K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2022

Nền văn học trung đại Việt Nam của chúng ta từ thế kỷ X đến XIX chủ yếu kết tinh và ghi dấu thành tựu bởi các tác phẩm thơ xuất sắc, mà Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là một trong những minh chứng rõ rệt nhất. Nhưng nói như thế không có nghĩa rằng trong giai đoạn này nền văn học nước ta không có tác phẩm văn xuôi nào đáng chú ý, bởi Nguyễn Dữ với tập Truyền kỳ mạn lục đã cho chúng ta một cái nhìn mới, thổi một làn gió lạ mang tên “truyền kỳ” vào với nền văn học nước nhà. Trong 20 câu chuyện của tác phẩm này, thì Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong số những truyện được biết đến nhiều, song song với đó thì truyện Chuyện người con gái Nam Xương cũng được nhắc đến nhiều với hình ảnh nàng Vũ Nương đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa, dẫu mang nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng vẫn phải chịu số phận bất hạnh.

Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ XVI, lúc này đây triều đình nhà Lê đã có dấu hiệu suy yếu, cuộc sống nhân dân có nhiều khó khăn. Ông là người học rộng tài cao, nhưng lại không ham vinh hoa phú quý, ra làm qua được tầm một năm thì ông cáo quan lui về ở ẩn, thanh dưỡng tâm hồn và cho ra áng thiên cổ kỳ bút Truyền kỳ mạn lục. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những truyện đặc sắc nhất trong tập Truyền kỳ mạn lục.

Cuộc đời của Vũ Nương không thật sự êm ả, cuộc sống vợ chồng của nàng dù không được đề cập nhiều thế nhưng việc sống với một người chồng luôn ghen tuông đề phòng thì nàng hẳn không lấy làm thoải mái, sau cùng cũng vì tính ghen bóng gió ích kỷ của Trương Sinh mà Vũ Nương phải lấy cái chết để minh oan. Và để tô đậm cái bất hạnh của cuộc đời người con gái này Nguyễn Dữ đã khéo léo xây dựng Vũ Nương là một cô gái tài đức vẹn toàn, công dung ngôn hạnh đầy đủ, chẳng hề khiếm khuyết “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chỉ với vài từ ngắn gọn thế nhưng hình ảnh Vũ Nương đã hiện lên là một cô gái có nhan sắc xinh đẹp, lại còn có phẩm chất tốt đẹp cao quý, đó là vẻ đẹp vẹn toàn. Chính vì thế nên dẫu nghèo khó nhưng Vũ Nương vẫn được Trương Sinh con trai một nhà hào phú trong làng “xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”, điều đó thể hiện giá trị con người Vũ Nương, đồng thời là lòng trân trọng của Trương Sinh khi hỏi cưới nàng.

Trong tác phẩm Nguyễn Dữ chỉ lướt nhẹ qua nhan sắc của Vũ Nương, sau đó ông tập trung tô đậm vẻ đẹp phẩm chất của nàng. Ở vai trò người vợ, Vũ Nương hết mực thương yêu và lo nghĩ cho chồng, biết chồng có tính hay ghen lại nghi kỵ thế nên trong cuộc sống vợ chồng nàng hết sức “giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải thất hòa”. Ngày chồng phải tòng quân đi đánh giặc, nàng thương xót dặn dò, thề nguyền, nàng không ham chồng được phong ấn, mũ quan, vinh hiển về làng mà chỉ cầu chồng được hai chữ bình an, cũng bày tỏ nỗi mong nhớ, lo lắng của mình khi chồng đi vào nơi hiểm trở chẳng may có cớ sự. Lời nàng thiết tha, sâu sắc bộc lộ rõ tình cảm vợ dành cho người chồng đi chinh chiến xa xôi, khiến ai nấy đều cảm động khôn nguôi. Trương Sinh đi lính chưa đầy mười ngày thì Vũ Nương lại sinh con, cuộc vượt cạn vất vả đau đớn lại không có trượng phu, thế nhưng nàng vẫn một dạ một lòng chăm con khôn lớn, đợi cho đến ngày giặc tan, Trương Sinh trở về đoàn tụ. Suốt ba năm đợi chờ, nàng “buồn nhớ khôn nguôi”, lúc gặp cảnh chồng ghen tuông nàng cũng không lớn tiếng cự cãi mà chỉ dùng lời lẽ mềm mỏng để mong giữ được cái “thú vui nghi gia nghi thất”, vợ chồng hòa thuận, con có cha có mẹ.

Đối với mẹ chồng, nàng coi như cha mẹ ruột mà phụng bồi, chăm sóc, mẹ chồng vì thương con chinh chiến không đến nửa năm thì ngã bệnh, Vũ Nương một mặt thuốc thang, cơm nước ân cần, một mặt “lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Nhưng dầu cạn đèn tắt, sự tình không thể cứu vãn mẹ chồng nhắm mắt xuôi tay, lúc này đây lại một tay nàng lo tang sự “hết lời thương xót, ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình”, hiếu thuận chu đáo vô cùng.

Với đứa con nhỏ, tuy Nguyễn Dữ không nhắc đến nhiều, nhưng đọc truyện cũng có thể cảm nhận được lòng thương con của nàng Vũ Nương, một tay chăm nó từ khi lọt lòng, đến lúc biết nói, đêm nào cũng trỏ bóng mình mà nói đấy là cha để dỗ cho con vui. Lòng mẹ bao la, thương con vô bờ bến, dẫu nói dối, nói đùa cũng là thương con, có thể thấy việc nuôi con một mình khiến Vũ Nương chịu nhiều đắng cay vất vả, thế nhưng nàng chưa từng than vãn một lời, chỉ chăm chăm một dạ sắt son.

Ngoài là một người vợ đảm đang, nết na, thủy chung một lòng mà Vũ Nương còn là một người có tấm lòng vị tha, bao dung vô cùng. Chồng tòng quân xa, nàng ở nhà một mình chèo chống cả một gia đình, chăm mẹ già, nuôi con nhỏ, thế nhưng khi trở về Trương Sinh không những không biết ơn, còn đâm ra nghi ngờ vô cớ. Thế nhưng nàng không một câu trách móc, vẫn luôn giữ đúng phụ đạo, nhỏ nhẹ giãi bày, một lòng mong muốn chồng thông hiểu, muốn tìm rõ nguyên nhân nhưng khốn nỗi Trương Sinh lại giấu giếm. Điều ấy đã đẩy nàng đến bi kịch phải lựa chọn cái chết vì nếu sống mà bị ruồng rẫy, nhục nhã thì còn nghĩa lý gì. 

Khi sống dưới thủy cung, nàng vẫn sẵn lòng tha thứ cho chồng, điều ấy thể hiện qua chi tiết nàng gửi chiếc thoa vàng cho Phan Lang mang về để nhờ Trương Sinh lập đàn giải oan. Khi hiện về ở trên bến Hoàng Giang Vũ Nương vẫn không trách móc Trương Sinh mà vẫn đưa lời cảm tạ “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”, cho thấy nàng đã hoàn toàn tha thứ cho chồng, giải thoát chồng khỏi những ân hận, đau xót vì trách lầm vợ. Lòng Vũ Nương vẫn không hề thay đổi, nàng vẫn dịu dàng, hiền thục như thế, dẫu chồng mình đã gây cho nàng biết bao đau khổ, khiến nàng phải chịu đau đớn tan của nát nhà, xa lìa đứa con mới tập nói.

