K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2018

“Kể từ sau vụ khủng bố 11/9, mối quan hệ giữa Mỹ và Nga trở nên vô cùng xấu. Sự kiện ấy đã khiến nhiều người Mỹ có định kiến không tốt về người Nga. Trong bài luận này, tôi sẽ….”. Tôi cười sặc sụa khi đọc được đoạn mở đầu này trong một bài luận của sinh viên. Tôi vẽ một vòng tròn đỏ gọn gàng quanh chữ “Nga” kèm lời phê “Em xem lại kiến thức phần này nhé. Cấu trúc bài thì OK nhưng kiến thức chưa chắc chắn”. Đang hoan hỉ với lời nhận xét của mình thì tôi bị giật mình bởi giọng nói sang sảng của thầy:

-Mai, em có thấy cậu sinh viên Martin đến gặp em không?

-Em gặp cậu ấy rồi. Cậu ấy hay đến các giờ văn phòng của em để hỏi bài. Trước khi nộp bài luận, cậu ấy còn mang dàn ý đến cho em góp ý. Hôm kia, Martin đến hỏi em mấy câu hỏi để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối kỳ.

Martin là cậu sinh viên người Mỹ mắt sáng, thông minh, hay nói và rất nhiệt tình trong học tập. Cứ có chỗ nào không hiểu là cậu lại vác sách đến nhờ tôi giải đáp. Nếu vẫn chưa rõ, cậu cũng chẳng ngần ngại email cho tôi để hỏi cho thật tường tận mới thôi. Tôi rất quý em sinh viên này. Khi tôi đưa điểm bài kiểm tra cuối kỳ lên website, chỉ mấy phút sau, tôi nhận được email của Martin “Có thật, em được 97 điểm không ạ? Vậy là A ạ. Em cảm ơn rất nhiều!” Tôi trả lời lại: “Đúng vậy, em đã rất chăm chỉ và cố gắng kỳ học vừa qua. Chúc mừng em”.

-Martin đã rất chịu khó kỳ vừa qua. Cậu ấy bắt đầu không được tốt lắm, nhưng thầy rất phục những nỗ lực của em ấy. Có gì em lưu ý khi chấm bài cho cậu ấy nhé.

-Vâng ạ, thầy cứ yên tâm. Những em sinh viên nào chăm chỉ và cố gắng, em đã ghi lại tên vào một cuốn sổ riêng rồi ạ.

Thầy gật đầu, hài lòng chào tôi, và rời đi. Chưa được nửa phút, tôi đã thấy thầy chạy vội lại và nói với tôi:

-Phương châm dạy của thầy là luôn động viên và khuyến khích sinh viên. Ngày trước, thầy có một trợ giảng có “triết lý” rất khác thầy. Bạn ấy quan niệm rằng “yêu là phải cho roi cho vọt, muốn sinh viên giỏi phải phê bình, chỉ trích”. Thầy hoàn toàn không đồng ý! Kết quả là, sau bài thi thử đầu tiên, hơn 1/3 sinh viên xin rời lớp. Em hãy cố gắng luôn động viên sinh viên nhé. Thế sinh viên mà bài giữa kỳ được điểm 0 thế nào rồi em?

-À, em ấy cũng đến gặp em khoảng hai lần rồi ạ. Nghe lời thầy, em cũng động viên em ấy rất nhiều. Em nghĩ em ấy có học bài, nhưng chưa biết chọn lọc thông tin để trả lời câu hỏi. Em nói với em ấy rằng, điều đó không phải hiếm đối với sinh viên năm đầu. Em cũng yêu cầu em ấy đến gặp em để em xem qua dàn bài bài luận trước khi nộp. Và em ấy đã viết tốt hơn rất nhiều.

-Thế tốt rồi, đối với những sinh viên có cố gắng, đừng bao giờ ngần ngại tặng cho họ những lời động viên, khuyến khích.

Có lẽ bài học lớn nhất tôi học được sau một kỳ làm trợ giảng là học cách động viên, khuyến khích người khác và học cách sử dụng từ ngữ làm sao để tăng sự tự tin, lạc quan của người nghe. Nếu bạn biết tôi ngoài đời trước đây, có thể bạn đang trợn tròn mắt ngạc nhiên. Tôi không phải là người thật sự khéo léo với từ ngữ, đôi khi tôi lỡ lời nói một điều gì đó làm người nghe cảm thấy không hài lòng. Tôi cũng không phải là người hay động viên và khen ngợi người khác. Có thể tôi rất yêu quý và trân trọng một ai đó, nhưng những lời nói “hoa mỹ”, động viên vẫn bướng bỉnh không chịu thoát ra khỏi miệng tôi. Tôi đã từng nghĩ rằng, mình cứ sống thật là mình, mình chân thành thì dù mình không khéo cho lắm cũng không sao. Nhưng dần tôi hiểu rằng, tại sao mình không hào phóng cho đi những lời khen ngợi, và động viên người khác. Điều này lại càng quan trọng trong giáo dục. Một lời chê, một lời phê bình thiếu tế nhị có thể giết chết sự tự tin của một học sinh, một sinh viên, một con người.

