K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2021

Thông điệp: Phải biết quý trọng thành quả mà mình được hưởng vì để có được thành quả đó, mọi người phải vất vả và chịu nhiều khó khăn. 

  Ca dao dân ca về lao động sản xuất là nơi gửi gắm tâm tư tình cảm của người dân lao động trong lúc lao động mệt nhọc. Trong những câu ca dao khuyên nhủ con người biết nhớ đến công lao người lao động tôi thích nhất câu ca dao:

       “Ai ơi bưng bát cơm đầy

    Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

    Quả thật, câu ca dao là bài học quý giá về lòng biết ơn của con người mà cha mẹ, ông bà vẫn luôn dạy bảo chúng ta. Vậy cần hiểu nghĩa câu ca dao là gì? Hạt cơm là thứ được làm chín bằng cách nấu từ hạt gạo của cây lúa. Hạt gạo, hạt cơm còn được ví như hạt vàng, hạt ngọc của con người. . Khi bưng bát cơm lên ăn, người ăn cần nhớ đến sự khó khăn, vất vả, cực nhọc của người nông dân mà trân trọng, nâng niu từng hạt cơm cũng như trân trọng sức lao động của con người khi làm ra hạt cơm đấy. Câu ca dao vừa ca ngợi đức tính cần cù của người dân Việt Nam vừa khẳng định, đề cao giá trị của bông lúa hạt gạo.

    Vậy tại sao cần trân trọng, nâng niu hạt cơm và sức lao động con người? Tại sao cần biết ơn họ? Hạt gạo nuôi sống tất cả chúng ta. Và ai là người có công làm ra hạt gạo ấy? Không ai khác đó là người nông dân lao động cần cù, một nắng hai sương, chịu thương chịu khó. Để làm thành một bát cơm người nông dân mất bao công sức. Đầu tiên là cày bừa, làm đất, đắp bờ, cắt cỏ, tưới nước. Sau đó người noonh dân lại mất công gieo mạ, cấy, chăm bón cho cây lúa để nó trưởng thành và thu hoạch. Thu hoạch về lại mất thêm công phơi, giã, xay, giần, sàng… để cho ra hạt gạo. Từ hạt gạo đó mới có thể nấu thành cơm. Nếu thời tiết thuận lợi, cây lúa phát triển tốt người nông dân mới có thể an lòng. Gặp năm trời hạn hán hay mưa lụt là mất mùa, việc làm ra hạt gạo lại khó khăn gấp bội phần. Vì vậy việc biết ơn những người làm ra hạt gạo là cần thiết, trân trọng từng hạt cơm là điều đáng quý.

    Tuy nhiên, hiện nay có một số người còn có cách ăn uống lãng phí… Nấu cơm thừa nhiều thì đổ đi, ăn cơm bỏ bữa… Có người ăn cơm quán vì sĩ diện mà lúc nào cũng bớt lại một phần mà không ăn, cũng không bọc gói mang về. Đó là biểu hiện của việc không biết trân trọng lao động, không biết trân quý hạt cơm. Bản thân tôi cũng từng bỏ bữa hoặc đổ cơm thừa vào thúng rác. Tôi nhận ra đó là lãng phí, là vô ơn với những người lao động. Từ nay tôi sẽ khác, nếu có cơm thừa tôi dành phần đó cho con gà, con lợn trong nhà cũng là ý tưởng hay chứ sao. Có như vậy mỗi bông lúa, hạt gạo, hạt cơm được làm ra mới thực sự ý nghĩa.

    Bên cạnh đó cũng có rất nhiều câu tục ngữ khác cũng đề cao giá trị của lòng biết ơn như” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” hay “Uống nước nhớ nguồn”.

    Tóm lại, qua câu ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” mỗi chúng ta lại thêm thấm thía về ý nghĩa của lao động và sự sống. bài học về biết ơn lại càng được khắc sâu trong lòng mỗi người.

21 tháng 5 2019

Trong những câu dân gian nói về lao động, em thích nhất câu ca dao:

"Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".

Câu ca dao như một lời nhắn nhủ chứa chan tình nghĩa "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mà ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo vẫn hàng nhắc nhở chúng ta.

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta được gọi là hạt ngọc, hạt vàng. Bát cơm dẻo thơm ta ăn hằng ngày, các loại bánh như bánh cốm, bánh chưng, bánh giầy, bánh phở... những món ăn ngon đều được chế biến từ hạt gạo. Cốm Vòng dẻo thơm bọc trong lá sen xanh, ai đã được một lần thưởng thức cái thức dâng của Trời, cái ngọt ngon của đồng quê nội cỏ nước Nam.

