K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chọn lớp:
  • 12
  • 11
  • 10
  • 9
  • 8
  • 7
  • 6
Chủ đề câu hỏi: Chọn một chủ đề...Ôn tập ngữ văn 10---Đề cương ôn tập văn 10 học kì I---Đề cương ôn tập văn 10 học kì IISoạn văn 10--- Hướng dẫn soạn bài Tổng quan về văn học Việt Nam---Hướng dẫn soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ---Hướng dẫn soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam---Hướng dẫn soạn bài Văn bản---Hướng dẫn soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn - Sử thi Tây Nguyên)---Hướng dẫn soạn bài Văn bản văn học---Hướng dẫn soạn bài Uy - Lit - Xơ trở về---Hướng dẫn soạn bài Truyện An Dương, Mỵ Châu và Trọng Thủy---Hướng dẫn soạn bài Ra-Ma buộc tội (Trích khúc ca VI, chương 79 Ra-ma-ya-na)---Hướng dẫn soạn bài Tấm Cám - Truyện cổ tích---Hướng dẫn soạn bài Tam đại con gà - Nhưng nó phải bằng hai mày ---Hướng dẫn soạn bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa---Hướng dẫn soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết---Hướng dẫn soạn bài Ca dao hài hước---Hướng dẫn soạn bài Lời tiễn dặn ---Hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam---Hướng dẫn soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX---Hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt---Hướng dẫn soạn bài Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão---Hướng dẫn soạn bài Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi---Hướng dẫn soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm---Hướng dẫn soạn bài Độc tiểu thanh kí - Nguyễn Du---Hướng dẫn soạn bài Phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ---Hướng dẫn soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng)- Mãn Giác Thiền Sư---Hướng dẫn soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Lí Bạch---Hướng dẫn soạn bài Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ---Hướng dẫn soạn bài Trình bày một vấn đề---Hướng dẫn soạn bài Lập kế hoạch cá nhân---Hướng dẫn soạn bài Thơ Hai-kư của Ba-sô---Hướng dẫn soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh---Hướng dẫn soạn bài Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu---Hướng dẫn soạn bài Đại cáo Bình Ngô - Nguyễn Trãi---Hướng dẫn soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh---Hướng dẫn soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt ---Hướng dẫn soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung---Hướng dẫn soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ---Hướng dẫn soạn bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - Ngô Sĩ Liên---Hướng dẫn soạn bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt---Hướng dẫn soạn bài Hồi trống Cổ thành - trích Tam quốc diễn nghĩa - La Quán Trung---Hướng dẫn soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh Hùng - La Quán Trung---Hướng dẫn soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Đặng Trần Côn ---Hướng dẫn soạn bài Lập dàn ý cho bài văn nghị luận---Hướng dẫn soạn bài Truyện Kiều - Nguyễn Du---Hướng dẫn soạn bài Trao duyên - trích ---Hướng dẫn soạn bài Nỗi thương mình - trích Truyện Kiều - Nguyễn Du---Hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật---Hướng dẫn soạn bài Chí khí anh hùng - trích Viết văn 10---Bài viết số 1 - Văn lớp 10---Bài viết số 2 - Văn lớp 10---Bài viết số 3 - Văn lớp 10---Bài viết số 4 - Văn lớp 10---Bài viết số 5 - Văn lớp 10---Bài viết số 6 - Văn lớp 10---Bài viết số 7 - Văn lớp 10Văn mẫu 10---CÁC BÀI VĂN MẪU - Văn lớp 10---Đề bài : Con chim vành khuyên bị nhốt trong lồng tự kể chuyện mình---Đề bài : Em hãy viết một câu chuyện theo ngôi thứ nhất, kể về số phận và nỗi niềm của một con gà chọi bị bỏ rơi---Đề bài : Hãy hóa thân vào que diêm để kể lại câu chuyện "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen theo diễn biễn và kết thúc truyện ngắn---Đề bài : Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại chuyện " Bố của Xi - mông"---Đề bài : Tê - lê - mác kể lại cảnh người cha của mình là Uy-lít - xơ trở về---Đề bài : Hãy viết lại truyện cười " Tam đại con gà" mà không dùng đến hình thức đối thoại---Đề bài : Hãy viết bài văn tả quang cảnh nhà tù trưởng Đăm Săn sau khi chiến thắng Mtao Mxây---Đề bài : Hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh Mtao Mxây---Đề bài : Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi trên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Viết lại câu chuyện đó theo ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba. (Mở rộng "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ---Đề bài : Sau khi tự tử ở giếng nước Loa Thành, xuống thủy cung Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó ?---Đề bài : Kể lại truyện " An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ " theo lời kể của nhân vật Trọng Thuỷ---Đề bài : Kể lại truyện "Tấm Cám" theo lời nhân vật Tấm---Đề bài : Kể lại câu chuyện tưởng tượng về cô Tấm đang ở nhà bà hàng nước, nhớ nhà, nhớ vua, mong được đoàn tụ---Đề bài : Hãy kể diễn cảm một chuyện cổ tích theo lời của em ?---Đề bài : Bạn em chỉ say mê học toán mà chưa chú ý đến học văn. Em hãy góp ý để bạn có cách nhìn đúng đắn trong việc học văn ?---Đề bài : Miêu tả cảnh mùa thu có sử dụng yếu tố nghị luận.---Đề bài : Phân tích bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu---Đề bài : Bình luận câu ca dao “Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đồi nền mặc ai”---Đề bài : Phân tích đoạn thơ “Nỗi thương mình” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du---Đề bài : Phân tích đoạn thơ “Trao duyên” của Nguyễn Du---Đề bài : Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du ---Đề bài : Phát biểu cảm nghĩ về tác giả Nguyễn Du---Đề bài : Phân tích giá trị tuyên ngôn độc lập trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi---Đề bài : Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi---Đề bài : Cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai”---Đề bài : Cảm hứng nhân đạo trong ---Đề bài : Suy nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao xưa---Đề bài : Ý kiến về lời khuyên “Đừng sống theo điều ta mong muốn. Hãy sống theo điều ta có thể”---Đề bài : Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.---Đề cương ôn tập văn 10 học kì I Tạo câu hỏi Xem trước ×

Lưu ý

  • Các câu hỏi MÔN TOÁN từ lớp 1 đến lớp 9 các bạn vào Online Math để hỏi.
  • Không được gửi câu hỏi dạng hình ảnh.
  • Chọn đúng chủ đề câu hỏi.
  • Gửi câu hỏi rõ ràng, viết tiếng Việt có dấu.
×

Xem trước nội dung

Trời đã sinh ra em
Ðể mà xinh mà đẹp
Trời đã sinh ra anh
Ðể yêu em tha thiết

Khi người ta yêu nhau
Hôn nhau trong say đắm
Còn anh, anh yêu em
Anh phải ra mặt trận

Yêu nhau ai không muốn
Gần nhau và hôn nhau
Nhưng anh, anh không muốn
Hôn em trong tủi sầu

Em ơi rất có thể
Anh chết giữa chiến trường
Ðôi môi tươi đạn xé
Chưa bao giờ được hôn

Nhưng dù chết em ơi
Yêu em anh không thể
Hôn em bằng đôi môi
Của một người nô lệ.