Tôi chợt nhớ đến những buổi họp phụ huynh ngày còn nhỏ. Mọi khuyết điểm và “lỗi lầm” của học sinh sẽ được đem ra bàn luận trước tất cả phụ huynh. Học sinh nào có nhiều “sai phạm” là y rằng sẽ bị phân tích rất gay gắt và nặng nề. Có lần, đi họp phụ huynh về, mẹ nói với tôi “đừng chơi với bạn X, vừa học dốt vừa hư”. Giờ đây nghĩ lại, tôi thấy thật tội nghiệp cho những ai giống bạn X. Thử tưởng tượng một đứa trẻ, tính cách còn chưa thành hình thành khối, bị nhận xét giữa công chúng rằng nó dốt, nó không có năng lực, đứa trẻ ấy sẽ thế nào? Câu trả lời có lẽ ai cũng hiểu phải không? Đừng nghĩ rằng, chỉ cần ta thật sự yêu thương thì ta cứ tha hồ vô tư “cho roi cho vọt”. Biết đâu những vết roi vọt ấy lại tạo thành những vết sẹo không bao giờ lành? Thay vào đó, nếu giáo viên nói riêng với phụ huynh và động viên em “em còn chưa tốt điểm này, nhưng cô tin rằng nếu em chăm chỉ, em sẽ làm được”. Kết quả sẽ khác lắm!

Càng ngày tôi càng hiểu rằng, giáo dục xét cho cùng không phải là công cụ để chỉ ra ai giỏi, ai dốt, để phê bình chỉ trích, mà là để phát huy những tiềm năng trong mỗi còn người. Vì lý do này, tôi phản đối việc dán điểm của học sinh, sinh viên trên bảng tin toàn trường hoặc đưa điểm lên mạng mà tất cả mọi người có thể xem được. Thử nghĩ xem nếu một sinh viên bị điểm kém, và tất cả sinh viên trong trường đều có thể nhìn thấy, em ấy sẽ nghĩ thế nào? Tôi vẫn nhớ những lời đồn đại “đứa đấy học dốt”, “nó không thông minh”. Ngày trước tôi cũng hùa theo những lời nói ấy. Nhưng giờ đây khi đã đọc, học và tham gia vào quá trình giảng dạy, tôi tự đặt cho mình những câu hỏi “thế nào là thông minh?”, “Liệu có một tiêu chuẩn nào để đánh giá sinh viên này thông minh hơn sinh viên kia?”, “Giỏi toán/lý/hoá/anh là thông minh hơn những người không giỏi”, “thông minh là lập tức đưa ra câu trả lời mà ..chưa cần nghĩ?”, “không học mà vẫn…thi đỗ là thông minh?” Với tôi của hiện tại, tất cả những định nghĩa về học sinh giỏi, học sinh thông minh như thế thật vô cùng nông cạn. Tôi đã từng chia sẻ rất nhiều lần một quan điểm trên trang blog này, và hôm nay tôi muốn nhắc lại một lần nữa: Tôi tin sâu sắc rằng, đằng sau mỗi cá nhân đều có một năng lực nào đó, mỗi người mỗi vẻ, mỗi người một tiềm năng. Và một lời động viên, một câu khen ngợi khích lệ đúng lúc biết đâu sẽ khiến cái tiềm năng ấy không còn bướng bỉnh trốn tránh nữa!

Để tôi kể cho bạn chuyện này nhé. Mấy năm trước, khi đang dự lễ tốt nghiệp của khoá sinh viên năm ấy, bố mẹ của một sinh viên (cả hai đều là luật sư thành đạt) tìm thầy và nói lời cảm ơn “Nhờ có thầy mà cháu mới có được ngày hôm nay. Thầy đã động viên cháu rất nhiều. Trong năm đầu đại học, bài thi giữa kỳ môn của thầy, cháu chỉ được điểm C. Cháu vẫn còn nhớ, thầy đã động viên “em có thể đạt được điểm A”. Chỉ một câu nói ấy thôi, cháu đã tự tin và nỗ lực rất nhiều”.

Thầy nói với tôi:

-Thầy thật sự không nhớ mình đã nói thế với cậu học sinh ấy. Nhưng thầy rất vui, vì chỉ một câu nói đơn giản ấy thôi đã có thể giúp cậu ấy rất nhiều. Kể từ ấy, thầy luôn lên lớp với triết lý: LUÔN KHUYẾN KHÍCH VÀ ĐỘNG VIÊN HỌC SINH CỦA MÌNH.

