K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2023

Hậu quả của việc cháy rừng và chặt phá rừng đầu nguồn:

- Gây ra hiện tượng lũ lụt, sạt lở đất, làm giảm lượng nước ngầm,…

- Gây mất nơi sinh sống, nơi sinh sản của sinh vật,...

- Làm mất đi nguồn thức ăn của nhiều loài động vật.

- Diện tích rừng giảm thì lượng oxygen giảm, lượng carbon dioxide tăng gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính (nhiệt độ Trái Đất tăng lên) kéo theo đó là một loạt các hệ lụy về biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, sóng thần,… đe dọa trực tiếp đến đời sống của con người và các sinh vật khác.

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên cho vấn đề cháy rừng được thực hiện thông qua các bước sau đây:

Bước 1: Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu: Quan sát và đặt câu hỏi cho vấn đề cháy rừng nảy sinh.

Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề: Dựa trên các tri thức phù hợp từ việc phân tích vấn đề, đưa ra dự đoán nhằm trả lời câu hỏi đã nêu. Ví dụ, dự đoán về nguyên nhân gây cháy rừng có thể là do khí hậu nóng, sự mất rừng, hoặc hành vi không chú ý đến an toàn khi xử lý lửa.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán: Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật và kỹ năng thích hợp (như thực nghiệm, điều tra...) để kiểm tra dự đoán về cháy rừng.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán: Thực hiện phương pháp, kỹ thuật và kỹ năng đã lựa chọn để kiểm tra và đánh giá dự đoán về cháy rừng. Cần thu thập thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, như quan sát hiện trường, nghiên cứu và thống kê dữ liệu để xác định nguyên nhân và cách phòng chống cháy rừng.

Bước 5: Viết báo cáo: Thảo luận và trình bày báo cáo về kết quả của quá trình tìm hiểu về vấn đề cháy rừng khi được yêu cầu. Báo cáo này sẽ bao gồm các phân tích, kết quả và giải pháp để giảm thiểu rủi ro cháy rừng và bảo vệ môi trường.

Qua các bước trên, phương pháp tìm hiểu tự nhiên có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề cháy rừng, từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ môi trường.

22 tháng 2 2023

Mục đích của việc để mật độ dày khi cây còn non và khi cây đã đạt đến chiều cao mong muốn thì tỉa bớt là:

– Để mật độ dày khi cây còn non để kích thích cây phát triển về chiều cao, thẳng.

– Khi cây đã đạt đến chiều cao mong muốn thì tỉa bớt để cây phát triển đường kính thân.

25 tháng 9 2023

Tham khảo:

Ý nghĩa của sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật: Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới được thể hiện khá rõ nét: tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh,… Sự phân tầng này đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn sống chủ yếu là ánh sáng một cách tối ưu: thực vật ưa sáng sẽ ở tầng cao còn thực vật ưa bóng sẽ ở tầng sàn rừng.

5 tháng 4 2021

Bóng trăng

5 tháng 4 2021

Đó là bóng trăng của trái đất là màn đêmleuleu

22 tháng 2 2023

- Cơ sở của việc tạo thành quả không hạt: Quả không hạt là quả được hình thành do không có sự thụ tinh hoặc quả được hình thành có sự thụ tinh nhưng hạt bị thoái hóa. Do đó, trong thực tế, để thực hiện việc tạo quả không hạt, người ta thường ngăn không cho hoa thụ phấn rồi sử dụng hormone kích thích bầu nhụy phát triển thành quả không hạt.

- Một số loại quả không hạt: dưa hấu, nho, cam,…

26 tháng 2 2023

Tham khảo:

Những hậu quả xảy ra đối với thực vật, động vật và con người khi thiếu nước: Khi thiếu nước, cả thực vật, động vật và con người đều không thể thực hiện được các hoạt động sống bình thường, hậu quả là cây bị héo, hạt đậu không nảy mầm; con người có dấu hiệu mệt mỏi, sốt,… Thiếu nước nghiêm trọng sẽ đe dọa đến sự sống của các sinh vật.

23 tháng 2 2023

Vào rừng nhiệt đới, chúng ta có thể gặp nhiều cây dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn vào vươn lên cao. Đây chính là hiện tượng cảm ứng hướng tiếp xúc của những cây dây leo. Như vậy:

- Tác nhân kích thích: thân của cây gỗ lớn (giá thể).

- Ý nghĩa của hiện tượng: Nhờ hướng tiếp xúc, các cây leo này có thể leo lên cao hơn khỏi sàn rừng để thu nhận đủ ánh sáng thực hiện quá trình quang hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cây.