K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Từ lớp một đến lớp năm, em được học rất nhiều thầy, cô giáo. Mỗi thầy, cô giáo đều có cách giảng riêng, hấp dẫn học sinh, không ai giống ai. Nhưng có lẽ cô giáo mà để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là cô Tâm - cô giáo dạy em năm lớp 3.

Năm nay, cô đã ngoài 30 tuổi. Dáng người cô thon thả, cân đối. Mái tóc cô để xoăn ôm lấy khuôn mặt trái xoan. Mái tóc ấy rất hợp với thời trang và phù hợp với lứa tuổi của cô .Đôi mắt cô tròn, đen láy luôn ánh lên vẻ dịu dàng, ấm áp. Miệng cô cười rất tươi. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều như hạt na. Giọng cô nhẹ nhàng, truyền cảm. Lớp chúng em được cô dạy dỗ từng li từng tí. Mỗi khi chúng em có bài khó, cô đều giảng đi giảng lại cho chúng em hiểu bài. Cô muốn cho học sinh phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo nên những câu hỏi cô đặt ra luôn tạo sự hấp dẫn. Bạn nào còn đọc sai, cô đọc đi đọc lại để các bạn đọc theo. Chẳng bao giờ cô la mắng chúng em cả. Cô Tâm dạy chúng em bằng tất cả năng lực của mình. Giờ ra chơi, cô không nghỉ ngơi mà còn ngồi lại để rèn các bạn học kém. Khi có tiết phụ, cô cũng không ngơi tay mà ngồi chấm bài cho chúng em. Tuy thương yêu chúng em là thế nhưng cô cũng rất nghiêm khắc. Cô rất ghét tính lười biếng và ham chơi của học sinh. Đối với những bạn như vậy,cô cũng nghiêm khắc phê bình và kèm cặp các bạn. Bởi vậy, lớp em ai cũng cố gắng học tốt để cô vui lòng. Kết thúc mỗi buổi học, cô luôn dặn dò chúng em kỹ càng,chu đáo cách chuẩn bị bài ngày hôm sau. Nhìn cô, chúng em càng yêu mến và quý trọng cô. Cô đúng là người mẹ thứ hai của em.

Bây giờ,em đã lên lớp năm. Tuy không được cô dạy dỗ nữa nhưng những cử chỉ, ánh mắt của cô làm em ghi nhớ mãi. Em thầm hứa: Em sẽ mãi là học sinh ngoan của cô.

23 tháng 8 2019

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

11 tháng 3 2021

Tuổi học trò có biết bao chuyện buồn vui, hờn giận, nhớ nhung… rồi tất cả cũng trở thành những kỉ niệm đáng yêu đáng nhớ trong cuộc đời mỗi chúng ta. Với tôi, kỉ niệm không thể phai mờ trong tâm trí là ngày tổng kết năm học lớp Năm. Dường như đó cũng là một ngày tổng kết cấp học, để rồi từ đó, cuộc đời chúng tôi bước sang một trang mới. Ngày chia tay hội tụ bao tình cảm yêu mến xúc động dạt dào.

Tôi còn nhớ đó là chiều thứ ba. Hôm ấy, các bạn lớp tôi ai cũng đến dự đầy đủ. Ai nấy đều có vẻ mặt hớn hở vui tươi và mặc đồng phục gọn gàng. Khi cả lớp đã đến hết, bạn lớp trưởng nhắc các bạn xếp lại bàn ghế ngay ngắn. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào. Cô mặc bộ quần áo thường ngày, nét mặt cô hiền hậu. Cô mời chúng tôi ngồi xuống và yêu cầu cả lớp trật tự để buổi lễ tổng kết được bắt đầu. Lúc nãy cả lớp còn ồn ào nhưng bây giờ đã im lặng ngay. Thoạt đầu, khi nghe cô khen ngợi thành tích chung của lớp ai cũng vui vẻ, hài lòng vì nghĩ rằng trong thành tích chung ấy có sự đóng góp của mình. Nhưng khi nghe cô chỉ ra những hạn chế còn tồn tại ai cũng cảm thấy xấu hổ vì chợt thấy bóng dáng mình trong đó. Một số bạn đã đứng lên nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng sửa chữa để cô vui lòng. Nghe vậy cô giáo đã bớt lo lắng về chúng tôi, những học sinh trong mắt cô vẫn còn rất bé nhỏ ngây thơ, và cô nở một cụ cười rạng rỡ.

Tiếp đó, cô căn dặn chúng tôi một câu mà đến giờ tôi vẫn khắc ghi trong lòng: “Như vậy là năm học lớp Năm và cũng là năm năm dưới mái trường tiểu học đã trôi qua trong cuộc đời các em. Dù cô chỉ dạy các em một năm học cuối cấp nhưng cô nhận thấy các em đã rất cố gắng để đạt thành tích cao nhất trong suốt năm năm học. Tuy vẫn còn một số bạn yếu kém chưa cố gắng nhưng cô tin các học sinh của cô sẽ có tự tin để bước vào một chặng đường vô cùng gian khổ, vất vả phía trước. Năm học tới, cô sẽ không còn dạy các em nữa nhưng cô hi vọng dù không có cô thì các em vẫn cố gắng trong học tập, lao động và nghe lời các thầy cô giáo mới. Cả lớp hãy hứa với cô đi!”. Nói đến đây thì cô dừng lại, những giọt nước mắt tràn ra trên hai má cô làm cho cả lớp không khỏi xúc động. Lớp chúng tôi là lớp đầu tiên mà cô làm chủ nhiệm. Với lớp, cô đã ân cần biết mấy, cô đã mang tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ để dạy dỗ và yêu thương chúng tôi. Bao nhiêu kỉ niệm về những ân nghĩa cô trò chợt ùa về. Vậy mà cô trò chúng tôi lại sắp phải xa nhau. Các bạn gái xúc động quá đã thút thít khóc. Tôi thì dù đã cố gượng cơn xúc động nhưng nước mắt cứ ứa ra ướt đẫm hai bên má. Cả lớp nghẹn ngào không ai nói được câu nào dù là để đáp lại lời cô. Cô giáo đã tin các học sinh yêu quý của cô sẽ có đủ vững vàng để tiến bước trên con đường này. Mai sau, khi lên cấp cao hơn, nếu gặp khó khăn, các em hãy về đây, cô sẵn sàng giúp đỡ các em và tiếp thêm sức mạnh để các em có thể vững tin trên con đường học tập. Cô tin ở các em!”.

