K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2017

Đáp án A

I sai, đột biến đảo đoạn

II đúng, dòng 3 đảo đoạn H*GFE → EFG*H thành dòng 2  đảo đoạn FG*HI → dòng 4 đảo đoạn BCD → dòng 1

III sai. phải là đảo H*GFE→ EFG*H .

IV đúng.

7 tháng 3 2017

Đáp án B.

Các kết luận số I, II, IV là đúng.

III sai: vì từ dòng 3 sang dòng 2 thuộc đột biến đảo đoạn EFGoH  → HoGFE chứ không phải FGoH HoGF.

1 tháng 10 2018

Chọn đáp án A.

- So sánh dòng c và dòng a:

Dòng c: 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10

Dòng a: 1 2 6 5 4 3 7 8 9 10

g Dòng c không thể thành dòng a

g Loại phương án B và D

- So sánh dòng c và dòng d:

Dòng c: 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10

Dòng d: 1 2 6 5 8 7 3 4 9 10

g Dòng c thành dòng d do đột biến đảo đoạn 943

- So sánh dòng c và dòng b:

Dòng c: 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10

Dòng b: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

g Dòng c không thể thành dòng b

g Loại phương án C và chọn phương án A

Từ một dòng cây hoa đỏ (D), bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc, các nhà khoa học đã tạo được hai dòng cây hoa trắng thuần chủng (dòng 1 và dòng 2). Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng? (1) Cho dòng 1 và dòng 2 giao phấn với dòng D, nếu mỗi phép lai đều cho đời...
Đọc tiếp

Từ một dòng cây hoa đỏ (D), bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc, các nhà khoa học đã tạo được hai dòng cây hoa trắng thuần chủng (dòng 1 và dòng 2). Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?

(1) Cho dòng 1 và dòng 2 giao phấn với dòng D, nếu mỗi phép lai đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1 thì kiểu hình hoa trắng của dòng 1 và dòng 2 là do các alen đột biến của cùng một gen quy định.

(2) Cho dòng 1 giao phấn với dòng 2, nếu thu được đời con có toàn cây hoa đó thì tính trạng màu hoa do ít nhất 2 gen không alen cùng quy định và mỗi dòng bị đột biến ở một gen khác nhau.

(3) Cho dòng D lần lượt giao phấn với dòng 1 và dòng 2, nếu thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ thì kiểu hình hoa đỏ của dòng D là do các alen trội quy định.

(4) Nếu cho dòng 1 và dòng 2 tự thụ phấn thì sẽ thu được đời con gồm toàn cây hoa trắng

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

1
13 tháng 9 2019

Chọn đáp án A.

(1) sai, dòng 1 và dòng 2 thuần chủng nên khi lai với dòng D không thể tạo ra kiểu hình 3:1

(2) đúng, VD dòng 1 Aabb x dòng 2 aaBBà AaBb: hoa đỏ

(3) đúng, đời con toàn hoa đỏ à KH đỏ là trội

(4) đúng, vì dòng thuần tự thụ phấn vẫn tạo ra đời con có KG của bố mẹ nên vẫn có hoa trắng.

Từ một dòng cây hoa đỏ (D), bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc, các nhà khoa học đã tạo được hai dòng cây hoa trắng thuần chủng (dòng 1 và dòng 2). Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?    (1) Cho dòng 1 và dòng 2 giao phấn với dòng D, nếu mỗi phép lai đều cho...
Đọc tiếp

Từ một dòng cây hoa đỏ (D), bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc, các nhà khoa học đã tạo được hai dòng cây hoa trắng thuần chủng (dòng 1 và dòng 2). Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?

   (1) Cho dòng 1 và dòng 2 giao phấn với dòng D, nếu mỗi phép lai đều cho mỗi đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1 thì kiểu hình hoa trắng của dòng 1 và dòng 2 là do các alen đột biến của cùng một gen quy định.

