K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2021

Chế biến đúng cách

Nướng và rang: sử dụng nướng thực phẩm với lò nướng chuyên dụng.

Rán, chiên: Các thực phẩm khi chiên, rán ở nhiệt độ cao thường bị mất chất dinh dưỡng, bên cạnh đó nếu chiên, rán không đúng cách có thể sinh ra những độc tố, không có lợi cho sức khỏe.

Ăn sống: cần chú ý chỉ sơ chế đồ ăn sống ngay trước khi ăn, tránh để quá lâu mà mất chất dinh dưỡng.

Hấp: Cần đảm bảo đủ nhiệt và đủ thời gian cho thực phẩm chín vừa, không để quá lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng khi đun ở nhiệt độ cao. Cần ăn ngay khi vừa nấu xong.

Luộc và hầm: nên giới hạn lượng nước, thời gian khi luộc (hầm) và nhiệt độ khi đun.

Để tránh mất chất dinh dưỡng thực phẩm

Chất đạm: Khi nướng, rán các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì chúng tạo thành các liên kết khó tiêu. Do đó với các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng đều phải sử dụng nhiệt độ 100 độ C để nấu chín và diệt khuẩn.

Chất béo: Khi đun lâu ở nhiệt độ cao, các axit béo không no sẽ bị ôxy hóa làm mất tác dụng dinh dưỡng. Mặt khác, các liên kết kép trong cấu trúc của các axit béo này bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm có hại đối với cơ thể. Tránh sử dụng lại dầu, mỡ đã qua chiên rán ở nhiệt độ cao.

Vitamin: Về cơ bản, các vitamin bị tác động bởi nhiệt, còn các khoáng chất không bị tác động bởi nhiệt. Đối với nhóm vitamin (gồm vitamin tan trong nước và vitamin tan trong dầu) thì giữa thực phẩm sống và thực phẩm sau chế biến thì có hàm lượng thường không giống nhau, do nhóm vitamin thường bị hao hụt bởi nhiệt.

Khoáng chất: Các chất khoáng (canxi, phospho, kali, magiê...) trong quá trình nấu có các biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước. Vì vậy, khi ăn, nên ăn cả cái lẫn nước mới tốt cho sức khỏe.

Bảo quản thực phẩm an toàn

Đối với nhóm thịt, cá, hải sản, nếu chưa chế biến ngay, cần bảo quản trong tủ đông lạnh. Khi mua về nên rửa sạch, để ráo nước hoặc dùng khăn, giấy sạch thấm khô, chia ra từng phần nhỏ với lượng vừa đủ dùng cho mỗi bữa ăn. Cá, tôm, cua, mực sau khi rửa sạch, để ráo nước, nên thêm ít muối rồi mới cho vào hộp nhựa, thủy tinh có nắp đậy kín, bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh. Không nên dùng túi nilon đựng thực phẩm vì độc hại. Thực phẩm có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 14-30 ngày.

Đối với rau, quả cần bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Khi mua về không cần rửa mà lấy giấy bảo quản, gói lại và đặt trong khay đựng rau. Không lấy bao nilon để buộc lại, vì túi kín, nước đọng lại làm cho rau quả dễ bị héo và thối. Có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3-4 ngày, nhưng tốt nhất mua ngày nào dùng ngày đấy để tránh bị hao hụt các vitamin, nhất là vitamin C.

Trong quá trình chế biến, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, cần giữ vệ sinh trong quá trình chế biến bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Biện pháp này có thể ngăn ngừa vi khuẩn nhiễm chéo vào thực phẩm từ các đồ dùng, từ thực phẩm sống và chín. Thức ăn cần nấu chín kỹ và ăn ngay sau khi nấu.

Thực phẩm được trữ đông lạnh thường là những thực phẩm tươi sống. Tuy nhiên, nếu trữ không đúng cách có thể bị biến thành chất độc gây nguy hại cho sức khỏe. Khi thực phẩm mua về cần được sơ chế ngay và để vào tủ lạnh tránh ôi thiu. Khi trữ đông các thực phẩm cần cho vào các hộp chuyên dụng giúp cho các loại mùi thức ăn không bị ám vào nhau và cần phân loại thức ăn theo thời gian.

để bảo đảm tốt giá trị dinh thực phẩm cần :

giữ cho thực phẩm luôn sạch sẽ ,tươi ko đc khô héo bằng cách cất trong các hộp đạp nắp kín rồi cho vào tủ lạnh

 

4 tháng 3 2020

Bạn đọc lại lý thuyết trước nha!

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-17-bao-quan-chat-dinh-duong-trong-che-bien-mon-an.3292/

13 tháng 3 2020

Muốn cho việc ăn uống, sử dụng thực phẩm có tac dụng tốt đến sức khỏe và thể lực, cần phải bảo quản các chất dinh dưỡng của thực phẩm cho thật chu đáo trong quá trình chế biến thực phẩm (trong lúc chuẩn bị cũng như khi chế biến).

14 tháng 12 2019

Các công việc thường làm ở gia đình em khi chọn mua thực phẩm để bảo đảm cân bằng dinh dưỡng và phòng tránh ngộ độc thức ăn:

+ Chú ý hạn sử dụng.

+ Mua thực phẩm tươi sống.

+ Khi mua về phải bảo quản cẩn thận.

+ Tránh để thức ăn lẫn lộn.

16 tháng 10 2017

Các công việc thường làm ở gia đình em khi chọn mua thực phẩm để bảo đảm cân bằng dinh dưỡng và phòng tránh ngộ độc thức ăn:

+ Chú ý hạn sử dụng.

+ Mua thực phẩm tươi sống.

+ Khi mua về phải bảo quản cẩn thận.