Câu chuyện của thầy đã chạm vào sâu thẳm cảm xúc trong tôi. Đã có một khoảng thời gian dài, tôi loay hoay đi tìm bản thân mình. Những câu hỏi như “tôi thực sự giỏi cái gì?”, “ước mơ của tôi là gì?”, “điểm mạnh của tôi là gì?”, vân vân và vân vân, đằng đẵng bám theo tôi. Tôi chợt nhận ra những “thiếu tự tin”, những hoài nghi về chính bản thân mình không chỉ bắt nguồn từ cách người lớn đã từng so sánh tôi với người khác khi tôi còn là một đứa trẻ, mà còn vì tôi đã không nhận được lời động viên, khích lệ khi cần thiết.

Tôi thường nghe người ta “nguỵ biện” mỗi khi phê bình, chỉ trích hoặc giao tiếp một cách thẳng thắn thiếu tế nhị rằng: Yêu thì mới cho roi cho vọt, nói khó nghe thế thôi nhưng sâu thẳm lại nhiệt tình tốt bụng. Bây giờ tôi nhận ra, tất cả những điều ấy chỉ là vỏ bọc hoàn hảo cho sự bất lịch sự và thiếu nhạy cảm trước cảm xúc của người khác. Giờ đây tôi hiểu rằng, nói thẳng những khuyết điểm và chê bai thì dễ đấy, nhưng chỉ để vuốt ve cái tôi của ta thôi. Còn nói làm sao để người khác thấy được những nhược điểm của họ, nhưng lại có thể khích lệ họ tiến lên, khiến họ không mất tự tin lại là cả một nghệ thuật. Một nghệ thuật có lẽ ta phải học cả đời.

Trong khoá học Research Design, chúng tôi có một bài giảng về cách đưa ra nhận xét đối với nghiên cứu của đồng nghiệp. Nhiều người cho rằng, khoa học chỉ cần chính xác, cần gì phải lựa lời ăn tiếng nói khi đưa ra nhận xét: Sai thì chỉ trích là sai, đúng thì bảo là đúng thôi. Giáo sư của tôi lại có quan điểm khác: trong giới khoa học, những giáo sư được tôn trọng nhất lại là những người vừa giỏi chuyên môn, vừa khéo léo, tế nhị khi làm việc với sinh viên và những nhà nghiên cứu trẻ mới vào nghề. Họ nhận xét những công trình nghiên cứu của người khác một cách lịch sự, đầy tính xây dựng, và luôn khiến người được nhận xét cảm thấy khích lệ động viên và tôn trọng. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Xét cho cùng, làm khoa học hay bất cứ ngành nghề gì, ta cũng chẳng tránh được mối quan hệ giữa người và người!

Mấy hôm trước, tôi nhận được email của cậu sinh viên Martin “cảm ơn cô đã luôn khuyến khích động viên em trong học kỳ vừa qua. Thật vui vì được làm việc cùng với cô. Nhờ có những lời động viên của cô mà em mới tin mình có thể học để đạt được điểm A”. Tôi xúc động lắm, tôi không ngờ những lời động viên của mình có thể khiến cậu ấy cố gắng đến thế.

Nếu bạn cũng có niềm tin như tôi, hãy cùng tôi bắt đầu năm mới bằng cách trao đi những lời khích lệ, động viên bạn nhé. Nếu ai đó sẻ chia với bạn ước mơ của họ, đừng bắt đầu bằng “bạn không làm được đâu”, “làm thế để làm gì”, “khó lắm, làm sao làm được”. Ta không bao giờ biết được những lời ấy có thể để lại một vết sẹo lớn thế nào trong lòng người khác. Ta hãy nói “tôi tin bạn làm được”, “bạn có năng lực mà”. Nếu ta thấy họ còn thiếu kỹ năng gì thì đừng nói “không biết làm ABC, mà cũng đòi làm XYZ”. Hãy nói “nếu bạn cố gắng hoàn thiện kỹ năng ABC, tôi tin bạn sẽ làm được những điều bạn muốn”. Tôi tin một cách sâu sắc rằng, ta đừng bao giờ nói với một đứa trẻ, một sinh viên, một học sinh rằng “em/con không thể làm được điều ấy đâu”, “em/con dốt, không giỏi như bạn này bạn kia”. Đó chẳng khác nào một nhát dao cắt vào sự tự tin của người khác!

Cảm ơn bạn đã đọc tâm sự của tôi đến những dòng cuối cùng. Chúc bạn một thứ hai thật nhiều niềm vui!

Sức mạnh của một bức thư cảm ơnGiáo sư William L.Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy:"William yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn 80 tuổi như ta, sống...
Đọc tiếp

Sức mạnh của một bức thư cảm ơn

Giáo sư William L.Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy:"William yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn 80 tuổi như ta, sống đơn độc trong một căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ, em sẽ bất ngờ, khi biết rằng ta đã dạy học hơn 30 năm và trong khoảng thờ gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cảm ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận"

Tìm 1 phép liên kết.

