K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4

Sự khác biệt về số lượng đơn vị hành chính trong vùng Đồng bằng sông Hồng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển theo thời gian. Dưới đây là một số điểm quan trọng:

Hiến pháp 1992 đã ấn định cách tổ chức đơn vị hành chính - lãnh thổ của Việt Nam. Theo Hiến pháp này, nước được chia thành các đơn vị hành chính như sau:

Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã

Thành phố trực thuộc trung ương

Xã, thị trấn

Phường

Thẩm quyền liên quan đến việc phân chia đơn vị hành chính:

Quốc hội có quyền thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Chính phủ có quyền quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Sự linh hoạt trong phân chia đơn vị hành chính:

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử và văn hóa giữa các vùng miền khác nhau đều khác biệt. Do đó, việc phân chia các đơn vị hành chính phải linh hoạt để phù hợp với từng địa điểm cụ thể .

Số lượng đơn vị hành chính trong vùng Đồng bằng sông Hồng:

Năm 2018, vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 10 đơn vị hành chính, với tổng dân số là 21.566.400 người và tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 1.753.394 tỉ đồng .Tất cả đáp án là theo suy nghĩ của em và những thông tin em đã được học thôi ạ có gì mong cô sửa giúp em ạ. Em cảm ơn

20 tháng 4

Sự khác biệt về số lượng đơn vị hành chính trong vùng Đồng bằng sông Hồng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển theo thời gian. Dưới đây là một số điểm quan trọng:
1. Hiến pháp 1992: Hiến pháp này đã ấn định cách tổ chức đơn vị hành chính - lãnh thổ của Việt Nam. Theo Hiến pháp này, nước được chia thành các đơn vị hành chính như sau: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; Thành phố trực thuộc trung ương; Xã, thị trấn; Phường.
2. Sự linh hoạt trong phân chia đơn vị hành chính: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử và văn hóa giữa các vùng miền khác nhau đều khác biệt. Do đó, việc phân chia các đơn vị hành chính phải linh hoạt để phù hợp với từng địa điểm cụ thể.
3. Số lượng đơn vị hành chính trong vùng Đồng bằng sông Hồng: Năm 2018, vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 10 đơn vị hành chính. Tuy nhiên, hiện nay, vùng Đồng bằng sông Hồng đã mở rộng và bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Như vậy, sự thay đổi về số lượng đơn vị hành chính của vùng Đồng bằng sông Hồng theo thời gian chủ yếu do sự thay đổi trong cơ cấu hành chính của nước và sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

2 tháng 9 2019

a) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1995 – 2005

b) Nhận xét và gii thích

* Nhận xét

- Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau: lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (gấp 2,36 lần cả nước và 3,1 lần Đồng bằng sông Hồng năm 2005), Đồng bằng sông Hồng thấp hơn bình quân của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long tăng, Đồng bằng sông Hồng có sự biến động không ổn định (dẫn chứng).

- Tốc độ gia tăng có sự khác nhau, từ năm 1995 đến năm 2005: Đồng bằng sông Cửu Long tăng gấp 1,35 lần, cả nước tăng gấp 1,31 lần, Đồng bằng sông Hồng tăng gấp 1,09 lần (đang giảm trong những năm gần đây).

* Gii thích

- Sản lượng bình quân tăng là do tốc độ tăng sn lượng lương thực tăng cao hơn so với tốc độ tăng dân số.

- Đồng bằng Sông Cửu Long bình quân cao nhất và tăng nhanh nhất là do vùng có điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, đồng thời đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta, mật độ dân số thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.

- Đồng bằng Sông Hồng có bình quân lương thực thấp và tăng chậm là do vùng này ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác mà còn có nguy cơ bị thu hẹp do chuyển dịch sản xuất, do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đây lại là vùng có dân s quá đông.

10 tháng 5 2019

Đáp án: C

Xác định từ khóa: Biểu đồ thể hiện sự “so sánh giá trị sản xuất” ⇒ so sánh giá trị sản xuất chính là so sánh giá trị tuyệt đối của hai đối tượng (có cùng đơn vị). Áp dụng phương pháp nhận dạng biểu đồ cột ghép ⇒ Lựa chọn biểu đồ cột ghét để thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của ĐBSH và ĐNB.

19 tháng 6 2018

Đáp án: C

Giải thích: Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:

- Giá trị sản xuất ngành xây dựng của 2 vùng nhìn chung có xu hướng tăng nhưng khác nhau:

     + Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đồng bằng sông Hồng tăng liên tục và tăng thêm 101 727,1 tỉ đồng (tăng gấp khoảng 1,9 lần).

     + Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ tăng nhưng không ổn định (2005 – 2010; 2011 - 2013 tăng và 2010 – 2011 giảm). Tăng thêm 69 249,2 tỉ đồng (tăng gấp 1,9 lần).

- Tốc độ tăng trưởng của Đông Nam Bộ nhanh hơn Đồng bằng sông Hồng (194,8% so với 188,2%).

Như vậy, giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ tăng gấp 1,95 lần là đáp án đúng nhất.

