K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a)dùng đại từ:dấu phẩy đồng nghĩa với từ và

b)dùng đại từ: nhưng

c)dùng đại từ:và

d)dùng đại từ:  dấu :

5 tháng 12 2021

Cảm ơn bạn

Trong mẩu chuyện vui dưới đây,người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào ?Để người bán hàng khỏi hiểu lầm , ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình , dấu đó đặt sau chữ nào ?                                         Chỉ vì quên một dấu câuCó ông khách nọ đến cửa hàng đặt vòng hoa viếng bạn . Ông dặn người bán hàng ghi lên băng tan :''Kính viếng bác X .''.Nhưng về đến nhà...
Đọc tiếp

Trong mẩu chuyện vui dưới đây,người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào ?Để người bán hàng khỏi hiểu lầm , ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình , dấu đó đặt sau chữ nào ?

                                         Chỉ vì quên một dấu câu

Có ông khách nọ đến cửa hàng đặt vòng hoa viếng bạn . Ông dặn người bán hàng ghi lên băng tan :''Kính viếng bác X .''.Nhưng về đến nhà , nghĩ lại , thấy lời phúng còn đơn giản quá , ông bèn sai con chuyển cho người bán hàng một tin nhắn , lời lẽ như sau:''Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng .''

   Lúc vòng hoa được đem tới đám tang , ông khách mới giật mình .Trên vòng hoa cài một dải băng đen với dòng chữ thật là nắn nót :''Kính viếng bác X . Nếu còn chỗ , linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.''

4
18 tháng 4 2018

Người bán hàng hiểu lầm là  viết thêm:"Nếu còn chỗ,linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng".Ông khách phải thêm dấu hai chấm giữa "còn chỗ" và"linh hồn"

18 tháng 4 2018

NGƯỜI BÁN HÀNG HIỂU LẦM LÀ : << NẾU CÒN CHỖ  , LINH HỒN BÁC SẼ ĐƯỢC LÊN THIÊN ĐÀNG >>. ÔNG KHÁCH PHẢI THÊM DẤU CHẤM GIỮA << CÒN CHỖ >> VÀ << LINH HỒN >>

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.Y Hoa đến bên...
Đọc tiếp

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO 

Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.

Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già trao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao.

Già Rok xoa tay lên vết chém, khen:

– Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!

Rồi giọng già vui hẳn lên:

– Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!

Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:

– Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!

Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:

– Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa!

– A, chữ, chữ cô giáo!

(Theo HÀ ĐÌNH CẨN)

 Câu 7:Bài văn cho biết điều gì về người dân Tây Nguyên

0
Hãy chọn một bài văn mà bạn thấy hay hơn :                                          Bài văn 1Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai. Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không...
Đọc tiếp

Hãy chọn một bài văn mà bạn thấy hay hơn :

                                          Bài văn 1

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai. 

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. 

Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. 

Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. 

Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được dát vàng. 

Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang. Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

                                             Bài văn 2

Sáng nay em đến trường sớm hơn mọi ngày để trực nhật. Đây là dịp để em chứng kiến khung cảnh tĩnh lặng của khu trường. Đúng là nó khác hẳn với quang cảnh của một trường học giữa buổi mà chỉ cần đến trước nửa giờ thôi là có thể cảm nhận được sự khác nhau ấy. Em có cảm giác như lạc vào một chốn nào đó lạ lẫm, mặc dù nơi đây đã quá đỗi thân quen.

Khi em đến, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ. Bác bảo vệ vẫn chưa mở cổng trường. Đứng bên ngoài, em ngắm nhìn và lắng nghe. Tất cả đều im lìm, cảnh vật như còn đang mơ màng, thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Hàng cây im phăng phắc. Nhưng em có biết đâu rằng tất cả đều đang cựa mình chuyển động. Và lúc này chính là khoảnh khắc giao thời của ngày và đêm.

Bắt đầu là mặt trời, là ánh sáng. Tuy chưa le lói rõ, nhưng hừng đông đã nhanh chóng chiếm lĩnh mặt đất, tỏa sáng cảnh vật. Rồi là gió, chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải nhưng đã xua tan dần những đám sương cuối cùng còn chập chờn trong các lùm cây và khẽ làm xao động lá cành. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc sôi nổi cất tiếng hót líu lo, chào đón một ngày mới bắt đầu. 

Toàn bộ khu trường hiện ra rõ mồn một với tất cả dáng vẻ thường ngày của nó. Và cũng chỉ một lát nữa thôi, không khí náo nhiệt của buổi học như mọi ngày lại sắp diễn ra. Đã có thêm mấy bạn lớp khác cũng làm trực nhật như em. Bác bảo vệ cũng đã mở cổng và tắt điện bảo vệ. Chúng em chào bác rồi đi vào sân trường. Khu trường hình chữ U này, em đã đến đây từ hơn bốn năm trước nhưng vào cái buổi sớm tinh sương như thế này, em mới lại thấy được một quang cảnh khác và cái cảm giác lâng lâng, ngỡ ngàng thật khó tả. 