1
15 tháng 4 2023

Phép thế: một giáo viên => bà

Giáo sư William L. Stidger

 

7 tháng 3 2018

- Phần 1 (khổ 1): người cha nhắc cho con về cội nguồn sinh dưỡng gia đình, quê hương

- Phần 2 ( còn lại): Người cha nhắc con tự hào về truyền thống, sức sống của quê hương

24 tháng 12 2017

chúc giang  sinh vui vẻ

DÀN Ý THAM KHẢO

Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu câu nói

– Một câu danh ngôn nổi tiếng đã nói; Mất tiền còn có thể tìm lại được nhưng mất niềm tin là mất tất cả.

– Đúng vậy! Nói về niềm tin của mỗi người trong cuộc sống đã có rất nhiều ý kiến nói về điều đó: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thức quý giá khác nữa” . Vậy niềm tin có ý nghĩa như thế nào với mỗi con người trong cuộc sống?

Thân bài:

Giải thích câu nói:

-Khái niệm niềm tin:

– Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.

– Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản lĩnh, là phẩm chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành công. Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả.

Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:

Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác?

– Bởi niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin. Nó không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công. Để đạt được điều đó, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công.

– Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý chí, nghị lực để vươn lên và tất nhiên: “Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại” (Bovee).

– Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình. Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc.

– Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả.

Đánh giá, bàn bạc:

– Phê phán: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần đầu nhưng không làm chủ được mình, không tin vào mình có thể gượng dậy mà từ đó dẫn đến thất bại:

+ Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi thi sẽ dẫn đến làm bài không tốt. Cũng có những học sinh thi trượt, tỏ ra chán nản, không còn niềm tin vào bản thân nên sẽ dễ bỏ cuộc.

+  Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người khác thì dẫn đến tình trạng “đẽo cày giữa đường”, “lắm thầy thối ma”.

+ Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người giúp việc hoặc bố mẹ lo , khi gặp khó khăn họ có thể làm chủ được bản thân, tự mình độc lập để vượt qua?

Bàn bạc mở rộng :

– Khẳng định: Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại. Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng.

– Bài học nhận thức, hành động: Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi phải làm gì để xây dựng niềm tin trong cuộc sống? Phải cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân.

Kết bài:

Liên hệ bản thân.

Dàn bài chi tiết

  • Mở bài:

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

  • Thân bài:

Xin lỗi là gì?

Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình. Xin lỗi còn là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

Văn hóa xin lỗi là vẻ đẹp cao quý trong đời sống giao tiếp của con người. Nhận ra lỗi lầm và chân thành nhận lấy nó để mong được tha thứ sẽ làm dịu bớt cơn giận dữ hoặc nỗi đau của người khác. Bởi vậy lời xin lỗi mang tính nhân văn cao cả trong đời sống.

Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:

Người biết nói lời xin lỗi luôn mở lời xin lỗi khi gây ra một lỗi lầm. Hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác và tự nhận khuyết điểm về mình. Đồng thời, tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra. Họ nhận thấy hành động của mình là không nên có. Họ cũng nhận thấy sai lầm và mong muốn được khắc phục. Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực. Họ luôn là người mẫu mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.

* Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?

 Biết cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người. Đó cũng là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng thái độ quan tâm và cầu thị hết sức cần thiết. Khi lời xin lỗi được trình bày chân thành nó phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân. Mặt khác, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người.

Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra. Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần. Hành động này giúp cho các bên kiềm chế được cơn giận của bản thân. Từ đó, hướng đến những hành động đúng đắn. Lời xin lỗi đúng lúc, đúng việc giúp người bị thiệt hại cảm thấy được tôn trọng. Dựa trên sự đồng cảm, đồng tình hướng đến giải quyết sự việc theo hướng tích cực.

Lời xin lỗi không đơn giản là biết lỗi và nhận lỗi. Lời xin lỗi thể hiện trách nhiệm của con người với cuộc sống. Ai cũng có thể có những sai lầm. Điều này thật không thể tránh khỏi trong cuộc sống vốn rất phức tạp. Biết nói lời xin lỗi là biết nhận trách nhiệm của mình đối với hậu quả do hành mình gây ra. Đó là một nét đẹp trong phong cách ứng xử, thể hiện một nhân cách tốt đẹp, cao thượng.

Biết nói lời xin lỗi là tự nhắc nhở mình trước những sai phạm. Đồng thời hứa với người khác hành động này không còn tái diễn nữa. Từ đó nâng cao tinh thần, ý chí, quyết tâm hành động đúng. Biết nói lời xin lỗi để giúp mình quyết tâm sửa chữa và thăng tiến hơn.

Biết nói lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người. Vì những lỗi lầm của mình mà làm ảnh hưởng tới người khác. Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.

Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm. Biết nói lời xin lỗi thể hiện là con người có hiểu biết và có nhân cách đứng đắn.

Lời xin lỗi có thể giải quyết xung đột, chữa lành tổn thương, thúc đẩy sự tha thứ, lòng vị tha và cải thiện mối quan hệ trong cả đời sống cá nhân lẫn xã hội. Mặt khác, lời xin lỗi còn tăng lòng trung thành, niềm tin và sự cộng tác của con người với nhau. Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn. Sự tha thứ của người khác giúp gia tăng tình thương giữa con người với nhau. Biết nói lời xin lỗi thể hiện lối sống văn hóa lành mạnh, cao thượng đáng được đề cao trong cuộc sống.

* Muốn giao tiếp lịch sự, biết nói lời xin lỗi ta phải làm gì?

Trước hết phải sống chân thành, biết tôn trọng, quý trọng người khác. Phải thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình. Chân thành lắng nghe, bình tĩnh ứng xử thật lịch sự, tế nhị. Sự chân thành lúc nào cũng được ghi nhận trong cuộc sống.

Xác định rõ mức độ thiệt hại hay tổn của người khác do hành động của mình gây ra từ đó có ý định hay hành động bồi thường cụ thể để nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn, tránh những xung đột đáng tiếc xảy ra. Lời xin lỗi đúng lúc có tác dụng ngăn cản những hành vi bạo lực, thái độ thô lỗ trong giao tiếp.

Để lời xin lỗi thật sự hữu dụng cách tốt nhất là hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng. Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng nhưng đó là lời nói hết sức chân thành với thái độ thành tâm nhất có thể. Đôi khi, khi sự việc đáng tiếc xảy ra, ta còn lưỡng lự không biết lỗi lầm do ai, thì trước hết nếu ta không bị thiệt hại gì hãy mở lời động viên, cảm thông, chie sẻ với người thiệt hại nhiều hơn. Điều đó sẽ khiến cho sự việc trở nên nhẹ nhàng và mau chống được giải quyết ổn thỏa. Lời xin lỗi chân thành có sữ mạnh hơn mọi loại thuốc an thần.

Hãy bày tỏ sự thấu hiểu, đồng cảm một cách chân thành. Không nên cố chấp tranh cãi, lớn tiếng, nóng giận khi mình gây ra lỗi lầm. Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

Không phải ai cũng dũng cảm khi phải thừa nhận chính lỗi lầm của mình, nhưng vượt qua được điều đó bạn sẽ thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, xin lỗi đôi khi cũng cần có nghệ thuật. Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn. Nếu bạn đã nhận ra sai lầm của mình thì đừng để quá lâu rồi mới nói lời xin lỗi. Đừng cố biện minh cho sự chậm trễ bằng việc chờ đợi đến lúc thích hợp, mà hãy nói ngay, càng sớm càng tốt.

  • Kết bài:

Biết nói lời xin lỗi khi gây ra lỗi lầm là một hành vi cao thượng cần có ở mỗi chúng ta. Một lời xin lỗi tưởng chừng sẽ đem đến cho bạn gánh nặng nhưng thực sự đó chính là cách để bạn tháo gỡ những vướng mắc, áy náy và giúp bạn trở nên nhẹ nhõm lòng mình hơn, yêu cuộc đời hơn. Xin lỗi là lối giải thoát đầu tiên và nhanh chóng cho mọi sai lầm và tội lỗi.

P/s tham khảo 

28 tháng 2 2018

Dàn ý cảm ơn và xin lỗi


I. Mở bài: giới thiệu vấn đề “ Xin lỗi và cảm ơn”
“ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa long nhau”.
Từ xa xưa thì văn hóa ứng xử luôn là chuẩn mực để đánh giá một con người. văn hóa ứng xử thể hiện nhân cách của một con người. để thể hiện chuẩn mwujc có rất nhiều cách để thể hiện và đánh giá. Trong đó, lời xin lỗi và cảm ơn là một chuẩn mực xác thực nhất cho việc đánh giá này. Nhưng lời xin lỗi và cảm ơn như thế nào cho đúng, ta cùng đi tìm hiểu vấn đề này.

II. Than bài
1. Giải thích “ xin lỗi, cảm ơn”
a. Cảm ơn là gi?
“Cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó đối với những người giúp mình. 
b. Xin lỗi là gi?
“Xin lỗi” là lời bày tỏ thái độ ân hận, hối lỗi trước những sai lầm mình đã gây ra cho những người khác. Tùy theo hậu quả xảy ra mà lời xin lỗi có được tha thứ.