Dẫu nàng có đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp thế nhưng cuộc đời nàng lại là một chuỗi những bất hạnh kéo dài. Mới vừa lấy chồng thì đã phải lìa xa chồng, một thân một mình chèo chống vất vả, vừa mệt mỏi thể xác, lẫn mệt mỏi trong tâm hồn. Đến lúc tưởng được đoàn viên thì lại gặp phải nỗi oan lạ lùng, xuất phát từ lời nói vô thưởng vô phạt của đứa con nhỏ, bị chồng ruồng rẫy ghen tuông, phải tự tử để chứng minh cho tấm lòng thanh bạch. 

Yếu tố kỳ ảo đã giúp nàng được sống, Nguyễn Dữ đã cho nàng một cái kết có hậu, thế nhưng cái kết ấy vẫn không được vẹn toàn. Bởi tuy được sống cuộc sống an nhàn, giàu sang dưới thủy cung, thế nhưng nàng lại phải chịu nỗi cô đơn, thương chồng, nhớ con mà không thể trở về, chỉ có thể nói lời cảm tạ rồi biến mất. Như vậy nàng đã không phút nào có được hạnh phúc thực sự, bởi ở xã hội phong kiến hạnh phúc không dành cho những người phụ nữ như Vũ Nương, hạnh phúc là cái gì đó quá xa vời, dễ dàng vì một lời bâng quơ mà tan biến thành hư vô. Đó là bất hạnh chung của thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc, bảo thủ.

Với những biểu hiện của nhan sắc, phẩm chất tốt đẹp như thế, nết đảm đang, lòng hiếu thảo, đức hy sinh, thủy chung son sắt, lòng bao dung, vị tha to lớn, Vũ Nương chính là hiện thân cho vẻ đẹp của người con gái Việt Nam. Vẻ đẹp của nàng chính là những vẻ đẹp nhân sinh vô cùng quý giá, nàng hoàn toàn xứng đáng được hưởng hạnh phúc điền viên, được chồng yêu thương, chăm sóc chứ không phải chịu nỗi bất hạnh ghen tuông vô cớ, rồi táng thân nơi sông nước, sau cùng lại sống bất tử với nỗi cô đơn vời vợi. Nguyễn Dữ viết về nhân vật Vũ Nương một là bên ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, một bên cũng phản ánh những bất công trong xã hội phong kiến xưa đối với thân phận người phụ nữ. Đó là những giá trị nhân đạo, nhân văn thật sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt qua câu chuyện cũng như nhân vật của mình.

30 tháng 9 2022

Nền văn học trung đại Việt Nam của chúng ta từ thế kỷ X đến XIX chủ yếu kết tinh và ghi dấu thành tựu bởi các tác phẩm thơ xuất sắc, mà Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là một trong những minh chứng rõ rệt nhất. Nhưng nói như thế không có nghĩa rằng trong giai đoạn này nền văn học nước ta không có tác phẩm văn xuôi nào đáng chú ý, bởi Nguyễn Dữ với tập Truyền kỳ mạn lục đã cho chúng ta một cái nhìn mới, thổi một làn gió lạ mang tên “truyền kỳ” vào với nền văn học nước nhà. Trong 20 câu chuyện của tác phẩm này, thì Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong số những truyện được biết đến nhiều, song song với đó thì truyện Chuyện người con gái Nam Xương cũng được nhắc đến nhiều với hình ảnh nàng Vũ Nương đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa, dẫu mang nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng vẫn phải chịu số phận bất hạnh.

Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ XVI, lúc này đây triều đình nhà Lê đã có dấu hiệu suy yếu, cuộc sống nhân dân có nhiều khó khăn. Ông là người học rộng tài cao, nhưng lại không ham vinh hoa phú quý, ra làm qua được tầm một năm thì ông cáo quan lui về ở ẩn, thanh dưỡng tâm hồn và cho ra áng thiên cổ kỳ bút Truyền kỳ mạn lục. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những truyện đặc sắc nhất trong tập Truyền kỳ mạn lục.

Cuộc đời của Vũ Nương không thật sự êm ả, cuộc sống vợ chồng của nàng dù không được đề cập nhiều thế nhưng việc sống với một người chồng luôn ghen tuông đề phòng thì nàng hẳn không lấy làm thoải mái, sau cùng cũng vì tính ghen bóng gió ích kỷ của Trương Sinh mà Vũ Nương phải lấy cái chết để minh oan. Và để tô đậm cái bất hạnh của cuộc đời người con gái này Nguyễn Dữ đã khéo léo xây dựng Vũ Nương là một cô gái tài đức vẹn toàn, công dung ngôn hạnh đầy đủ, chẳng hề khiếm khuyết “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chỉ với vài từ ngắn gọn thế nhưng hình ảnh Vũ Nương đã hiện lên là một cô gái có nhan sắc xinh đẹp, lại còn có phẩm chất tốt đẹp cao quý, đó là vẻ đẹp vẹn toàn. Chính vì thế nên dẫu nghèo khó nhưng Vũ Nương vẫn được Trương Sinh con trai một nhà hào phú trong làng “xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”, điều đó thể hiện giá trị con người Vũ Nương, đồng thời là lòng trân trọng của Trương Sinh khi hỏi cưới nàng.

Trong tác phẩm Nguyễn Dữ chỉ lướt nhẹ qua nhan sắc của Vũ Nương, sau đó ông tập trung tô đậm vẻ đẹp phẩm chất của nàng. Ở vai trò người vợ, Vũ Nương hết mực thương yêu và lo nghĩ cho chồng, biết chồng có tính hay ghen lại nghi kỵ thế nên trong cuộc sống vợ chồng nàng hết sức “giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải thất hòa”. Ngày chồng phải tòng quân đi đánh giặc, nàng thương xót dặn dò, thề nguyền, nàng không ham chồng được phong ấn, mũ quan, vinh hiển về làng mà chỉ cầu chồng được hai chữ bình an, cũng bày tỏ nỗi mong nhớ, lo lắng của mình khi chồng đi vào nơi hiểm trở chẳng may có cớ sự. Lời nàng thiết tha, sâu sắc bộc lộ rõ tình cảm vợ dành cho người chồng đi chinh chiến xa xôi, khiến ai nấy đều cảm động khôn nguôi. Trương Sinh đi lính chưa đầy mười ngày thì Vũ Nương lại sinh con, cuộc vượt cạn vất vả đau đớn lại không có trượng phu, thế nhưng nàng vẫn một dạ một lòng chăm con khôn lớn, đợi cho đến ngày giặc tan, Trương Sinh trở về đoàn tụ. Suốt ba năm đợi chờ, nàng “buồn nhớ khôn nguôi”, lúc gặp cảnh chồng ghen tuông nàng cũng không lớn tiếng cự cãi mà chỉ dùng lời lẽ mềm mỏng để mong giữ được cái “thú vui nghi gia nghi thất”, vợ chồng hòa thuận, con có cha có mẹ.