1.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

2.Xác định biện pháp tu từ được sử dụng và chỉ ra ý nghĩa của phép tu từ đó trong khổ thơ 3

3.Nêu cách hiểu của em về khổ thơ cuối

1
1 tháng 12 2019

Là sao ??

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Tóm tắt diễn biến trận đánh theo trật tự của các tình tiết và sự kiện

1) Đăm Săn đến nhà Mtao-Mxây khiêu chiến nhưng Mtao-Mxây còn bỡn cợt chàng mà chưa chịu giao chiến ngay. Trước thái độ kiên quyết của chàng, Mtao-Mxây nhận lời thách đấu với sự run sợ (sợ bị đâm lén, trang bị đầy mình mà tỏ ra tần ngần, do dự, đắn đo…)

2) Bước vào cuộc chiến:

Hiệp đấu thứ nhất

- Hai bên lần lượt múa khiên. Trong khi Mtao-Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên => bản lĩnh của người anh hùng

- Kết quả hiệp đấu: Mtao-Mxây tỏ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn cố ra vẻ huênh hoang

* Hiệp đấu thứ hai

- Đăm Săn múa khiên: sức mạnh như gió bão khiến Mtao-Mxây hoảng hốt trốn chạy. Hắn chém Đăm Săn nhưng trượt nên phải đến sự cứu giúp của Hơ Nhị nhưng Đăm Săn đã đớp được

- Kết quả: Nhận được miếng trầu của Hơ Nhị, Đăm Săn mạnh hẳn lên.

* Hiệp đấu thứ ba:

- Đăm Săn múa và đuổi theo Mtao-Mxây, đâm trúng kẻ thù nhưng áo của hắn không thủng, chàng nhờ đến sự giúp đỡ của Ông Trời nên đã cắt được đầu của Mtao-Mxây.

- Kết quả: Đăm Săn cứu được vợ, dân làng Mtao-Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao-Mxây là cuộc chiến tranh mang tính chất thống nhất cộng đồng, không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Chính vì thế mà thái độ của nô lệ ở cả hai phía đối với việc thắng thua của hai tù trưởng cũng có những nét riêng:

- Ở phía Mtao-Mxây: Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo nô lệ đều tâm phục và nghe theo lời vị tù trưởng mạnh hơn ("không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa"). Từ thái độ và hành động của đoàn người này chứng tỏ họ luôn mơ ước được sống trong no ấm, sự giàu có và mong có được một người lãnh đạo dũng cảm, tài ba bảo vệ cho mình.

- Ở phía Đăm Săn: Dân làng tưng bừng náo nhiệt chào đón vị anh hùng của mình mới chiến thắng trở về. Họ đi lại sửa soạn vui mừng tấp nập không chỉ để mừng buôn sóc được mở mang, được hùng mạnh và giàu có mà còn để tiếp đón những người nô lệ mới bằng sự chân thành và hoà hợp ("... Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực… sao mà vui thế!").

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời nguyên thuỷ, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Trái lại, tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía Đăm Săn.

- Cuộc chiến dừng lại khi Mtao-Mxây thất bại. Thế nhưng sự thất bại của Mtao-Mxây không làm cho dân làng lo sợ, hoang mang. Họ ngay lập tức theo về phía Đăm Săn, hoà nhập với cuộc đồng mới một cách rất tự nhiên. Dân làng của Đăm Săn cũng vậy, họ đón tiếp những người bạn mới rất chân tình. Không khí của buổi tiệc sau chiến thắng từng bừng náo nhiệt vui say không hề có một chút gợn nào.

- Lựa chọn cách thể hiện nghệ thuật này, tác giả dân gian đã nhận ra tính tất yếu của cuộc chiến tranh thị tộc - đó là cuộc chiến tranh không kìm hãm sự phát triểu của xã hội Ê-đê, mà trái lại, nó giúp những tập thể riêng lẻ hợp thành những tập thể lớn hơn, mạnh hơn, trở thành một dân tộc trưởng thành thực sự. Cách lựa chọn để hiện nghệ thuật ấy cũng là cách để dân gian ngợi ca tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của người anh hùng. Chỉ có những con người ưu tú của thời đại như vậy mới đủ sức đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, gom những thị tộc ấy lại thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Trong đoạn trích này, kiểu câu được dùng nhiều nhất là kiểu câu có sử dụng biện pháp so sánh: So sánh tương đồng (như gió lốc gào, như những vệt sao băng); so sánh tăng cấp qua những hình ảnh so sánh liên tiếp (tài múa khiên của Đăm Săn, tả số lượng người ngày càng đông đảo…); so sánh tương phản (tài múa khiên của Đăm Săn và Mtao-Mxây); lối so sánh, miêu tả đòn bẩy để miêu tả tài múa khiên để đề cao nhân vật anh hùng (tài múa khiên của Mtao-Mxây kém hơn Đăm Săn)

- Các hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ được đem ra làm chuẩn cho các so sánh với các hình ảnh, sự vật xung quanh cuộc chiến. Dùng hình ảnh của vũ trụ làm nổi bật lên tầm vóc to lớn của nhân vật anh hùng: vẻ đẹp cường tráng bên ngoài và ý chí lớn lao bên trong. Đây cũng chính là nghệ thuật nổi bật của sử thi dân gian khi miêu tả hình tượng người anh hùng.

12 tháng 9 2019

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Tóm tắt diễn biến trận đánh

- Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến nhưng hắn bỡn cợt chưa chịu giao chiến ngay.

- Khi thấy thái độ kiên quyết và nhận được lời hứa của Đăm Săn là sẽ không đâm khi đi xuống cầu thang, Mtao Mxây mới chịu xuống.

- Hiệp đấu thứ nhất: Hai bên múa khiên:

+ Mtao Mxây múa trước: tỏ ra yếu ớt và kém cỏi

+ Đăm Săn múa khiên: tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi hơn hẳn,vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên.

+ Kết quả: Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng không thủng được áo giáp của hắn.

- Hiệp đấu thứ hai:

+ Được trời mách bảo, Đăm Săn ném cái chày mòn trúng tai Mtao Mxây.