Ai đã làm ra hạt gạo để mọi người được bưng những bát cơm đầy dẻo thơm, được no ấm? Chính là người dân cày Việt Nam đã một nắng hai sương, quanh năm vất vả cày bừa, cấy hái, làm cỏ, tát nước, bón phân, bắt sâu mới làm nên những mùa vàng. Trời mưa gió, lúc bão táp mưa sa, lúc nắng hạn, đồng khô nứt nẻ, làm ra bát cơm ngon lành, dẻo thơm, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi vật lộn với lo âu vất vả, nếm trải "đắng cay muôn phần".

Câu ca dao đã ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó và tinh thần sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Họ là động lực, là nguồn sống của xã hội. Nhờ họ mà mọi người, mọi nhà được no ấm. Nhờ họ, mà đất nước ta có nhiều triệu tấn gạo xuất khẩu. Nhờ họ mà quê hương ta ngày một giàu có, thịnh vượng.

Câu ca dao còn ca ngợi và khẳng định giá trị của bông lúa, hạt gạo. Nó nhắc nhở mọi người khắc sâu trong trái tim mình lòng biết ơn người dân cày Việt Nam.

Từ câu ca dao, em nghĩ về đất nước, tự hào về nền văn minh sông Hồng, nền văn minh trồng lúa nước. Em nghĩ về nền nông nghiệp nước ta đang trên đà phát triển, hiện đại hóa. Điện và máy móc (máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước,...) đã đến với đồng quê. Mỗi năm đất nước ta sẽ sản xuất được 50 triệu, 100 triệu tấn lúa... là mơ ước của cả dân tộc.

Học câu ca dao: "Ai ơi bưng bát cơm đầy - Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần", bài học "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" càng trở nên sâu sắc, thấm thía.



 

24 tháng 4 2020

Thành phần gọi – đáp trong bài ca dao: ai ơi. Thành phần này không hướng đến một đối tượng nào cụ thể. Có nghĩa là đối tượng mà bài ca dao hướng đến có thể là bất kì ai, là tất cả mọi người, gợi mở ý nghĩa sâu xa của lời nhắn nhủ trong bài ca dao.

15 tháng 11 2021

1. Bán anh em ....xa..., mua láng giềng gần.

2. Ăn .....cháo....., đá bát.

3. Có công mài sắt, có ..ngày............ nên kim.

4. Ai ơi bưng bát ...cơm....... đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay.......muôn...... phần.

5. Anh đi anh nhớ ......quê........ nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

6. Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.

7. Công cha ....như....... núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ....kính...... cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

8. Dạy con từ ..thuở...... còn thơ

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.

9. Anh em như thể ......tay... chân.

10. Ăn ngay nói thật, ......mọi...... tật mọi lành.

11. Dĩ hòa ....vi..... quí.

15 tháng 11 2021

ai trả lời hết đc mà ko coi mạng tui cho giải thưởng là tick nhé!Đừng coi mạngvì bạn lớn rồi,trung thực lên

11 tháng 8 2021

Em tham khảo:

I. Khái quát:

-  Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

-  Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh.

-  “Đồng chí” là một trong những tác phẩm thành công của Chính Hữu. Bài thơ diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến, được biểu hiện rõ nét nhất ở đoạn thơ:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

…Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

II. Phân tích:

1.  Tình đồng chí là sự thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, nỗi niềm của nhau:

-  Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Căn nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

-  Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa…Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính.

-  Tuy nhiên, sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong gió nơi quê nhà xa xôi. Nói “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” nhưng thực ra chính là nói nỗi nhớ của tiền tuyến gửi về hậu phương.

2.  Tình đồng chí còn là sự đồng cam cộng khổ, cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

-  Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống Pháp hiện lên rất cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày…

-  Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu biết được sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt hầm hập đến ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người, biết được cảm giác “miệng cười buốt giá”: trời lạnh, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu.

-  Thế nhưng, những người lính vẫn cười trong gian lao bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “chân không giày” và thời tiết “buốt giá”. Sức mạnh của tình đồng đội đã truyền cho họ niềm tin, động lực để giúp họ vượt qua tất cả, đẩy lùi khó khăn, gian khổ.

-  Trong đoạn thơ, “anh” và “tôi” luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ. Có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.

III. Đánh giá:

-  Đoạn thơ được viết bằng thể thơ tự do, bút pháp tả thực, lời thơ giản dị, mộc mạc, cô đọng; hình ảnh thơ gợi cảm, giàu ý nghĩa…

-  Qua đây khắc họa chân thực mà sinh động tình đồng chí gắn bó keo sơn của những lính vệ quốc trong những ngày đầu kháng chiến, đồng thời thể hiện tài năng của tác giả.

