K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2017

Đặc sắc kết cấu truyện:

- Sự giống và khác nhau giữa những việc trong truyện, tác giả

- Tìm ra mâu thuẫn, tính trào phúng, mỉa mai của truyện

- Đặc điểm ngôn ngữ của truyện ( ngôn ngữ người kể, ngôn ngữ nhân vật)

- Mục đích viết truyện của Nguyễn Công Hoan, từ đó nêu khái quát giá trị hiện thực

- Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán

Dàn bài

Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Tinh thần thể dục

Thân bài:

Phân tích, chỉ ra điểm chung và nét riêng của các cảnh bắt người đi xem bóng đá:

    + Cảnh anh Mịch nhăn nhó với ông Lí

    + Cảnh bác Phô gái phân trần với ông Lí

    + Cảnh cụ phó Bính xin ông Lí cho thằng Sang đi thay con

    + Cảnh thằng Cò cùng đứa con trốn vào đống rơm bị phát hiện

- Ông Lí áp giải được 94 người lên huyện. Phân tích mâu thuẫn hình thức và bản chất của “tinh thần thể dục”

- Nêu tính trào phúng, châm biếm của truyện

Kết bài: Nêu giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn

1 tháng 6 2017
  Anh Mịch Ông lí
Vị thế

- Vị thế xã hội thấp (giai cấp bị trị, bị áp bức, o ép)

- Nạn nhân bị bắt đi xem bóng đá

- Kẻ có chức quyền, đại diện cho tầng lớp thống trị

- Thừa lệnh bắt người đi xem bóng đá

Lời nói Hành động nói: cầu xin, van lạy - Hách dịch, trịch thượng, quát tháo
21 tháng 12 2018

Ý nghĩa tư tưởng đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

- Được sống là đáng quý, nhưng sống đúng là mình, sống trọn vẹn nhưng giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn

- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý

- Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách, vươn tới giá trị tinh thần cao

31 tháng 8 2019

Tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”

- Xây dựng qua việc phát hiện ra những nghịch lý của Phùng –nghệ sĩ săn tìm cái đẹp bên bờ biển, ở tòa án huyện

- Người nghệ sĩ phát hiện ra hiện thực trớ trêu, nghịch cảnh, chiếc thuyền đẹp như ngư phủ lại bước ra một người đàn bà xấu xí, cam chịu, lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như cách giải tỏa

- Nghịch lý người đàn bà hàng chài van xin được sống với người chồng vũ phu. Câu chuyện về cuộc đời đã giúp cho nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu “ngộ” ra những chân lí, sâu sắc về cuộc sống

Ý nghĩa:

- Tư tưởng nghệ thuật: bên ngoài và bản chất đôi khi đối lập. Không phải lúc nào cái đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, cần nhìn đa chiều

    + Người nghệ sĩ cần gần gũi với cuộc đời, cần rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật

    + Nghệ sĩ không nhìn về cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, biết trăn trở về con người

- Giá trị hiện thực: cuộc sống nghèo đói, tăm tối dẫn tới nạn bạo lực gia đình. Cần bảo vệ quyền sống của con người.

    + Giá trị nhân đạo: Sự chia sẻ cảm thông của tác giả với những số phận đau khổ tủi nhục của người lao động nghèo trong xã hội. Lên án, đấu tranh cái xấu, cái ác.

1 tháng 4 2019

b, Lỗi: sử dụng quan hệ từ sai

Sửa: Người thanh niên trong lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công việc mà còn lạc quan yêu đời.

8 tháng 6 2016

1. Mở bài:

- Gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh sinh động cuộc chiến tranh vệ quốc anh dũng của nhân dân vùng đất này.

-  Rừng xà nu là bản anh hùng ca, ca ngợi ý chí kiên cường của dân làng Xô man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, một trong những thành công nổi bật là  nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa biểu tượng: hình tượng cây xà nu.

2. Thân bài:

a. Cây xà nu - một hình tượng nghệ thuật độc đáo:

- Thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tấp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mở màng”.

- Sức sống mãnh liệt: Trong hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn dữ dội và khốc liệt cây xà nu vẫn đẹp, vẫn xanh, vẫn trẻ trung tràn đầy nhựa sống. Lớp cây này ngã xuống, lớp cây khác lại nẩy mầm, sức sống từng giờ, từng phút sinh sôi, vượt lên trên cái chết

“ Nó vẫn sống đấy. Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”.

- Hiên ngang bất khuất hào hùng: Cây xà nu không bao giờ chịu khuất phục trước bom đạn bạo ngược. Đạn đại bác rót thành lệ mỗi ngày, làm bị thương hàng vạn cây. Những cây non bị chết, những cây đã trưởng thành nhựa “ bầm đen lại và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”, vết thương lành lại, cây vươn lên  cường tráng như cũ, thay thế cho những cây đã ngã.

- Chất sử thi của truyện được tạo thành bởi hình tượng cây xà nu: Cây xà nu không tồn tại đơn độc lẻ loi mà nối tiếp nhau đến tận chân trời, đến hút tầm mắt tạo thành một rừng xà nu trùng trùng, điệp điệp “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở dân làng”.

b. Cây xà nu – hình tượng biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên chống  Mỹ.

 - Cây xà nu đẹp như hình tượng thơ: thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời cũng như người dân Tây Nguyên khao khát tự do. Cây xà nu cần ánh nắng mặt trời để tồn tại, phát triển giống như người Tây Nguyên cần lý tưởng Cách mạng soi rọi, là chân lý của lịch sử.

- Cây xà nu tượng trưng cho những đau thương mất mát lớn lao, cho niềm uất hận không nguôi của người dân Xô man trong những năm tháng Mỹ - ngụy khủng bố ác liệt “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương”. Đó là những cái chết thảm thương của bà Nhan, anh Sút, mẹ con Mai.

- Cây xà nu hiên ngang, bất chấp bom đạn cũng như người dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất gắn bó với cách mạng: Cụ Mết tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô man, người giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng với cách mạng được ví như một cây xà nu xà nu lớn; Tnú tiêu biểu cho sự gan góc, táo bạo, dũng cảm với lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, bất kể đòn roi, vết chém của bọn ác ôn, là cây xà nu nhiều lần bị thương nhưng vết  thương trên lưng Tnú “ứa ra thành một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thẫm như nhựa xà nu”; Dít cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man là cây xà nu vượt lên rất nhanh thay thế cho những cây đã ngã.

- Làng Xô man chính là rừng xà nu dồi dào sức sống “cạnh một cây mới ngã đã có bốn năm cây con mọc lên”, thế hệ này gục ngã có thế hệ khác tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc bảo vệ quê hương.

c. Cây xà nu vừa làm nền cho câu chuyện vừa là một nhân vật trong chuyện

- Mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời làm cho câu chuyện vừa giàu chất lãng mạn – chất thơ hùng tráng của núi rừng Tây Nguyên, chất Tây Nguyên, vừa đậm chất sử thi. Phần kết thúc truyện vừa tô đậm chủ đề vừa gây dư vang trong lòng người đọc.

- Cây xà nu miêu tả như một nhân vật có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân, tham dự những sự kiện quan trọng có ý nghĩa sống còn của dân làng Xô man. Cây xà nu và con người được khắc họa trong quan hệ tương đồng tạo manh ý nghĩa biểu tượng rất đẹp và sâu sắc.

* Đánh giá:

   Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, đã miêu tả nó đậm nét đầy ấn tượng từ đó chủ đề của tác phẩm bộc lộ rõ rệt và  sâu sắc.

3. Kết luận:

 - Chọn cây xà nu làm hình ảnh tượng trưng đẹp đẻ và gợi cảm, cây xà nu tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của ngườiTây Nguyên.

 - Hình ảnh cây xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.

8 tháng 6 2016

1. Mở bài:

– Gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh sinh động cuộc chiến tranh vệ quốc anh dũng của nhân dân vùng đất này.

– Rừng xà nu là bản anh hùng ca, ca ngợi ý chí kiên cường của dân làng Xô man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, một trong những thành công nổi bật là nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa biểu tượng: hình tượng cây xà nu.

2. Thân bài:

a. Cây xà nu – một hình tượng nghệ thuật độc đáo:

– Thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tấp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mở màng”.

– Sức sống mãnh liệt: Trong hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn dữ dội và khốc liệt cây xà nu vẫn đẹp, vẫn xanh, vẫn trẻ trung tràn đầy nhựa sống. Lớp cây này ngã xuống, lớp cây khác lại nẩy mầm, sức sống từng giờ, từng phút sinh sôi, vượt lên trên cái chết

“ Nó vẫn sống đấy. Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”.

– Hiên ngang bất khuất hào hùng: Cây xà nu không bao giờ chịu khuất phục trước bom đạn bạo ngược. Đạn đại bác rót thành lệ mỗi ngày, làm bị thương hàng vạn cây. Những cây non bị chết, những cây đã trưởng thành nhựa “ bầm đen lại và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”, vết thương lành lại, cây vươn lên cường tráng như cũ, thay thế cho những cây đã ngã.

– Chất sử thi của truyện được tạo thành bởi hình tượng cây xà nu: Cây xà nu không tồn tại đơn độc lẻ loi mà nối tiếp nhau đến tận chân trời, đến hút tầm mắt tạo thành một rừng xà nu trùng trùng, điệp điệp “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở dân làng”.

b. Cây xà nu – hình tượng biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên chống Mỹ.

– Cây xà nu đẹp như hình tượng thơ: thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời cũng như người dân Tây Nguyên khao khát tự do. Cây xà nu cần ánh nắng mặt trời để tồn tại, phát triển giống như người Tây Nguyên cần lý tưởng Cách mạng soi rọi, là chân lý của lịch sử.

