K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2018

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

a, Biện pháp đảo ngữ, từ láy và liệt kê
b, Tác dụng: Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây

12 tháng 12 2018

- Nghệ thuật: từ láy, liệt kê

- Hiệu quả: Nêu lên nỗi vất vả của người dân sinh sống ở đèo Ngang và cảnh heo hút, hoang sơ của con đèo này

5 tháng 8 2016

a,

- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng thời tiết nắng mưa.

- Nghĩa chuyển: Chỉ sự gian lao, khó nhọc của người mẹ.

b,

      "nắng mưa , từ những ngày mưa 

     lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan"

Trong câu thơ trên nhà thơ đã sử dụng từ " lặn" để nói về sự gian lao, khó nhọc sự vất vả của người mẹ trong cuộc sống cũng như trong cuộc đời này. Chỉ dùng một từ " lặn " cũng khiến người đọc , người nghe hiểu được tấm lòng, sự gian nan ấy trong cuộc đời mẹ không bao giờ thay đổi. Nếu sử dụng từ khác thay cho từ " lặn" thì chắc chắn không thể hiểu được nỗi vất ấy, tấm lòng ấy bao la như thế nào.

 

12 tháng 12 2018

*khổ đầu:

tác giả đã sử dụng điệp từ "nghe".Có tác dụng:để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Thông qua đó ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

*khổ cuối:

Tác giả đã sử dụng điệp từ "vì". Có tác dụng:để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

12 tháng 12 2018

Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tư ợng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa
bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.

21 tháng 11 2016

1. Có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ.

Gieo vần ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4 ( viên, thiên, thuyền )

nhịp: 4/3

2.. - Thời gian: ban đêm

không gian: không gian được miêu tả trong bài rằm tháng giêng là không gian lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thứ 2 khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Sự lặp lại 3 lần của từ xuân khiến cho câu như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đọng lên cảnh vật. Làm cho không gian đêm rằm tháng giêng trở nên đậm đà mùa xuân,.

- Bài này được Bác viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. Thế nhưng trong bài thơ, ta thấy chủ thế chữ tình và rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc và chan hòa cùng ánh trăng thiên nhiên nơi núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn nhường cho thiên nhiên tình yêu thương ưu ái, không nở từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Nói lên phong thái lạc quan yêu đời của Bác.

-

 

24 tháng 4 2018

Chắc là đúng :vv

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

5 tháng 8 2018

nhà thơ hoài thanh đã có lần khẳng định:thơ Bác đầy trăng.thật vậy,nói đến thơ Bác là nói đến tình yêu,sự nặng lòng với vẻ đẹp của trăng và thiên nhiên đất nước.yêu trăng là tình yêu tự do,tin yêu về sự nghiệp cách mạng đầy gian khổ,về một chiến thắng không xa của dân tộc.tâm hồn Bác nhạy cảm với thiên nhiên,ẩn sâu trong những câu thơ đầy ý vị là một tâm thế ung dung,tự tại lạc quan một cách đáng ngạc nhiên trong hoàn cảnh của đất nước lúc bấy giờ.Ta vẫn thấy trong con người Bác sự hòa quyện về tâm hồn mẫn cảm của một thí sĩ vừa mang cốt cách chiến sĩ.(bạn làm ơn lồng ghép phần thơ vào hộ mình cái)ta lại bắt gặp vẻ đẹp ngời sáng của bác trong bài thơ Rằm Tháng giêng ,vẫn những vẻ đẹp ấy nhưng qua bài thơ ta thấy được con mắt quan sát tinh tế.gợi cho ta một sự ngưỡng mộ và tự hào về người cha dân tộc.

5 tháng 8 2018

cam on nhung bai nay minh thay hon ngan

minh van like cho ban nha

16 tháng 10 2016

a) Bài bạn đến chơi nhà có  tám câu mỗi câu có bảy chữ cách hợp vần 1-2-4-6-8       b) Chi tiết thể hiện sự dân dã là các câu thơ 2-3-4-5-6-7        c) hoàn cảnh thiếu thốn trẻ đi vắng có cá có gà nhưng ko bắt dc cải chưa ra cây bầu còn non và mới nụ mướp đơm hoa trầu ko có đây là cách nói khéo sang về cái nghèo khó     Dụng ý nhằm tạo là đòn bẩy nghệ thuật và thăng hoa tinh cảm bạn bè ở cau thơ cuối      d) Cách nói hóm hỉnh khó đuổi Hà bầu rộn rốn      e) Nói len sự hoà hợp giữa hai con người người bạn tri âm tri kỉ và sự đồng cảm sẻ chia                 

 

16 tháng 10 2016

1b 2c 3D 4a       b) (1) thừa QHT (2) thiếu QHT (3) QHT ko thích hợp về nghĩa     c) Lôi các câu là thừa quan hệ từ (1) bỏ QHT qua  (2) bỏ QHT đối với (3) bỏ QHT với.