+ Kết quả: Đăm Săn giành được chiến thắng, cắt đầu của Mtao Mxây đem bêu ra đường. Dân làng Mtao Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Câu nói của dân làng:

+ “không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”

+ “không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?”

⇒ Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo tôi tớ của Mtao Mxây đều tâm phục và muốn đi theo Đăm Săn - vị tù trưởng mạnh hơn.

Điều này thể hiện mơ ước có được một người tù trưởng dũng cảm, tài ba, có khả năng lãnh đạo tốt của nhân dân.

- Hàng động của dân làng:

+ Tôi tớ của Mtao Mxây: Đoàn người đông như bầy cà tong, mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. ⇒ Niềm vui, phấn khởi khi tìm được người tù trưởng đủ tài đức.

+ Tôi tớ của Đăm Săn: “… Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế!” ⇒ Vui mừng khi tù trưởng chiến thắng trở về, buôn làng được mở mang thêm, ngày càng đông vui và giàu mạnh.

Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây không phải là một cuộc chiến tranh phi nghĩa với mục đích xâm lược, tàn sát hay cướp bóc của cải. Cuộc chiến này quyết định sự thắng thua của hai tù trưởng, và mang tính chất thống nhất cộng đồng. Vì vậy, khi Đăm Săn – một tù trưởng mạnh hơn giành chiến thắng, tôi tớ của cả hai buôn làng đều vui mừng, phấn khởi.

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng của người dân cả hai buôn làng. Điều này nêu lên một số đặc điểm lớn của sử thi và tư tưởng của nhân dân như:

+ Sau khi Mtao Mxây – tù trưởng kém cỏi hơn thua trận, tôi tớ ở làng không hề lo sợ mà phấn khởi, vui mừng và ngay lập tức theo Đăm Săn – tù trưởng tài giỏi hơn về buôn làng mới.

⇒ Điều này thể hiện tính chất của cuộc chiến tranh thị tộc trong xã hội Ê-đê: Cuộc chiến không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội mà giúp cho các bộ tộc nhỏ, rời rạc có thể hợp lại để tạo nên tập thể lớn mạnh.

+ Sự ủng hộ của cả hai phía dân làng cũng thể hiện tư tưởng của dân gian về tầm vóc lịch sử của người anh hùng: mong muốn có được người lãnh đạo tài giỏi, ngợi ca công lao của người anh hùng đã có công thống nhất các buôn làng.

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Biện pháp so sánh được sử dụng ở các chi tiết: Các lần Đăm Săn múa khiên, so sánh tương phản nhằm tạo sự đối lập giữa cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây.

- Các câu văn có dùng lối nói phóng đại:

+ Chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc

+ Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối

⇒ Tác dụng:

+ Những câu văn này giống như một đòn bẩy, có tác dụng miêu tả chi tiết, cụ thể, làm nổi bật vẻ đẹp, vị thế của người anh hùng.

+ Các hình ảnh được dùng để so sánh với Đăm Săn đều được lấy từ thiên nhiên, vũ trụ. Điều này cho thấy, nhân dân muốn khẳng định tài năng, sức mạnh, tầm vóc của các anh hùng cộng đồng này có thể sánh ngang tầm với vũ trụ.

Luyện tập (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1)

- Vai trò của thần linh (Ông Trời):

+ Đăm Săn nằm mộng thấy ông Trời

+ Ông Trời đưa ra chỉ dẫn, gợi ý “cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”.

⇒ Thần linh (Ông Trời) ở đây chỉ có vai trò là người đưa ra gợi ý, chứ không phải là người quyết định, làm nên kết quả cuối cùng của cuộc chiến.

- Vai trò của con người:

+ Đăm Săn đã cố gắng chiến đấu 3 hiệp, dùng nhiều tài năng nhưng chưa hạ gục được Mtao Mxây.

+ Nhờ có sự giúp đỡ của ông Trời, Đăm Săn đã tìm ra điểm yếu, quyết chiến đấu và chiến thắng Mtao Mxây.

⇒ Con người có vai trò là đối tượng trực tiếp dùng tài năng, sức mạnh của mình để tham gia cuộc chiến và giành chiến thắng cuối cùng trước kẻ thù.

Nội dung chính

Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc – đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh và phóng đại được sử dụng có hiệu quả cao là những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của sử thi.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 1,2

a. Hai lời than thân đều mở đầu bằng “Thân em như…” với âm điệu xót xa, ngậm ngùi, gây ấn tượng cho người nghe. Người than thân là của những cô gái, những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Những số phận bé nhỏ, không có quyền định đoạt hạnh phúc của chính bản thân mình.

b. Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau.

Bài 1:

Cách mở đầu bằng “Thân em như…” cho thấy người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân của mình nhưng số phận lại rẻ mạt, không có quyền quyết định hạnh phúc của mình. Họ như món hàng - “tấm lụa đào” bị bán ở chợ. Ý thức được điều ấy, người phụ nữ gửi gắm tiếng lòng của mình vào hai câu ca dao. Hai câu ca dao ấy đã nói lên nỗi xót xa, lo lắng cho thân phận mình.

Bài 2:

Cũng mở đầu bằng cụm “Thân em như…” nhưng bài này có 4 dòng – dung lượng dài gấp đôi bài trên cho thấy sự ý thức về thân phận của người phụ nữ trở nên rõ ràng, mạnh mẽ hơn. Từ đó, bà ca dao không chỉ đơn giản là khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ nữa mà nó còn là lời mời mọc, mong muốn, khát khao được khẳng định giá trị, vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 3

a. Nếu như hai bài ca dao trên mở đầu bằng “Thân em như…” thì bài ca dao này lại được mở đầu bằng đại từ phiếm chỉ “Ai” - một từ cũng khá quen thuộc trong ca dao xưa. Trong ca dao, từ “Ai” thường dùng để chỉ các thế lực ép gả, ngăn cản tình yêu và trong bài ca dao này cũng như vậy. “Ai” ở đây có thể là cha mẹ, những hủ tục cưới xin hay cũng có thể là chính người tình…

b. Mặc dù lỡ duyên nhưng tình nghĩa vẫn bền vững, thủy chung. Điều đó được nói lên bằng một hệ thống những hình ảnh của thiên nhiên vũ trụ: mặt trăng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai. Tác giả dân gian đã lấy cái vĩnh hằng, bất biến của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tính bền vững, sự thủy chung trong tình yêu, dù không ở gần nhau nhưng mãi mãi có nhau.

c. Vẻ đẹp của câu thơ cuối: Dẫu không đến được với nhau nhưng chàng trai vẫn một lòng chờ cô gái: “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”. Dù cho có cách xa nhưng chàng trai vẫn một lòng thủy chung chờ cô gái dẫu biết tình yêu này là không thể như sao Vượt chờ mặt trăng ngưng mãi mãi không thể đến gần nhau được.

Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 4:

- Bài ca dao diễn tả tình cảm thương nhớ của lứa đôi yêu nhau qua những biểu tượng bình dị, gần gũi: khăn, đèn, mắt. Tác giả dân gian đã sử dụng phét nhân hóa (khăn, đèn) và phép hoán dụ (mắt) để bộc lộ một cách ý nhị, kín đáo tâm tư, tình cảm của cô gái đối với người mình yêu.

+ Chiếc khăn được hỏi đến đầu tiên và nhiều nhất thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết cùng với đó là sự vận động lên, xuống, rơi, vắt làm hiện lên một cách rõ ràng tâm trạng bất an của người con gái.

+ Ngọn đèn: hiện thân của nỗi nhớ được đo theo thời gian, thể hiện tình yêu của người con gái luôn cháy sáng, không bao giờ lụi tắt.

+ Đôi mắt: là lời bộc bạch trực tiếp nỗi lòng của mình: nhớ thương người yêu nhưng lòng vẫn nặng trĩu ưu tư nên “Mắt ngủ không yên”.

Câu 4 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 5

- Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao, nói lên ước muốn mãnh liệt của người dân trong tình yêu. Đây là lời tỏ tình đầy ý nhị của cô gái. Có thể thấy đây là hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện trong ca dao:

“Cô kia cắt cỏ bên sông

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.”

- Đó là những cây cầu không có thực nhưng lịa mang đến cho người đọc vẻ đẹp rất dân gian, rất đồng quê và rồi từ đó ước muốn của cô gái trở nên độc đáo, táo bạo hơn:

“Ước gì sông rộng một gang,

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.”

- Người con gái đã chủ động bắc cầu cho người mình yêu. Đây là một suy nghĩ rất táo bạo trong xã hội phong kiến đầy những hủ tục, những ràng buộc của lễ giáo. Cái cầu dải yếm này vừa gần gũi thân quen, táo bạo mà trữ tình, lại đằm thắm đầy nữ tính. Nó trở thành biểu tượng đẹp cho tình yêu mà chỉ có tư duy nghệ thuật dân gian mới sáng tạo ra được.

Câu 5 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 6

- Hình ảnh muối – gừng: được xây dựng từ những hình ảnh có thực trong cuộc sống ( gia vị trong bữa ăn) tượng trưng cho tình nghĩa của con người: sự gắn bó thủy chung khi trải qua hết những “vị” của cuộc sống (Gừng cay – muối mặn)

- Giá trị biểu cảm của hình ảnh muối – gừng trong bài ca dao:

+ Là nghĩa tình chung thủy dành cho những cặp vợ chồng

+ Nghĩa tình ấy bền vững như Muối ba năm muối đang còn mặn – Gừng chin tháng gừng hãy còn cay

+ Hương vị của gừng - muối đã thành hương vị của tình người

+ Khẳng định lòng chung thủy sắt son, không bao giờ xa cách

Câu 6 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Sự lặp lại cách mở đầu bài ca: Thân em như…

- Những hình ảnh thành biểu tượng trong ca dao: cái cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay – muối mặn,…

- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ (lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào, củ ấu gai,…; lấy từ thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trăng, sao)

- Thời gian và không gian nghệ thuật (bài 4)

- Thể thơ lục bát; thể văn bốn, song thất lục bát (biến thể); thể hỗn hợp

1. Sau khi chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”.

a) Công chúng đó bao gồm những ai ?

D. Tất cả những đối tượng trên.

b) Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma, Xi-ta ?

-Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma:

+ Ra-ma vừa với tư cách cá nhân, vừa với tư cách xã hội, chàng vừa yêu thương lại xót xa cho người vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng. “ Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mặt những người khác...”. Thực chất những lời chàng nói không hoàn toàn chân thực,, không phải những lời sâu kín trong lòng.

-Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Xi-ta:

+ Xi-ta “như muốn giấu mình đi vì xấu hổ”, rồi “ khiêm nhường đứng trước Ra – ma”, “nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình”. Nàng xót xa, tủi hẹn. Hơn thế, đó là nỗi khổ đau mất đi danh dự của một con người trước cộng đồng.

+ Lúc đầu, Xi-ta xưng hô là “chàng” – “thiếp” rất thân mật, riêng tư nhưng sau đó là quan hệ xã hội “Hỡi Đức vua!... Người..”.

+ Sau đó, nàng quyết định chứng minh tấm lòng trong sạch của mình: “Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc như vậy. Chồng chị không hài lòng về chị, chàng đã ruồng rẫy chị trước mặt mọi người. Giờ thì chị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa.” . Và Xi-ta đã bước vảo ngọn lửa và cầu xin thần lửa bảo vệ để minh chứng cho lòng trong sạch của mình.

2.Theo lời tuyên bố của Ra-ma thì :

a) Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì ?

Đáp án A.

Theo lời tuyên bố của Ra-ma thì việc chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để cứu Xi-ta là vì danh dự của chàng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ chàng. “Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta’’. Ra-ma cũng thẳng thừng bảo với Xi-ta rằng : “Chẳng phải vì nàng mà ta đánh thắng kẻ thù’’.

b) Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì ?

Đáp án C.

Ra-ma tuyên bố từ bỏ Xi-ta bởi vì, chàng nói : “Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại thấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương ?’’. Đây là vấn đề danh dự. Danh dự không thể cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với người khác. Tuy nhiên, ngoài vấn đề danh dự, trong lòng Ra-ma còn trỗi lên tình cảm ghen tuông nữa. Sự ghen tuông dày vò Ra-ma. Chàng không thể chịu nổi khi nghĩ đến việc “nàng (Xi-ta) đã bị quấy nhiễu ở trong vạt áo của Ra-va-na, đôi mắt tội lỗi của hắn đã hau háu nhìn khắp người nàng’’. Từ sự ghen tuông, Ra-ma đã ngờ vực sự trong trắng của Xi-ta : “Thấy nàng yêu kiều xinh đẹp, lại có được nàng trong nhà hắn, Ra-va-na đâu có chịu đựng được lâu.

c) Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều trong lời nói của Ra – ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.

Ra – ma nhấn đi, nhấn lại sự rõ ràng, dứt khoát trong những lời nói của mình (“phải biết chắc điều này...”, “Ta nói rõ cho nàng hay, chẳng chút quanh co, ngập ngừng...”. Qua đây ta càng thấy có gì lúng túng, bối rối, không đành nơi chàng.

3. Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về:

- Sự khác biệt giữa tư cách, đứa hạnh của nàng và loại phụ nữ tầm thường, thấp kém

- Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực của kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng:

+ Điều tùy thuộc vào quyền lực của kẻ khác

+ Điều trong vòng kiểm soát của nàng:

Nàng chọn để ngọn lửa chứng minh cho phẩm tiết thủy chung của mình, đó là sự dũng cảm của một tấm lòng trinh bạch.

- Vai trò của thần A – nhi trong văn hóa Ấn Độ:

+ Là vị thần tượng trưng cho sự bất tử, cai quản cõi người trong văn hóa Ấn Độ. Vị thần tượng tương cho sự hiện sinh, không bao giờ lụi tàn, được nhân dân tin tưởng và tôn thờ.

+ Lời cầu khấn của Xi-ta cho thấy nàng đã tin tưởng vị thần Lửa với niềm tin thần sẽ che chở và chứng minh có tấm lòng của nàng. Qua đây, chúng ta cũng biết vị thần A – nhi có vị trí quan trọng trong tâm thức người dân Ấn Độ - đó là vị thần tối cao, mang sức mạnh siêu nhiên.

4. Phân tích thái độ của công chúng và nêu cảm nghĩ của anh(chị) trước cảnh Xi –ta bước vào lửa?

- Thái độ của công chúng trước cảnh Xi –ta bước vào lửa:

+ “Các phụ nữ bật ra tiếng khóc thảm thương. Cả loài Rắc – sa –xa lẫn loài Va –na – ra cùng kêu khóc vang trời”: công chúng vô cùng đau xót, thương cảm cho Xi –ta. Có lẽ họ cũng muốn giúp nàng Xi –ta nhưng lại không thể hành động.

- Cảnh Xi –ta bước vào lửa khiến em thấy cảm phục bởi sự dũng cảm của nàng.



\

18 tháng 2 2016

A. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. Về lịch sử tiếng Việt:

Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt, có nguồn gốc cổ xưa, thuộc họ Nam Á và có quan hệ với các nhóm ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quá trình phát triển riêng đầy sức sống gắn với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.

Tiếng nói của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam gồm các nhóm: Việt- Mường, Môn – Khơ-me; Tày - Thái; Mã Lai - Đa Đảo; Mông - Dao; Hán - Tạng. Các ngôn ngữ này phần lớn thuộc ngữ hệ Nam Á và một số ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường, quan hệ họ hàng xa với tiếng Môn - Khơ-me. Tiếng Việt có quan hệ láng giềng với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á như nhóm Tày- Thái, nhóm Mã Lai - Đa Đảo...

Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm bốn thời kì:

1- Tiếng Việt trong thời kì dựng nước :

Thời kì này chứng minh bản sắc của tiếng Việt: vừa là tiếng nói có lịch sử lâu đời, vừa đạt tới một trình độ phát triển cao, do đó nó đã không bị tiếng Hán đồng hoá, trái lại đã vay mượn tiếng Hán hàng loạt yếu tố, nhất là vốn từ, để làm giàu thêm hệ thống của mình.

2- Tiếng Việt dưới thời kì độc lập, tự chủ : Đây là thời kì ra đời và phát triển của chữ Nôm. Chữ Nôm có thể được hình thành từ TK.VIII- TK IX, được sử dụng vào khoảng từ TK X đến TK XIII. Từ TK XIII đến TK XV đã có thơ văn viết bằng chữ Nôm, từ TK XV trở đi, trào lưu văn chương Nôm phát triển và có những bước tiến rõ rệt. Nhờ có chữ Nôm, kho từ vựng tiếng Việt tăng lên, giàu có hơn.

3- Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc : Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ do một số giáo sĩ châu Âu sang Việt Nam truyền đạo Thiên Chúa sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt. Trải qua quá trình phát triển, chữ quốc ngữ dần dần hoàn thiện. Từ đầu thế kỷ XX nó đươc dùng rộng rãi trong các lĩnh vực văn hoá, văn học, khoa học- kỹ thuật... Thời kì này, không chỉ từ Hán mà nhiều từ gốc Âu cũng được du nhập vào hệ thống tiếng Việt.

4- Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay  :  Tiếng Việt được mở rộng và hoàn thiện, được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, được dùng để giảng dạy ở nhà trường (mọi cấp học) Với vai trò một ngôn ngữ văn hoá phát triển toàn diện, tiếng Việt phát huy tác dụng to lớn trong sự nghiệp giành độc lập, tự do và thống nhất cho tổ quốc, trong công cuộc xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp. Tìm hiểu về lịch sử tiếng Việt để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và có ý thức gìn giữ, phát triển sự trong sáng của tiếng Việt.

II- Về chữ viết tiếng Việt:

Chữ viết tiếng Việt gồm có chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Chữ Nôm tuy dựa vào chữ Hán, nhưng đã đi xa hơn chữ Hán trên con đường xây dựng chữ viết, thể hiện rõ trong việc lấy phương châm ghi âm làm phương hướng chủ đạo. Về sau, sự xuất hiện của chữ quốc ngữ, thay thế chữ Nôm là một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chữ viết của dân tộc.

B-  TRẢ LỜI CÂU HỎI

1- Tìm ví dụ để minh hoạ cho các biện pháp Việt hoá từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài.

 Cần chọn ví dụ ở ngay trong một số bài thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên đã học trong chương trình, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong SGK. Như vậy việc giải bài tập này sẽ dễ dàng hơn.

2. Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.

HS phát biểu những cảm nhận của cá nhân nhưng cần dưa trên một số ý cơ bản sau:

- Chữ quốc ngữ đơn giản về hình thức kết cấu.

- Giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ khá cao.

- Chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần là có thể đọc được tất cả mọi từ trong tiếng Việt. Trong quá trình phát biểu cần minh hoạ bằng các ví dụ.

3. Hãy tìm thêm ví dụ để minh hoạ cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học.

 Trước hết cần thống kê những thuật ngữ có trong một số bài học thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:

- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây.

- Vay mượn thuật ngữ khoa học- kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc và đọc theo âm Hán Việt.