– Cây xà nu tượng trưng cho những đau thương mất mát lớn lao, cho niềm uất hận không

nguôi của người dân Xô man trong những năm tháng Mỹ – ngụy khủng bố ác liệt “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương”. Đó là những cái chết thảm thương của bà Nhan, anh Sút, mẹ con Mai.

– Cây xà nu hiên ngang, bất chấp bom đạn cũng như người dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất gắn bó với cách mạng: Cụ Mết tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô man, người giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng với cách mạng được ví nhưmột cây xà nu xà nu lớn; Tnú tiêu biểu cho sự gan góc, táo bạo, dũng cảm với lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, bất kể đòn roi, vết chém của bọn ác ôn, là cây xà nu nhiều lần bị thương nhưng vết thương trên lưng Tnú “ứa ra thành một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thẫm như nhựa xà nu”; Dít cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man là cây xà nu vượt lên rất nhanh thay thế cho những cây đã ngã.

– Làng Xô man chính là rừng xà nu dồi dào sức sống “cạnh một cây mới ngã đã có bốn năm cây con mọc lên”, thế hệ này gục ngã có thế hệ khác tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc bảo vệ quê hương.

c. Cây xà nu vừa làm nền cho câu chuyện vừa là một nhân vật trong chuyện

– Mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời làm cho câu chuyện vừa giàu chất lãng mạn – chất thơ hùng tráng của núi rừng Tây Nguyên, chất Tây Nguyên, vừa đậm chất sử thi. Phần kết thúc truyện vừa tô đậm chủ đề vừa gây dư vang trong lòng người đọc.

– Cây xà nu miêu tả như một nhân vật có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân, tham dự những sự kiện quan trọng có ý nghĩa sống còn của dân làng Xô man. Cây xà nu và con người được khắc họa trong quan hệ tương đồng tạo manh ý nghĩa biểu tượng rất đẹp và sâu sắc.

* Đánh giá:

Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, đã miêu tả nó đậm nét đầy ấn tượng từ đó chủ đề của tác phẩm bộc lộ rõ rệt và sâu sắc.

III. Kết luận:

– Chọn cây xà nu làm hình ảnh tượng trưng đẹp đẻ và gợi cảm, cây xà nu tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của ngườiTây Nguyên.

– Hình ảnh cây xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.

18 tháng 3 2016

Tính sử thi của truyện thể hiện ở các mặt sau:

1. Hình tượng nhân vật Tnú được xây dựng đậm chất sử thi, mang những đặc điểm của nhân vật sử thi gợi ta nhớ đến Đăm san, Xing nhã trong sử thi Tây Nguyên. Vì:

            - Tnú có sức mạnh hơn người: vượt thác băng băng như một con cá kình,..

            -Tnú mang những phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng người Xô man: thật thà, giàu tình nghĩa với quê hương, gan góc dũng cảm...

            - Tnú suốt đời phụng sự lý tưởng cộng đồng. Đó là việc Tnú dấn thân một đời cho cách mạng, đấu tranh bảo vệ làng, bản.

            => Tnú là người con, người anh hùng của đất rừng Tây Nguyên, là niềm tự hào của dân làng Xô man.

2. Câu chuyện về người anh hùng trong sử thi luôn được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng ( kể khan ). Câu chuyện về Tnú cũng vậy, được cụ Mết kể lại cho dân làng bao nhiêu lần.

3. Không gian nghệ thuật của tác phẩm có chất hoành tráng đậm chất sử thi. Không gian ấy được tạo dựng bởi những đồi, những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.

4. Sự kiện được đề cấp trong tác phẩm có chất sử thi (sự kiện có ảnh hưởng đến đời sông, sinh mạng của cả cộng đồng). Đó là sự kiện chống Mỹ cứu nước.

5. Âm hưởng của tác phẩm: Tự hào và ngợi ca. Đó là âm hưởng của các tác phẩm sử thi. Cuộc đời người anh hùng Tnú có những bi thương nhưng nhìn chung chất hùng tráng lấn át cái bi thương 

* Vì tác phẩm có những yếu tố nghệ thuật tương tự tác phẩm sử thi nên có thể nói “Rừng xà nu” là một tác phẩm có chất sử thi hoành tráng.

8 tháng 6 2016

1.Giới thiệu tác phẩm:

      - Nguyễn Thi là nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ông đặc biệt thành công với những tác phẩm viết về đất và người Nam Bộ.

      - Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông viết về những con người sinh ra trong một gia đình có truyền thống anh hùng. Truyền thống anh hùng đó được kết tinh trong hình tượng nhân vật Chiến, đồng thời ở cô còn toát lên vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời đánh Mĩ.

2. Phân tích hình tượng nhân vật Chiến:

    a. Vẻ đẹp của một cô gái đời thường:

      - Chiến 19 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc với em). Song ở cô đã có cái duyên dáng của thiếu nữ mới lớn ( bịt miệng cười khi chú Năm cất tiếng hò, bắt đầu thích soi gương).

      - Thương em, biết nhường nhịn em, biết tính toán việc nhà.

