K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4

Ai có sách LS và ĐL lớp 5 xem hộ mik với mik để quên sách trên lớp òi, huhu:>

14 tháng 4

Chiếc xe tăng tiến thẳng vào dinh độc lập là 2 xe cơ bn nhé, là xe tăng T-54B mang số hiệu 843 và T-59 mang số hiệu 390 nhé.

1 tháng 10 2021

Người cắm cớ trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 là đại tá BÙI QUANG THUẬN 

1 tháng 10 2021

đại tá Bùi Quang Thận.

16 tháng 4 2023

Diễn biến cuộc tiến công vào đại sứ quán Mĩ  của quân giải phóng miền Nam trong dịp tết Mậu Thân  1968:

  • Thời khắc giao thừa, một tiếng nổ rầm trời rung chuyển Sứ quán Mĩ làm sập một mảng tường bảo vệ.
  • Lính đặc công lập tức bắn chết 4 tên lính gác, chiếm giữ tầng dưới Sứ quán.
  • Lính Mĩ chống trả quyết liệt, dùng máy bay chở thêm lính đổ xuống nóc Sứ quán.
  • Đại sứ Mĩ chạy khỏi Sứ quán bằng xe bọc thép.
  • Cuộc chiến diễn ra 6 giờ đồng hồ, khiến Sứ quán Mĩ tê liệt.
25 tháng 4 2023

Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 => 30/4/1975) 

  • 17h ngày 26/4/1975, tiến vào trung tâm Thành phố chiếm các cơ quan đầu não của địch
  • 10h45 ngày 30/4/1975 xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc lập.
  • Kết quả: 11h30 ngày 30/4/75 lá cở cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập

=> Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng 

có ý nghĩa là giải phóng hoàn toàn miền nam

ạ 

thank bn nha mk đang thi thử

Em thích nhất câu nói: “- Đây, tiền đây – anh Thành vừa giơ hai bàn tay ra vừa nói – chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi.”

Em thích và chọn câu nói này vì: đó là hành động yêu nước không ngại khó khăn, gian khổ, quyết định ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi kẻ thù xâm lược của Nguyễn Tất Thành.

HT

18 tháng 10 2021

Em thích nhất câu nói: “- Đây, tiền đây – anh Thành vừa giơ hai bàn tay ra vừa nói – chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi.”

Vì : Đó là hành động chứng tỏ lòng yêu nước sâu sắc, quyết tâm lao động vì đất nước của anh Nguyễn Tất Thành, câu nói đó còn thể hiện tinh thần không ngại khó khắn, ý chí đánh thắng kẻ thù xâm lược, dành bình yên cho non sông nước nhà .

25 tháng 2 2022

panzer của đức quốc xã mà sao mỹ lái ?

 

10 tháng 11 2021

Bây h mơis thế kỷ 21

6 tháng 5 2021

dãy himalaya nhé 

5 tháng 5 2021

Dãy Hi-ma-lay-a

hình như thế

là thật bạn nhé

cái này là thật nha em

Đầu năm 1965, Bộ Quốc phòng cử Trung tướng Đinh Đức Thiện, khi đó là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần sang Trung Quốc công tác. Tại đây, ông Thiện được các chiến sĩ nước bạn cho đi tham quan những chiếc cầu dây cáp bắc từ núi này sang núi kia, từ bờ sông này nối sang bờ sông kia trong thời kỳ chống Nhật.

Về nước, ông Đinh Đức Thiện mang công trình mà mình tận mắt chứng kiến bên nước bạn trình lên Viện Kỹ thuật Giao thông, kết hợp với một số khoa của 4 trường đại học đóng trên địa bàn Hà Nội cùng nhau nghiên cứu, tiến tới việc đưa vào áp dụng phương pháp vận tải “mới lạ” này trong các chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn.

Lúc đó, ông Nguyễn Trọng Quyến đang là giáo viên của khoa xe máy của trường sĩ quan hậu cần được chọn là người lái xe đầu tiên đi trên cáp. Ông kể lại: “Lần đầu tiên tôi cùng với những người đồng đội của mình thử nghiệm lái xe trên cáp ở khu vực cầu Diễn, trên chính 2 bờ sông Nhuệ.

Anh em kỹ sư cho máy đóng trụ bê tông âm từ 5m đến 6m rồi tiếp tục dùng tời buộc cáp, loại cáp to như cổ tay từ bờ sông bên này qua bờ bên kia với độ võng nhất định theo như tính toán của các kỹ sư. Tôi lái một chiếc xe tải của Liên Xô, chạy bằng hệ thống bánh puli (poulie: ròng rọc) trên cáp gần giống như bánh tàu hỏa chạy trên đường ray vậy.

Mới đầu tưởng có các puli định vị trên cáp cứ thế trượt theo nó mà sang bờ bên kia, ai ngờ nó đánh võng kinh khủng. Ròng rã từ tháng 2/1965 đến 5/1965, tôi liên tục chạy thử bằng 2 cách. Đầu tiên là chạy bằng puli như đã kể, sau thiết kế sàn trượt cho xe có tải trọng từ 4 tấn trở lên.

