K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2019

a,Mieu ta

b,Dang tim

c,Sự khác nhau giữa run vô căn và run do Parkinson

d. Câu truyện về người ăn xin là một thông điệp ngắn và ý nghĩa. Nội dung xoay quanh cuộc đối thoại giữa một người đàn ông ăn xin già, với bộ dạng thương tâm, đôi mắt đỏ hoe, giữa tiết trời lạnh giá, đôi mắt ông giàn giụa, và đôi môi tái nhợt đi vì lạnh. Bộ dạng thảm hại đó càng toát lên qua trang phục của ông, sự tơi tả, thiếu thốn vô cùng tội nghiệp. Một người đi tới, khi đó ông chìa tay ra xin. Nhưng không may, người đó lại chẳng còn gì trong người, không tiền, không khăn tay, không gì hết. Người ăn xin già vẫn ở đó, đợi chờ, hi vọng một điều gì đó sẽ giúp lấy mình. Ta còn đang tưởng như câu truyện sẽ là một nỗi buồn dành cho người ăn xin ấy. Nào ngờ, người qua đường chìa bàn tay và nắm lấy đôi bàn tay đang run rẩy vì lạnh của ông lão. Tự nhiên ta thấy cảm động, ta hiểu đó là một sự quan tâm, một sự cảm thương sâu sắc giữa người qua đường ấy với ông lão ăn xin tội nghiệp đang chịu lạnh. Đôi tay nắm lấy, và người qua đường ấy có nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.” Vậy đấy, một tấm lòng nhân hậu, nếu không có gì thì sao? Tại sao người đó lại phải xin lỗi một ông lão ăn xin già, một người dưng trên đường, một người chưa từng mang ích gì cho cuộc sống của mình. Nhưng rồi, ông lão đáp lại: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”

Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, và không phải ai cũng may mắn được sinh ra một gia đình có hoàn cảnh khá giả. Vì vậy, hãy biết quan tâm chia sẻ nhiều hơn tới cộng đồng. Vun đắp cho mình một nhân cách, tấm lòng đẹp, đó quả là một điều đáng quý, cảm ơn câu truyện về người ăn xin, đã dạy cho ta một bài học nhân văn vô giá.

17 tháng 12 2018

"Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

a. Gía trị biểu đạt :

Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.


17 tháng 12 2018

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

a. Giá trị biểu đạt :

Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc

12 tháng 6 2018

viết có dấu đi bn

13 tháng 6 2018

bạn viết có dấu đc k mk k hỉu @@

30 tháng 11 2021

kệ người hút:)

20 tháng 3 2021

Tham khảo:

Khi con tu hú” là bài thơ Tố Hữu làm khi ông bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) năm 1939. Trong khoảng thời gian bị bắt giam từ tháng 4/1939 cho đến tháng 3/1942, Tố Hữu đã làm rất nhiều thơ in trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy. Đây là một bài thơ nói lên cảm giác mất tự do, ngột ngạt của nhà cách mạng trẻ tuổi. Bài thơ gồm hai phần. Phần đầu (sáu dòng) nói về niềm khao khát tự do. Phần hai (bốn dòng) thể hiện khát vọng hành động, tháo cũi sổ lồng.

Ý thơ bắt đầu từ tiếng chim tu hú, như nhan đề bài thơ đã nêu lên: Khi con tu hú. Đó là tu hú kêu, tiếng kêu vang suốt cả bài thơ, ra ngoài bài thơ, vang mãi. Tu hú kêu báo hiệu mùa hè. Người bị giam trong tù, khép kín giữa bốn bức tường kín mít. Chỉ còn có âm thanh là mối liên hệ với bên ngoài: chỉ có tiếng chim, tiếng chuông, tiếng bước chân, tiếng rao đêm... là báo hiệu cuộc sống bên ngoài. Tự nhiên, âm thanh bên ngoài trở thành biểu tượng của cuộc sống tự do. Cả bài thơ xây dựng trên hình ảnh âm thanh đó.

Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Chẳng hạn khi nghe một giai điệu bài hát, người ta dễ dàng liên tưởng tới cái thời gian và không gian mà người ta say mê với bài hát ấy. Cũng vậy, khi tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên làm hiện ra trong tâm trí tác giả một thế giới đồng nội thân thuộc:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Khung cảnh và chi tiết đúng là của đồng nội vào vụ tháng năm, tháng sáu: lúa chín, trái chín, tiếng ve, ngô vàng, nắng tươi, trời cao, sáo diều bay lượn. Nhà thơ chứng tỏ một tâm hồn thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Nhưng hồn thơ còn chứa đựng một điều kì diệu. Ấy là sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền. Tiếng chim gọi bầy, gọi lúa đang chín và trái cây đang ngọt dần, biết bao là hương vị. Rồi thì bóng râm và dậy tiếng ve ngân — một vầng âm thanh xao xuyến ngập tràn thính giác. Bắp vàng và nắng đào đầy sân gợi lên ánh sáng chan hòa và màu sắc rực rỡ. Cuối cùng âm thanh gợi ra một không gian cao rộng tự do:

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Đây là đỉnh điểm của sự tưởng tượng. Tâm hồn nhà thơ như cũng đang bay lượn, nhào lộn trong không gian cao rộng ấy. Khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Đây chỉ có thể là tấm ảnh mở ra trong một tiếng chim:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Nhà thơ thì thầm với mùa hè, đây cũng là một hình ảnh mới. Mùa hè của tự do, của nồng nàn, của đam mê. Tiếng kêu của chim tu hú đến đây trở thành tiếng gọi của tự do.

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hai câu kết đã thể hiện niềm khát khao tự do đến cháy bỏng, đến đỉnh điểm. Sự tương phản của cảnh trời tự do và nhà tù giam hãm đã thôi thúc thêm niềm uất hận, muốn phá tan nhà tù. Con chim cứ kêu nghĩa là tiếng gọi tự do không bao giờ thôi, nghĩa là ý chí vượt ngục luôn luôn thường trực. Bài thơ kết thúc với một sự nung nấu ý chí hành động, một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, một tâm sự không thể ngồi yên, khoanh tay. Điều thú vị là Tố Hữu đã kết thúc chuỗi ngày tù ngục của mình bằng hành động vượt ngục. Con chim cách mạng ấy đã cất cánh tung bay.

Từ bài thơ Từ ấy đến bài thơ Khi con tu hú, ta thấy Tố Hữu làm thơ rất thành thực, thơ đốt lên tự đáy lòng, không chút màu mè, kiểu cách, tỉa tót. Thơ ông truyền cảm bằng thứ tình cảm chân thật của chính mình.

21 tháng 3 2021

ban co the lap dan bai nghi luan cho bai tren duoc khong.Giup minh voi nha.

8 tháng 2 2017

...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Câu 2.(6,0 điểm)
A. Về kĩ năng:
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, văn viết có cảm xúc. Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
B. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:
- Giải thích nhận định.
- Chứng minh vấn đề qua tác phẩm: Ánh sáng của tác phẩm ấy là gì? Soi rọi vào tư tưởng, tình cảm của mình ra sao? Ấn tượng và sức sống lâu bền của nó với thời gian…
1.Giải thích nhận định:
- Tác phẩm lớn: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
- Ánh sáng của tác phẩm: là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại…mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…
- Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo.
2.Chứng minh qua “Lặng lẽ Sa Pa”:
- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí tưởng tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng quê hương đất nước.
- Trước hết về giá trị nội dung: có thể xem tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ.
+ Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo đức trong sáng, cao cả và một ý chí kiên định cách mạng, tất cả đã được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
(D/c và phân tích dẫn chứng).
+ Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật.
Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống.
Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm.
Vẻ đẹp của con người lao động chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm mầm.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Về giá trị nghệ thuật: thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc cảm nhận được toả ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm.
+ Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
Mỗi câu mỗi chữ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rực rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
+ Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật, trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng trong sáng. Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí người đọc, khơi gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì …. im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước.

...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Câu 2.(6,0 điểm)
A. Về kĩ năng:
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, văn viết có cảm xúc. Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
B. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:
- Giải thích nhận định.
- Chứng minh vấn đề qua tác phẩm: Ánh sáng của tác phẩm ấy là gì? Soi rọi vào tư tưởng, tình cảm của mình ra sao? Ấn tượng và sức sống lâu bền của nó với thời gian…
1.Giải thích nhận định:
- Tác phẩm lớn: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
- Ánh sáng của tác phẩm: là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại…mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…
- Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo.
2.Chứng minh qua “Lặng lẽ Sa Pa”:
- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí tưởng tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng quê hương đất nước.
- Trước hết về giá trị nội dung: có thể xem tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ.
+ Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo đức trong sáng, cao cả và một ý chí kiên định cách mạng, tất cả đã được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
(D/c và phân tích dẫn chứng).
+ Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật.
Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống.
Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm.
Vẻ đẹp của con người lao động chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm mầm.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Về giá trị nghệ thuật: thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc cảm nhận được toả ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm.
+ Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
Mỗi câu mỗi chữ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rực rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
+ Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật, trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng trong sáng. Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí người đọc, khơi gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì …. im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước.

268 lượt thích66 bình luận57 lượt chia sẻ