   (2) Cho dòng 1 giao phấn với dòng 2, nếu thu được đời con có toàn cây hoa đỏ thì tính trạng màu hoa do ít nhất 2 gen không alen cùng quy định và mỗi dòng bị đột biến ở một gen khác nhau.

   (3) Cho dòng D lần lượt giao phấn với dòng 1 và dòng 2, nếu thu được đời con toàn cây hoa đỏ thì kiểu hình hoa đỏ của dòng D là do các alen trội quy định.

   (4) Nếu cho dòng 1 và dòng 2 tự thụ phấn thì sẽ thu được đời con toàn cây hoa trắng.

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

1
14 tháng 10 2018

Chọn đáp án A.

(1) sai, dòng 1 và dòng 2 thuần chủng nên khi lai với dòng D không thể tạo ra kiểu hình 3 : 1

(2) đúng, VD: dòng 1 Aabb × dòng 2 aaBB à AaBb: hoa đỏ

(3) đúng, đời con toàn hoa đỏ à KH đỏ là trội

(4) đúng, vì dòng thuần tự thụ phấn vẫn tạo ra đời con có KG của bố mẹ nên vẫn có hoa trắng.

Từ một dòng cây hoa đỏ (D), bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc, các nhà khoa học đã tạo được hai dòng cây hoa trắng thuần chủng (dòng 1 và dòng 2). Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong các dự đoán sau có bao nhiêu dự đoán đúng? (1) Cho dòng 1 và dòng 2 giao phấn với dòng D, nếu mỗi phép lai đều cho đời...
Đọc tiếp

Từ một dòng cây hoa đỏ (D), bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc, các nhà khoa học đã tạo được hai dòng cây hoa trắng thuần chủng (dòng 1 và dòng 2). Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong các dự đoán sau có bao nhiêu dự đoán đúng?

(1) Cho dòng 1 và dòng 2 giao phấn với dòng D, nếu mỗi phép lai đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3: 1 thì kiểu hình hoa trắng của dòng 1 và dòng 2 là do các alen đột biến của cùng một gen quy định.

(2) Cho dòng 1 giao phấn với dòng 2, nếu thu được đời con có toàn cây hoa đỏ thì tính trạng màu hoa đỏ ít nhất 2 gen không alen cùng quy định và mỗi dòng bị đột biến ở một gen khác nhau

(3) Cho dòng D lần lượt giao phấn với dòng 1 và dòng 2, nếu thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ thì kiểu hình hoa đỏ của dòng D là do các alen trội quy định.

(4) Nếu cho dòng 1 và dòng 2 tự thụ phấn thì sẽ thu được đời con gồm toàn cây hoa trắng

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

1
22 tháng 11 2018

Chọn A.

(1) sai, dòng 1 và dòng 2 thuần chủng nên khi lai với dòng D không thể tạo ra kiểu hình 3:1

(2) đúng, VD: dòng 1 : AAbb × dòng 2: aaBB → AaBb : hoa đỏ

(3) đúng, đời con toàn hoa đỏ → kiểu hình đỏ là trội

(4) đúng, vì dòng thuần tự thụ phấn vẫn tạo ra đời con có kiểu gen của bố mẹ nên vẫn có kiểu hình hoa trắng

Từ một dòng cây hoa đỏ (D), bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc, các nhà khoa học đã tạo được hai dòng cây trắng thuần chủng (dòng 1 và dòng 2). Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng? I. Cho dòng 1 và dòng 2 giao phấn với dòng D, nếu mỗi phép lai đều cho...
Đọc tiếp

Từ một dòng cây hoa đỏ (D), bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc, các nhà khoa học đã tạo được hai dòng cây trắng thuần chủng (dòng 1 và dòng 2). Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?