2. Biểu hiện của xin lỗi và cảm ơn
a. Cảm ơn
- Vào ngày lễ tặng hoa cho mẹ để thể hiện lòng biết ơn
- Biết ơn thầy cô giáo
- Ghi nhớ công ơn những người giúp đỡ mình
b. Xin lỗi
- Có thái độ ăn năng hối lỗi trước hành động sai trái của mình
- Có những hành động sửa lỗi.
3. Thực trạng
- Nhiều thanh niên hiện nay ngại nói xin lỗi và cảm ơn
- Có nhiều người thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.
4. Nguyên nhân
Do đời sống xã hội ngày càng phát triển, lỗi sống vô cảm khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.
5. Hậu quả
Hành động này tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc.
Những đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.

III. Kết bài
Nêu ý nghĩa của “ cảm ơn và xin lỗi”
Thể hiện ý kiến của mình về những vấn đề này.

Dàn ý: 

1. Mở đoạn: Khẳng định ý nghĩa quan trọng của thái độ sống tích cực 

2. Thân đoạn: 

- Thái độ sống tích cực: việc luôn tìm cách suy nghĩ và cảm nhận thế giới một cách tích cực qua đó tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống.

- Ý nghĩa của thái độ sống tích cực: 

+ Cá nhân: 

- Tạo động lực mạnh mẽ tiến lên phía trước 

- Học được cách hài lòng với những gi mình đang có 

- Tìm thấy lối thoát trong những hoàn cảnh khó khăn nhất 

Dẫn chứng: Nhà văn Andecsen ( hoàn cảnh sinh ra bất hạnh nhưng ông luôn giữ được thái độ sống tích cực => ông đã trở thành nhà văn nổi tiếng thắp sáng ước mơ cho hàng nghìn đứa trẻ trên thế giới )

+ Cộng đồng: 

- Lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong xã hội, nâng đỡ những người hoàn cảnh khó khăn hơn 

- Bài học nhận thức: Chúng ta cần sống với thái độ tích cực nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế để sửa đổi. 

=> Liên hệ bản thân

16 tháng 11 2021

Vì sao những khó khăn gian khổ trên hành trình dài đằng đẵng 30 năm tìm đường cứu nước vẫn không làm Người chùn bước, hay trước sự xa hoa tráng lệ của những đô thị và cuộc sống ở phương Tây hay nước Mỹ mà Người có dịp đặt chân đến vẫn không thể cám dỗ và làm lay chuyển được sự quyết tâm và lập trường kiên định của Người… Chỉ duy nhất có Người, với chuyến đi lịch sử 40 ngày của mình (từ Sài Gòn đến Marseille - nước Pháp), đã mở ra một chương lịch sử hào hùng cho dân tộc Việt Nam, cho thế giới thuộc địa và cho tất cả những con người bị áp bức trên Trái đất này. Có thể khẳng định ý chí và nghị lực là hai yếu tố rất quan trọng giúp Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi ra tìm đường cứu nước và cũng chính ý chí, nghị lực đã giúp Người vượt qua tất cả những khó khăn, gian khổ trong hành trình bôn ba qua 3 đại dương, 4 châu lục, hơn 30 quốc gia và các vùng lãnh thổ, qua hàng trăm thành phố lớn nhỏ để tìm con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam.

Ý chí và nghị lực của Nguyễn Tất Thành khi ra đi tìm đường cứu nước
Bến Nhà Rồng - nơi Bác Hồ rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh tư liệu: Báo Điện tử Đảng cộng sản.

Ở Nguyễn Tất Thành, ý chí và nghị lực được hình thành, phát triển trong môi trường sống và điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của đất nước, từ những tố chất cá nhân của Người và thừa hưởng từ cha mẹ, gia đình, quê hương. Người sinh ra và lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân bị lầm than đói khổ. Quê hương Người là Nghệ An, vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước với những tên tuổi lớn như: Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu… Người xuất thân trong một gia đình nhà Nho nền nếp, mang những nét đặc trưng của xã hội Việt Nam thời phong kiến. Cha của Người là ông Nguyễn Sinh Sắc đã đỗ Phó bảng trong kỳ thi Hội năm 1901 nhưng nhiều năm liền trì hoãn việc làm quan bởi với ông: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (nghĩa là: Làm quan là nô lệ trong đám nô lệ, lại càng nô lệ hơn). Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ Việt Nam điển hình, làm nghề nông và dệt vải, tần tảo nuôi chồng con ăn học. Được nuôi dưỡng bởi những truyền thống tốt đẹp của quê hương xứ Nghệ; của ý chí học tập và sự kiên nhẫn của người cha, của tâm hồn và tình cảm của người mẹ hiền, Nguyễn Tất Thành và anh chị em của mình ngay từ khi còn nhỏ tuổi đã biết nói những điều hay, làm những việc tốt, giàu lòng vị tha, nhân ái, chan hòa trong nghĩa cử đồng bào.