Có lẽ, do ngày nào cũng đến trường vào cái lúc ồn ã nhất, náo nhiệt nhất, cứ lặp đi lặp lại cái cảnh nườm nượp những xe đạp, xe máy, những bước chân, những câu chuyện... nên không có được những cảm giác mới lạ ấy. Ngay cả cái biển đề ngoài cổng tên của trường mà hôm nay cũng gợi lên cảm giác lung linh, sâu lắng lạ thường. 

Thẳng cổng vào đi qua sân là phòng Ban giám hiệu, nằm giữa hai dãy lớp học, cửa vẫn khép. Cái trống bên hè chưa được đánh thức nên còn chưa biết đến trời đã sáng, vẫn nằm vo tròn trên giá gỗ. Em lướt nhìn dãy lớp Một, Hai, Ba ở tầng một. Tất cả mọi cửa sổ, cửa ra vào đều sơn xanh giống nhau và đều còn đóng kín. Có vài chú dơi đang chấp chới những vòng lượn cuối cùng trước khi chui vào tổ để tránh ánh sáng mặt trời. 

Vài cánh cửa đã mở và đã có tiếng người. Trên lan can của phòng cuối dãy có chú chim chích đang hót líu ríu. Chợt thấy bóng người, nó vụt bay ra lùm cây ngoài sân trường mà vẫn không ngừng hót. Thế rồi toàn bộ khu trường như rực sáng khi ánh nắng ban mai phản chiếu vào những bức tường vôi trắng toát. Thêm vào đó, một hồi trống gióng giả vang lên báo hiệu một ngày học mới bắt đầu. 

Cái không khí tấp nập ồn ào náo nhiệt cứ dần dần rộ lên bao trùm khu trường. Gió như cũng thổi mạnh lên trên những đám lá bàng, những cây xà cừ, phượng vĩ. Những khóm hoa tươi tốt dường như cũng phấn khởi chào đón các bạn nhỏ mà đung đưa khe khẽ, làm những giọt sương mai còn đọng lại dưới ánh nắng mặt trời trở nên lung linh huyền ảo. Lá quốc kì cũng đã cảm thấy đủ gió bắt đầu phấp phới. 

Rồi mọi người đến cũng đã đông đủ. Lớp nào đã vào lớp đấy. Cũng nhờ buổi trực nhật này em mới có dịp quan sát kĩ được quang cảnh trường em. Em rất yêu trường em vì “tới lớp tới trường nơi ấy có tình thương, bạn bè, thầy cô giáo, nơi ấy sao mà vui thế... ” và chắc hẳn không ai là không cảm thấy yêu thương mái trường của mình.

4
23 tháng 5 2018

theo mình bài 2 hay hơn tại nó dài, nhiều chi tiết và miêu tả cụ thể, rõ ràng hơn

CHÚC BẠN HỌC GIỎI NHÉ^.^

22 tháng 7 2018

2 nha bn

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.Y Hoa đến bên...
Đọc tiếp

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO 

Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.

Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già trao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao.

Già Rok xoa tay lên vết chém, khen:

– Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!

Rồi giọng già vui hẳn lên:

– Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!

Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:

– Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!

Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:

– Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa!

– A, chữ, chữ cô giáo!

(Theo HÀ ĐÌNH CẨN)

BÀi văn cho em biết điều gì của người dân Tây Nguyên?

1
17 tháng 1 2022

bài văn cho biết tình cảm yêu quý "cái chữ ", muốn truyền dạy cho con cháu của con người dân tây nguyên

Đọc mẫu truyện Bác Hồ sau và rút ra ý nghĩa bằng một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câuGẶP BÁC Ở HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI12 giờ ngày 15-4-1964, tôi đang ngồi sau cửa sổ hướng về hồ mong làn gió thổi tới, bỗng nghe tiếng động cơ ô tô, và xe từ từ dừng lại trước cống lấy nước. Mọi người trên xe bước xuống, tôi thấy một người dáng cao cao đang bước về phía cống. Vội vã khoác...
Đọc tiếp

Đọc mẫu truyện Bác Hồ sau và rút ra ý nghĩa bằng một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu

GẶP BÁC Ở HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI

12 giờ ngày 15-4-1964, tôi đang ngồi sau cửa sổ hướng về hồ mong làn gió thổi tới, bỗng nghe tiếng động cơ ô tô, và xe từ từ dừng lại trước cống lấy nước. Mọi người trên xe bước xuống, tôi thấy một người dáng cao cao đang bước về phía cống. Vội vã khoác chiếc áo, vừa đi vừa cài khuy,tôi chạy ngay lên đập và gặp đúng Bác! Bác hỏi: “Chú làm gì ở đây?”. “ Thưa Bác, cháu là trưởng ban kiến thiết công trường”. Bác hỏi thăm sức khoẻ anh em và tình hình công trình. Tôi báo cáo với Bác tóm tắt về sức khoẻ và sinh hoạt của anh em, báo cáo về tính năng tác dụng của hồ chứa nước. Bác vui vẻ nhìn toàn cảnh hồ chứa nước và hỏi: “Các nhà gì đây hở chú?”. “Thưa Bác, nhà cạnh đập kia là nhà nghỉ mát của Tỉnh ủy, còn các nhà khác là nhà của một số Bộ cũng đang chuẩn bị xây cất nhà nghỉ mát”. Nét mặt Bác hơi thay đổi, Bác bảo: “Không được. Chú về bảo với tỉnh, tại sao không xây nhà nghỉ mát cho công nhân trước, mà lại lo xây nhà nghỉ mát cho lãnh đạo. Chú bảo với các Bộ không được một cơ quan nào chiếm chỗ để xây cất nhà cửa. Bác sẽ về bảo Ủy ban Kế hoạch nhà nước và Bộ Kiến trúc tới đây để quy hoạch lại toàn bộ. Tỉnh của chú rồi sẽ giàu lắm, ngoài việc hồ chứa phục vụ nông nghiệp, còn phải lợi dụng tổng hợp cảnh đẹp của hồchứa, tất cả các hòn đảo nằm trong lòng hồ ta sẽ cho xây nhà hội họp, xung quanh xây nhà nghỉ mát, các ven đồi sẽ cho trồng các loại hoa như hoa phượng, hoa đào, hoa mai, hoa hồng, hoa đại... Ta sẽ cho quốc tế thuê để hội họp, nghỉ mát như Giơnevơ (Thụy Sĩ), tỉnh chú sẽ giàu và có nhiều ngoại tệ. Nối liền giữa đất liền với các nhà nghỉ cần phải có các loại xuồng, thuyền máy, ca nô để cho khách thuê và đi lại”. Sau đó tôi đưa Bác tới hạ lưu sông và báo cáo việc mở cống để lấy nước tưới theo yêu cầu của các hợp tác xã, Bác phấn khởi: “Chú ạ, kênh mương còn chiếm nhiều đất, phải tiết kiệm, trước mắt hai bên bờ kênh chú nên tranh thủ trồng thật nhiều cây”. Rồi Bác lên xe và vẫy chào mọi người. 

Xem nội dung đầy đủ tại:https://123doc.org/document/771565-nhung-cau-chuyen-ke-ve-bac-ho-ky-5.htm

1
17 tháng 10 2018

Ý nghĩa của câu chuyện này rất sâu sắc . Câu chuyện nêu lên một đức tính tốt của Bác Hồ: tiết kiệm những cũng phải dành đầu tư vào những việc cần thiết. Mọi người đều quan tâm tới cái lợi trước mắt mà đâu biết suy nghĩ sâu xa. Bác là người quan tâm tới người lao động nên việc gì cũng phải đặt người dân lên đầu, đâu thể suốt ngày phục vụ cho lãnh đạo mà quên mất người dân. Việc Bác dừng lại ở ngay chỗ cống thoát nước thể hiện Bác quan tâm tới đời sống,công việc của người dân. Thay vì xây khu nghĩ mát, bạn lại nói nên khai thác cảnh đẹp nơi đây để trồng hoa, xây nhà hội họp, xung quanh  xây nhà nghỉ mát rồi sẽ cho nước ngoài thuê để họp rồi tỉnh sẽ giàu. Điều đó chứng minh rằng bác rất chú trọng vào những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy lại có thể khiến cho một tỉnh giàu có. Việc Bác nói phải trồng thật nhiều cây quanh những con kênh mương, chứng tỏ Bác suy nghĩ rất sâu xa: 1 là để tiện lợi vì gần các kênh nên nước được sử dụng hợp lý.

Thứ 2 là giúp cho cảnh quan thêm phần sinh động và hài hòa.

Đọ xong câu chuyện, chúng ta rút ra được một việc sâu sắc: Đừng vì cái lợi trước mắt mà bỏ bê những việc quan trọng, dù chúng có nỉ bé nhưng nó sẽ dẫn đến sự thành công, biến những vùng đất nghèo thành những vùng đất tươi đẹp, phồn vinh.

28 tháng 3 2023

Vì từ XÔN XAO phù hợp với câu hơn hai từ LAO XAO, RÌ RÀO. XÔN XAO là từ thể hiện niềm vui của cảnh vật trong vườn Bác khi đón Bác trở về

29 tháng 1 2020

Các vế câu ghép là 1 ; 2 ; 3 ; 4

Cách  nối là 1. Nối bằng chữ 'còn'

                    2. Nối bằng chữ 'nhưng'

                    3. Nối bằng  chữ 'và'

                    4. Nối bằng chữ 'và'

29 tháng 1 2020

Bà kể chuyện Tấm Cám còn em chăm chú lắng nghe.

Cách nối vế câu: Dùng đại từ

Vế câu: được in đậm

Đêm đã rất khuya nhưng bạn Nam vẫn ngồi học.

Cách nối vế câu: Dùng đại từ

Vế câu: được in đậm

Gió mùa đông bắc tràn về và trời rét.

Cách nối vế câu: Dùng đại từ

Vế câu: được in đậm

Tiếng còi của trọng tài vang lên và trận đấu bắt đầu.

Cách nối vế câu: Dùng đại từ

Vế câu: được in đậm