Đối với mẹ chồng, nàng coi như cha mẹ ruột mà phụng bồi, chăm sóc, mẹ chồng vì thương con chinh chiến không đến nửa năm thì ngã bệnh, Vũ Nương một mặt thuốc thang, cơm nước ân cần, một mặt “lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Nhưng dầu cạn đèn tắt, sự tình không thể cứu vãn mẹ chồng nhắm mắt xuôi tay, lúc này đây lại một tay nàng lo tang sự “hết lời thương xót, ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình”, hiếu thuận chu đáo vô cùng.

Với đứa con nhỏ, tuy Nguyễn Dữ không nhắc đến nhiều, nhưng đọc truyện cũng có thể cảm nhận được lòng thương con của nàng Vũ Nương, một tay chăm nó từ khi lọt lòng, đến lúc biết nói, đêm nào cũng trỏ bóng mình mà nói đấy là cha để dỗ cho con vui. Lòng mẹ bao la, thương con vô bờ bến, dẫu nói dối, nói đùa cũng là thương con, có thể thấy việc nuôi con một mình khiến Vũ Nương chịu nhiều đắng cay vất vả, thế nhưng nàng chưa từng than vãn một lời, chỉ chăm chăm một dạ sắt son.

Ngoài là một người vợ đảm đang, nết na, thủy chung một lòng mà Vũ Nương còn là một người có tấm lòng vị tha, bao dung vô cùng. Chồng tòng quân xa, nàng ở nhà một mình chèo chống cả một gia đình, chăm mẹ già, nuôi con nhỏ, thế nhưng khi trở về Trương Sinh không những không biết ơn, còn đâm ra nghi ngờ vô cớ. Thế nhưng nàng không một câu trách móc, vẫn luôn giữ đúng phụ đạo, nhỏ nhẹ giãi bày, một lòng mong muốn chồng thông hiểu, muốn tìm rõ nguyên nhân nhưng khốn nỗi Trương Sinh lại giấu giếm. Điều ấy đã đẩy nàng đến bi kịch phải lựa chọn cái chết vì nếu sống mà bị ruồng rẫy, nhục nhã thì còn nghĩa lý gì. 

Khi sống dưới thủy cung, nàng vẫn sẵn lòng tha thứ cho chồng, điều ấy thể hiện qua chi tiết nàng gửi chiếc thoa vàng cho Phan Lang mang về để nhờ Trương Sinh lập đàn giải oan. Khi hiện về ở trên bến Hoàng Giang Vũ Nương vẫn không trách móc Trương Sinh mà vẫn đưa lời cảm tạ “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”, cho thấy nàng đã hoàn toàn tha thứ cho chồng, giải thoát chồng khỏi những ân hận, đau xót vì trách lầm vợ. Lòng Vũ Nương vẫn không hề thay đổi, nàng vẫn dịu dàng, hiền thục như thế, dẫu chồng mình đã gây cho nàng biết bao đau khổ, khiến nàng phải chịu đau đớn tan của nát nhà, xa lìa đứa con mới tập nói.

Dẫu nàng có đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp thế nhưng cuộc đời nàng lại là một chuỗi những bất hạnh kéo dài. Mới vừa lấy chồng thì đã phải lìa xa chồng, một thân một mình chèo chống vất vả, vừa mệt mỏi thể xác, lẫn mệt mỏi trong tâm hồn. Đến lúc tưởng được đoàn viên thì lại gặp phải nỗi oan lạ lùng, xuất phát từ lời nói vô thưởng vô phạt của đứa con nhỏ, bị chồng ruồng rẫy ghen tuông, phải tự tử để chứng minh cho tấm lòng thanh bạch. 

Yếu tố kỳ ảo đã giúp nàng được sống, Nguyễn Dữ đã cho nàng một cái kết có hậu, thế nhưng cái kết ấy vẫn không được vẹn toàn. Bởi tuy được sống cuộc sống an nhàn, giàu sang dưới thủy cung, thế nhưng nàng lại phải chịu nỗi cô đơn, thương chồng, nhớ con mà không thể trở về, chỉ có thể nói lời cảm tạ rồi biến mất. Như vậy nàng đã không phút nào có được hạnh phúc thực sự, bởi ở xã hội phong kiến hạnh phúc không dành cho những người phụ nữ như Vũ Nương, hạnh phúc là cái gì đó quá xa vời, dễ dàng vì một lời bâng quơ mà tan biến thành hư vô. Đó là bất hạnh chung của thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc, bảo thủ.

Với những biểu hiện của nhan sắc, phẩm chất tốt đẹp như thế, nết đảm đang, lòng hiếu thảo, đức hy sinh, thủy chung son sắt, lòng bao dung, vị tha to lớn, Vũ Nương chính là hiện thân cho vẻ đẹp của người con gái Việt Nam. Vẻ đẹp của nàng chính là những vẻ đẹp nhân sinh vô cùng quý giá, nàng hoàn toàn xứng đáng được hưởng hạnh phúc điền viên, được chồng yêu thương, chăm sóc chứ không phải chịu nỗi bất hạnh ghen tuông vô cớ, rồi táng thân nơi sông nước, sau cùng lại sống bất tử với nỗi cô đơn vời vợi. Nguyễn Dữ viết về nhân vật Vũ Nương một là bên ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, một bên cũng phản ánh những bất công trong xã hội phong kiến xưa đối với thân phận người phụ nữ. Đó là những giá trị nhân đạo, nhân văn thật sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt qua câu chuyện cũng như nhân vật của mình.

 

20 tháng 10 2019

Nền văn học trung đại Việt Nam của chúng ta từ thế kỷ X đến XIX chủ yếu kết tinh và ghi dấu thành tựu bởi các tác phẩm thơ xuất sắc, mà Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là một trong những minh chứng rõ rệt nhất. Nhưng nói như thế không có nghĩa rằng trong giai đoạn này nền văn học nước ta không có tác phẩm văn xuôi nào đáng chú ý, bởi Nguyễn Dữ với tập Truyền kỳ mạn lục đã cho chúng ta một cái nhìn mới, thổi một làn gió lạ mang tên “truyền kỳ” vào với nền văn học nước nhà. Trong 20 câu chuyện của tác phẩm này, thì Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong số những truyện được biết đến nhiều, song song với đó thì truyện Chuyện người con gái Nam Xương cũng được nhắc đến nhiều với hình ảnh nàng Vũ Nương đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa, dẫu mang nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng vẫn phải chịu số phận bất hạnh.

Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ XVI, lúc này đây triều đình nhà Lê đã có dấu hiệu suy yếu, cuộc sống nhân dân có nhiều khó khăn. Ông là người học rộng tài cao, nhưng lại không ham vinh hoa phú quý, ra làm qua được tầm một năm thì ông cáo quan lui về ở ẩn, thanh dưỡng tâm hồn và cho ra áng thiên cổ kỳ bút Truyền kỳ mạn lục. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những truyện đặc sắc nhất trong tập Truyền kỳ mạn lục.