Bản thân Người, ngay từ thuở nhỏ đã có tố chất thông minh, ham học hỏi và thích khám phá những điều mới lạ. Được cha gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo có tư tưởng yêu nước tiến bộ, Nguyễn Tất Thành dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt, bế tắc của các bậc cha chú trước cảnh nước mất nhà tan. Lớn lên, càng tiếp cận với nền văn minh Pháp qua sách vở học ở nhà trường, Nguyễn Tất Thành càng muốn tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của Tây Âu. Những điều thầy dạy ở trường khác xa với cuộc sống, với thân phận của người dân mà Người phải chứng kiến hằng ngày. Rồi thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Nguyễn Tất Thành, để rồi Người tự xác định mục đích cho hành động và định hướng hoạt động của mình: Rời Tổ quốc, sang phương Tây tìm đường cứu nước, cứu dân. Như chính Người đã xác nhận trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Nga Osip Mandelstam năm 1923: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy… Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”(1). 

Ý chí và nghị lực của Nguyễn Tất Thành còn thể hiện sâu sắc ở sự khắc phục những khó khăn, gian khổ, không chỉ vượt qua khó khăn, gian khổ mà còn vượt qua cả những cám dỗ để vững vàng, kiên định với lý tưởng, mục đích của mình. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, những năm còn nhỏ Nguyễn Tất Thành đã trải qua cuộc sống khó khăn, thiếu thốn. Và nỗi đau mất mát lớn nhất đầu tiên tác động đến tình cảm, ý chí và nghị lực trong cuộc đời Nguyễn Tất Thành là vào năm 1900. Mới 11 tuổi Người đã mất mẹ và em trai nhỏ, phải thay cha, thay anh chị, nhờ sự giúp đỡ của bà con hàng xóm ở Huế để lo tang cho mẹ. Hoàn cảnh khó khăn cùng với nỗi đau và sự mất mát đã tiếp thêm cho Nguyễn Tất Thành ý chí và nghị lực để vượt qua những thử thách, gian khổ trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Người sau này.

Thời điểm đầu thế kỷ XX, với Nguyễn Tất Thành và phần đông người Việt Nam lúc bấy giờ, thế giới Đông - Tây vẫn còn khép kín, tách biệt. Con đường đi sang phương Tây của tầng lớp lao động chỉ rộng mở hơn nếu họ có quan hệ với ngành hàng hải, thương mại. Nghĩ đến cuộc hành trình lênh đênh trên biển hàng vạn dặm, không phải Nguyễn Tất Thành không có băn khoăn. Người nói về quyết định của mình, bày tỏ những băn khoăn của mình với một người bạn, “đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm…”, đồng thời bày tỏ nguyện vọng khuyên người bạn cùng đi. Và khi người bạn không dám mạo hiểm ra đi, Người đã quyết tâm ra đi bằng đôi bàn tay trắng, với ý chí “sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”(2). 

Cả cuộc hành trình 30 năm tiếp theo đó, Nguyễn Tất Thành phải đối mặt và vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách. Những ngày khó khăn, cực nhọc đầu tiên đó là những ngày Người làm phụ bếp trên tàu Latouche Tréville: Mỗi ngày phải làm từ bốn giờ sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò, đi khuân than, xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá... Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và trong hầm rất rét, nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành, thậm chí có lần suýt chết đuối vì biển nổi sóng to... Nhiều lúc tưởng chừng như Người không vượt qua nổi thử thách đầu tiên. Nhưng ý chí và nghị lực kiên cường, càng gian khổ, khó khăn sức chịu đựng của Người ngày càng rắn rỏi. Công việc quen dần, nỗi vất vả như lùi lại phía sau mỗi hải lý con tàu vượt qua. Những năm tháng đặt chân đến Anh, Pháp, Mỹ, Nguyễn Tất Thành tiếp tục trải qua những tháng ngày lao động gian khổ với nhiều nghề vất vả khó khăn để kiếm sống và nuôi chí lớn tìm con đường cứu nước. 

Những ngày trên đất nước Mỹ (năm 1912), Nguyễn Tất Thành làm thuê ở quận Brooklyn (ngoại vi thành phố New York) rồi làm thợ bánh và phụ giúp đầu bếp nấu những món ăn Pháp ở khách sạn Omni Parker House (Boston). Tại nước Anh (năm 1913), Người từng làm các công việc nặng nhọc như cào tuyết ở trường học, đốt lò ở hầm, làm phụ bếp ở khách sạn Drayton Court, làm dọn dẹp và rửa bát đĩa ở khách sạn Carlton trước khi được đầu bếp huyền thoại người Pháp Escosffier chuyển Người lên khu vực làm bánh và “truyền nghề” cho để Người có số lương cao hơn và có thì giờ hơn để học tiếng Anh. Những ngày trở lại Pháp (năm 1917) cuộc sống hết sức khó khăn, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một cửa hàng ảnh, công việc bấp bênh, thu nhập thấp. Người còn làm nhiều nghề khác như: Làm đồ giả cổ, vẽ quạt, lọ hoa, chao đèn… Mùa đông giá rét, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, Người đều để một viên gạch vào bếp lò của bà chủ nhà. Đến chiều, Người lại lấy viên gạch ra, bọc trong những tờ báo cũ rồi để trên giường cho đỡ rét. Ăn uống thiếu thốn cùng với lao động và hoạt động vất vả, sức khoẻ của Nguyễn Tất Thành giảm sút, nhưng nhờ vào ý chí nghị lực rèn luyện Người đã vượt qua những khó khăn về sức khoẻ để tiếp tục tham gia vào những hoạt động chính trị. 