I. Cho dòng 1 và dòng 2 giao phấn với dòng D, nếu mỗi phép lai đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1 thì kiểu hình hoa trắng của dòng 1 và dòng 2 là do các alen đột biến của cùng 1 gen quy định

II. Cho dòng 1 giao phấn với dòng 2, nếu thu được đời con có toàn cây hoa đỏ thì tính trạng màu hoa do ít nhất 2 gen không alen quy định và mỗi dòng bị đột biến ở một gen khác nhau

III. Cho dòng D lần lượt giao phối với dòng 1 và dòng 2, nếu thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ thì kiểu hình hoa đỏ của dòng D là do các alen trội quy định

IV.Nếu cho dòng 1 và dòng 2 tự thụ phấn thì thu được đời con gồm toàn cây hoa trắng

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

1
4 tháng 7 2018

Đáp án A

Có 3 phát biểu đúng là II, III và IV.

Cây hoa đỏ dòng D, cây hoa trắng thuần chủng dòng 1 và cây hoa trắng thuần chủng dòng 2.

+ I sai: khi cho dòng 1 giao phấn với dòng D, nếu đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1 thì dòng D phải cho 4 loại giao tử, dòng 1 thuần chủng cho 1 loại giao tử. Do đó dòng D sẽ dị hợp 2 cặp gen và có thể có kiểu gen AaBb, vậy dòng D có 2 cặp gen cùng quy định màu hoa, nên đó là tương tác gen. Quy ước A-B-: hoa đỏ; A-bb, aaB-, aabb: hoa trắng. Kiểu gen của dòng D là AaBb, kiểu gen của dòng 1 và dòng 2 là AAbb, aaBB, aabb. Vì theo quy luật tương tác gen nên kiểu hình hoa trắng của dòng 1 và dòng 2 là do các alen đột biến của các gen khác nhau quy định (ví dụ: từ dòng D có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc ở gen A ta sẽ thu được dòng 1 có kiểu gen aaBB, dòng 2 có kiểu gen AAbb).

+ II đúng: với quy ước gen A-B-: hoa đỏ; A-bb, aaB-, aabb: hoa trắng; kiểu gen của dòng 1 và dòng 2 là AAbb và aaBB hoặc ngược lại. Khi cho dòng 1 giao phấn với dòng 2, có phép lai AAbb Í aaBB, đời con thu được kiểu hình 100% hoa đỏ (AaBb). Vậy từ cây hoa đỏ dòng D thuộc 1 trong các kiểu AABB, AaBB, AABb, AaBb, dùng phương pháp gây đột biến và chọn lọc ta sẽ thu được dòng 1 là AAbb và dòng 2 là aaBB hoặc ngược lại.

+ III đúng: Dự đoán này đúng với quy ước gen: A-B-: hoa đỏ; A-bb; aaB-; aabb: hoa trắng; kiểu gen của dòng D là AABB, kiểu gen của dòng 1 và dòng 2 có thể là AAbb và aaBB (hoặc ngược lại), aabb và AAbb (hoặc ngược lại), aabb và aaBB (hoặc ngược lại).

Khi cho dòng D lần lượt giao phấn với dòng 1 và dòng 2, ta có các phép lai AABB Í AAbb, AABB Í aaBB, đời còn sẽ cho 100% hoa đỏ (A-B-), vậy cây hoa đỏ dòng D có kiểu gen AABB, kiểu hình hoa đỏ là do các alen trội A và B cùng quy định. Dự đoán này cũng đúng với quy ước gen A: hoa đỏ trội hoàn toàn so với a và a1; a = a1: hoa trắng. Dòng D có kiểu gen AA, dòng 1 và dòng 2 có kiểu gen aa và a1a1. Khi cho dòng D lần lượt giao phần với dòng 1 và dòng 2 ta có các phép lai AA Í aa, AA Í a1a1, đời con sẽ thu được 100% hoa đỏ (A-), vậy kiểu hình hoa đỏ là do các gen trội A quy định.