Cuộc đời của Vũ Nương không thật sự êm ả, cuộc sống vợ chồng của nàng dù không được đề cập nhiều thế nhưng việc sống với một người chồng luôn ghen tuông đề phòng thì nàng hẳn không lấy làm thoải mái, sau cùng cũng vì tính ghen bóng gió ích kỷ của Trương Sinh mà Vũ Nương phải lấy cái chết để minh oan. Và để tô đậm cái bất hạnh của cuộc đời người con gái này Nguyễn Dữ đã khéo léo xây dựng Vũ Nương là một cô gái tài đức vẹn toàn, công dung ngôn hạnh đầy đủ, chẳng hề khiếm khuyết “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chỉ với vài từ ngắn gọn thế nhưng hình ảnh Vũ Nương đã hiện lên là một cô gái có nhan sắc xinh đẹp, lại còn có phẩm chất tốt đẹp cao quý, đó là vẻ đẹp vẹn toàn. Chính vì thế nên dẫu nghèo khó nhưng Vũ Nương vẫn được Trương Sinh con trai một nhà hào phú trong làng “xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”, điều đó thể hiện giá trị con người Vũ Nương, đồng thời là lòng trân trọng của Trương Sinh khi hỏi cưới nàng.

Trong tác phẩm Nguyễn Dữ chỉ lướt nhẹ qua nhan sắc của Vũ Nương, sau đó ông tập trung tô đậm vẻ đẹp phẩm chất của nàng. Ở vai trò người vợ, Vũ Nương hết mực thương yêu và lo nghĩ cho chồng, biết chồng có tính hay ghen lại nghi kỵ thế nên trong cuộc sống vợ chồng nàng hết sức “giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải thất hòa”. Ngày chồng phải tòng quân đi đánh giặc, nàng thương xót dặn dò, thề nguyền, nàng không ham chồng được phong ấn, mũ quan, vinh hiển về làng mà chỉ cầu chồng được hai chữ bình an, cũng bày tỏ nỗi mong nhớ, lo lắng của mình khi chồng đi vào nơi hiểm trở chẳng may có cớ sự. Lời nàng thiết tha, sâu sắc bộc lộ rõ tình cảm vợ dành cho người chồng đi chinh chiến xa xôi, khiến ai nấy đều cảm động khôn nguôi. Trương Sinh đi lính chưa đầy mười ngày thì Vũ Nương lại sinh con, cuộc vượt cạn vất vả đau đớn lại không có trượng phu, thế nhưng nàng vẫn một dạ một lòng chăm con khôn lớn, đợi cho đến ngày giặc tan, Trương Sinh trở về đoàn tụ. Suốt ba năm đợi chờ, nàng “buồn nhớ khôn nguôi”, lúc gặp cảnh chồng ghen tuông nàng cũng không lớn tiếng cự cãi mà chỉ dùng lời lẽ mềm mỏng để mong giữ được cái “thú vui nghi gia nghi thất”, vợ chồng hòa thuận, con có cha có mẹ.

Đối với mẹ chồng, nàng coi như cha mẹ ruột mà phụng bồi, chăm sóc, mẹ chồng vì thương con chinh chiến không đến nửa năm thì ngã bệnh, Vũ Nương một mặt thuốc thang, cơm nước ân cần, một mặt “lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Nhưng dầu cạn đèn tắt, sự tình không thể cứu vãn mẹ chồng nhắm mắt xuôi tay, lúc này đây lại một tay nàng lo tang sự “hết lời thương xót, ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình”, hiếu thuận chu đáo vô cùng.

Với đứa con nhỏ, tuy Nguyễn Dữ không nhắc đến nhiều, nhưng đọc truyện cũng có thể cảm nhận được lòng thương con của nàng Vũ Nương, một tay chăm nó từ khi lọt lòng, đến lúc biết nói, đêm nào cũng trỏ bóng mình mà nói đấy là cha để dỗ cho con vui. Lòng mẹ bao la, thương con vô bờ bến, dẫu nói dối, nói đùa cũng là thương con, có thể thấy việc nuôi con một mình khiến Vũ Nương chịu nhiều đắng cay vất vả, thế nhưng nàng chưa từng than vãn một lời, chỉ chăm chăm một dạ sắt son.

Ngoài là một người vợ đảm đang, nết na, thủy chung một lòng mà Vũ Nương còn là một người có tấm lòng vị tha, bao dung vô cùng. Chồng tòng quân xa, nàng ở nhà một mình chèo chống cả một gia đình, chăm mẹ già, nuôi con nhỏ, thế nhưng khi trở về Trương Sinh không những không biết ơn, còn đâm ra nghi ngờ vô cớ. Thế nhưng nàng không một câu trách móc, vẫn luôn giữ đúng phụ đạo, nhỏ nhẹ giãi bày, một lòng mong muốn chồng thông hiểu, muốn tìm rõ nguyên nhân nhưng khốn nỗi Trương Sinh lại giấu giếm. Điều ấy đã đẩy nàng đến bi kịch phải lựa chọn cái chết vì nếu sống mà bị ruồng rẫy, nhục nhã thì còn nghĩa lý gì. 

Khi sống dưới thủy cung, nàng vẫn sẵn lòng tha thứ cho chồng, điều ấy thể hiện qua chi tiết nàng gửi chiếc thoa vàng cho Phan Lang mang về để nhờ Trương Sinh lập đàn giải oan. Khi hiện về ở trên bến Hoàng Giang Vũ Nương vẫn không trách móc Trương Sinh mà vẫn đưa lời cảm tạ “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”, cho thấy nàng đã hoàn toàn tha thứ cho chồng, giải thoát chồng khỏi những ân hận, đau xót vì trách lầm vợ. Lòng Vũ Nương vẫn không hề thay đổi, nàng vẫn dịu dàng, hiền thục như thế, dẫu chồng mình đã gây cho nàng biết bao đau khổ, khiến nàng phải chịu đau đớn tan của nát nhà, xa lìa đứa con mới tập nói.

Dẫu nàng có đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp thế nhưng cuộc đời nàng lại là một chuỗi những bất hạnh kéo dài. Mới vừa lấy chồng thì đã phải lìa xa chồng, một thân một mình chèo chống vất vả, vừa mệt mỏi thể xác, lẫn mệt mỏi trong tâm hồn. Đến lúc tưởng được đoàn viên thì lại gặp phải nỗi oan lạ lùng, xuất phát từ lời nói vô thưởng vô phạt của đứa con nhỏ, bị chồng ruồng rẫy ghen tuông, phải tự tử để chứng minh cho tấm lòng thanh bạch. 

Yếu tố kỳ ảo đã giúp nàng được sống, Nguyễn Dữ đã cho nàng một cái kết có hậu, thế nhưng cái kết ấy vẫn không được vẹn toàn. Bởi tuy được sống cuộc sống an nhàn, giàu sang dưới thủy cung, thế nhưng nàng lại phải chịu nỗi cô đơn, thương chồng, nhớ con mà không thể trở về, chỉ có thể nói lời cảm tạ rồi biến mất. Như vậy nàng đã không phút nào có được hạnh phúc thực sự, bởi ở xã hội phong kiến hạnh phúc không dành cho những người phụ nữ như Vũ Nương, hạnh phúc là cái gì đó quá xa vời, dễ dàng vì một lời bâng quơ mà tan biến thành hư vô. Đó là bất hạnh chung của thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc, bảo thủ.