- Đặt thuật ngữ thuần Việt

22 tháng 2 2016

(Truyền thuyết)I. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Tóm tắt :Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, vua vô tình đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.2. Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng hoang đường. Nó phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.3. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là câu chuyện về bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy. Từ câu chuyện ấy, nhân dân ta muốn rút ra và truyền lại cho con cháu các thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu xâm lược của kẻ thù.II. RÈN KĨ NĂNG1. Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:+ An Dương Vương xây thành nhưng thất bại.+ An Dương Vương được Rùa Vàng giúp xây thành và chế nỏ thần.+ Vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh.+ Vua thất bại và chém chết Mị Châu.a) An Dương Vương được thần linh giúp đỡ bởi nhà vua đã có ý thức đề cao cảnh giác, sớm lo việc xây thành đắp lũy và chuẩn bị vũ khí để chống ngoại xâm. Tưởng tượng ra sự giúp đỡ thần kì này, nhân dân ta đã tỏ lòng ca ngợi công lao của nhà vua và tự hào về việc xây thành, chế nỏ cũng như những chiến công trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.b) Sự thất bại của An Dương Vương bắt đầu từ chỗ nhà vua chấp nhận lời cầu hòa và thêm nữa còn cho Trọng Thủy về ở rể. Trong sự việc này, An Dương Vương đã tỏ ra mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù, tỏ ra mất cảnh giác. Hơn nữa việc mất nước còn do nhà vua chủ quan ỷ vào có vũ khí lợi hại nên đã không đề phòng khi quân giặc tiến công.c) Chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu và việc vua chém đầu con gái theo lời kết án của Rùa Vàng được sáng tạo ra để nhân dân ta gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng dũng cảm – con người sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư để giữ tròn khí tiết và danh dự trước đất nước non sông. Nó cũng phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, đồng thời cũng là lời giải thích “nhẹ nhàng” nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.2. Những chi tiết liên quan đến vai trò của Mị Châu trong bi kịch mất nước của người Âu Lạc: 
hiều sự việc chi tiết thần kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về “ Ngọc trai – giếng nước”…. Chính việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động. Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.5. Thực ra cách đánh giá trong “Trọng Thuỷ chỉ là kẻ gián điệp. Ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối” hay “ “Giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ có tình yêu chung thuỷ và hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó” đều phiến diện và hời hợt. Đó là những cách đánh giá theo hướng quá tuyệt đối hóa một mặt của vấn đề.Có thể nêu ý kiến: việc Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần và là người trực tiếp gây ra bi kịch mất nước của Âu Lạc và cái chết của hai cha con An Dương Vương là một điều đáng trách. Tuy nhiên, tình yêu mà Trọng Thủy dành cho Mị Châu cũng là chân thật và sâu nặng. Chính vì vậy đối với nhân vật này, chúng ta thấy vừa đáng thương lại vừa đáng giận.2. An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình. Cách xử lí này hoàn toàn phù hợp với đạo lí truyền thống của dân tộc ta. Nó thể hiện lòng bao dung của dân tộc đối với những đứa con lầm lỗi nhưng đã biết cúi đầu hối hận và chịu tội. Trước đất nước, nhân dân, cách hành xử của nhà vua là đầy trách nhiệm. Thế nhưng về tình nhà, An Dương Vương chắc chắn cũng vô cùng đau đớn. Việc để cho hai cha con đoàn tụ bên nhau (khi chết) là cái kết hợp tình hợp lí và nhân hậu của nhân dân ta. 

 

22 tháng 2 2016

(Truyền thuyết)I. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Tóm tắt :Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, vua vô tình đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.2. Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng hoang đường. Nó phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.3. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là câu chuyện về bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy. Từ câu chuyện ấy, nhân dân ta muốn rút ra và truyền lại cho con cháu các thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu xâm lược của kẻ thù.II. RÈN KĨ NĂNG1. Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:+ An Dương Vương xây thành nhưng thất bại.+ An Dương Vương được Rùa Vàng giúp xây thành và chế nỏ thần.+ Vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh.+ Vua thất bại và chém chết Mị Châu.a) An Dương Vương được thần linh giúp đỡ bởi nhà vua đã có ý thức đề cao cảnh giác, sớm lo việc xây thành đắp lũy và chuẩn bị vũ khí để chống ngoại xâm. Tưởng tượng ra sự giúp đỡ thần kì này, nhân dân ta đã tỏ lòng ca ngợi công lao của nhà vua và tự hào về việc xây thành, chế nỏ cũng như những chiến công trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.b) Sự thất bại của An Dương Vương bắt đầu từ chỗ nhà vua chấp nhận lời cầu hòa và thêm nữa còn cho Trọng Thủy về ở rể. Trong sự việc này, An Dương Vương đã tỏ ra mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù, tỏ ra mất cảnh giác. Hơn nữa việc mất nước còn do nhà vua chủ quan ỷ vào có vũ khí lợi hại nên đã không đề phòng khi quân giặc tiến công.c) Chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu và việc vua chém đầu con gái theo lời kết án của Rùa Vàng được sáng tạo ra để nhân dân ta gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng dũng cảm – con người sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư để giữ tròn khí tiết và danh dự trước đất nước non sông. Nó cũng phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, đồng thời cũng là lời giải thích “nhẹ nhàng” nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.2. Những chi tiết liên quan đến vai trò của Mị Châu trong bi kịch mất nước của người Âu Lạc: 
hiều sự việc chi tiết thần kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về “ Ngọc trai – giếng nước”…. Chính việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động. Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.5. Thực ra cách đánh giá trong “Trọng Thuỷ chỉ là kẻ gián điệp. Ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối” hay “ “Giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ có tình yêu chung thuỷ và hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó” đều phiến diện và hời hợt. Đó là những cách đánh giá theo hướng quá tuyệt đối hóa một mặt của vấn đề.Có thể nêu ý kiến: việc Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần và là người trực tiếp gây ra bi kịch mất nước của Âu Lạc và cái chết của hai cha con An Dương Vương là một điều đáng trách. Tuy nhiên, tình yêu mà Trọng Thủy dành cho Mị Châu cũng là chân thật và sâu nặng. Chính vì vậy đối với nhân vật này, chúng ta thấy vừa đáng thương lại vừa đáng giận.2. An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình. Cách xử lí này hoàn toàn phù hợp với đạo lí truyền thống của dân tộc ta. Nó thể hiện lòng bao dung của dân tộc đối với những đứa con lầm lỗi nhưng đã biết cúi đầu hối hận và chịu tội. Trước đất nước, nhân dân, cách hành xử của nhà vua là đầy trách nhiệm. Thế nhưng về tình nhà, An Dương Vương chắc chắn cũng vô cùng đau đớn. Việc để cho hai cha con đoàn tụ bên nhau (khi chết) là cái kết hợp tình hợp lí và nhân hậu của nhân dân ta. 

Câu 1 (trang 80 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Quan hệ giữa Cải và thầy lí: đã được sắp đặt trước khi Cải hối lộ thầy lí 5 đồng, Cải ung dung nghĩ mình thắng kiện tuy nhiên khi xử kiện Cải bị phạt mười roi.

- Sự độc đáo, tính hài hước của truyện sự kết hợp lời nói với hành động (Nhưng nó lại phải bằng hai mày- thầy lý xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải)

+ Mối quan hệ logic được người đọc nhìn nhận ra: giữa lẽ phải, những ngón tay và tiền tạo ra tiếng cười

Ý nghĩa tố cáo của truyện: lẽ phải được mua bằng tiền, càng nhiều tiền thì lẽ phải thuộc về người đó.