+ IV đúng: Dự đoán này đúng với quy ước gen: A-B-: hoa đỏ; A-bb; aaB-; aabb: hoa trắng; kiểu gen của dòng D là AABB, kiểu gen của dòng 1 và dòng 2 có thể là AAbb và aaBB (hoặc ngược lại), aabb và AAbb (hoặc ngược lại), aabb và aaBB (hoặc ngược lại)

Khi cho dòng 1 và 2 tự thụ phấn ta có các phép lai AAbb Í AAbb, aaBB Í aaBB, Aabb Í aabb đều thu được kiểu hình 100% hoa trắng.

Dự đoán này cũng đúng với quy ước gen A: hoa đỏ trội hoàn toàn so với a và a1; a = a1: hoa trắng. Dòng D có kiểu gen AA, dòng 1 và dòng 2 có kiểu gen aa và a1a1. Khi cho dòng 1 và dòng 2 tự thụ thì có các phép lai aa Í aa, a1a1 Í a1a1, đều cho kiểu hình hoa trắng.

Để xác định quy luật di truyền chi phối sự hình thành màu sắc hoa, một nhà khoa học đã tiến hành các phép lai sau: + Phép lai 1: Lai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng thuần chủng hoa trắng (2) thu được 100% hoa trắng. + Phép lai 2: Lai dòng thuần chủng hoa trắng (2) với dòng thuần chủng hoa trắng (3) thu được 100% hoa trắng. + Phép lai 3: Lai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng thuần chủng hoa...
Đọc tiếp

Để xác định quy luật di truyền chi phối sự hình thành màu sắc hoa, một nhà khoa học đã tiến hành các phép lai sau:

+ Phép lai 1: Lai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng thuần chủng hoa trắng (2) thu được 100% hoa trắng.

+ Phép lai 2: Lai dòng thuần chủng hoa trắng (2) với dòng thuần chủng hoa trắng (3) thu được 100% hoa trắng.

+ Phép lai 3: Lai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng thuần chủng hoa trắng (3) thu được 100% hoa xanh

Biết quá trình phát sinh giao tử không xảy ra đột biến, bao nhiêu kết luận dưới đây đúng?

I. Khi cho cây hoa xanh ở phép lai 3 lai với dòng hoa trắng (1) hoặc (2) đời con đều cho 25% hoa xanh

II. Màu sắc hoa được quy định bởi một gen có nhiều alen

III. Nếu cho các cây hoa xanh ở phép lai 3 tự thụ phấn thì kiểu hình hoa trắng ở đời con chiếm 43,75%.

IV. Gen alen quy định màu sắc hoa trội lặn hoàn toàn.

A. 

B.3 

C.1  

D.4

1
2 tháng 8 2017

Đáp án A

Ta thấy hoa trắng lai với hoa trắng cho 100% hoa trắng hoặc 100% hoa xanh → có sự tương tác bổ sung.

Quy ước gen A-B- hoa xanh ; aaB-/A-bb/aabb : hoa trắng

Phép lai 1: (1) AAbb × (2) aabb → Aabb : hoa trắng

Phép lai 2: (2) aabb × (3) aaBB → aaBb : hoa trắng

Phép lai 3: (1) AAbb × (3) aaBB → AaBb: hoa xanh

Xét các phát biểu:

(1) sai, AaBb × AAbb → 50% hoa xanh

(2) sai.

(3) nếu các cây hoa xanh tự thụ phấn, AaBb × AaBb → 9 hoa xanh: 7 hoa trắng → đúng

(4) đúng.

Để xác định quy luật di truyền chi phối sự hình thành màu sắc hoa một nhà khoa học đã tiến hành các phép lai sau: Phép lai 1: Lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng hoa trắng (2) thu được 100% hoa trắng. Phép lai 2: Lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (2) với dòng hoa trắng (3) thu được 100% hoa trắng. Phép lai 3: Lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng hoa trắng (3) thu được F 100% hoa xanh....
Đọc tiếp

Để xác định quy luật di truyền chi phối sự hình thành màu sắc hoa một nhà khoa học đã tiến hành các phép lai sau:

Phép lai 1: Lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng hoa trắng (2) thu được 100% hoa trắng.