Không chỉ gặp khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống, mà trong cuộc hành trình suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành luôn bị kẻ thù rình rập, theo dõi, giám sát, hăm dọa và tìm mọi thủ đoạn hãm hại. Bản án tử hình vắng mặt (năm 1929) và những ngày bị thực dân Anh bắt giam tại Nhà ngục Victoria, Hồng Kông (năm 1931) mà Người đã trải qua và tất cả những khó khăn gian khổ đó không làm Nguyễn Tất Thành chùn bước. Ngược lại, những thử thách đó càng tiếp thêm cho Người nghị lực, ý chí và sức mạnh để cổ vũ Người vượt qua, kiên định lập trường của mình là tìm con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam. Dù chịu cảnh tù đày nghiệt ngã trong dãy xà lim “bề rộng chỉ vừa một người nằm xiên xiên” nhưng sau này khi viết lại những năm tháng ấy, Người chỉ nói đến tâm tư của mình “khi bị bắt giam, trong tâm trạng chỉ có một điều là lo, không phải là lo cho số phận của mình sau này sẽ ra sao… lo là lo những công việc mình làm xong, ai sẽ tiếp tục làm thay?”.

Có thể nói, ý chí và nghị lực là tố chất rất quan trọng đối với mỗi một con người, giúp con người xác định mục đích và đưa ra những quyết định cho hướng hoạt động của mình và giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách nhằm đạt được mục đích. Ở Nguyễn Tất Thành ý chí và nghị lực mang tính nhân văn sâu sắc và được thể hiện ở một tầm cao mới, định hướng cho lý tưởng, cho mục đích cao cả trọn cuộc đời của Người: “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, giúp Người vượt qua tất cả những khó khăn gian khổ trong hành trình suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước.

16 tháng 11 2021

Tham Khảo 
          Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Hãy nhìn xem, xung quanh ta là nghịch cảnh bủa vây, luôn chực chờ để xô ta ngã. Nhưng có ý chí, nghị lực tay lái vững vàng trước thử thách phong ba. Khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản, thành công không tự mãn. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujicic sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Bill Gates phá sản trong lần đầu tiên nhưng sau đó lại trở thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng và họ luôn trở thành niềm tin, điểm tựa, thậm chí là thần tượng để mọi người noi theo. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, sống dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, không ý chí tiến thủ. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện tài, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Hãy luôn nhớ: “Nếu tri thức là sức mạnh giúp ta chiến thắng sự ngu dốt thì ý chí nghị lực lại là vũ khí giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù”.

25 tháng 6 2019

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn.

25 tháng 6 2019

Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 10 câu bàn về chủ đề "Sức mạnh của lời xin lỗi"

Bài làm

Lời nói là phương tiện giao tiếp của con người trong cuộc sống. Trong lời nói, có lúc ta dùng lời cảm ơn, cũng có lúc ta dùng lời xin lỗi. Vậy lời xin lỗi được dùng khi nào? Lời xin lỗi sẽ được nói ra khi ta mắc pải lỗi lầm, làm phiền hoặc gây tổn hại, tổn thương cho người khác. Khi tới trường, ta nói dối thầy cô, quay cóp để có điểm cao thì ta nên xin lỗi thầy cô và bạn bè. Về nhà ta nói dối cha mẹ để đi chơi hay thậm chí là bỏ học thì ta cũng pải có lời xin lỗi với mẹ cha. Khi ta dùng những lời nói thiếu tôn trọng người khác, làm cho họ đau đớn, tủi thân thì ta cũng pải có lời xin lỗi họ vì đã gây tổn thương cho họ. Cuộc sống có văn hóa là pải biết nói lời xin lỗi vì nó giúp người nghe được giải tỏa, có thể gỡ bỏ mâu thuẫn, đồng thời thể hiện được sự hối lỗi của người nói. Lời xin lỗi còn thể hiện nhân cách, văn hóa giao tiếp của cá nhân, cộng đồng trong một xã hội văn minh. Vì vậy chúng ta pải biết nói lời xin lỗi khi mắc lỗi lầm hoặc làm phiền hay gây tổn hại và tổn thương cho người khác.

Chúc bạn học tốtyeu