Tình đồng chí là sự thấu hiểu, sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến từng nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình. “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay /Giếng nước gốc đa tiễn người ra lính”.Người đồng chí đi lính bỏ lại ở quê hương ruộng nương, nhà cửa và ruộng vườn.Từ “mặc kệ” thể hiện...
Đọc tiếp

Tình đồng chí là sự thấu hiểu, sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến từng nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình. “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay /Giếng nước gốc đa tiễn người ra lính”.Người đồng chí đi lính bỏ lại ở quê hương ruộng nương, nhà cửa và ruộng vườn.Từ “mặc kệ” thể hiện sự dứt khoát của người lính.Nhưng ở ngoài mặt trận, trong lòng vẫn da diết một nỗi nhớ về quê hương, hình ảnh quê hương vẫn luôn hiện trong đầu của những người đồng chí. Tình đồng chí còn là cùng nhau vượt qua khó khăn, gian khổ nơi chiến trường “ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh /Rét run người vừng trán ướt mồ hôi /Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá/ Chân không giày /Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.Những thiếu thốn và sự gian lao trong cuộc sống của những người lính được thể hiện qua từng câu thơ.Cuộc sống của những đồng chí trong những năm kháng chiến chống Pháp được kể một cách chân thực: chịu cảnh sốt rét, thiếu thốn về trang phục, thời tiết khắc nghiệt; sự thiếu thốn: áo rách, quần vá, chân không giày.Nhưng những khốn khó đó lại làm nổi bật lên tình đồng chí giữa những người lính: yêu thương gắn bó, tay nắm lấy bàn tay.Với nhịp thơ ngắn kết hợp cùng phép đối, tác giã đã làm hiện lên tình cảm chân thành và vô cùng sâu sắc, giúp đỡ lẫn nhau trên mọi nẻo đường.Đoạn tình cảm đáng trân quý đó đã giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn, gian khổ.

 

 

ai bổ sung ý và sửa lỗi đứt mạch giúp em với ;-;. chuẩn bị kiểm tra rồi ạ

2
9 tháng 12 2021

giúp e với các bác ơi chút ít cx dc ạ

9 tháng 12 2021

bạn còn cần không ạ?

Phần I:  Đọc – Hiểu ( 5,0 điểm)Trong một bài thơ có đoạn:\     “ Ruộng nương  anh gửi bạn thân cày     Gian nhà không mặc kệ gió lung lay     Giêng nước gốc đa nhớ người ra lính     Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh     Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi     Áo anh rách vai     Quần tôi có vài mảnh vá     Miệng cười buốt giá     Chân không giày     Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”1. Đoạn thơ trên trích trong bài...
Đọc tiếp

Phần I:  Đọc – Hiểu ( 5,0 điểm)

Trong một bài thơ có đoạn:\

     “ Ruộng nương  anh gửi bạn thân cày

     Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

     Giêng nước gốc đa nhớ người ra lính

     Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

     Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

     Áo anh rách vai

     Quần tôi có vài mảnh vá

     Miệng cười buốt giá

     Chân không giày

     Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó?

2. Phân tích hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

3.Trong đoạn thơ có những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau, hãy nêu một trường hợp cụ thể và chỉ rõ tác dụng của việc sáng tạo đó trong việc thể hiện tình cảm giữa những người lính.

4. Câu cuối đoạn gợi liên tưởng đến một câu thơ cũng có hình ảnh trượng tự trong một bài thơ khác viết về người lính đã học ở chương trình Ngữ văn 9. Hãy chép lại câu thơ có hình ảnh tương tự đó và cho biết tên bài thơ, tên tác giả, bài thơ có câu thơ đó được viết theo thể thơ nào?

5. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp( chú thích rõ lời dẫn trực tiếp đó).

Phần II: Làm văn (5,0 điểm)

         Đề 2: Tưởng tượng mình là bé  Đản trong truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ,  hãy kể lại câu chuyện về cuộc đời người mẹ thân yêu và gửi lời nhắn nhủ tới mọi người.

 

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Cô ơi !    Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.    Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cô ơi !

    Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.

    Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.

 1) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên, người viết đã sử dụng cách nào để thể hiện phương thức biểu đạt đó ?

2) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật nhất trong câu : " Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. "

3) Thông điệp sâu sắc nhất được gợi ra từ đoạn trích là gì ?

                                                 MÌNH CẦN GẤP LẮM Ạ !!!

0