Câu 2 (trang 80 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Nghệ thuật gây cười ở cuối truyện nằm ở việc:

Lời nói của thầy Lí có sự đồng nhất giữa “lẽ phải” với số tiền nhận hối lộ, lẽ phải có thể đong đếm được

+ Thầy lí nhận hối lộ nhưng vẫn trơ trẽn úp bàn tay trái lên bàn tay phải biện minh cho hành động nhận đút lót.

- Xây dựng tình huống gây cười đặc sắc: Cải đút lót tiền mà vẫn bị bị đánh, thầy lí đánh đòn

- Truyện tạo ra tiếng cười sảng khoái khi kết truyện có cả ngôn ngữ nói và cả hành động của thầy lý:

+ Chi tiết thâm thúy, sâu cay khi cười vào thứ được coi là công lí của chính quyền phong kiến trước kia ở nông thôn.

Câu 3 (Trang 80 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Nhân vật Ngô và Cải:

+ Là những người nông dân tội nghiệp, đáng thương

+ Họ đánh nhau nhưng không chịu nhận sai lại muốn đổ tội cho nhau nên đều đút lót cho thầy lí

+ Nhân vật Cải: vừa đáng thương lại vừa đáng trách- đáng thương khi đã hối lộ mà vẫn bị ăn đòn. Đáng trách là vì đã tiếp tay cho thói tham lam của quan lí.

+ Nhân vật Ngô: mất tiền, lâm vào kiện cáo

→ Tựu chung họ vừa đáng thương, vừa đáng trách.

Câu 1 (trang 72 skg ngữ văn 10 tập 1)

Xung đột truyện: quan hệ dì ghẻ - con chồng, giữa những người chị em cùng cha khác mẹ.

Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội: mâu thuẫn vật chất và tinh thần trong cuộc sống.

- Những mâu thuẫn trong gia đình:

+ Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc vất vả

+ Tấm bị lừa trút hết giỏ tép.

+ Mẹ con Cám ăn thịt cá bống

+ Mẹ con Cám đi hội, bắt Tấm ở nhà nhặt thóc trộn với gạo.

- Những mâu thuẫn xã hội (đẳng cấp):

+ Cái chết và sự hóa thân của Tấm (chim vàng anh, hai cây xoan đào,khung cửi, cây, quả thị)

- Diễn biến truyện cho ta hình dung sự phát triển của hai tuyến nhân vật:

+ Tuyến nhân vật phản diện- mẹ con Cám: càng ngày càng tàn nhẫn, độc ác.

+ Tuyến nhân vật Tấm: hành động và phản ứng yếu ớt, trở nên quyết liệt và chủ động hơn.

Câu 2 (trang 72 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Tấm trải qua 4 lần hồi sinh: tấm bị giết hóa thành chim vàng anh → cây xoan đào → khung cửi → cây thị (quả thị)

- Các hình thức biến hóa này cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vật (trong sáng, bình dị) đó cũng là sự phát triển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.

- Sự hóa thân của nhân vật là yếu tố kì ảo thể hiện sự vươn lên đấu tranh của Tấm để giành lấy hạnh phúc, giữ lấy hạnh phúc, quá trình đấu tranh quyết liệt của cái thiện trước cái ác.

- Sự biến hóa, hồi sinh có thể bị ảnh hưởng từ thuyết luân hồi của đạo Phật, qua đó thể hiện ước muốn, khát vọng hạnh phúc của người dân lao động. Cô Tấm ở đây chết đi sống lại để giành và giữ hạnh phúc

Câu 3 (Trang 72 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám: là hành động gây nhiều ý kiến trái chiều- Tấm đúng, Tấm sai.

+ Tấm là nhân vật cổ tích, mang đặc trưng của kiểu nhân vật chức năng, không có tính cách riêng, thể hiện tinh thần, thái độ, cách đánh giá của nhân vật đều chịu sự chi phối

+ Truyện Tấm Cám tập trung phản ánh đạo lý của nhân dân ta: ở hiện gặp lành, ác giả ác báo. Mẹ con Cám liên tiếp gây ra cái chết cho Tấm nên chúng phải chết là hợp với logic truyện

Câu 4 (trang 72 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Bản chất mâu thuẫn và xung đột trong truyện:

- Mâu thuẫn mẹ con Cám với Tấm là mâu thuẫn dì ghẻ con chồng- vấn đề thuộc về phạm trù đạo đức, nguyên nhân từ việc kế thừa khối lượng vật chất trong gia đình.

- Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, cái thật và cái giả. Tấm đại diện cho cái thiện, sự ngay thẳng, mẹ con Cám hiện thân của cái ác, giả dối, lười biếng

- Mâu thuẫn giai cấp: mâu thuẫn giữa người bị áp bức với kẻ áp bức.

→ Cuộc đấu tranh quyết liệt của Tấm chính là cuộc đấu tranh vì chính nghĩa, vì công bằng.

Luyện tập

Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì trong truyện cổ tích Tấm Cám:

- Các yếu tố thần kì, hoang đường kì ảo:

+ Ông Bụt xuất hiện cứu giúp Tấm

+ Tấm hóa thân sau khi chết (cây xoan đào, chim vàng anh, khung cửi, quả thị)

- Phản ánh khát vọng về công bằng xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác:

+ Cuộc đấu tranh và chiến thắng của Tấm phản ánh ước mơ của nhân dân

- Kiểu nhân vật chức năng:

+ Các nhân vật trong truyện không có nội tâm, hay diễn biến tâm lý sâu sắc. Nhân vật không có tính cách riêng.

2 tháng 10 2017
1. Tóm tắt đoạn trích

Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ "hồi quân" trở về quê hương. Chàng phải lênh đênh góc biển chân trời mười năm đằng đẵng mà vẫn chưa về tới quê nhà. Chàng bị nữ thần Ca-líp-xô, vì yêu chàng nên cầm giữ. Cảm thương số phận Uy-lít-xơ, thần Dớt sai Héc-mét đến lệnh cho Ca-líp-xô phải để chàng đi. Bị bão đánh chìm bè, chàng dạt vào xứ Phê-a-ki, được công chúa Nô-xi-ca yêu và nhà vua tiếp đãi tử tế. Theo ý nhà vua, Uy-lít-xơ kể lại những chuyện li kì, mạo hiểm trên bước đường gian truân phiêu bạt của mình cùng đồng đội: chuyện thoát khỏi xứ sở những tên khổng lồ một mắt, chuyện thoát khỏi tiếng hát đầy quyến rũ của các nàng tiên cá Xi-ren nguy hiểm,… Cảm phục, nhà vua cho thuyền đưa chàng về quê hương I-tác. Về đến nhà, chàng giả dạng người hành khất nên Pê-nê-lốp, vợ chàng, không nhận ra. Để trả lời sự thúc ép của bọn cầu hôn, Pê-nê-lốp thách ai giương được chiếc cung của Uy-lít-xơ và bắn một phát xuyên qua mười hai chiếc vòng rìu thì sẽ lấy người đó. Tất cả bọn cầu hôn đều thất bại, Uy-lít-xơ xin được bắn và chàng đã thắng. Nhân cơ hội đó, cha con chàng trừng trị bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội.