      - Thương cha mẹ ( tâm trạng cô khi cùng em khiêng bàn thờ ba má đi gửi trước ngày tòng quân...)

      - Cô đọc còn chưa thạo nhưng rất chăm chỉ đánh vần.

  ÚChiến là hình ảnh sinh động của người con gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm kháng chiến chống Mĩ.

    b. Vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng:

       - Gan góc: có thể ngồi lì cả buổi chiều đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình của chú Năm.

       - Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc.

       - Quyết tâm lên đường trả thù cho gia đình: “ tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”.

       - Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được Nguyễn Thi miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người mẹ. Nhưng nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một “dòng sông” thì Chiến là khúc sông sau- Chiến rất giống mẹ nhưng cô đã khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương.

3. Đánh giá:

      - Chiến mang trong mình vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: trẻ trung, duyên dáng, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng, dũng cảm.

      - Cô đã nối tiếp và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nguyễn thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng trong thời đại đánh Mĩ.

8 tháng 6 2016

Là một nhà văn gốc Bắc, nhưng lại sống gắn bó với miền nam của tổ quốc. Có lẽ chính vì vậy mà những trang viết của NGuyễn Đình Thi luôn đậm chất Nam bộ,"Những đứa con trong gia đình" là một tác phẩm điển hình cho phong cách ấy. Đây là truyện ngắn mà Nguyễn Thi sáng tác ngay tại chiến trường Nam bộ có lẽ cũng vì thế mà nhũng con người trong đó là chính là biểu tuọng cho tinh thần chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà ở đó nhân vật Chiến hiện lên thật rõ nét.

Giữa những tháng năm điêu tàn trong khói lửa, nhân dân ta phải tắm trong bể máu tội ác của kẻ thù ,Chiến hiện lên đúng như hình tượng người phụ nữ miền nam anh dũng, kiên cường trong kháng chiến. Người phụ nữ đã xuất sắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng tám chữ vàng :" anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Nam bộ chính là miền đất điển hình của những người phụ nữ ấy mà trong tác phẩm của mình Nguyễn Đình Thi đã ca ngơi như :" Chị Út Tịch" trong tác phẩm Người mẹ cầm súng... nhân vật Chiến trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình ", có thể nói NGuyễn Thi là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng người phụ nữ Nam bộ " giỏi việc nước, đảm việc nhà " trong cuộc kháng chiến chống Mĩ anh dũng, kiên cường trước kẻ thù, nhân hậu đảm đang trong gia đình. Nhân vật Chiến cũng vậy, ba má đều chết trong chiến tranh, CHiến đã thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em không những vậy Chiến còn tham gia du kích từ khi còn nhỏ, hăng hái tòng quân giết giặc.

Cũng như nhân vật Việt, Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đêu chết trong chiến tranh. Ba của Chiến bị kẻ thù chặt đầu , má Chiến đã mang rổ đi đòi đầu chồng. Chính bà cũng chết khi đi lấy đàu đạn làm thuốc súng cho du kích. Một hoàn cảnh éo le, bất hạnh Chiến phải thay ba má trông nom các em. Chính trong cái hoàn cảnh này càng hun đúc thêm tinh thần cách mạng, lòng căm thù giặc của CHiến cũng vì thế mà tính cách điển hình của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam Bộ nói riêng càng ăn sâu vào trong tiềm thức của chi.

Trong truyện ngắn Nguyễn Đình Thi đã xây dựng nhân vật Chiến không chỉ giỏ việc nước, là một nữ du kích có tiếng mà còn đảm đang việc nhà. Chiến cùng một lúc đã vừa làm ba , vừa làm má để chăm lo, lấp đày khoảng trống ấy cho các em. CHị là hiện thân cho người má đã mất từ vóc dáng, tính cách, suy nghĩ đến nỗi Việt phải thốt lên :" nói nghe in như má vậy" còn nữa, trước khi tòng quân, Chiến còn lo lắng, thu xép việc gia đình, Chiến nói với Việt :"năm công ruộng...mần nghen". Có ai đời bàn thờ cũng mang đi gửi ? ấy vậy mà trông truyện ngắn này Nguyễn Thi đã đẩy cái cùng cực, tội ác của lũ cướp nước lên đến đỉnh điểm khi để 2 chị em Chiến đem gửi chú Năm bàn thờ của ba má.

Cũng nhứ Việt, chiến tham gia du kích từ khi còn nhỏ, mọi công lao đều có thể nhường cho em nhưng cương quyết tranh đi tòng quân với em không phải là vì Chiến sợ em đi sẽ cướp hết công của mình mà Chiến biết, chiến ý thức được sự tàn khốc của chiến tranh và hơn hết là tình thương dành cho em. Chiến sợ súng đạn vô tình, sợ nguy hiểm đến với Việt, lại một lần nữa đức tính tốt đẹp của người phụ nữ được nâng lên.

Hiện lên thật bình dị, Chiến đã để lạ nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc. Hình ảnh ái với tính cách đặc trưng của nguòi phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam bộ nói riêng" đảm việc nước, giỏi việc nhà". Chính những con người bình thường ấy đã góp phần làm lên thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

8 tháng 6 2016

1.Giới thiệu tác phẩm và nhân vật:

      -  Những đứa con trong gia đình được nhà văn Nguyễn Thi sáng tác vào năm 1966, in trong tập Truyện và kí xuất bản năm 1978.

      - Nhà văn kể chuyện nhân vật Việt trong một trận đánh đã bị thương, lạc đơn vị, phải nằm lại ở chiến trường. Trong những cơn mê, tỉnh đứt nối, Việt nhớ lại những ngày còn ở nhà, nhớ kỉ niệm ấu thơ... Sau cùng đơn vị đã tìm gặp việt và đưa anh về chữa trị vết thương.

      - Truyện kết cấu theo dòng ý thức của nhân vật. Nhờ kết cấu này mà truyện hết sức hấp dẫn. Dòng hồi ức hiện về đến đâu thì tính tình, tình cảm và ý chí của Việt hiên lên đến đó.

2. Phân tích hình tượng nhân vật Việt:

   a. Tính tình ngây thơ, hồn nhiên đến ngộ nghĩnh, thú vị

       - Việt là một chiến sĩ trẻ, chưa qua tuổi mười tám. Ở Việt vẫn còn giữ những nét hồn nhiên của một chàng trai mới lớn ( đi đánh giặc vẫn mang theo cái ná thun)

       - Bị thương nặng đến đêm thứ hai, trong bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo, Việt không sợ chết mà chỉ sợ bóng đêm và sợ ma.

       - Việt rất yêu thương chị Chiến, nhưng lại hay tranh giành hơn thua với chị. Việt giành phần hơn từ những đêm soi ếch ngoài ruộng đến việc lập chiến công bắn tàu Mĩ trên sông Định Thủy.

       - Đêm mít tinh ghi tên tòng quân, hai chị em cũng tranh giành nhau đi bộ đội đến ồn ào mà cũng thật cảm động.

       - Ở đơn vị Việt rất yêu quý đồng đội, nhưng lại không nói cho đồng đội biết là mình có chị. “ Việt giấu chị như giấu của riêng vậy. Cậu sợ mất chị mà”.

   b. Việt rất giàu tình cảm, yêu thương gia đình sâu đậm

       - Tình cảm của Việt đối với chị:

          + Mẹ mất, chị Chiến trở thành chỗ dựa tinh thần của Việt. Chị hết lòng chăm sóc Việt, nên Việt yêu thương chị hết lòng. Và Việt còn thương chị vì “chị giống in như má”.

          + Lúc hai chị em khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm để ngày mai lên đường nhập ngũ “ Việt thấy thương chị lạ”.

      - Tình cảm của Việt dành cho chú Năm:

         + Việt rất thương chú Năm. Tình cảm đó có từ ngày Việt còn nhỏ.

         + Việt thương chú Năm vì chú hay bênh Việt

         + Chú thường hay hò mỗi khi kể về gia đình hay chiến công của mảnh đất này. Qua tiếng hò chú thường gửi gắm ý nghĩa câu hò vào trí tưởng tượng, tâm hồn của Việt bằng tất cả tình yêu thương đứa cháu của chú.

      - Tình cảm của Việt đối với mẹ:

         + Mẹ luôn hiện hữu trong kí ức của Việt. Trong cái đêm thiêng liêng, hai chị em bàn tính thu xếp chuyện gia đình, Việt thấy “ hình như má cũng đã về đâu đây...”.Trong lúc bị thương trơ trọi giữa chiến trường, hình ảnh người mẹ thương yêu mãi chập chờn ẩn hiện trong Việt. Việt hồi tưởng về mẹ với bao kỉ niệm chua xót lẫn ngọt ngào.

         + Việt thương má, bởi má cả cuộc đời vất vả, thầm lặng hi sinh, lặng lẽ chịu đựng mọi gian lao, đau khổ trong đời để. Suốt đời má Việt chở che cho đàn con và tranh đấu.

         + Việt yêu quý má vô hạn, bởi má bao giờ cũng chăm chút ân tình đối với gia đình và đối với Việt. Nghĩ đến điều đó, Việt thèm muốn ước ao “ ước gì bây giờ mình được gặp má”.

   c. Việt chiến đấu dũng cảm và tính cách anh hùng:

      - Việt- đứa con của một gia đình có truyền thống cách mạng, yêu nước và căm thù giặc sâu sắc”

         + Việt sinh ra, lớn lên và được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền thống yêu nước, gắn bó với cách mạng.

         + Ông nội, chú Năm đến ba của Việt đều tham gia kháng chiến và hi sinh.

         + Chính mối thù nhà là động lực tinh thần mạnh mẽ và tình thương những con người ruột thịt đã thôi thúc Việt chiến đấu ngoan cường và dũng cảm. Chính có sự thừa hưởng truyền thống yêu nước và cách mạng của gia đình mà trong Việt đã hình thành ý thức chiến đấu bất khuất từ rất sớm.