Phép lai 2: Lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (2) với dòng hoa trắng (3) thu được 100% hoa trắng.

Phép lai 3: Lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng hoa trắng (3) thu được F 100% hoa xanh.

Biết quá trình phát sinh giao tử không xảy ra đột biến.

Kết luận nào sau đây là chính xác?

A. Cho cây hoa xanh ở phép lai 3 lai với dòng hoa trắng (1) hoặc (2) đời con đều cho 25% hoa xanh.

B. Nếu cho các cây hoa xanh ở phép lai 3 tự thụ phấn thì kiểu hình hoa trắng ở đời con chiếm 43,75%.

C. Màu sắc hoa được quy định bởi một gen có nhiều alen.

D. Tính trạng màu sắc hoa do gen ngoài nhân quy định.

1
7 tháng 12 2017

Dựa vào 3 phép lai trên suy ra tính trạng do di truyền tương tác gen quy định

(Vì tính trạng do 1 cặp gen quy định sẽ không thỏa mãn cả 3 phép lai).

Đọc đáp án C ta nghi ngờ là tương tác bổ sung kiểu 9:7

(Vì chỉ xut hiện 2 kiu hình và tỉ lệ 43,75% chính là 7/16)

 (Đây là kinh nghiệm giải đề, gợi ý nằm trong các đáp án, ta có th giả sử đáp án đó đúng (đáp án giả sử nên chứa dữ kiện dễ nhận biết nhất) và giải theo đáp án giả sử đó, nếu đúng với đề thì đáp án đó đúng, nếu sai thì lấy phủ định).

Trng chiếm tỉ lệ 7/16 suy ra ta có quy ước gen như sau :

A-B-: xanh; (A-bb, aaB-,aabb): trắng. Thử lại đề :

Phép lai 3 : trắng × trắng → xanh. Suy ra chỉ có phép lai AAbb × aaBB → AaBb là thỏa mãn.

Vậy dòng hoa trắng (2) chính là aabb

Tới đây ta thấy thỏa mãn 3 phép lai đề cho, vậy những gì ta giả sử, suy đoán phía trên là đúng

→  B đúng.

Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng? 1. Chuyển đoạn NST là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST tương đồng. 2. Trong đột biến chuyển đoạn NST, một số gen trên NST này được chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết. 3. Đột biến chuyển đoạn làm tăng sự biểu hiện của gen, do đó đóng...
Đọc tiếp

Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?

1. Chuyển đoạn NST dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST tương đồng.

2. Trong đột biến chuyển đoạn NST, một số gen trên NST này được chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết.

3. Đột biến chuyển đoạn làm tăng sự biểu hiện của gen, do đó đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.

4. Đột biến chuyển đoạn NST xảy ra ở tế bào sinh dưỡng tế bào sinh dục tùy vào từng loài.

5. Do thể đột biến mang chuyển đoạn bị giảm khả năng sinh sản nên người ta có thể sử dụng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp đi truyền.

A. 4

B. 2

C. 5

D. 3

1
19 tháng 5 2019

Đáp án D

1. Chuyển đoạn NST dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST tương đồng. à đúng

2. Trong đột biến chuyển đoạn NST, một số gen trên NST này được chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết. à đúng

3. Đột biến chuyển đoạn làm tăng sự biểu hiện của gen, do đó đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. à sai

4. Đột biến chuyển đoạn NST xảy ra ở tế bào sinh dưỡng tế bào sinh dục tùy vào từng loài. à sai, đột biến chuyển đoạn NST xảy ra ở tế bào sinh dưỡng tế bào sinh dục là ngẫu nhiên.

5. Do thể đột biến mang chuyển đoạn bị giảm khả năng sinh sản nên người ta có thể sử dụng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp đi truyền. à đúng