Với những biểu hiện của nhan sắc, phẩm chất tốt đẹp như thế, nết đảm đang, lòng hiếu thảo, đức hy sinh, thủy chung son sắt, lòng bao dung, vị tha to lớn, Vũ Nương chính là hiện thân cho vẻ đẹp của người con gái Việt Nam. Vẻ đẹp của nàng chính là những vẻ đẹp nhân sinh vô cùng quý giá, nàng hoàn toàn xứng đáng được hưởng hạnh phúc điền viên, được chồng yêu thương, chăm sóc chứ không phải chịu nỗi bất hạnh ghen tuông vô cớ, rồi táng thân nơi sông nước, sau cùng lại sống bất tử với nỗi cô đơn vời vợi. Nguyễn Dữ viết về nhân vật Vũ Nương một là bên ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, một bên cũng phản ánh những bất công trong xã hội phong kiến xưa đối với thân phận người phụ nữ. Đó là những giá trị nhân đạo, nhân văn thật sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt qua câu chuyện cũng như nhân vật của mình.

3 tháng 12 2019

Chú ý các ý sau:

- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp

   + Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

   + Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng.

   + Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất

   + Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé.

   + Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa.

- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu:

   + Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già

   + Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng

   + Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được

Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực

- Vũ Nương là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa có tư dung tốt đẹp, có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.

12 tháng 5 2021

Học rộng, tài cao, nhưng Nguyễn Dữ phải sống trong xã hội phong kiến Việt Nam thời kì khủng hoảng, nên ông chỉ làm quan một vài năm rồi lui về ở ẩn, viết sách. Tuy không có nhiều tác phẩm lớn đóng góp cho nền văn học trung đại, nhưng Nguyễn Dữ với Truyền kì mạn lục, ông thường viết về những người phụ nữ bị xã hội phong kiến chà đạp, đẩy vào hoàn cảnh bất hạnh, Chuyện người con gái Nam Xương là một trong số đó. Vũ Nương, nhân vật chính trong tác phẩm là người phụ nữ nết na, hiền thục, nhưng phải chịu số phận đau thương, oan nghiệt.

 

Vũ Nương luôn khao khát hạnh phúc gia đình. Sống trong gia đình chồng, nàng phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình, đến mẹ chồng cũng phải khen nàng “xanh kia chẳng phụ con, cũng như con chẳng phụ mẹ”. Sống với chồng, nàng hết sức giữ gìn khuôn phép, không bao giờ có sự thất hòa giữa hai vợ chồng, nên gia đình luôn êm ấm. Khi Trương Sinh phải đi lính, nàng hết sức lo lắng, phút chia tay, nàng nói với chồng rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu,.. chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Vũ Nương chẳng cần vinh hoa phú quý, chỉ khao khát được đoàn tụ, gia đình sum vầy, hạnh phúc mà thôi.

 

 

 

 

Thế nhưng nàng cố gắng vun vén cho hạnh phúc gia đình bao nhiêu thì càng phải chịu đau khổ, bất hạnh bấy nhiêu. Thật oan trái! Bi kịch thứ nhất là nàng bị chồng nghi ngờ một cách vô lí mà không được thanh minh. Những lời biện bạch tha thiết “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng… Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói” đều bị chồng để ngoài tai. Những lời van xin thống thiết, hỏi chuyện đó ai nói: “ Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ”, đều bị chồng gạt phắt đi, anh ta chỉ một mực mắng nhiếc và đánh đuổi nàng đi.

 

Và một bi kịch tiếp tất sẽ xảy ra, dù nàng đã tìm mọi cách để cứu vãn sự đổ vỡ vẫn không tránh khỏi gia đình tan vỡ như “bình rơi tram gãy,… sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”. Nàng than khóc mà nghe đứt ruột “khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn…”. Đó là nỗi thất vọng tột cùng của Vũ Nương. Không những thế nàng càng đau lòng vì sự trong sáng bị sỉ nhục, tấm lòng thủy chung bị nghi ngờ, nhân cách cao quý của đời người phụ nữ bị xúc phạm nặng nề, nên nàng chỉ còn tìm đến cái chết được minh oan cho mình. Đó là bi kịch thứ ba của cuộc đời nàng.

 

Cuối cùng, tuy được Linh Phi cứu và được giải oan giữa thanh thiên bạch nhật, nhưng niềm khao khát hạnh phúc giữa trần gian của Vũ Nương vẫn không thực hiện được. Nàng trở về giữa con sông quê hương, xiêm y lộng lẫy, ngồi trên kiệu hoa nhưng không được trở về ngôi nhà nhỏ bé ấp áp bên chồng con mãi mãi. Đoàn tụ hạnh phúc chỉ là ảo ảnh, chia li tan nát vẫn là hiện thực. Lời nói vĩnh biệt: “thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” thể hiện niềm mong mỏi hạnh phúc không thể thực hiện được vì thế gian đầy bất công này không dành những điều tốt đẹp cho nàng. Hình ảnh Vũ Nương “lúc ẩn, lúc hiện… Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” như ánh sáng đã tàn, gieo vào lòng người đọc nỗi xót xa tột đỉnh.

 

Cuộc đời Vũ Nương là điển hình cho số phận đau thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến suy tàn. Qua đó, em cảm nhận được nỗi đau thương của thân phận sống lệ thuộc của họ. Những người phụ nữ ấy không bao giờ được quyết định cuộc đời mình. Ở nhà phải phục tùng cha, đi lấy chồng phải phục tùng chồng, chồng chết phải phục tùng con trai trưởng của mình, dù cha, chồng, con trai có quyết định vô lí đến đâu. Họ thường bị ép gả vào những cuộc hôn nhân không bình đẳng, không tình yêu với người chồng gia trưởng, độc đoán. Dù bị chồng hành hạ tàn nhẫn cũng phải cắn răng mà chịu, nếu phản ứng lại sẽ bị coi là lăng loan, bị chồng rẫy bỏ, gia đình chồng mắng nhiếc, bị người đời phỉ nhổ, sỉ nhục đến chết. Vì vậy, họ chỉ có thể chọn một trong hai con đường: đi tu thoát tục hoặc chết một cách thảm khốc. Chế độ gia trưởng của thời phong kiến đã cho người đàn ông cái quyền độc tôn trong gia đình, hại bao cuộc đời người phụ nữ.

 

Nguyễn Dữ viết Chuyện người con gái Nam Xương phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ là góp một bản án về cái chết oan khốc nhằm lên án chế độ phong kiến; đồng thời khơi dậy ở chúng ta niềm cảm thương trước một bi kịch về thân phận người phụ nữ đương thời. Em càng cảm nhận rõ về số phận đau thương vì luôn bị phụ thuộc của họ, vừa cảm phục họ vì như Hồ Xuân Hương đã viết “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son” (trích Bánh trôi nước) thì càng căm ghét cái xã hội phong kiến bất công.