      - Việt- người chiến sĩ trẻ anh hùng vượt lên thực tại thương tích khi lạc đồng đội:

         + Giữa trận đánh, Việt bị thương nặng, mất liên lạc với đồng đội, trơ trọi một thân một mình, chịu khát chịu đói, mình đầy thương tích, Việt vẫn can đảm chịu đựng.

         + Khắp người Việt không chỗ nào không thương tích.

      - Việt luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu:

         + Dù thương tích, dù lúc tỉnh lúc mê, Việt vẫn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu mỗi khi choàng tỉnh.

         + Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng của đồng đội từ nơi xa, Việt cố gắng bò về hướng đó.

         + Cuối cùng đồng đội đã tìm được Việt. Dù kiệt sức, Việt vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu sinh tử với kẻ thù.

3. Đánh giá:

       - Nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là một nhân vật có tính cách độc đáo. Việt vừa là một con người hồn nhiên, ngây thơ, vừa là một người con, người cháu và người em tình nghĩa, vừa là một chiến sĩ trẻ gan dạ, anh hùng, ý thức chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để trả thù nhà đền nợ nước. Việt là khúc sông vươn xa hơn trong dòng sông truyền thống của gia đình.

      - Nét đặc sắc của Nguyễn Thi khi xây dựng nhân vật này là ở chỗ: nhà văn không bọc nhân vật mình trong những sắc màu tráng lệ, ngôn ngữ hoa mĩ mà bằng những chi tiết sống thực, hồn nhiên đến cảm động và ngôn ngữ mang màu sắc Nam bộ giản dị. Phải chăng đó là tình yêu con người và mảnh đất Nam Bộ thành đồng của nhà văn.

8 tháng 6 2016

DÀN BÀI

I. MỞ BÀI

   Truyện Những đứa con trong gia đình là một số những tác sáng tác xuất sắc nhất của Nguyễn  Thi. Thiên truyện thành công ở nhiều mặt, nhưng nổi bật nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tác giả đã giành nhiều trang miêu tả những nét tính cách độc đáo của Việt, nhân vật trung tâm đã tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.

II. THÂN BÀI

   Truyện Những đứa con trong gia đình được kết cấu theo những đợt hồi tưởng của người lính trẻ tên Việt bị trọng thương, thất lạc đồng đội trong mây ngày đêm. Diễn biến truyện hết sức linh hoạt xáo động không gian lẫn thời gian, chéo quá khứ với hiện tại, trong đó nhân vật Việt hiện lên với đầy đủ các về tính tình, tình cảm, và tinh thần chiến đấu.

   1. Tính tình hồn nhiên, thú vị

   Là một chiến sĩ trẻ, Việt vẫn giữ tính hồn nhiên của một thằng trai mới lớn. Việt luôn luôn giữ trong mình cái ná thun mà từ nhỏ Việt đã từng bắn chim. Còn hiện tại, Việt cầm súng tự động, bả súng còn thơm gỗ, đánh Mĩ bằng lê, ná thun vẫn còn nằm gọn trong túi áo.

   - Bị thương nặng đến đêm thứ hai, trong bóng đêm vắng lặng và lạnh Việt không sợ chết mà lại sợ bóng đêm và sợ ma.

 

   - Việt rất yêu thương chị Chiến nhưng hay tranh giành với chị, từ những đêm soi ếch ngoài ruộng đến việc lập chiến công. Soi ếch thì chú Năm đứng ra phân xử vì chị Chiến và Việt ai cũng giành phần nhiều là của minh, chị Chiến bao giờ cũng thương Việt. Sau này lớn lên, vết đạn bắn thằng Mĩ trên sông Định Thuỷ, chị cũng nhường...

   - Rồi đến đêm mít-tinh ghi lên lòng quân, hai chị em cùng tranh giành đi bộ đội, thật cảm động.

   - Ở đơn vị, Việt rất yêu quý đồng đội nhưng không nói thật là mình có Việt dấu chị như giấu của riêng vậy. Cậu sự mất chị mà!

   2. Tình thương yêu gia đình sâu đậm

   a) Vốn mồ côi, chị Hai ở xa, đứa em út còn nhỏ, tình cảm thương yêu Việt đối với chị thật sâu đậm. Sau khi cùng ghi lên vào bộ đội, sắp xếp việc xong. Việt và Chiến cùng khiêng bàn thờ má gởi sang nhà chú Năm. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bình bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thế rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.

   b) Ngoài tình thương chị, Việt còn rất thương mến chú Năm. Tình cảm hình thành từ những ngày Việt đang còn nhỏ. Việt thương chú Năm vì hồi đó hay bênh Việt. Mỗi khi cất giọng hò, chú làm như Việt chính là nơi cụ thể đế gởi gắm những câu hò đó. Theo từng hình ảnh liên tưởng của chú Năm, có Việt biến thành tấm áo và quàng hoặc con sông dài cá khi thì Việt thành người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển gò Công hoặc ngôi sáng ở Tháp Mười.