Những lời nói của cô thúc giục và làm cho chúng tôi vững tin hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy những lời ấy thật thấm thìa biết bao! Chúng như chiếc khăn mềm mại thấm nhanh những giọt nước mắt trên mỗi khuôn mặt chúng tôi. Rồi cô giáo tổ chức buổi liên hoan ngọt cuối cùng. Cô nói đây là buổi tổng kết nên mọi người hãy vui vẻ nói rồi cô hát tặng chúng tôi, kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cười. Thế là các bạn vui vẻ hẳn lên. Nắng vàng tươi trên sân ngày cuối cùng chúng tôi là học sinh tiểu học, không bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp đẽ đó, chúng tôi mời cô ra chụp ảnh kỉ niệm. Buổi tổng kết ai nấy đều lưu luyến và đều hứa sẽ thi tốt để cô vui lòng.

Ngày tổng kết năm học lớp Năm đã qua từ rất lâu nhưng nó chất chứa nhiều tình cảm xúc động trong tuổi học trò của em. Giờ đây đã lớn khôn, nghĩ về ngày ấy, tôi không khỏi tiếc nuối nhưng nhiều hơn vẫn là quyết tâm học tập để xứng đáng với những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

11 tháng 3 2021

Trong suốt 5 năm tháng tiểu học hồn nhiên trong sáng với biết bao những kỉ niệm đáng nhớ, kỉ niệm vui cũng có, buồn cũng có. Nhưng có lẽ đối với tôi, kỉ niệm mà tôi mãi mãi không bao giờ quên chính là một buổi chiều mưa được che chở dưới vòng tay của người cô giáo đáng kính của tôi-cô Mai, giáo viên chue nhiệm lớp tôi năm lớp bốn.

 Hôm đó, trời mưa rất to, sấm chớp đùng đoàng, những hàng cây oằn mình hứng chịu trước những cơn gió lớn. Xui xẻo thay tôi lại quên đem theo ô, nên đành đứng ở hành lang chờ mưa tạnh. Nhưng mưa ngày càng nặng hạt khiến lòng tôi như lửa đốt. Sốt ruột, tôi cứ đi qua đi lại trên hành lang. Lúc này, cô Mai từ phòng giáo viên bước ra, thấy tôi, cô tiến lại gần hỏi sao tôi còn chưa về. Khi biết tôi quên mang ô, cô bảo: "Lại đây, cô đưa em về!" Hôm ấy, cô đã đưa tôi về nhà an toàn, khô ráo, còn cô, nửa người ướt đẫm. Mải cắm cúi đi, tôi đã không hề biết rằng cô gần như nhường hết ô cho tôi, còn đi phía đầu chiều gió để che cho nước mưa không tạt vào tôi. Nhìn bóng cô khuất dần sau màn mưa nửa người ướt đẫm, bất giác tôi ứa nước mắt... Tôi thầm cảm ơn cô nhiều lắm, cô quả là một người cô giáo tình cảm, hết lòng yêu thương học trò.

 Đã nhiều năm trôi qua, kỉ niệm ấy vẫn luôn sống trong tôi như một hồi ức tuyệt đẹp của tuổi học trò, như nhắc nhở cho tôi biết ơn một người cô giáo đáng yêu, đáng kính- cô Mai. Em cảm ơn cô nhiều lắm, cô ơi!

CHÚC EM HỌC TỐT!!!

10 tháng 7 2016

Bước chân ta đi qua trên cát để lại dấu

Con sông xô bờ xóa đi để lại thời gian

Người thầy đi qua đời ta để lại kí ức...

       Kí ức khó mà phôi pha dù năm năm, mười năm, hai mươi năm hay nhiều hơn nữa. Kí ức vẫn còn hiện hữu trong ta, có thể buồn, có thể vui, có thể đậm nét hay có thể mong manh nhòa nhạt nhưng chưa bao giờ biến mất.

      Có ai đó đã nói rằng lũ học trò qua sông sẽ quên người lái đò. Có lẽ chỉ một vài thôi chứ không phải.là tất cả, phải không? Một mai nào đó, trong chúng ta có người lên đỉnh vinh quang, có người bình dị với phấn trắng bảng đen hay cũng có khi lại bằng lòng với lẽ thường nhật của cuộc sống, nhưng chắc chắn một điều là kí ức về người thầy luôn theo họ, dẫu thời gian có phai mờ. Bởi lẽ, những gì mà họ nhận được từ nơi người thầy là tri thức giúp họ nên người — phần quan trọng hơn cả.

      Hầu như trong mỗi chúng ta ai cũng một thời trải qua khoảng ấu thơ với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Rồi, chúng ta tự tìm cho chính minh một hình ảnh người thầy sâu sắc nhất trong miền nhớ của mình. Người thầy ấy có thể là ông là bà, là cha là mẹ hoặc có thể là một người nào đó ta kính trọng. Thế nhưng đa phần, lứa tuổi học sinh vẫn hay dành tình cảm của mình cho hình ảnh của người thầy đầu tiên nâng tay ta tập viết, hoặc như là cô giáo chủ nhiệm ngày xưa, cô dạy Văn, thầy Toán, thầy Sử hay cô dạy Địa chẳng hạn.

 Trong tôi lại thấp thoáng kí ức về một người thầy. Thầy là giáo viên dạy môn Thể dục những năm tôi học cấp III. Có những diều tói hay tự băn khoăn với chính mình, trong các môn học thì nếu nói ra môn Thể dục chẳng phải là môn chính, nó là môn tôi đã học ngay từ khi còn chập chững.

       Tôi đã xót xa cho môn Thể dục vào những ngày Nhà giáo Việt Nam, chắc vì ngày đó tôi thấy thầy mình nhìn ngắm lớp lớp học sinh tặng hoa chào hỏi bộ môn chính mà chúng học hằng ngày và quên mất thầy cũng là thầy một bộ môn. Có một ngày 20/11, tôi đã nghĩ thầy buồn vì học trò vô tâm, nhưng hình như không phải vậy.

