K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
10 tháng 7 2018

Lời giải:

Ta thấy $a,a+k$ đều là số nguyên tố lớn hơn $3$ nên chúng đều lẻ.

Do đó: \((a+k)-a\) chẵn hay $k$ chẵn. Vậy \(k\vdots 2(1)\)

Số nguyên tố lớn hơn 3 thì chia 3 dư $1$ hoặc $2$. Mà có 3 số ($a,a+k,a+2k$) nên theo nguyên lý Dirichlet tồn tại ít nhất \(\left[\frac{3}{2}\right]+1=2\) số cùng số dư khi chia $3$. Giả sử $a,a+k$ cùng số dư khi chia cho $3$

Khi đó: \((a+k)-a\vdots 3\Leftrightarrow k\vdots 3(2)\)

Từ $(1),(2)$ kết hợp với $(2,3)=1$ suy ra \(k\vdots 6\)

10 tháng 7 2018

Vì 2k luôn là số chẵn nên nếu k là số lẻ thì trong hai số a + k và a + 2k sẽ có một số chẵn và 1 số lẻ. Mà số chẵn lớn hơn 3 thì chia hết cho 2 => Không là số nguyên tố. Vậy k phải là số chẵn (tức là k chia hết cho 2).

Tương tự, k phải chia hết cho 3, vì nếu k chia 3 dư 1 hoặc 2 thì 2k chia cho 3 dư 2 hoặc 1 => Trong 3 số a, a +k, a +2k khi chia cho 3 chắc chắn có 1 số chia hết cho 3. (vì nếu a chia hết cho 3 thì trong 3 số đó, số đầu tiên là a chia hết cho 3; nếu a chia 3 dư 1 thì a + k hoặc a + 2k phải có 1 số chia hết cho 3 vì trong 2 số k và 2k có 1 số chia cho 3 dư 1 và số kia chia cho 3 dư 2; nếu a chia 3 dư 2 thì a + k và a + 2k phải có 1 số chia hết cho 3 vì trong 2 số k và 2k có 1 số chia cho 3 dư 1 và số kia chia cho 3 dư 2).

Vậy k chia hết cho 2 và cho 3 => k chia hết cho 6.

7 tháng 3 2016

Ta dựa vào nhận xét sau đây: Nếu \(p\) là số nguyên tố và \(p=ab\)  với a,b là các số nguyên dương thì a=1 hoặc b=1. Ta có

\(A=n^4+4\cdot2^{4k}=\left(n^2\right)^2+2\cdot n^2\cdot2^{2k+1}+\left(2^{2k+1}\right)^2-2^{2k+2}\cdot n^2\)

\(=\left(n^2+2^{2k+1}\right)^2-\left(2^{k+1}\cdot n\right)^2=\left(n^2+2^{2k+1}-2^{k+1}\cdot n\right)\left(n^2+2^{2k+1}+2^{k+1}n\right).\)

Vì A là số nguyên tố và \(n^2+2^{2k+1}-2^{k+1}\cdot n<\)\(n^2+2^{2k+1}+2^{k+1}\cdot n\).  Suy ra \(n^2+2^{2k+1}-2^{k+1}\cdot n=1\).  Suy ra  \(\left(n-2^k\right)^2+2^{2k}=1\to n=2^k,2^{2k}=1\to k=0,n=1.\)   Khi đó A=1+4=5 là số nguyên tố.

7 tháng 3 2016

^^ đang nghĩ

2 tháng 3 2016

Câu hỏi lớp 9 cậu đăng lên h.vn thì tốt hơn

2 tháng 3 2016

Minh Triều em nghĩ anh tìm các số nguyên tố là được. Tính cũng dễ hơn.

2 tháng 3 2016

Để A = n4 + 42k+1 là số nguyên tố <=> ƯC ( n4 ; 42k+1 ) = 1

=> n4 và 42k+1 chỉ có 1 ước nguyên dương

=> ( 4 + 1 )( 2k + 1 + 1 ) = 1

=> 5.( 2k + 2 ) = 1 => 10k + 10 = 1

=> 10k = - 9 => k = - 9/10

Theo đề , n và k là số tự nhiên

=> n ; k ∈ ∅

2 tháng 3 2016

Đinh Đức Hùng vậy khi n=1 và k=0

2 tháng 3 2016

đăng 1 cái là ok rồi đăng j lắm thế

Gợi ý: Áp dụng hằng đẳng thức a4+4b4=a4+4a2b2-(2ab)2=(a^2+2b^2-2ab)(a^2+2b^2+2ab)

thấy n^4+4^2k+1=n^4+4(2^k)^4 áp dụng hằng đẳng thức trên là xong

mà trong câu hỏi tương tự cũng có đó mặc dù ko có lời giải


 

26 tháng 8 2015

Câu 1.  Đề sai nhé, vẽ  đường thẳng qua A và M là trung điểm BC. Khi đó AM cắt đoạn AB,AC ở A và cắt đoạn BC ở trung điểm M.

Câu 2. Giả sử d là ước chung lớn nhất của a+b,ab. Suy ra \(a^2+ab\vdots d\to a^2\vdots d.\) Tương tự \(b^2\vdots d\). Nếu \(d>1\)  thì lấy \(p\) là ước nguyên tố bất kì của d. Ta suy ra \(a^2,b^2\vdots p\to a,b\vdots p\to UCLN\left(a,b\right)>1\to\) mâu thuẫn.

 

26 tháng 8 2015

Thầy Giáo Toán xét tiếp d=1 hả?