18 tháng 6 2021

trời ạ làm có 1 bài mà bị chửi quá oaoa

18 tháng 6 2021

Em tham khảo

Lời ca dao cứ da diết, ngân vang, ám ảnh. Ngược dòng thời gian trở về quá khứ, hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong văn học thật đẹp, thật sáng trong, nhưng số phận của họ cũng thật nhiều éo le, ngang trái. Tôi thực sự bị ám ảnh bởi hình ảnh Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Có lẽ đây là một trong những hình tượng đầu tiên, phản ánh chân thực và rõ nét số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến hà khắc.

Mở đầu câu chuyện, tác giả đã giới thiệu một cách ngắn gọn về nhân vật Vũ Nương. Đó là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Mặc dù, truyện được viết theo thể loại truyền kì, nhưng với cách giới thiệu họ tên, quê quán cụ thể, tác giả tạo nên tính hiện thực sống động cho nhân vật. Người con gái đó không chỉ đẹp về nhan sắc mà còn có những phẩm chất sáng ngời : hiền hậu, đảm đang, chung thủy, giàu đức hi sinh. Tác giả đã đưa ra nhiều chi tiết thể hiện phẩm chất đáng quý đó của Vũ Nương.

Tuy Trương Sinh – chồng của nàng – là một người đa nghi, “đối với vợ phòng ngừa quá sức” nhưng “nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”. Người phụ nữ là người giữ lửa cho mỗi gia đình, Vũ Nương đã khéo léo giữ được không khí đầm ấm, hạnh phúc cho mái nhà nhỏ của mình. Đây thực sự là điều không hề dễ dàng. Cũng như bao người phụ nữ Việt Nam khác, Vũ Thị Thiết đã hi sinh hết mình vì chồng. Nhưng hạnh phúc mà nàng được hưởng thật ngắn ngủi, chẳng khác nào “bóng câu qua cửa sổ”. Người đọc thật xót xa, thương cảm khi nghe những lời chia li của nàng trước khi chồng ra trận: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.

Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình thương người đất thú ! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Nếu như người ra đi phải đối diện với hiểm nguy vì hòn tên mũi đạn thì người ở nhà cũng phải chịu bao khổ đau với nỗi cô đơn tột cùng, mỏi mòn và niềm mong ngóng cháy bỏng. Bởi lẽ: “Non Kì quạnh quẽ trăng treo – Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” (Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm), người ra đi mấy ai may mắn trớ về. Vũ Nương thương chồng hết mực và chính tình thương yêu đó đã biến thành sức mạnh để nàng vượt qua bao khó khăn khi chồng ra đi.

Dù nhớ chồng “nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” nhưng Vũ Nương vẫn giấu kín nỗi buồn tủi để nuôi con và chăm sóc mẹ chồng đau yếu : “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Tấm lòng hiếu thảo của nàng cũng được mẹ chồng cảm biết: “Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Người đọc thật khâm phục, ngưỡng mộ tấm lòng của Vũ Thị Thiết đối với mẹ chồng, nàng đã coi bà như mẹ đẻ và chăm sóc, phụng dưỡng, lo “ma chay tế lễ” rất chu đáo. Nàng thực sự là một nàng dâu thảo hiền.

Là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết tưởng rằng Vũ Nương sẽ được hưởng hạnh phúc suốt đời nhưng nàng lại có một số phận thật bi thảm, bất hạnh. Tấm lòng hi sinh, hiếu thảo của Vũ Nương tưởng như được đền đáp khi Trương Sinh từ chiến trận trở về. Song, cuộc đời thật trớ trêu, ngày chồng trở về không phải ngày Vũ Nương ngập tràn trong hạnh phúc sum vầy mà là ngày định mệnh, tột cùng đau khổ, bi thương với nàng. Lời nói ngây thơ của bé Đản chẳng khác nào những nhát dao oan nghiệt: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít […] Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Người ta thường nói: “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, Trương Sinh lại là người hay ghen và đa nghi do đó lời nói của con càng khiến chàng tin rằng Vũ Nương đã phụ bạc mình. Chàng đâu biết “người đàn ông” mà cậu bé Đản nói chính là cái bóng của chính Vũ Nương. Vì thương con, nhớ chồng nên nàng thường chỉ bóng mình ở trên vách và nói đó là cha Đản. Có lẽ nàng cũng không thể ngờ chính tình yêu thương chồng con lại trở thành mối dây oan nghiệt với cuộc đời mình. Nguyễn Dữ đã thật tài tình khi xây dựng tình huống đầy éo le, kịch tính, tạo sự hồi hộp cho độc giả. Liệu Vũ Nương sẽ giải thích sao đây? Liệu tự nàng có giải oan được cho mình hay không?

Cuộc đời của Vũ Nương chẳng khác nào cánh bèo đơn chiếc trôi nổi giữa dòng đời. Nàng đã bị đẩy vào tình huống dù giải thích thế nào chồng cũng không tin, nàng chỉ còn biết than khóc với trời xanh, sông rộng: “kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Lời thề của Vũ Nương vừa thể hiện niềm đau đớn khôn nguôi vừa khẳng định tấm lòng trinh bạch của nàng. Tác giả đã sử dụng kết hợp các điển tích, điển cố “ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ” như lối so sánh ngầm. Tấm lòng của Vũ Thị Thiết cũng sáng trong, trinh khiết như Mị Nương, Ngu Cơ – những trang “tiết hạnh khả phong” của muôn đời. Lòng tự trọng bị xúc phạm nặng nề và để minh oan cho sự trong sáng của mình, Vũ Nương đã “gieo mình xuống sông mà chết”. Cái chết của nàng khiến người đọc hiểu thêm về số phận bi thảm của người phụ nữ xưa. Hạnh phúc với họ thật mong manh.

Tuy vậy, dù ở hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn đau đáu một niềm yêu thương chồng con tha thiết. Vũ Nương dù đã chết nhưng không nguôi nỗi nhớ mái ấm gia đình. Với tài năng bậc thầy, Nguyễn Dữ đã xây dựng nên một thế giới huyền ảo, một cây cầu nối hai bờ hư thực khi để nhân vật Phan Lang gặp lại và trò chuyện với Vũ Nương chốn thủy cung. Những giọt nước mắt của nàng khi nghe người hàng xóm nói về chồng con “Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai ngợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?” cho chúng ta thấy, nàng vẫn một lòng yêu thương Trương Sinh tha thiết. Vì còn lòng yêu thương nên nàng đã để cho Trương Sinh có cơ hội gặp lại mình: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về”.

Tuy nhiên sự trở về của Vũ Nương thật ngắn ngủi : “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông lúc ẩn lúc hiện”. Nàng chỉ nói một câu duy nhất : “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Biết bao ý tình nhà văn Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào sự trở về chốc lát của Vũ Nương. Đó là sự trở về để khẳng định lòng chung thủy, tình yêu thương, là món quà dành cho người biết hối lỗi như Trương Sinh. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, chốc lát thể hiện con người đã ra đi mãi mãi không thể trở về, cũng như hạnh phúc một khi đã để tuột mất thật khó có thể lấy lại. Trương Sinh vì ghen tuông mù quáng nên đã để mất người vợ. Bên cạnh đó, ẩn sâu trong sự trở về của Vũ Nương là nỗi ngậm ngùi, đau đớn, xót xa cho số phận người phụ nữ:

Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Hai chữ “bạc mệnh” cứ bám riết, đeo đẳng số phận người phụ nữ. Hình tượng Vũ Nương là điển hình nghệ thuật cho “phận đàn bà” tư dung tốt đẹp, chung thủy sắt son mà bất hạnh tột cùng. Câu chuyện vừa là niềm cảm thương sâu sắc với số phận người phụ nữ, vừa là tiếng nói vạch trần, tố cáo đanh thép đối với xã hội phong kiến đã chà đạp, bóp nghẹt quyền sống của con người. Chuyện người con gái Nam Xương do đó thấm đượm giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. Cho đến hôm nay câu chuyện vẫn như một hồi chuông nhắc nhở mọi người phải bênh vực, bảo vệ người phụ nữ để họ được hưởng những niềm hạnh phúc mà họ xứng đáng được hưởng. Gấp trang sách lại, lòng tôi vẫn băn khoăn tự hỏi: Liệu cuộc đời này còn biết bao người phải khổ như Vũ Nương?

18 tháng 6 2021

Em tham khảo bài này nhé:

Nguyễn Dữ là cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học thế kỷ XVI. Ông sống ở thời kỳ chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong, các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến kéo dài liên miên gây đau khổ cho nhân dân. Vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương.

 

Theo lời kể của tác giả ngay từ đầu tác phẩm thì Vũ Nương là một người con gái thuỳ mị, nết na lại có tư dung tốt đẹp. Và những phẩm hạnh ấy đã được bộc lộ trong những hoàn cảnh khác nhau.

 

Trong cuộc sống gia đình, Vũ Nương là người vợ hiền thục. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, vốn là một người ít học, lại có tính đa nghi, phòng ngừa quá mức. Vì thế, nàng đã biết lựa tính chồng, giữ cho khỏi bất hòa, gia đình luôn được trong ấm, ngoài êm. Ta thấy Vũ Nương quả là một người vợ hiền, có ý thức giữ gìn hạnh phúc gia đình. Thế rồi đất nước xảy ra nạn binh đao, Trương Sinh phải đi lính, nàng lại càng bộc lộ rõ hơn phẩm chất tốt đẹp của mình. Lời nói, lời dặn dò trong cảnh tiễn chồng của nàng đã khiến mọi người cảm động: chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên. Vũ Nương là người không ham danh vọng mà luôn khao khát hạnh phúc gia đình, không những thế, nàng còn hiểu, thông cảm cho nỗi vất vả gian lao của chồng: chỉ e việc quán khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao...

 

Thế rồi, nàng bày tỏ nỗi nhớ nhung khôn xiết của người vợ yêu chồng thuỷ chung: nhìn trăng soi thành của, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa...

 

Khi xa chồng, Vũ Nương luôn làm tròn bổn phận của người vợ hiền, dâu thảo. Nàng sinh con, quán xuyến công việc gia đình, chăm sóc mẹ già đau ốm. Đặc biệt khi người mẹ mất, nàng dã lo ma chay chu đáo như với cha mẹ của mình. Qua lời trăng trối của bà mẹ trước lúc lâm nguy tác giả đã gửi gắm tình hình của mình đối với nhân vật Vũ Nương, khẳng định công lao, nhân cách của Vũ Nương đối với gia đình: Trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con không phụ mẹ.

 

Ta thấy ở Vũ Nương tập trung những phẩm chất cao quý truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Nàng xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Thế nhưng thực tế oan nghiệt đã đẩy nàng vào cảnh ngộ bất hạnh, éo le, oan khuất. Nàng vốn dĩ là một người phụ nữ rất mực thuỷ chung, vậy mà bây giờ đây lại bị nghi oan thất tiết. Chỉ vì lời nói vô tình ngây thơ của con trẻ mà Vũ Nương bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi, đánh đập đuổi đi, bị gán cho tội nhục nhã nhất đối với đức hạnh của người phụ nữ. Trương Sinh quả thực đã hồ đồ, cả ghen, không cho vợ được thanh minh. Những lời bênh vực của bà con hàng xóm cùng những lời phân trần giãi bày hết sức thê thảm không cứu được nàng thoát khỏi nỗi nhục nhã, vì mất danh dự, Vũ Nương hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ bằng những lời than thấu tận trời xanh: Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đỡ nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

 

Thế nhưng, lời lẽ không làm lung lay được thói độc đoán, gia trưởng hồ đồ của người chồng có máu ghen tuông mù quáng. Vũ Nương đã phải đau đớn, thất vọng đến tột cùng vì bị đối xử bất công, vì bất lực không có khả năng bảo vệ danh dự, niềm khát khao hạnh phúc gia đình bị tan vỡ: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió... đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

 

Thế nhưng, lời nguyền thảm thương của Vũ Nương không giúp nàng thoát khỏi án oan nghiệt ngã. Là một người phục nữ có ý thức sâu sắc về phẩm giá, Vũ Nương đã quyết liệt tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự chứ không chịu sống nhục. Nàng đã gieo mình xuống sông, kết thúc cuộc đời người phụ nữ bất hạnh.

 

Bằng cách xây dựng tình tiết truyện đặc sắc đầy kịch tính, tác giả cho ta thấy những cố gắng hết sức nhưng không thành của một người phụ nữ, để rồi phải chấp nhận số phận và nàng đã phải giải thoát kịch của cuộc đời mình bằng cái chết oan khuất. Sự việc này đã đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm của sự việc. Đến khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ cũng bằng sự việc hết sức ngẫu nhiên mà hợp lí. Đó là khi bé Đản chỉ Trương Sinh cái bóng trên tường chính là cha của mình. Điều đó có ý nghĩa tố cáo vô cùng mạnh mẽ đối với chế độ phong kiến, chỉ một cái bóng cũng có thể quyết định số phận một con người, đẩy người phụ nữ nết na bất hạnh vào bi kịch không lối thoát.

 

Qua việc xây dựng bi kịch của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã bày tỏ thái độ xót xa thương cảm cùng niềm trân trọng đối với người phụ nữ. Thông qua bi kịch của Vũ Nương, nhà văn phản ánh bi kịch chung về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Những người phụ nữ ấy nết na, đức hạnh như bị đối xử bất công, vô nhân đạo không có quyền sống hạnh phúc, không được che chở, bảo vệ số phận vô cùng mỏng manh, yếu ớt. Có lẽ vì thế mà truyện đã in sâu đậm vào trái tim người đọc, khiến ta mãi day dứt, xót xa, trào dâng niềm thương cảm nghẹn ngào.