24 tháng 12 2019

Đáp án cần chọn là: C

Đáp án: Xác định từ khóa: Biểu đồ thể hiện sự “so sánh giá trị sản xuất” => so sánh giá trị sản xuất chính là so sánh giá trị tuyệt đối của hai đối tượng (có cùng đơn vị)

=> Áp dụng phương pháp nhận dạng biểu đồ cột ghép

=> Lựa chọn biểu đồ cột ghét để thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của ĐBSH và ĐNB.

23 tháng 2 2016

- Nêu sự khác biệt về cơ cấu cây trồng : Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng nhiều loại cây dài ngày, ưa khí hậu có yếu tố cận nhiệt : Đồng bằng sông Cửu Long nghiêng  về    các loại cây ngắn ngày, ưa khí hậu nóng

- Do sự khác nhau về khí hậu : Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh; Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

- Do sự khác biệt nhau về địa hình - đất đai : Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi mà địa hình dốc chiếm ưu thế nên trồng cây dài ngày thích hợp hơn. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có điều kiện địa hình đất đai nói chung thích hợp hơn cho các loại cây ngắn ngày.

- Ngoài các nhân tố trên còn có các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội khác (tập quán canh tác, kinh nghiệm sản xuất)

29 tháng 8 2018

a) Thực trạng và các định hướng chính trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

* Thực trng

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng: giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và tăng tỉ trọng khu vực III (dịch vụ).

- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.

* Các định hướng chính

- Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đ xã hội và môi trường.

- Chuyển dịch trong nội bộ ngành:

+ Phương hướng chung: trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn liền với nhu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá.

+ Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại gim tỉ trọng của cây lương thực và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phm, cây ăn quả.

+ Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn liền với vic hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kì thuật điện - điện tử.

+ Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt Hà Nội và vùng phụ cận cũng như ở Hi Phòng. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - dào tạo... cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.

b) Ý nghĩa của việc chuyển dịch đối với sự phát triên kinh tế của vùng

- Về kinh tế: cho phép khai thác tốt hơn các lợi thế, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng.

- Về xã hội: tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ci thiện chất lượng cuộc sống,...

- Ý nghĩa đối với tài nguyên môi trường: cho phép khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, bảo vệ môi trường tạo sự phát triến bền vững.

15 tháng 9 2019

Gợi ý làm bài

- Nêu sự khác biệt về cơ cấu cây trồng: Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng nhiều loại cây công nghiệp dài ngày ưa khí hậu có yếu tố cận nhiệt; Đồng hằng sông Cửu Long nghiêng về các loại cây ngắn ngày ưa khí hậu nóng.

- Do sự khác nhau về khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh; Đồng hằng sông Cửu Long khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

- Do sự khác nhau về địa hình - đất đai: Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có địa hình dốc chiếm ưu thế nên việc trồng cây dài ngày thích hợp hơn: Đồng hằng sông Cửu Long là vùng có điều kiện địa hình, đất đai thích hợp hơn đối với các loại cây ngắn ngày.

- Ngoài các nhân tố trên còn có các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội khác (tập quán canh tác, kinh nghiệm sản xuất,...).

13 tháng 5 2018

Đáp án: B

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng có mức độ tập trung dân số đông nhất cả nước nên nhu cầu về lương thực cũng như đất ở, đất chuyên dụng lớn mà khả năng mở rộng đất nông nghiệp là rất hạn chế nên cần áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh thâm canh để tăng năng suất và sản lượng lúa.

26 tháng 9 2017

Gợi ý làm bài

a) So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

- Giống nhau:

+ Lúa chất lượng cao, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

- Khác nhau:

+ Đồng bằng sông Hồng còn trồng cây vụ đông, chăn nuôi bò sữa.

+ Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh chăn nuôi vịt, thuỷ sản (tôm, cá tra, cá ba sa,...).

b) Giải thích khác nhau về chuyên môn hóa giữa hai vùng

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh tạo điều kiện phát triển cây vụ đông.

+ Nhu cầu lớn về thực phẩm (trong đó có sữa) của các đô thị (Hà Nội, Hải Phòng,...).

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Nguồn thức ăn phong phú cho chăn nuôi gia cầm, nhất là vịt (nuôi vịt chạy đồng).

+ Có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trên quy mô lớn.

11 tháng 1 2018

a) Vẽ biểu đồ

b) Nhận xét giải thích

* Nhận xét

Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch rõ nét trong giai đoạn 1990 - 2010:

- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp từ chỗ chiếm vị trí cao nhất trong cơ cấu năm 1990 (45,6%) đã giảm xuống còn 12,6% (năm 2010), giảm 33,0% và hiện đứng vị trí thấp nhất trong cơ cấu.

- Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng từ chỗ chiếm vị trí thấp nhất trong cơ cấu năm 1990 (22,7%) đã tăng lên 43,8% (năm 2010), tăng 21,1% và hiện chiếm vị trí cao nhất trong cơ cấu.

- Tỉ trọng khu vực dịch vụ cũng tăng, từ 31,7% (năm 1990) lên 43,6% (năm 2010), tăng 11,9% và hiện vẫn đứng vị trí thứ hai trong cơ cấu.

* Giải thích

- Do công cuộc đổi mới đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Đồng bằng sông Hồng đang đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, vì cơ cấu kinh tế cũ không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. 

- Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng.