K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 1 2018

Bạn tham khảo nhé:

theo mình là vì hai lí do:
- do thái độ trung lập của các nước tư bản lớn như Mĩ, Anh, Pháp... trước hành động của "trục phát xít"

-do một mình nước Nga không đủ sức mạnh quân sự để "dẹp" hết các nước phát xít

23 tháng 12 2020

*Nguyên nhân: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc

*Kết cục: Gây nhiều tai họa cho nhân loại: sức người, sức của...; là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa; bản đồ thế giới đc chia lại: Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình

*Tính chất phi nghĩa của chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh 1914-1918 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến.

10 tháng 11 2016

1. Nét nổi bật
tháng 2 1917 cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành công, nga hoàng lật đổ nhưng chính phủ lâm thời trong tay giai cấp tư sản => vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh
- lúc này đức gây ra cuộc chiến tranh tàu ngầm làm anh nhiều thiệt. viện cớ tàu ngầm đức tấn công cả tàu buôn cập bến các nước phe hiệp ước => mỹ nhảy vô vòng chiến
2-4-1917 mĩ tuyên chiến với đức => có lợi cho anh - pháp - nga
10/1917 nhân dân nga dưới sự lãnh đạo của lê ninh, đảbo6nonnsevich làm cuộc CMXHCN. nhà nước xô viết ra đời. để ứng phó với các thế lực đế quốc bao vậy, Nga xô viết phải kí ước với Đức hòa ước Bơ - rét Li - tốp (3.3.1918)
- cuối tháng 9-1918 đức liên tiếp thất bại, bỏ chạy khỏi lãnh thổ pháp, bỉ. đồng minh đức bị tấn công liên tiếp, phải đầu hàng: bung ga ri, thổ nhỉ kì, áo - hung
11-11-1918 đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. chiến tranh kết thúc bằng sự thất bại phe liên minh
2. Vì sao mỉ tham gia muộn
- mĩ lợi dụng chiến tranh âm thầm bán vũ khí, phương tiện chiến tranh cho 2 phe nhằm thu lợi nhuận khổng lồ
- lợi dụng các nước xâu xe để chọn phe ưu thế, tham gia sau cùng chiếm ưu thế
- phong trào phản đối chiến tranh của giai cấp vô sản lên cao => mỹ lo sợ sẽ nhanh chóng tiến đến mỹ , vì mĩ là 1 nước tư bản, nên nhanh chóng kết thúc chiến tranh

10 tháng 11 2016
1. Nét nổi bật
tháng 2 1917 cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành công, nga hoàng lật đổ nhưng chính phủ lâm thời trong tay giai cấp tư sản => vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh
- lúc này đức gây ra cuộc chiến tranh tàu ngầm làm anh nhiều thiệt. viện cớ tàu ngầm đức tấn công cả tàu buôn cập bến các nước phe hiệp ước => mỹ nhảy vô vòng chiến
2-4-1917 mĩ tuyên chiến với đức => có lợi cho anh - pháp - nga
10/1917 nhân dân nga dưới sự lãnh đạo của lê ninh, đảbo6nonnsevich làm cuộc CMXHCN. nhà nước xô viết ra đời. để ứng phó với các thế lực đế quốc bao vậy, Nga xô viết phải kí ước với Đức hòa ước Bơ - rét Li - tốp (3.3.1918)
- cuối tháng 9-1918 đức liên tiếp thất bại, bỏ chạy khỏi lãnh thổ pháp, bỉ. đồng minh đức bị tấn công liên tiếp, phải đầu hàng: bung ga ri, thổ nhỉ kì, áo - hung
11-11-1918 đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. chiến tranh kết thúc bằng sự thất bại phe liên minh
2. Vì sao mỉ tham gia muộn
- mĩ lợi dụng chiến tranh âm thầm bán vũ khí, phương tiện chiến tranh cho 2 phe nhằm thu lợi nhuận khổng lồ
- lợi dụng các nước xâu xe để chọn phe ưu thế, tham gia sau cùng chiếm ưu thế
- phong trào phản đối chiến tranh của giai cấp vô sản lên cao => mỹ lo sợ sẽ nhanh chóng tiến đến mỹ , vì mĩ là 1 nước tư bản, nên nhanh chóng kết thúc chiến tranh
  
7 tháng 4 2018

a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai

   - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.

   - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới.

   - Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.

   b. Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?

   * Phát biểu về nhận định: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai” là nhận định chính xác.

   * Chứng minh nhận định

   - Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, mà ngược lại, họ lại dung dưỡng, thảo hiệp với phát xít. 

   + Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô với âm mưa làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít). 

   + Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” – thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng. 

   - Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. 

    => Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này. 

27 tháng 2 2019

Trước khi Đức tấn công Liên Xô, Chiến tranh thế giới thứ hai mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa. Khi phát xít Đức tấn công và buộc Liên Xô phải tham chiến thì tính chất chiến tranh đã có sự thay đổi. Vì bản thân cuộc chiến tranh chống lại phát xít Đức của Liên Xô là cuộc chiến tranh vệ quốc để bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Trên thế giới dần hình thành hai trận tuyến: một bên là các lực lượng phát xít hiếu chiến với một bên là các lực lượng hòa bình dân chủ do Liên Xô đứng đầu.

=> Khi Liên Xô tham chiến, tính chất của chiến tranh chuyển từ phi nghĩa sang chính nghĩa.

Đáp án cần chọn là: A

9 tháng 9 2018

Đáp án: A

Giải thích: Mục…1 (phần II)….Trang…81…SGK Lịch sử 11 cơ bản

15 tháng 1 2019

Đáp án: B

Giải thích: Mục… phần III….Trang…87...SGK Lịch sử 11 cơ bản