18 tháng 6 2021

Tham khảo

Viết về người phụ nữ - một đề tài không còn mới lạ trong văn học. Nền văn học trung đại Việt Nam phải kể đến các tác giả như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm… chính là những cây bút tiêu biểu cho mảng đề tài này. Bên cạnh đó, Nguyễn Dữ cũng là một gương mặt tiêu biểu với những câu chữ viết về người phụ nữ đầy giá trị nhân văn với tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” qua hình ảnh nhân vật Vũ Nương.

Nhà văn Nguyễn Dữ là cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học thế kỷ XVI. Ông sống ở thời kỳ chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong, các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến kéo dài liên miên gây đau khổ cho nhân dân. Vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện trên.

Theo lời kể của tác giả ngay từ đầu tác phẩm thì Vũ Nương là một người con gái thuỳ mị, nết na lại có tư dung tốt đẹp. Và những phẩm hạnh ấy đã được bộc lộ trong những hoàn cảnh khác nhau. Trong cuộc sống gia đình, Vũ Nương là người vợ hiền thục. Chồng nàng là Trương Sinh - con nhà hào phú nhưng ít học, lại có tính đa nghi, phòng ngừa quá mức. Vì thế, nàng đã biết lựa tính chồng, giữ cho khỏi bất hòa, gia đình luôn được trong ấm, ngoài êm. Ta thấy Vũ Nương quả là một người vợ hiền, có ý thức giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhưng rồi chiến tranh xảy ra, Trương Sinh phải đi lính, gia đình phải ly tán. Nhưng nàng lại càng bộc lộ rõ hơn phẩm chất tốt đẹp của mình. Lời nói, lời dặn dò trong cảnh tiễn chồng của nàng đã khiến mọi người cảm động: chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên. Vũ Nương là người không ham danh vọng mà luôn khao khát hạnh phúc gia đình, không những thế, nàng còn hiểu, thông cảm cho nỗi vất vả gian lao của chồng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao…”. Thế rồi, nàng bày tỏ nỗi nhớ nhung khôn xiết của người vợ yêu chồng thuỷ chung: nhìn trăng soi thành của, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa...

Khi xa chồng, Vũ Nương luôn làm tròn bổn phận của người vợ hiền, dâu thảo. Nàng sinh con, quán xuyến công việc gia đình, chăm sóc mẹ già đau ốm. Đặc biệt khi người mẹ mất, nàng dã lo ma chay chu đáo như với cha mẹ của mình. Qua lời trăng trối của bà mẹ trước lúc lâm nguy tác giả đã gửi gắm tình hình của mình đối với nhân vật Vũ Nương, khẳng định công lao, nhân cách của Vũ Nương đối với gia đình: “Trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con không phụ mẹ”. Như vậy, ở nhân vật Vũ Nương tập trung những phẩm chất cao quý truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Những tưởng vì thế mà nàng sẽ được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Nhưng thực tế oan nghiệt đã đẩy nàng vào cảnh ngộ bất hạnh, éo le, oan khuất. Nàng vốn dĩ là một người phụ nữ rất mực thuỷ chung, vậy mà bây giờ đây lại bị nghi oan thất tiết. Chỉ vì lời nói vô tình ngây thơ của con trẻ mà Vũ Nương bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi, đánh đập đuổi đi, bị gán cho tội nhục nhã nhất đối với đức hạnh của người phụ nữ. Trương Sinh quả thực đã hồ đồ, cả ghen, không cho vợ được thanh minh. Những lời bênh vực của bà con hàng xóm cùng những lời phân trần giãi bày hết sức thê thảm không cứu được nàng thoát khỏi nỗi nhục nhã, vì mất danh dự, Vũ Nương hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ bằng những lời than thấu tận trời xanh: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đỡ nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.

Mọi lời lẽ biện minh không làm lung lay được thói độc đoán, gia trưởng hồ đồ của người chồng có máu ghen tuông mù quáng. Vũ Nương đã phải đau đớn, thất vọng đến tột cùng vì bị đối xử bất công, vì bất lực không có khả năng bảo vệ danh dự, niềm khát khao hạnh phúc gia đình bị tan vỡ. Nàng tìm đến bên bờ sông Hoàng Giang mà than rằng: “Kể bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu… Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió... đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”.

Thế nhưng, lời nguyền thảm thương của Vũ Nương không giúp nàng thoát khỏi án oan nghiệt ngã. Là một người phụ nữ có ý thức sâu sắc về phẩm giá, Vũ Nương đã quyết liệt tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự chứ không chịu sống nhục. Nàng đã gieo mình xuống sông, kết thúc cuộc đời người phụ nữ bất hạnh.

Bằng cách xây dựng tình tiết truyện đặc sắc đầy kịch tính, tác giả cho ta thấy những cố gắng hết sức nhưng không thành của một người phụ nữ, để rồi phải chấp nhận số phận và nàng đã phải giải thoát kịch của cuộc đời mình bằng cái chết oan khuất. Sự việc này đã đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm của sự việc. Đến khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ cũng bằng sự việc hết sức ngẫu nhiên mà hợp lý. Đó là khi bé Đản chỉ Trương Sinh cái bóng trên tường chính là cha của mình. Điều đó có ý nghĩa tố cáo vô cùng mạnh mẽ đối với chế độ phong kiến, chỉ một cái bóng cũng có thể quyết định số phận một con người, đẩy người phụ nữ nết na bất hạnh vào bi kịch không lối thoát.

Như vậy, với việc xây dựng nhân vật Vũ Nương, nhà văn đã bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc dành cho những người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời Nguyễn Dữ cũng muốn phê phán xã hội phong kiến đã đẩy cuộc đời họ rơi vào bi kịch.

1 tháng 2 2016

a. Giải thích ý thơ:

  • Niềm thương cảm của Nguyễn Du dành cho những người phụ nữ. "Phận" là thân phận,"mệnh" là số phận do trời định. "Lời bạc mệnh" là "lời chung" dành cho những người phụ nữ => Đó là kiếp "đàn bà" đều phải chịu đắng cay, khổ cực.

b. Trình bày suy nghĩ về số phận người phụ nữ xưa và nay:

  • Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội xưa 
    • Thân phận: thân phận của những con người chịu nhiều bất công, oan ức và bị chà đạp về nhân phẩm. 
    • Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ, là "tấm gương oan khổ";
  • Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nay
    • Ngày nay trong xã hội mới, xã hội hiện đại khi nam nữ đã bình quyền, phụ nữ đã được tôn trọng, đánh giá ngang với đàn ông. Pháp luật đã bảo vệ họ
    • Người phụ nữ ngày nay vẫn kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: vẫn coi trọng tứ đức, tam tòng nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Tứ đức cùng với đạo tam tòng không phải là tư tưởng chính thống quyết định số phận họ. Ngày nay phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới: tự mình quyết định hạnh phúc, tương lai, cuộc đời mình.
    • Thực tế xã hội ngày nay bạo lực gia đình không hẳn đã chấm hết, người phụ nữ chưa hẳn đã được bình đẳng tuyệt đối như nam giới vốn do thiên bẩm là thế nhưng họ đã thực sự có một cuộc đời mới, số mệnh mới...