+ Tránh để thức ăn lẫn lộn.

15 tháng 8 2019

Các công việc thường làm ở gia đình em khi chọn mua thực phẩm để bảo đảm cân bằng dinh dưỡng và phòng tránh ngộ độc thức ăn:

+ Chú ý hạn sử dụng.

+ Mua thực phẩm tươi sống.

+ Khi mua về phải bảo quản cẩn thận.

+ Tránh để thức ăn lẫn lộn.

29 tháng 1 2017

Các công việc thường làm ở gia đình em khi chọn mua thực phẩm để bảo đảm cân bằng dinh dưỡng và phòng tránh ngộ độc thức ăn:

+ Chú ý hạn sử dụng.

+ Mua thực phẩm tươi sống.

+ Khi mua về phải bảo quản cẩn thận.

+ Tránh để thức ăn lẫn lộn.

4 tháng 12 2021

7/

 Bảo quản lạnh hoặc đông lạnh các thực phẩm loại dễ ôi thiu ngay khi bạn mang về nhà. Nhiệt độ bảo quản lạnh là 5 độ C (chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh) và đông lạnh là - 18 độ C (âm 18 độ C, có thể làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn nhưng vi khuẩn đó nếu có vẫn không bị chết). Kiểm tra các nhiệt độ này định kỳ bằng loại nhiệt kế đặc biệt dùng cho tủ lạnh.

-  Gói thật kín các thực phẩm chuẩn bị bảo quản đông lạnh, cần để các phần còn thừa trong các dụng cụ chứa đựng kín.

-   Để trứng trong các khay riêng và đặt trong tủ lạnh. Không đặt trứng trên cánh cửa tủ lạnh.

- Luôn bảo quản lạnh hoặc đông lạnh hải sản cho tới khi chế biến.

          -  Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh làm không khí trong tủ lạnh kém lưu thông dẫn tới giảm tác dụng bảo quản của tủ lạnh. Kiểm tra các dụng cụ chứa đựng thực phẩm để tránh dò rỉ. Nếu thực phẩm nghi ngờ bị ôi thiu thì cần bỏ đi.

-   Nhiều loại thực phẩm không phải là thịt, cá, rau hoặc các sản phẩm từ sữa vẫn cần được bảo quản lạnh, nếu không có thể bị hỏng.

8/– Sườn xào chua ngọt

– Canh ngao nấu rau cải

– Dưa chua muối

– Tráng miệng: Bưởi

9/- Trang phục có vai trò che chở, bảo vệ cơ thể con người khỏi một số tác động có hại của thời tiết và môi trường.

- Trang phục góp phần tôn lên vẻ đẹp của người mặc.

- Qua trang phục, thể hiện được những thông tin về người mặc như sở thích, nghề nghiệp.

10/Vải sợi thiên nhiên, vải kaki , vải cotton, vải sợi pha,......

  

 

10 tháng 3 2021

Sắp xếp ngăn đông

Ngăn đông là nơi có nhiệt độ cao nhất trong tủ lạnh. Thích hợp để các bạn bảo quản các thực phẩm tươi sống như thịt, cá, tôm, hải sản sẽ giúp duy trì thực phẩm được tươi ngon và lâu hơn. Thực phẩm tươi sống nên được bao bọc kỹ để tránh bị nhiễm khuẩn chéo cho các thực phẩm khác

10 tháng 3 2021

Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lý thức ăn nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm việc thức ăn bị hư hỏng (giảm chất lượng và giá trị dinh dưỡng hoặc không thể ăn được), nhờ đó thực phẩm giữ được lâu hơn.

Phương pháp bảo quản thường liên quan đến việc ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm men, nấm mốc,...(mặc dù đôi khi người ta đưa vào thực phẩm các loại vi khuẩn và nấm lành tính để bảo quản) cũng như làm chậm quá trình ôxy hóa của chất béo để tránh ôi thiu. Bảo quản thực phẩm còn bao gồm các quá trình kiềm chế sự suy giảm thẩm mỹ của thức ăn, ví dụ phản ứng hóa nâu bởi enzyme ở quả táo sau khi cắt, xảy ra trong khâu chuẩn bị thực phẩm.

1. Phân nhóm thức ăn

a. Cơ sở khoa học

Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, người ta phân chia thức ăn làm 4 nhóm:
 

Xem hình 3.9, hãy nêu tên các loại thức ăn và giá trị dinh dưỡng của từng nhóm.

b. Ý nghĩa

Việc phân chia các nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết... mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn.
 

Hình 3.9 - Phân nhóm thức ăn

Mỗi ngày, trong khẩu phần ăn nên chọn đủ thức ăn của 4 nhóm, để bổ sung cho nhau về mặt dinh dưỡng.

2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau.

Khi xây dựng khẩu phần, tùy theo tập quán ăn uống, nhu cầu dinh dưỡng, cần thay đổi món ăn cho ngon miệng, hợp khẩu vị. Do đó, cần thay đổi thức ăn này bằng thức ăn khác. Tuy nhiên, để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi, cần chú ý thay thế thức ăn trong cùng một nhóm.

Ví dụ; Hình 3.10

-  100g thịt có thể thay bằng 100g các hoặc 120g trứng (2 quả trứng).

-  200g sữa tươi có thể thay bằng 200g sữa đậu nành; hoặc

60g trứng; hoặc có thể thay bằng 50g đậu phụ và 40g trứng; hoặc 50g thịt (hoặc cá...)

-  Rau muống có thể thay bằng rau cải; hoặc bắp cải hoặc giá đỗ... 200g rau muống có giá trị tương đương 100g giá đỗ.

-  100g gạo có thể thay bằng 250g khoai tây hoặc 300g bún.