngày nay. Dân tộc ta phải luôn giữ vững và phát huy tinh thần ấy.

29 tháng 4 2019

ở trên mạng có đầy mà , sao bạn không vận dụng mấy bài ở trên đó để mà làm :VVVV

29 tháng 4 2019

:)))))

1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa 

    Bay cao thì nắng bay vừa thì râm .

Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc vào áp suất của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí.

Do cánh của chuồn chuồn quá mỏng lại có các nan đặc biệt hút được độ ẩm của không khí. Vậy nên khi trời sắp mưa thì độ ẩm trong không khí tăng cao, không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.

Khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm, cánh của chuồn chuồn khô đi và nhẹ hơn nên sẽ bay được cao hơn.

Vậy nên ông cha ta từ ngày xưa có thể nhìn chuồn chuồn bay mà đoán biết thời tiết trong ngày như thế nào.

2. Nhai kỹ no lâu , cày sâu tốt lúa .

- Đây là câu tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất, cụ thể hơn là sản xuất nông nghiệp, mà trong canh tác nông nghiệp thì cây lúa là cây lương thực số một của người Việt nam ta. Muốn lúa sinh trưởng và phát triển tốt, một trong những điều quan trọng là cần chuẩn bị đất thật kĩ, điều này thể hiện qua vế câu: cày sâu tốt lúa.
- Trong tục ngữ, nhân dân ta hay sử dụng cách nói cân đối, hài hoà, nhiều khi chỉ một vế hay một câu có dụng ý rõ ràng, còn vế (hay câu kia) có tác dụng đưa đẩy. Câu tục ngữ này nằm trong loại đó. Tuy nhiên, vế thứ nhất của câu tục ngữ trên vẫn có ý nghĩa nhất định khi đứng độc lập.
- Câu nhai kĩ no lâu xuất phát từ việc người Việt Nam ta ăn ngũ cốc, mà chủ yếu là ăn ở dạng thô, nấu chín là ăn chứ không phải ăn dạng bột, nên khi ăn, muốn no lâu cần nhai thật kĩ, nghĩa là xay nhuyễn thức ăn trước khi đưa nó đến dạ dày. Và bởi vì dạ dày có sức chứa hạn chế nên nếu nhai trệu trạo, nuốt vội vàng thì rất dễ đầy dạ dày, tạo cảm giác chóng no, nhưng thực ra thì lượng dinh dưỡng lại ít, gây ra sự thiếu hụt nhanh dưỡng chất để nuôi cơ thể. Thêm nữa, nhai kĩ, thức ăn sẽ được dịch vị tiết ra thấm vào, quá trình lên men, hấp thụ diễn ra rất tốt, nên sẽ "no lâu" hơn thôi, kể cả lượng thức ăn như nhau thì người ăn chậm, ăn lâu, nhai kĩ sẽ no lâu hơn người ăn nhanh.

3. Người đẹp vì lụa , lúa tốt vì phân .

 Để hiểu hơn về câu tục ngữ này, chúng ta phải biết được giá trị của một miếng lụa. Trong thời xưa, lụa được cho là một món hàng xa xỉ. chỉ dành riêng cho người giàu có mà thôi. Thời nhà Đường, màu sắc của mảnh vải lụa phản ánh địa vị và cấp bậc của người đó trong xã hội. Nghĩa đen khi dịch ra của câu tục ngữ đó là, vẻ đẹp của một con người được quyết định bởi trang phục mà họ mặc trên người. Trong khi đó, hàm ý của câu tục ngữ này lại sâu xa hơn. Có nhiều câu nói trong văn hóa phương Tây nói về việc đánh giá con người qua vẻ bề ngòai; “Never judge a book by its cover” (Đừng đánh giá quyển sách qua chiếc bìa) muốn nhắc nhở người nghe đừng đánh giá chỉ thông qua vẻ ngòai, trong khi “Fake it ‘til you make it” (Cứ giả vờ đi cho đến khi bạn biến nó thành sự thật)lại khuyên nhủ bạn rèn luyện sự tự tin của mình trong khi bạn trau dồi chuyên môn. Câu tục ngữ này là biến thể của cụm từ “dress to impress” (mặc đẹp để gây ấn tượng) trong phương Tây. “Lúa tốt vì phân” nhấn mạnh câu phía trước, và cùng nhau ám chỉ việc cái đẹp ở bất kỳ đâu (con người hay thiên nhiên) cũng đều đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc.