K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
9 tháng 9 2023

Bịt tay vào một đầu ống khiến áp suất không khí bên ngoài lớn hơn áp suất trong ống, áp suất này giữu cho nước không bị chảy ra khỏi ống.

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Kết quả thí nghiệm:

+ Khi nhấc ống thủy tinh ra khỏi cốc nước và 1 tay bịt kín đầu trên của ống thì nước không chảy ra khỏi ống.

 

Giải thích: Do áp suất không khí bên ngoài ống tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn áp suất của nước bên trong ống nên nước không chảy ra khỏi ống.

+ Vẫn giữ tay bịt kín đầu trên của ống và nghiêng ống theo các phương khác nhau, khi đó nước cũng không chảy ra khỏi ống.

Giải thích: Do áp suất không khí bên ngoài ống tác dụng vào nước trong ống theo mọi phía đều như nhau và lớn hơn áp suất của nước bên trong ống nên nước không chảy ra khỏi ống.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Khi xoa hai tay vào nhau rồi áp hai bàn tay vào bình cầu, ta thấy hiện tượng: Giọt nước màu trong ống thủy tinh đi lên.

- Giải thích: Khi ta xoa tay vào nhau thì hai lòng bàn tay ta nóng lên, sau đó áp hai tay vào bình cầu thì năng lượng nhiệt từ hai tay sẽ truyền sang bình cầu làm bình nóng lên dẫn tới không khí trong bình nở ra (tăng thể tích) và tác dụng lực đẩy lên giọt nước màu làm giọt nước màu đi lên.

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Hình 28.2a, khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm chưa bị nóng chảy.

- Hình 28.2b, khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở miệng ống nghiệm bị nóng chảy.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

1. Đặt bình thủy tinh vào chậu nước nóng ta sẽ thấy nước màu trong ống thủy tinh dâng lên cao hơn so với lúc ban đầu. Vì khi đặt bình thủy tinh đựng nước màu vào chậu nước nóng thì bình thủy tinh nhận được năng lượng nhiệt và nhiệt độ trong bình thủy tinh bắt đầu tăng lên làm nước màu trong bình nở ra và dâng lên.

2. Lấy bình thủy tinh từ chậu nước nóng ra đặt vào chậu nước lạnh ta thấy nước màu trong ống thủy tinh tụt xuống dần. Vì bình thủy tinh đựng nước màu đang có nhiệt độ cao hơn chậu nước lạnh nên bình thủy tinh truyền nhiệt cho chậu nước lạnh làm nhiệt độ trong bình thủy tinh bắt đầu giảm dần làm nước màu trong bình co lại và tụt xuống.

Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm chưa bị nóng chảy.

Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét: nước là chất dẫn nhiệt kém.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì miếng sáp ở đáy cốc chưa bị nóng chảy => Nước có tính dẫn nhiệt kém.

 
4 tháng 9 2023

Tham khảo!

Hiện tượng: tấm nylon không bị nước đẩy rời khỏi miệng cốc 

Giải thích:

Do áp lực tạo bởi áp suất khí quyển tác dụng lên tấm nylon từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của phần nước trong cốc nên tấm nylon không bị nước đẩy rời khỏi miệng cốc 

Mực chất lỏng ở mỗi bình sẽ tăng dần theo thứ tự: Nước, dầu, rượu.

23 tháng 7 2023

Các hiện tượng xảy ra: Cho nước vào ống nghiệm chứa Mg(OH)2 thấy Mg(OH)2 không tan (kết tủa trắng), nhưng khi nhỏ dd HCl vào thì Mg(OH)2 màu trắng tan dần đến hết tạo thành dung dịch trong suốt.

PTHH: 2HCl + Mg(OH)2 -> MgCl2 +  2 H2O

Giải thích: HCl có tác dụng với Mg(OH)2 (base không tan) tạo muối MgCl2 (muối tan)

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023
 

- Dùng cân xác định khối lượng m của viên đá: m = 15,6 g

- Đo thể tích của vật:

+ Đổ nước vào ống đong, đọc giá trị thể tích nước V1 = 210 cm3.

+ Nhúng ngập viên đá vào nước trong ống đong, đọc giá trị thể tích V2 = 220 cm3

+ Tính thể tích viên đá cuội: V = V2 – V1 = 220 – 210 = 10 cm3.

- Tính khối lượng riêng của viên đá: \(D=\dfrac{m}{V_2-V_1}=\dfrac{15,6}{10}=1,56\) g/cm3