K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2021

tham khảo

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Hội.

- Nguyễn Ái Quốc là người chọn lựa đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản, xây dựng lý luận giải phóng dân tộc.

- Nguyễn Ái Quốc là người đã nhìn thấy yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam là cần có một tổ chức quá độ để chuẩn bị cho những bước tiến của cách mạng.

- Trực tiếp lựa chọn số thanh niên Việt Nam yêu nước, đưa họ vào tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên và trực tiếp mở lớp chính trị đào tạo họ thành cán bộ cách mạng, rồi đưa về nước hoạt động.

- Truyền bá, kết hợp chủ nghĩa Marx Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Nguyễn Ái Quốc đã đưa việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng tiến lên một bước mới.

- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã trở thành tổ chức tiền nhân của Đảng ta.

- Đây là một sự nghiệp lớn lao, gian khổ và độc đáo, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc.

27 tháng 2 2022

B

27 tháng 2 2022

B

3 tháng 3 2018

Việc thành lập Cộng sản đoàn làm nòng cốt cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thể hiện đây là một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản và là bước quá độ, là hạt nhân chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng cộng sản về sau.

30 tháng 4 2021

Chúng tôi đời đời ghi lòng, tạc dạ, tự hào về thế hệ thanh niên thời kỳ chống Mỹ cứu nước sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường, đem sức trẻ xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, lấy tuổi xuân và máu mình tô thắm màu cờ Tổ quốc. Trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay là phải ra sức gìn giữ cho bằng được những thành quả cách mạng vĩ đại đó, mỗi thanh niên Việt Nam phải sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh cao cả của thế hệ cha anh, xứng đáng với sự tin yêu và kỳ vọng của Đảng, Bác Hồ và của cả dân tộc Việt Nam.

14 tháng 4 2017

Việc thành lập Cộng sản đoàn làm nòng cốt cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thể hiện đây là một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản và là bước quá độ, là hạt nhân chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng cộng sản về sau.

10 tháng 11 2016

Sau chiến tranh thế giới thứ II, để chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang ngày càng dâng cao ở Cuba, tháng 3 - 1952, Mỹ điều khiển tướng Batixta làm cuộc đảo chính thiết lập một chế độ độc tài quân sự. Sau khi lên cầm quyền, Batixta giải tán Quốc hội, xoá bỏ bản Hiến pháp tiến bộ được ban hành năm 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và tàn sát hàng chục nghìn chiến sĩ yêu nước Cuba, cầm tù hàng chục vạn người (trong những năm 1952 - 1958). Dưới ách thống trị độc tài khủng bố của Batixta, phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba vẫn không ngừng phát triển.

Ngày 26-7- 1953, 135 thanh niên yêu nước do một luật sư trẻ tuổi Phiđen Caxtơrô chỉ huy, đã mở cuộc tấn công vào trại lính Môncađa (trại lính lớn thứ hai ở Cuba) nằm ở thành phố Xanchiagô, nhằm thức tỉnh nhân dân Cuba, cướp kho vũ khí của địch phân phát cho nhân dân, phát động nhân dân nổi đậy lật đổ chế độ độc tài Batixta.

Cuộc khởi nghĩa Môncađa bị bại lộ và thất bại, nhiều chiến sĩ cách mạng hi sinh, Phiđen Caxtơrô cùng nhiều chiến sĩ bị bắt cầm tù. Mặc dù vậy, tiếng súng Môncađa đã mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của cách mạng Cuba, tổ chức ''Phong trào 67-7'' ra đời, đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc

Cách mạng Cuba chuyển sang đấu tranh vũ trang để giành thắng lợi. Năm 1955, Phiđen Caxtơrô được trả lại tự do và bị trục xuất sang Mêhicô, ở đây, ông lại tập hợp những người yêu nước tự quyên góp tiền mua sắm vũ khí, luyện tập quân sự. Với tinh thần kiên cường cách mạng, ngày 25-11-1956, Phiđen Caxtơrô cùng 81 chiến sĩ đã từ Mêhicô đáp tàu ''Granma'' vượt biển trở về Tổ quốc.

Sau 7 ngày vượt biển, khi 81 chiến sĩ bước lên bờ, chưa kịp triển khai lực lượng thì họ đã bị quân đội Batixta đã bao vây và tấn công. Các chiến sĩ cách mạng rút lui vào cánh đồng mía gần đó, quân địch đốt chung quanh.

Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, phần lớn các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, chỉ còn lại 12 người, trong đó có Phiđen Caxtơrô. 12 chiến sĩ này đã rút về vùng rừng núi Xiera Maextơra hiểm trở để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Được sự tham gia và giúp đỡ của nhân dân, căn cứ địa cách mạng Xiera Maextơra nhanh chóng được củng cố và mở rộng, lực lượng nghĩa quân ngày càng đông đảo và chiến tranh du kích được phát triển rộng khắp cả nước.

Bước sang những năm 1957 - 1958, phong trào đấu tranh vũ trang đã lan rộng khắp mọi miền đất nước Cuba, nhiều căn cứ địa mới được thành lập và lực lượng vũ trang cách mạng đã có những đơn vị lớn mạnh.

Giữa tháng 11 - 1958, Bộ tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang khởi nghĩa đã ra lệnh tổng công kích trên khắp các mặt trận.

Để chống lại phong trào cách mạng, từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1958, Batixta tập trung quân đội tiến hành càn quét khu vực căn cứ địa cách mạng đầu não Xiera Maextơra. Cuộc càn quét đã bị thất bại nặng nề, quân của Batixta đã bị loại khỏi vòng chiến đấu lên tới trên 1.000 tên, trong đó có 443 tên đã bị bắt sống.

Sau thắng lợi to lớn này, nghĩa quân chuyển sang tấn công trên các mặt trận và đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Cuối tháng 12 - 1958, nghĩa quân chiếm được pháo đài Xanta Cơlara án ngữ thủ đô La Habana. Trước nguy cơ sụp đổ, ngày 30-12-1958, Batixta bỏ trốn ra nước ngoài.

Ngày 1-1-1959, được sự phối hợp chặt chẽ của cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân và nhân dân La Habana, nghĩa quân đã tiến vào chiếm lĩnh thủ đô mà không cần phải nổ súng. Chế độ độc tài Batixta đã bị lật đổ. Cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Cuba giành thắng lợi, chấm dứt 5 thế kỷ đô hộ của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập đất nước.

Ngay sau khi cách mạng thắng lợi, trong vòng chưa đầy 2 năm, Chính phủ cách mạng Cuba do Phiđen Caxtơrô đứng đầu đã hoàn thành triệt để những cải cách dân chủ: cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ v.v... Sau khi đánh thắng đội quân đánh thuê của Mỹ đổ bộ vào bãi biển Hirôn ngày 17 - 5 - 1961, Chính phủ bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn mới, Phong trào 26 tháng 7, Đảng Xã hội nhân dân Cuba và Ban chỉ đạo Phong trào 13 tháng 3 đã hợp nhất thành ''Tổ chức cách mạng thống nhất'' (26-7-1961) và đến năm 1965 đổi tên thành Đảng Cộng sản Cuba.

Một tick nếu thích và theo dõi nếu cần nhé bạn ♥♥♥