   c) Trong lúc Việt bị thương, hình ảnh cuả cha mẹ thân yêu luôn chập chờn ẩn hiện trong hồi ức của Việt với bao kỉ niệm chua xót lẫn ngọt ngào. Dường như cuộc đời vất vả của má, mọi ý nghĩ lặng lẽ trong đêm của má. cả những hiểm nguy gian lao của má đã trải qua một cách không hề sợ hãi, tất cả đều được gom và dồn lại vào trong ý nghĩ cuối cùng này: "Để má ráng nuôi bây lớn coi bây có làm được gì cho cha mày vui không? ”

   3.Tính cách anh hùng tinh thần chiến đấu dũng cảm

   a) Phải sống chiến đấu như thế nào, trả thù nhà, đền nợ nước sao cho xứng đáng là những đứa con trong một gia đình có truyền thống yêu nước, gắn bó với cách mạng từ thời chống Pháp đến thời chống Mĩ ?... Việt đã chiến đấu bằng tất cả sức mạnh thể chất lẫn tinh thần, bằng ý chí bất khuất thừa hưởng từ một gia đình cách mạng. Ông nội của Việt, chú Năm, ba Việt đều tham gia kháng chiến chống Pháp. Cha bị Tây chặt đầu, mẹ bị trúng pháo của giặc, những hình ảnh thê thảm đó mãi in sâu trong tâm trí Việt. Chính mối thù nhà là động lực tinh thần và tình cảm thúc đẩy chị em Việt anh dũng chiến đấu.

   b) Giữa trận đánh. Việt bị thương nặng. Mất liên lạc với đồng đội, trơ trọi một thân, chịu đói chịu khát, mình đầy thương tích, Việt vẫn can đảm chịu đựng, Việt mới cảm thấy chân tay tê dại, khắp người, nước hay máu không biết, chỗ ướt sùng, chỗ dẻo quẹo, chỗ khô cứng (,..)Trời tối kì lạ Việt cho mũi lê đi trước, rồi tới hai cùi tay, hai cái chân nhức nhối cho nó đi sau cùng. Sau đó, Việt bò gấp qua những cái gì nữa Việt không cần biết, quên khắp cả người đang bị rì máu, quên cả trận địa sắt thép ngổn ngang mà một cành cây nhỏ đụng vào người Việt bây giờ cũng làm nặng thêm thương tích.

   c) Dù lúc tỉnh lúc mê, Việt vẫn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu mỗi khi choàng dậy, Việt day họng súng về hướng đó “Nếu mày đổ quân thì súng tao còn đạn”, Việt ngầm bảo bọn địch khi nghe tiếng xe bọc thép của chúng chạy mỗi lúc một gần.

   - Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng đồng đội từ nơi xa, Việt vẫn cố gắng bò về hướng đó. Việt đã cố gắng bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi tay của người theo. Việt cũng không ý thức răng mình đang bò đi, mà chính trận đánh đang gọi Việt đến.

   -  Cuối cùng, đồng đội đã tìm được Việt. Dù kiệt sức, Việt vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu sinh tử với kẻ thù: một ngón tay của cậu vần còn nhúc nhích, một viên đạn đã lên nòng và chung quanh cậu, dấu xe bục thép cồn nằm ngang dục. Hình ảnh người lính bị thương vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng đã thể hiện được tính cách anh hùng của nhân vật.

III. KẾT BÀI

   Nguyễn Thi đã miêu tả nhân vật một cách sắc nét, từ tính tình, tình cảm tinh thần chiến đấu, không bằng những sắc màu ưtrng lệ mà qua hàng loạt hình ảnh sống thực, hồn nhiên đầy cảm động. Với ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ những chi tiết về dáng cách, cử chỉ, lời nói của nhân vật, phát huy tối đa lời thoại nội tâm, những độc thoại khi đứt khi nối tưởng chừng như rời rạc nhưng thật chặt chẽ, truyện đã khắc hoạ hình tượng của một nhân vật tuổi trẻ anh hùng, đại biểu cho thế hệ thanh niên miền Nam anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

18 tháng 3 2016

Vẻ đẹp lãng mạn của tác phẩm thể hiện ở các mặt sau:

1. Nhan đề:

 - Mảnh trăng cuối rừng: là một nhan đề gợi cảm, gợi liên hệ đến câu chuyện tình giữa Nguyệt và Lãm. Tình yêu của họ như mảnh trăng khuyết xa xôi (cuối trời) khi ẩn, khi hiện ...

2. Cốt truyện:

 - Cốt truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị giữa hai người yêu nhau nhưng chưa hề biết mặt và đến khi chia tay, họ vẫn chưa nhận ra nhau.

 - Hành trình trên chuyến xe ra tiền tiêu của họ được miêu tả thật lãng mạn như hành trình phát hiện vẻ đẹp ở nhân vật nguyệt, hành trình của đôi lứa yêu nhau.