2. Đoạn trích là cảnh gặp gỡ của hai vợ chồng sau hai mươi năm xa cách nhưng nó diễn ra không bình thường mà trở thành một cảnh nhận mặt. Trong cảnh ấy các nhân vật đã thử thách lẫn nhau để tìm về hạnh phúc. Câu chuyện là bài ca về vẻ đẹp trí tuệ và khát vọng hạnh phúc của người Hi Lạp. Nó nhắc nhở ta tình cảm gia đình bao giờ cũng rất cao quý, thiêng liêng.

II. Hướng dẫn học bài

Câu 1: Cảnh này có thể chia thành hai phần:

- Phần một từ đầu đến "…người kém gan dạ". Cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật (nhũ mẫu Ơ-ri-clê, con trai Tê-lê-mác, Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ), Pê-nê-lốp thận trọng chưa chịu nhận chồng.

- Phần hai là đoạn còn lại. Pê-nê-lốp thử thách Uy-lít-xơ về bí mật của chiếc giường. Pê-nê-lốp nhận ra chồng.

Câu 2:

- Khi Pê-nê-lốp không chịu nhận chàng là người chồng Uy-lít-xơ, chàng vẫn mỉn cười bảo: "Đừng làm rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy?". Điều này thể hiện sự nhẫn nãi, bình tĩnh của Uy-lít-xơ, đồng thời thể hiện niềm tin mãnh liệt của chàng đối với vợ.

- Uy-lít-xơ bàn với con là Tê-lê-mác việc đối phó với những gia đình quyền quý có người bị chàng giết. Điều này thể hiện sự khôn ngoan, sáng suốt của Uy-lít-xơ.

- Uy-lít-xơ hờn dỗi khi Pê-nê-lốp mãi vẫn không nhận ra chàng và chàng khóc khi nghe vợ giải thích nguyên nhân. Điều đó chứng tỏ Uy-lít-xơ là một người rất giàu tình cảm và rất yêu vợ.

Câu 3:

Pê-nê-lốp "lòng vẫn rất đỗi phân vân" vì nếu những vị hành khất là chồng nàng thực thì tại sao trong lần gặp trước lại không nói ra. Hơn nữa, nếu Pê-nê-lốp vội vã mà nhận lầm thì danh dự của nàng sẽ bị tổn thương rất lớn (điều tối kỵ của người Hi Lạp).

Pê-nê-lốp có nhiều phẩm chất cao đẹp, đặc biệt là trí tuệ sắc sảo, sự bình tĩnh tự tin và luôn thận trọng trong mọi tình huống. Khi nàng nhấn mạnh "cha và mẹ... không ai biết hết" chính là lúc nàng cố ý tạo ra một hoàn cảnh thử thách đối với Uy-lít-xơ. Nó là gợi ý về dấu hiệu nhận ra nhau của vợ chồng nàng. Câu nói ấy vừa thể hiện sự thận trọng, vừa thể hiện sự thông minh sắc sảo của Pê-nê-lốp.

Thực ra Pê-nê-lốp không phải là người "bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá", có "một trái tim sắt đá hơn ai hết". Hai mươi năm phải làm chủ gia đình, lại phải đối diện với bao thử thách, nàng đã phải tạo cho mình cái vỏ bọc cứng rắn. Có như vậy nàng mới chờ được đến ngày người chồng trở về để được ùa vào lòng chàng mà bật lên bao nhiêu cảm xúc dồn nén mấy chục năm.

Pê-nê-lốp phải dùng đến cách thử bí mật của chiếc giường trong màn nhận mặt nàng vì bí mật ấy giúp giải tỏa được nhiều mối nghi ngờ. Trước hết, để Pê-nê-lốp biết đó không phải là Uy-lít-xơ giả. Sau nữa, nó còn là minh chứng cho lòng chung thủy của nàng. Nếu chiếc giường đã bị chuyển đi hoặc đã không còn là bí mật của riêng hai vợ chồng nữa thì cũng có nghĩa là phẩm giá của Pê-nê-lốp cũng không còn nguyên vẹn. Phép thử ấy không những chỉ nói lên phẩm chất kiên trinh của Pê-nê-lốp mà còn khắc sâu sự bền vững của tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng cha con.

Qua hành động của Pê-nê-lốp (một sự cẩn trọng gần như thái quá) chúng ta có thể thấy được tính chất phức tạp của thời đại - nơi mà những hiểm nguy luôn rình rập, đe dọa con người.

Câu 4:

Cách kể của Hô-me-rơ qua đoạn này thể hiện đặc trưng của phong cách kể chuyện sử thi, vừa chậm rãi, vừa tỉ mỉ, trang trọng. Ở đoạn trích này Pê-nê-lốp nghi ngờ, không tin Uy-lít-xơ là người chồng xa cách của mình. Do đó kiểu kể chuyện tỉ mỉ này tạo ra những đoạn đối thoại mang hình thức thăm dò, thử phản ứng từ đó dẫn tới bản chất của vấn đề.

Để khắc họa bản chất nhân vật, Hô-me-rơ thường sử dụng hình thức gọi nhân vậ bằng cụm danh – tính từ rất phổ biến trong sử thi Hi Lạp (ví dụ: Pê-nê-lốp thận trọng, nhũ mẫu Ơ-ri-clê hiền thảo, Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại…). Điều này tạo cho sử thi phong cách riên, hấp dẫn, đặc sắc.

Biện pháp nghệ thuật được Hô-me-rơ sử dụng ở khố cuối đoạn trích ("Dịu hiền" … "buông rời") là biện pháp so sánh có đuôi dài, ở đây, Hô-me-rơ đã ví niềm vui tái ngộ của Pê-nê-lốp với Uy-lít-xơ cũng giống như hạnh phúc của con người thoát nạn biển khởi. Vế so sánh được nói trước, dài hơn với hình ảnh cụ thể, sinh động, như cái đòn bẩy nghệ thuật nhằm tôn lên sự việc được so sánh, tạo hiệu quả đặc biệt cho câu văn.