       Thầy tốt nghiệp ngành Thể dục, về dạy trường chúng tôi dễ chừng cũng trên dưới mười năm. Thầy ngày trước là một tuyển thủ về bóng chuyền, do vậy môn thể theo chính của trường tôi vẫn là bóng chuyền. Tôi không hình dung được lương giáo viên dạy thể dục khác xa với lương giáo viên dạy bộ môn chính ra sao. Nhưng mỗi sáng, thầy thức dậy sớm để cùng vợ chở rau. củ, quả ra chợ, xong việc, thầy đến trường cùng học trò. Tôi luôn thấy thầy đến rất sớm tất bật huấn luyện cho đội tuyển bóng chuyền của trường. Khỉ hết tiết dạy thầy tất bật ra chợ trông hàng giúp vợ, mỗi chiều về thầy luôn giúp vợ dọn hàng và cồng những vật nặng trên lưng mình. Thầv siêng năng thế nhưng cuộc sốhg vẫn chật vật, thầy lăn lộn với áo cơm và nuôi dạy con. Một đôi lần tôi trộm nghĩ, số thầy sao mà khổ, dời sông thầy khó khăn thế mà con gái thầy, cũng là bạn của tôi lại mắc phải căn bệnh về não. Tôi không biết bạn mình mắc bệnh từ khi nào, suốt năm cuối cấp II tôi thấy bạn hoàn toàn khỏe mạnh, đến lớp rồi về nhà. Hiền lành và chăm chỉ! Vậv mà chỉ sau một trận sốt, bạn phải nằm viện luôn. Thầy tôi bắt đầu những ngày tháng cơ cực, dạy xong tiết thể dục, thầy tranh thủ dọn hàng giúp vợ, rồi tất tả chạy dến bệnh viện chăm sóc con. Suốt ba năm học cấp III, tôi đã chứng kiến thầy gồng mình gánh cuộc sống trên lưng, cố hết sức để chữa bệnh cho con và kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tôi từng hoài nghi về sức chịu đựng của con người, vì tôi nhìn thấy mình rất kém trong việc chịu đau đớn hoặc giả như trước một tai ương nào đó đầu óc non nớt của tôi luôn tính đường tháo lui. Nhưng thầy tôi lại chứng minh rành rọt rằng thầy chẳng bao giờ buông tay để cứu đứa con gái, để cứu gia đình dù rằng đôi khi không tránh khỏi cảm giác mỏi mệt. Thầy đã chọn không bao giờ bỏ cuộc trước những người mà thầy yêu thương.

      Cuộc sống đôi khi tàn nhẫn hơn cả cách chúng ta cảm nhận nó. Cuối năm cấp III, cô bạn tôi mất, thầy trầm hơu nhưng nhiệt thành. Mỗi buổi sáng thầy huấn luyện cho đội tuyển, trong mắt thầy vẫn  một ngọn lứa. Thầy yêu nghề và yêu học trò của thầy.

       Cũng sau lần ấy, tôi được biết một bạn trong đội tuyển của thầy có dấu hiệu sử dụng ma túy và điều đáng lạ là môn nào bạn ấy cũng trốn học nhưng duy chỉ môn thể dục là luôn đều đặn, đúug giờ và phát bóng chuẩn xác. Nhàn một hôm tôi đi họp Đoàn về trễ, trong sân trường chiều tôi chỉ còn thầy và các bạn đội tuyển bóng chuyền đang luyện tập. Ngồi từ văn phòng Đoàn tôi trông thấy thầy cho đội tuyển nghỉ ngơi và tôi nghe giọng thầy có vẻ nặng nề như trách móc, như đau lòng, như bất lực trước một vấn nạn nào đó. Tôi nghe loáng thoáng thầy khóc và cố nói thật lớn cho các bạn trong đội tuyển cùng nghe, thầy đã nói: “Thầy đi dạy nhiều năm, nhìn từng lớp học trò trưởng thành. Thầy cám ơn các em mỗi khi lễ tết các em vẫn chăm đến nhà thầy, thầy cám ơn các em luôn biết khi nào đôi giày thể dục của thầy mòn và mua tặng thầy một đôi mới, cám ơn các em trân trọng những tiết học của một môn học không được coi là môn chính, không là môn trọng tâm để thi tốt nghiệp. Thầy cám ơn vì môn thầy các em không trốn tiết bao giờ nhưng chính vì điều ấy hôm nay thầy thấy mình có lỗi. Các em chăm môn Thể dục như thế ắt hẳn là chúng ta rất gần gũi nhau, gần gũi như thế mà khi thấy một vài em trong đội tuyển có dấu hiệu vướng vào ma túy, thầy lại không kéo được các em khỏi chất độc ấy. Thầy đã mất đi một người con gần gũi thầy hằng ngày, nay các em gần gũi như con thầy, lẽ nào thầy lại không hành động gì để giữ các em đừng sa chân vào cái huyệt do chính mình đào lấy. Sự sống vốn không phải là vô hạn, vì nó là có hạn nên các em phải biết dùng nó sao cho có ích nhất. Có ích theo cách của riêng các em đó cũng là các em hiểu được ý nghĩa của sự sông vậy. Kể từ hôm nay, thầy muốn các em luyện tập chăm chỉ, có sức khỏe để thi tốt nghiệp, và có ý chí để rời xa thứ chất độc đang phá hủy cuộc sống của các em. Thầy mong các em hiểu được lời thầy!”.

       Đêm ấy. về nhà, tôi thấy thấm thía câu nói: “Ở lâu mới biết lòng người”. Giáo viên chủ nhiệm, hay giáo viên bộ môn mỗi năm mỗi khác. Nhưng ba năm cấp III, đội tuyển bóng chuyền chỉ có một mình thầy huấn luyện. Các bạn đội tuyển đã rất yêu và kính trọng thầy, thời gian đủ để nhận ra sợi dây tình cảm thầy trò là bền chặt từ sự gần gũi và quan tâm. Cũng đêm ấy nhìn lên bầu trời đầy sao tôi đã thì thầm với bạn tôi rằng: “Đúng như lời Kiều nói, thầy Vy ba của Kiều vừa là một người cha tuyệt vời vừa là một người thầy tròn trịa với định nghĩa nhất, Kiều à!”.

      Thời gian cứ thế trôi qua, thuở cấp III tưởng như gần đâu đây. Thầy Thể dục của chúng tôi hiện giờ vẫn ngày ngày đến lớp, ngày ngày giúp vợ mang rau, quả ra chợ. Đội tuyển bóng chuyền đã thi đấu thành công, tuy không giành hạng nhất nhưng cũng nằm trong top. Một số bạn nghiện ma túy đã từ bỏ ma túy sau lời nói và giọt nước mắt thầy.

       Cuộc sống vẫn cứ trôi không ngừng và tháng 11 đang về, tháng dành cho những người thầy người cô. Và cũng vì thế, những kỉ niệm về thầy dạy Văn của bạn đẹp, những kỉ niệm về cô dạy Toán của bạn hay thì những kỉ niệm về một người thầy dạy Thể dục của tôi cũng đẹp mà, phải không?


 

10 tháng 7 2016

Tháng năm sân trường đầy nắng

Nhuộm vàng tiếng ve râm ran

Tháng năm từng chùm hoa phượng

Hè về đỏ rực mênh mang

Tháng năm – mùa hè cuối cùng

Một mùa hè đầy chia ly

Cổng trường nghiêng nghiêng im lặng

Dịu dàng nói tạm biệt em.

Mùa hè đã đến! Hoa phượng màu đỏ thắm đã báo hiệu điều đó. Nhưng đối với những bạn học sinh lớp năm như chúng em, mùa hè này sẽ là mùa hè cuối cùng trên sân trường Tiểu học Nghĩa Tân thân yêu.

Nhìn lên cây phượng, bao cảm xúc chợt ùa về. Thời gian sao trôi nhanh quá! Mới ngày nào, chúng em còn rụt rè nấp sau lưng bố mẹ vào lớp 1. Bước vào môi trường mới lạ ai cũng bỡ ngỡ, có bạn còn òa khóc. Nhưng nay chúng em đã là một học sinh lớp năm, anh chị của các em nhỏ trong trường.

Em nhớ mãi những tiết học sôi nổi, vui tươi mà các thầy cô đã tiếp thêm trí thông minh và sức mạnh cho chúng em. Những giờ ra chơi ồn ào, những khoảnh khắc vui vẻ, cùng nhau chơi đùa hay ngồi trên ghế đá nói chuyện… Tất cả những hình ảnh đó đều khắc sâu vào tâm hồn em như vừa mới xảy ra từ hôm qua.

Những ngày cuối hè, các bạn trai cầm nụ hoa phượng chơi “chọi gà”, còn các bạn gái thì túm tụm lại, nhặt những cánh hoa phượng rơi, ép khô làm con bướm… Vui lắm! Những kỉ niệm này sẽ đọng mãi trong tim và tiếp sức để chúng em vững vàng, tự tin lên cấp hai. Tạm biệt mái trường Nghĩa Tân thân yêu! Cảm ơn thầy cô đã cho chúng em kiến thức và những bài học làm người! Rồi một ngày nào đó, em sẽ trở lại nơi đây…

29 tháng 7 2018

Bước vào cổng trường, không khí rộn ràng náo nức của các em học sinh khiến cho chúng em cũng bang khuâng một niềm vui xao xuyến, chúng em như tìm thấy được bóng dáng của chính mình trên những khuôn mặt hồn nhiên, trong sáng kia. Chúng em đã từng trải qua quãng thời gian đẹp như vậy, để giờ đây khi trở về thì những kí ức ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ, những kí ức khi xưa cũng ùa về.

Chúng em đã vào văn phòng của thầy cô để tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm, những lời chúc chân thành nhân ngày lễ trọng đại này. Những bó hoa tươi thắm cũng chính là tấm lòng trân trọng biết ơn của chúng em dành cho thầy cô. Chúng em mỗi ngày một lớn thêm, thầy cô dường như vẫn vậy, vẫn là những người thầy, người cô đầy nhân hậu, nhiệt huyết với nghề. Chuyến về thăm trường này một mặt chúng em muốn gửi lời tri ân đến thầy cô nhưng cũng là chuyến đi đầy mong mỏi cho cuộc gặp gỡ với cô giáo chủ nhiệm cũ đầy kính yêu của lớp chúng em xưa.

Cô giáo chủ nhiệm của lớp em là cô Duyên, cô là người phụ trách, dìu dắt các hoạt động của lớp nhưng cũng là giáo viên phụ trách môn tiếng việt của chúng em. Cô là một người mẹ thứ hai của chúng em với tấm lòng nhân hậu, yêu thương, quan tâm tận tụy đến từng hoạt động, đến từng học sinh trong lớp, cô là người mà chúng em vô cùng yêu mến và kính trọng. Dù đã ra trường được nhiều năm nhưng cô vẫn nhớ rõ tên, biệt danh của từng đứa, điều này khiến cho em và các bạn đều vô cùng xúc động.

Có một kỉ niệm mà em nhớ mãi, đó là vào kì học thứ nhất của năm học lớp năm, khi ấy chúng em đã là những người anh người chị trong mái trường tiểu học, tâm sinh lí cũng phát triển chưa toàn diện nên chúng em vô cùng ngang bướng và khó bảo. Từ lớp một đến lớp bốn thì thành tích học của chúng em rất tốt, nhưng lên lớp năm chúng em trở nên lười biếng, phá phách hơn và thường xuyên nằm trong danh sách những lớp cá biệt của trường. Các thầy cô giáo cũng rất e dè khi nhận làm chủ nhiệm của em, nhưng cô Duyên thì không như vậy, cô đã đề nghị ban giám hiệu xin làm chủ nhiệm của lớp chúng em.

Ngày đầu vào lớp, như thường lệ chúng em không mấy chú ý đến sự xuất hiện của cô giáo mới mà chỉ nghĩ xem có những trò nghịch ngợm, phá phách nào cho thú vị. Nhưng cô Duyên không bị những trò nghịch ngợm của chúng em làm cho tức giận, ngược lại chúng em càng nghịch thì cô càng nhẹ nhàng nhắc nhở, cô đến từng nơi, chỉ dẫn cho từng đứa học sinh chúng em. Ai mắc lỗi cô cũng không trách móc trước lớp mà cô thường gọi riêng những học sinh ấy để nhắc nhở nhẹ nhàng. Dần dà trước sự quan tâm của cô,chúng em cảm thấy yêu mến cô hơn và cũng nghe lời cô học hành cẩn trọng.

Trong suốt quá trình học, cô luôn chủ động giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong học tập và thi đua. Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên tổ chức cho chúng em vui chơi, liên hoan nhẹ vào mỗi buổi sinh hoạt, thay vì hoạt động kiểm điểm những học sinh có hành vi không tốt trong tuần. Sự xuất hiện của cô như một phép thần kì đối với lớp học chúng em, lớp em từ một lớp nghịch ngợm phá phách đã có ý thức học hơn, và cuối kì kết quả học tập tốt chính là công lao to lớn của cô.

Những người thầy, người cô là những người cho ta kiến thức, dạy dỗ chúng ta nên người, bằng tấm lòng nhiệt huyết với nghề và tấm lòng yêu thương học sinh, các thầy cô đã trở thành những người chèo đò đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ bên kia của tri thức. Là mỗi học sinh chúng ta cần biết ơn, trân trọng những người đã yêu thương, dạy dỗ chúng ta, cho chúng ta những kiến thức bổ ích mà trang bị cho chúng ta những hành trang để bước vào đời.

Tuần học trước đối với lớp tôi là một tuần thật vô cùng tồi tệ. Lớp tôi đã tụt hơn 10 bậc trong bảng xếp loại thi đua. Sắp đến giờ sinh hoạt, không khí lớp nặng nề. Dù không muốn nhưng hình như ai cũng đoán chắc rằng cả l lớp sẽ được nghe rất nhiều lời trách phạt của cô chủ nhiệm.

Tùng! Tùng! Tùng!

Trống vào tiết năm vừa điểm, cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp với ánh mắt nghiêm trang, cả lớp tôi im phăng phắc. Cô có vẻ hơi ngạc nhiên vì cô mới đi công tác xa về. Cũng giống như mọi khi, cô gọi Huyền Trang lên thông qua tình hình của lớp trong tuần. Bạn lớp trưởng chầm chậm đứng lên. Ở dưới, chúng tôi nhận rõ vẻ mặt thất vọng của cô sau mỗi lời nói của Huyền Trang. Bản thông báo được đọc nhanh chóng, ngắn gọn nhưng đầy đủ. Kết quả, lớp tôi tụt từ vị trị số một xuống vị trí thứ 15.

Cả lớp tôi vừa buồn, vừa sợ hãi lại vừa hối hận chờ đợi từ cô những lời trách phạt. Cô không giấu vẻ mặt thất vọng nhưng trông cô vẫn điềm tĩnh vô cùng:

- Cô đi công tác có một tuần mà công tác tự quản của các em kém quá! Ai lại mang tiếng một lớp mũi nhọn của trường mà lại xếp thứ 15. Bản báo cáo của Huyền Trang đã nêu ra quá nhiều những cái tên mắc lỗi nhưng trước khi phê bình, cô muốn nghe lớp mình phát biểu.

Cả lớp vẫn im phắc trong một không khí nặng nề nhưng rồi cuối cùng, Huyền Trang cũng lên tiếng trước:

- Em thưa cô! Tuần qua lớp mình sút kém là vì các bạn thực hiện nề nếp không nghiêm và lại còn sao nhãng trong việc học hành. Là cán bộ lớp mà không nhắc nhở được các bạn, em xin nhận lỗi về mình.

Nói xong, lớp trưởng bật khóc ngồi thụp xuống bàn. Ngay lúc đó, bạn Mi thành viên của tổ bốn đứng lên:

- Thưa cô! Tuần qua các mặt thi đua của lớp mình đều sút kém, theo em có mấy nguyên nhân. Thứ nhất, ở cổng trường ta vừa khai trương một quán trò chơi điện tử. Em thấy lớp mình có nhiều bạn hay la cà ở đó vì thế mới xảy ra chuyện không học bài trước khi đến lớp và chuyện đi muộn thường gặp ở các nam. Thứ hai, các bạn nữ lớp mình gần đây hay mang đến lớp đồ ăn, quà bánh nên thường gây mất trật tự và còn ảnh hưởng đến công tác vệ sinh. Còn nữa, tuần vừa qua cô đi vắng, lớp mình lại là lớp mới của cấp hai nên các bạn còn có thói quen xao nhãng nếu không có ai nhắc nhở thường xuyên. Thưa cô! nếu giải quyết được những nguyên nhân ấy, em tin lớp mình sẽ tốt hơn.

Chờ đợi một lúc không thấy còn ai có ý kiến gì, cô kết luận:

- Vậy là ngay chính bản thân các em đã tự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi của mình. Cô khen bạn Trà Mi đã góp ý rất kịp thời. Cô sẽ giữ bản báo cáo này xem tuần sau các em sửa chữa ra sao? Nếu các em đã biết lỗi của mình mà các em còn mắc lỗi cô sẽ phạt nặng gấp đôi.

Buổi sinh hoạt tan, lớp tôi ra về nhiều bạn thấy mình nhẹ nhõm vì không bị cô trách phạt gì. Nhưng ai cũng lo ngay ngáy cũng nghĩ phải làm sao cố gắng để không bị cô trách phạt trong giờ sinh hoạt tuần sau.

4 tháng 11 2018

đề 1

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

4 tháng 11 2018

đề 2

Câu chuyện của Linh bắt đầu khi bố Linh đi làm xa, 2 tháng mới về thăm nhà một lần, còn mẹ Linh phải một mình chăm sóc hai chị em và lo toan việc nhà. 

“Ở lứa tuổi cấp 1 mẹ thường bắt tôi ngủ trưa và học bài, tôi không nghe thì bị mẹ đánh, lúc đó tôi rất ghét mẹ, đôi khi tâm trí tôi thấy mẹ thật là ác”, Linh kể.

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, đến khi lên cấp 2, tôi ghét mẹ vì luôn mắng tôi mỗi khi bị giáo viên mắng. Lúc đó, tôi chỉ muốn xách ba lô ra ở riêng. Tôi ghét mẹ lắm! Tôi từng muốn không có mẹ trên đời này…

Nu sinh lop 12 ke ve me khien ca truong rot nuoc mat hinh anh 1
Hà Thị Phương Linh, học sinh lớp 12A1 trường THPT Nhân Việt, quận Tân Phú, TP HCM đã kể câu chuyện của chính bản thân em và mẹ khiến nhiều người bật khóc.

Tôi có tính đua đòi mà gia đình thì không khá giả lắm. Năm tôi học lớp 9, tôi bắt mẹ phải cho tôi học trường tư dù học phí rất cao, lúc đó tôi suy nghĩ thật nông cạn. Mỗi lần ba tôi về, thấy tôi hư là lại gọi mẹ ra la và ba mẹ tôi thường cãi nhau vì tôi…

Lên cấp 3, lớp tôi bạn bè ai cũng được tổ chức sinh nhật, riêng tôi từ bé đến giờ chưa có lần nào. Tôi về xin tiền mẹ, mẹ bảo tốn kém và chỉ cho vài trăm mời bạn bè uống nước. Tối hôm đó, tôi bù la bù loa ăn vạ đủ kiểu, thấy vậy, mẹ vẫn kiên quyết không cho vì vậy tôi bắt đầu cáu giận, cãi với mẹ mà còn hơn cãi nhau với đứa bạn cùng lứa…

Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa tôi và mẹ khi tôi học lớp 11, tôi chuyển về gần nhà học, đây là năm tôi không thể quên những gì tôi đối xử với mẹ. Ngày noel tôi đã dặn mẹ đón sớm hơn mà mẹ lại quên. Báo hại là hôm đó, tôi phải đi bộ cả tiếng đồng hồ. Về tới nhà, tôi cãi lộn với mẹ, nói những câu nói mà chính tôi cũng không tưởng tượng được.

Nu sinh lop 12 ke ve me khien ca truong rot nuoc mat hinh anh 2
Nhiều học sinh khi nghe câu chuyện không cầm được nước mắt.

Ngày khai giảng không trọn vẹn của hai chị em Huyền, Thoại

Hai bé Huyền và Thoại còn nhỏ tuổi, phải sống vỉa hè cùng cha ngày nào, nay đã được dự khai giảng vào lớp 1 và mẫu giáo. Tuy nhiên, em bị sốt phải ở nhà, chỉ mình chị đến trường.

Tối Giáng sinh, tôi đi Nhà thờ chơi nhưng khi bước xuống cổng, mẹ vẫn cằn nhằn và la tôi trước mặt bạn bè. Tôi đã không suy nghĩ mà ném cả khóa cổng vào người mẹ, làm bàn tay mẹ bị bầm tím cả tháng trời. Lúc đó tôi rất giận mẹ, nhưng tôi cũng thấy chưa có đứa con gái nào lại hư như tôi.

Trong thâm tâm tôi, tôi biết rằng mẹ cũng rất quan tâm tôi nhưng vì mẹ hay la mắng và bắt tôi phải theo khuôn phép nên tôi thấy khó chịu. Thêm vào đó, thấy bạn bè của mình có được nhiều thứ và được ba mẹ chiều chuộng, dễ dãi nên lúc nào tôi cũng chỉ muốn mẹ mình bằng một góc nhỏ của mẹ đứa bạn…

Nu sinh lop 12 ke ve me khien ca truong rot nuoc mat hinh anh 3
Nhiều phụ huynh học sinh cũng nghẹn ngào, xúc động

Chú lính chì Thiện Nhân chạy một chân dự khai giảng

Bé Thiện Nhân được nhiều người quan tâm ngày nào giờ đã vào lớp 4. Em có thể bỏ nạng chạy nhanh, khiến cô giáo cũng không theo kịp.

Nhưng mọi việc đã bắt đầu đổi thay khi tôi học lớp 12. Tôi đã gặp khó khăn lớn với đám bạn cùng khối. Đó là những đứa bạn mà tôi từng nói với mẹ là chúng còn tốt với tôi hơn cả mẹ. Chúng tôi bắt đầu chia phe và lên Facebook lời qua tiếng lại, rồi chúng kéo nhau đến tận nhà để đòi đánh. 

Rồi chúng cô lập để bạn bè chung lớp dần xa lánh tôi. Mâu thuẫn kéo dài,nhiều ngày liên tiếp và điều đó khiến tôi mất ăn mất ngủ. Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của mình, tôi kể cho mẹ nghe những rắc rối và xin mẹ cho chuyển trường. 

Hôm đó, tôi bị mẹ la rất nhiều, mẹ bảo tôi: “Mày chết đi cho nhẹ đầu” và quyết định cho tôi nghỉ học luôn. Tuy nói vậy, nhưng mẹ vẫn bên tôi những lúc tôi suy sụp.

Mẹ cho tôi một cơ hội mới tại ngôi trường khác. Tối hôm đó, mẹ không ngủ được và trăn trở suốt đêm. Lúc ấy, tôi bắt đầu thấy hận vì đã đi theo bạn bè mà quay lưng với mẹ. Sáng hôm sau, mẹ dậy từ sớm đưa em tôi đi học, sau đó quay lại chở tôi lên trường và xin rút học bạ chuyển trường cho tôi. Trưa nắng, mẹ không ngủ trưa mà chở tôi lên trường mới để xin học. Chiều mẹ với tôi về, mẹ vừa chạy vừa đi đón em, vừa lo soạn đồ ăn để đưa tôi vào trường nội trú học.

Hơn 7 giờ tối, vì nội quy trường không được mặc quần ngắn, mẹ lại chạy đi mua quần cho tôi. Cả ngày mẹ không ăn uống đủ, lại lăn lộn ngoài đường vì tôi. Điều đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi về mẹ.

Đi học nội trú xa nhà, tôi lại muốn quay về khoảnh khắc đẹp khi có mẹ bên cạnh. Tôi thầm hiểu và ngày càng quý trọng mẹ hơn. Mẹ không hề ghét bỏ tôi như tôi nghĩ, hồi bé mẹ bắt tôi ngủ trưa và học bài thì tốt cho tôi chứ mẹ có được gì. Đánh tôi đau, mẹ còn đau hơn cả trăm lần như thế. Tôi còn nhớ, ngày còn nhỏ, cứ mỗi lần mẹ đánh tôi là tối mẹ lại ngồi bóp mật gấu cho tôi.

Nu sinh lop 12 ke ve me khien ca truong rot nuoc mat hinh anh 4
Hai mẹ con em Hà Thị Phương Linh ôm nhau khóc.

Ngày khai giảng gian nan trên đỉnh sương mù

Với những thầy cô giáo trường nội trú Chiềng Muôn (Sơn La), năm học mới bắt đầu bằng việc leo dốc chở hàng tạ sách giáo khoa và lặn lội vào bản gọi các em đến lớp.

Và ở trường mới, tôi phải vô cùng biết ơn cô giáo dạy văn của mình. Bởi cô đã từng dạy để giúp mỗi chúng tôi kịp nhận ra rằng: “Cha mẹ chúng ta là những người rất tốt, tuy đôi khi họ có thể chưa đúng, những chắc chắn một việc đúng nhất mà họ đã làm được là cho chúng ta được đến trường. 

Để chúng ta hiểu được là chúng ta có sự hiểu biết và nhận thức nhằm hóa giải những mâu thuẫn của thế hệ và thời đại”. Tôi dần thấy và cảm nhận rằng, dù mẹ có thể là người phụ nữ quê mùa nhưng mẹ đã hy sinh cả công việc và sự nghiệp của mình để chăm sóc chị em tôi…

Là con gái, sau này lớn lên tôi cũng làm mẹ. Tôi cũng không muốn con mình sau này như tôi. Tới lúc khó khăn nhất, tôi mới biết bên mình không phải là bạn bè mà là gia đình, là mẹ, nơi tôi sinh ra và nuôi dưỡng cho đến khi tôi lớn lên.

Giờ đây, khi đã đủ nhận thức để trưởng thành, tôi muốn nói với mẹ rằng: “Con xin lỗi mẹ! Vì con không bao giờ chịu ngồi xuống lắng nghe lời mẹ dạy, con đã luôn bỏ ngoài tai những gì mẹ dặn dò, răn bảo. Con hư đốn lắm phải không mẹ? Những việc mà con gây ra chắc chắn đã làm mẹ tổn thương nhiều lắm. nhưng dù sao con cũng thấy mình may mắn vì đã kịp thời nhận ra để biết tôn trọng mẹ từng phút, từng giây khi mẹ còn bên cạnh…”

17 tháng 10 2021

Chúc mừng chị San❄

17 tháng 10 2021

Em xin cái comment đầu trước đã leuleu

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáoKhi đến trường cô giáo như mẹ hiền”Trong những năm học vừa qua, em đã được học rất nhiều thầy cô giỏi, Nhưng để lđã có nhiều thầy cô giáo dạy em. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Lan, cô giáo đã dạy em trong năm học lớp 4 đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm của em.Cô giáo trông rất trẻ dù cô đã gần 40 tuổi rồi. Cô có...
Đọc tiếp

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”

Trong những năm học vừa qua, em đã được học rất nhiều thầy cô giỏi, Nhưng để lđã có nhiều thầy cô giáo dạy em. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Lan, cô giáo đã dạy em trong năm học lớp 4 đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm của em.

Cô giáo trông rất trẻ dù cô đã gần 40 tuổi rồi. Cô có một dáng người thon gọn, cân đối. Cô sở hữu một làn da trắng hồng. Mái tóc cô đen óng ả, xõa ngang vai. Cô có khuôn mặt trái xoan. Trên khuôn mặt ây, em ấn tượng nhất với ánh mắt và nụ cười của cô. Ánh mắt cô thật ấm áp, hiền từ. Đôi mắt hìên hậu ấy đã luôn dành cho chúng em biết bao tình yêu thương. Nụ cười thật rạng rỡ và dịu dàng. Mỗi khi chúng em làm bài tốt, cô luôn nở nụ cười trên môi. Khi cô cười, để lộ hàm rang đều đặn trắng sang.

Cô là cô giáo dạy văn nên giọng nói của cô rất ngọt ngào dường như để chúng ta say mê vào bài học hơn. Nhưng khi chúng em làm việc gì đó sai, giọng nói cô nghiêm khắc nhưng em biết rằng cô cũng chỉ muốn tốt cho chúng em.

Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô không trách mắng mà luôn ân cần nhẹ nhàng giảng giải lại cho chúng em. Cô luôn tuyên dương những bạn đạt điểm cao khiến chúng em có them động lực để cố gắng. Những bài giảng Văn của cô khiến em thêm yêu gia đình, quê hương và đất nước hơn. Cô giống như người mẹ thứ hai của em giống như câu hát “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”.

BÀI HAY   Tả cái đồng hồ báo thức lớp 5 - Những bài văn hay nhất

Dù bây giờ không còn được cô dìu dắt nữa nhưng em luôn nhớ về cô.Em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. (Hết)

Bài làm 2 học sinh lớp 5 – Tả cô giáo chủ nhiệm

Ngoài giờ học cô thường đến bên chúng tôi để giúp đỡ những bạn học kém, hoặc kể chuyện cho chúng tôi nghe…

Bài làm:

Trong đời học sinh của mình, tôi nhận được sự dạy dỗ của rất nhiều thầy cô giáo, nhưng người thầy cô để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất đó là cô Oanh, cô giáo chủ nhiệm của tôi năm lớp 4.

Cô giáo chủ nhiệm của tôi là một người rất giản dị, cách ăn mặc của cô khác hẳn với những thầy cô khác. Hàng ngày đến lớp cô thường diện chiếc áo sơ mi và chiếc quần âu đen, nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp dịu hiện của cô. Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Với mái tóc ấy, khi thì cô tết tóc hai bên, khi cô búi cao trên đỉnh đầu, khi thì buộc cao lên. Dù tạo theo kiểu nào, nhìn cô vẫn rất trẻ trung và duyên dáng. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Dù chúng tôi có mắc khuyết điểm cô vẫn luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến.

Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Khi giảng bài cô thường pha trò thêm để tạo không khí vui vẻ cho chúng tôi học bài, vì vậy tiết học của cô khiến chúng tôi rất thích thú. Những khi cần nghiêm khắc cô cũng rất nghiêm khắc với chúng tôi. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Trước giờ lên lớp cô luôn soạn giáo án rất cẩn thận và giảng bài rất nhiệt tình với học sinh. Cả lớp chúng tôi ai cũng yêu thích tiết học của cô.

Ngoài giờ học cô thường đến bên chúng tôi để giúp đỡ những bạn học kém, hoặc kể chuyện cho chúng tôi nghe. Những bạn học kém trong lớp được cô đến tận nhà để thăm và chỉ bảo. Bạn Nam học kém nhất lớp, và gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất, nhưng nhờ sự giúp đỡ ân cần của cô, cùng với những món quà nhỏ mà cô đã trích ra từ đồng lương ít ỏi của mình, bạn Nam đã vượt qua khó khăn và vươn lên thành học sinh giỏi của lớp.

Tôi còn nhớ rất rõ lần ấy, tôi bị ốm và nghỉ học một tuần, khi đến lớp tôi rất lo lắng vì không theo kịp các bạn. Nhưng ánh mắt và sự tận tình của cô đã giúp tôi bình tĩnh trở lại. Cuối buổi học cô đã gọi tôi ở lại để giảng lại bài cho tôi nghe, cô nhắc bạn bên cạnh cho tôi mượn vở để tôi chép lại bài và căn dặn chỗ nào chưa hiểu cứ hỏi để cô giảng lại bài. Tôi rất vui và xúc động trước thái độ của cô, sau lần đó tôi đã học tập chăm chỉ hơn nhiều và cuối năm học đó tôi đã trở thành học sinh xuất sắc của lớp.

Bây giờ cô giáo chủ nhiệm của tôi đã là một cô giáo khác, nhưng hình ảnh về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 4 làm tôi không bao giờ quên. Suốt cuộc đời này tôi sẽ luôn lưu giữ hình ảnh cô trong tim mình và cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với những gì mà cô đã dành cho chúng tôi.

6
22 tháng 8 2018

cũng hay

23 tháng 9 2018

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”

16 tháng 12 2017

Đề 2:

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?

Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử

Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.

16 tháng 12 2017

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

9 tháng 12 2021

câu 1:Mỗi chúng ta, ai cũng có những câu chuyện về riêng mình. Và cũng như thế, ai cũng có những người bạn của riêng mình để viết nên những tình bạn cao đẹp và chân chính cho đến suốt cuộc đời. Bạn là người đồng trang phải lứa với ta, gắn bó thân thiết với ta. Bạn là người cùng ta học tập, cùng ta tiến bộ, cùng ta vượt qua những chặng đường nhất định trong cuộc sống. Bạn có thể là người đi cùng ta đến hết cuộc đời nhưng cũng có thể chỉ là người đồng hành cùng ta trên một quãng đường. Dù chặng đường chung ấy dài hay ngắn thì bạn vẫn phải là người hiểu ta và ngược lại, là người ta hiểu và có thể cùng nhau sẻ chia những niềm vui cũng như nỗi buồn trong cuộc sống. Có bạn cũng đồng nghĩa với việc ta đang xây đắp một tình bạn. Một tình bạn đẹp là một tình bạn trong sáng, chân chính và cao hơn là thấu hiểu và tri kỉ. Bạn hay tình bạn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người nhưng không phải tình bạn nào cũng là tình bạn tốt đẹp và đáng quý. Một tình bạn đáng trân trọng phải là một tình bạn xuất phát từ tình cảm chân thành, từ sự đồng cảm và thấu hiểu lẫn nhau. Một tình bạn đẹp sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chãi và là điểm tựa của mỗi con người trong những lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Một tình bạn cao đẹp và chân chính còn cần sự lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Mỗi chúng ta là một vũ trụ không lặp lại, mỗi con người là một bản thể không giống ai. Việc gặp được một người hiểu ta và coi đó là bạn là một điều may mắn. Nhưng dù hiểu nhau đến thế nào đi chăng nữa, trong một số trường hợp nhất định vẫn có thể dẫn đến những hiểu lầm. Trong trường hợp ấy, điều cần thiết là mỗi người phải biết lắng nghe, phải biết đặt mình vào vị trí của bạn để thấu hiểu và cảm thông. Một tình bạn đẹp là khi thấy bạn lầm đường lạc lối, không bỏ mặc bạn và quay lưng đàm tiếu nói lời thị phi về bạn mà giúp bạn thức tỉnh, nhận ra lỗi lầm của của mình. Một người bạn đáng quý vừa là chỗ dựa tinh thần, vừa là sự giúp đỡ về vật chất mỗi khi ta gặp khó khăn và ngược lại. Trong bất cứ mối quan hệ nào cũng thế, sự trao đổi qua lại là một điều cần thiết. Vì bản chất của sự sống là cho và nhận. Ta không chỉ yêu cầu và đòi hỏi ở bạn mà còn cần phải là người bên cạnh bạn lúc khó khăn, lắng nghe và cảm thông cho bạn. Để xây dựng một tình bạn cao đẹp và chân chính dài lâu, cần sự cố gắng và nỗ lực từ cả hai người chứ không phải là trách nhiệm của một mình ai cả. Tôi đã từng đọc ở đâu đó một câu nói: “Trong tình bạn, nếu tớ và cậu giống như hai chiếc cốc thuỷ tinh, cậu cứng cỏi, tớ cứng cỏi, va vào nhau chắc chắn sẽ đứa này nứt đứa kia mẻ, ai cũng thương tích đầy mình, ai cũng sẽ chịu tổn thương.” Hãy biết trân trọng những người bạn tốt mà mình đang có. Đừng để vì một sự hiểu lầm nhỏ nhoi hay phút trẻ con bốc đồng mà đánh mất đi những tình cảm quý báu mà có thể suốt cuộc đời còn về sau ta không thể nào tìm lại được nữa.

câu 2 tự lm

13 tháng 11 2018

đề 3:

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

k mk nhé

13 tháng 11 2018

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý...

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ... Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.