 - Nguyệt từ một cô gái đi nhờ xe trở thành một người dẫn đường, cứu xe.Sự xuất hiện của Nguyệt ở dầu truyện làm Lãm khó chịu thì về cuối truyện chính cô đã làm cho Lãm dậy lên tình yêu mê muội lẫn cảm phục.

3. Hình tượng nhân vật:

  - Nguyệt là nhân vật mang vẻ đẹp lãng mạn từ ngoại hình đến tâm hồn

a. Ngoại hình: Đôi gót chân hồng hồng sạch sẽ, vẻ đẹp giản dị mát mẽ như sương núi tỏa ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ, từng sợi tóc của Nguyệt sáng lên, mái tóc dày thơm ngát và trẻ trung làm sao, khuôn mặt tươi mát ngời lên đẹp lạ thường ...

b. Tâm hồn:

 - Vẻ đẹp lý tưởng: Tự nguyện rời ghế nhà trường lên đường làm một nữ TNXP theo tiếng gọi của tổ quốc. Đặc biệt khi xây dựng cầu Đá Xanh, Nguyệt cùng với các chị em công nhân leo lên những đỉnh núi cao, chọn những viên đá đẹp nhất đem về xây cầu.

- Vẻ đẹp trong tình yêu: Nguyệt có một tình yêu đẹp đẽ, trong sáng, thủy chung với Lãm...

- Vẻ đẹp của một nữ TNXP: thể hiện đậm nét khi cùng Lãm cứu xe. Đó là tinh thần đồng đội, sự bình tĩnh, tự tin, gan dạ dũng cảm...

 => “ Trong tâm hồn người con gái ấy, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống... không thể nào tàn phá nổi ư?”

4. Vẻ đẹp của bước tranh thiên nhiên:

- Tập trung nhất là hình ảnh ánh trăng. Trăng xuất hiện khắp nơi, bàng bạc trong tác phẩm... trăng được miêu tả song hành và gắn bó với nhân vật ,... trăng tạo nên bầu thanh khí trong suốt và vô trùng trong tác phẩm có khả năng thi vị hóa câu chuyện tình và cuộc gặp gỡ giữa Nguyệt và Lãm, đồng thời đẩy lùi hiện thực tàn khốc của chiến tranh, làm nền cho cái đẹp hiện lên.

5. Chủ đề tư tưởng:

- Tác phẩm có chủ đề ngợi ca vẻ đẹp trong tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Vẻ đẹp ấy cũng chính là hạt ngọc mà Nguyễn Minh Châu muốn tìm trong sự nghiệp cầm bút của mình

 

18 tháng 3 2016

Lãng mạn được hiểu theo nghĩa chiết tự là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng túng, tự do, vượt lên trên mọi ràng buộc. Tính chất lãng mạn là một thuộc tính thẩm mỹ biểu hiện chủ yếu ở chỗ vươn lên trên thực tại. Trong lịch sử sáng tác văn học, lãng mạn cùng với trữ tình là hai phạm trù: đối lập với lãng mạn là hiện thực, đối lập với trữ tình là tự sự. Trữ tình là kết quả của việc biểu hiện cảm xúc, tâm trạng chủ quan của con nguời, do phản ánh ước mơ và khát vọng của con người nên thường vươn lên trên thực tại. Vì vậy, trữ tình và lãng mạn dù khác nhau nhưng thường đi đôi với nhau.

Vẻ đẹp lãng mạn trong Mảnh trăng cuối rừng cũng bắt nguồn từ nguyên lý ấy. Ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, bên cạnh những cây bút miêu tả hiện thực dữ dội của cuộc kháng chiến, ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tìm một cách thể hiện mới hoà nhập với cảm hứng của văn chương thời chống Mỹ, đó là cảm hứng lãng mạn. Nguyễn Minh Châu đã tìm thấy chất thơ giữa đường đời khát khao cất cánh giữa trần trụi tàn khốc của chiến tranh, bay vào thế giới của mơ ước. Lấy điểm tựa là cảm hứng ấy, ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tái hiện trong truyện của mình hình ảnh thiên nhiên, con người Việt Nam với vẻ đẹp lãng mạn phi thường, lý tưởng. Còn gì đẹp hơn giữa tuyến lửa Trường Sơn trong không gian rừng già u tịch diễn ra câu chuyện tình yêu chung thuỷ của một đôi trai gái chưa hề nhận mặt nhau. Trong cuộc chiến huỷ diệt, chất ngọc con người luôn toả sáng, giữa chết chóc đạn bom tình yêu lứa đôi vẫn như sợi chỉ xanh óng ánh nối qua không gian và thời gian quấn riết làm thành mối tình bền chặt. Chính điều ấy tạo nên sự độc đáo của thiên truyện tạo ra sức hấp dẫn và ám ảnh.Vẻ đẹp lãng mạn trong Mảnh trăng cuối rừng đậm sắc màu lý tưởng nhưng nó vẫn hoàn toàn có thật, như bông hoa nở trên sa mạc như cánh diều bay cao vẫn gắn bó với mặt đất bằng một sợi dây.