Xe có tải trọng 1 tấn chạy bằng puli đè lên cáp được áp dụng cho những chỗ địa hình thoáng, máy bay trinh sát địch có chụp tọa độ cũng chỉ thấy hai vệt dây chứ không đoán được đó là cầu. Xe trọng tải từ 4 tấn trở lên chạy bằng sàn trượt áp dụng cho những nơi địa hình có cây cối nhiều, máy bay trinh sát địch khó phát hiện hơn”.
 

18 tháng 11 2021

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á

Khẳng định quyền dân tộc và quyền con người luôn gắn bó chặt chẽ với nhau
 

Trước hết, Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định quyền dân tộc và quyền con người luôn gắn bó chặt chẽ với nhau bằng việc luận dẫn những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.


Tác giả trích dẫn lời hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới là có dụng ý sâu sắc. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ ra đời sau khi nước Mỹ đấu tranh giành độc lập thành công. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cũng ra đời trong chiến thắng của cách mạng Pháp, cuộc cách mạng của những thị dân và nông dân chống áp bức, bất công. Lời lẽ của hai bản Tuyên ngôn trên tự thân đã nêu lên những chân lí và là kết quả của những cuộc cách mạng có tính chất tiên phong của những nước có ảnh hưởng lớn trên thế giới, khiến cho không ai có thể phủ nhận tính đúng đắn của chúng.


Tuy nhiên, nếu như bản tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp chỉ đơn thuần đề cập đến quyền con người như một sự tất yếu của tạo hóa thì Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng trí tuệ mẫn tiệp, bằng sự trải nghiệm thực tế và thực tiễn cách mạng Việt Nam đã phát triển sáng tạo, đưa ra một mệnh đề không thể phủ nhận về quyền độc lập của mọi dân tộc: "Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Người đã đi từ khái niệm con người sang khái niệm dân tộc một cách tổng quát và đầy thuyết phục, khẳng định quyền dân tộc và quyền con người có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Dân tộc độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm thực hiện quyền con người và ngược lại thực hiện tốt quyền con người chính là phát huy những giá trị cao cả và ý nghĩa thật sự của độc lập dân tộc.


Tuyên bố nước Việt Nam “đã thành một nước tự do độc lập”

Trước khi đưa ra lời tuyên bố, bằng lời lẽ đanh thép, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt dối trá và phản bội của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.

Người đã liệt kê ngắn gọn và đầy đủ những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra cho nước ta trong suốt hơn 80 năm đô hộ: về chính trị, “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do, dân chủ nào…”; về kinh tế, “chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. chúng cướp không hầm mỏ, ruộng đất, nguyên liệu…”; đồng thời khẳng định sức mạnh đoàn kết của nhân dân cả nước đã “nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đây là kết quả của cả một quá trình đấu tranh đầy gian khổ, khó khăn, đầy máu và nước mắt.


Tiếp theo đó, đại diện cho chính phủ lâm thời của nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố “thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam” và tin tưởng đồng thời khẳng định “các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.” Tác giả tự hào nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất chống thực dân, chống phát xít dân tộc ta và khẳng định: "Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!".


Kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập là một lời tuyên bố mang ý nghĩa lịch sử như một lời thề thiêng liêng, thể hiện sâu sắc khát vọng độc lập, tự do của nhân dân ta, biểu thị quyết tâm và sức mạnh Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.


Có thể thấy, không chỉ mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập tự do, bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là sản phẩm của sự kết hợp các giá trị của truyền thống anh hùng, bất khuất và ý chí độc lập dân tộc của Việt Nam với sứ mệnh cao cả của giai cấp vô sản được đề cập trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (năm 1848). Nó thể hiện rõ nét cách mạng Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của cách mạng thế giới và giai cấp vô sản Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của giai cấp vô sản thế giới, có sứ mệnh lịch sử cao cả và vĩ đại là giải phóng dân tộc và nhân loại.


Bản Tuyên ngôn cũng cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có tầm nhìn xa về sự phát triển của lịch sử, có những dự báo thiên tài về tương lai của cách mạng cũng như quá trình hội nhập sâu rộng của cách mạng Việt Nam vào phong trào cách mạng thế giới.


Trong suốt hơn 70 năm qua, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện lời thề thiêng liêng trong ngày Lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Với tinh thần đó, cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã giành được những thành tựu to lớn trong đấu tranh thống nhất đất nước và trong công cuộc đổi mới. Đối với mỗi người dân Việt Nam, Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn sống mãi, không chỉ bởi giá trị lịch sử, pháp lí mà còn bởi giá trị nhân văn về quyền con người và quyền dân tộc.


Trước khi đưa ra lời tuyên bố, bằng lời lẽ đanh thép, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt dối trá và phản bội của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.

Người đã liệt kê ngắn gọn và đầy đủ những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra cho nước ta trong suốt hơn 80 năm đô hộ: về chính trị, “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do, dân chủ nào…”; về kinh tế, “chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. chúng cướp không hầm mỏ, ruộng đất, nguyên liệu…”; đồng thời khẳng định sức mạnh đoàn kết của nhân dân cả nước đã “nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đây là kết quả của cả một quá trình đấu tranh đầy gian khổ, khó khăn, đầy máu và nước mắt.