K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023

- Văn bản nghị luận trung đại và hiện đại đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ và sức thuyết phục cao:

+ Có lí: có hệ thống luận điểm chặt chẽ

+ Có tình: thể hiện cảm xúc mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm của mình

+ Có chứng cứ: có dẫn chứng thực tế để chứng minh cho luận điểm trở nên thuyết phục

Ba yếu tố trên kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên tác phẩm văn nghị luận trung đại cũng như văn nghị luận hiện đại một cách hoàn chỉnh.

Ví dụ: 

- Với tác phẩm văn nghị luận trung đại “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn và tác phẩm văn nghị luận hiện đại “Bài toán dân số” của Thái An, chúng ta có thể thấy được 2 tác phẩm này đều có chung những đặc điểm trên.

KHÁC:

- Hình thức của văn nghị luận trung đại thường được cố định ở một số thể loại riêng biệt như: chiếu, hịch, cáo, tấu…

- Còn trong nghị luận hiện đại thì hình thức co duỗi tự nhiên, câu văn sinh động, phong phú, có nhiều yếu tố khác cùng tham gia vào quá trình lập luận (chẳng hạn như biểu cảm, tự sự, miêu tả, …)

- Nghị luận trung đại: có nhiều từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ: nhiều hình ảnh và hình ảnh thường có tính chất ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng(Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta), dùng nhiều điển tích, điển cố,...Văn phong ấy khá gần với văn phong sáng tác, nên người ta đã nói ở thời trung đại “văn sử triết bất phân”.

- Văn nghị luận hiện đại viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần đời sống hơn.

Văn nghị luận trung đại còn mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại: tư tưởng thiên mệnh, đạo thần chủ, tâm lí sùng cổ dẫn đến việc sử dụng điển cổ, điển tích một cách phổ biến, ...

- Về nội dung:

+ Văn nghị luận trung đại thường bàn tới những vấn đề to lớn, quan hệ tới quốc kế, dân an.

+ Văn nghị luận hiện đại có đề tài rộng hơn, phong phú hơn. Những vấn đề đời thường cũng được đưa ra đề nghị luận. Chẳng hạn “Ôn dịch thuốc lá",...

Sau đó bạn kết bài là đc

Những ý này sẽ giúp bạn viết ra một đoạn văn hoàn chỉnh

Chúc bạn thi tốt:>

1 tháng 5 2023

Có câu nói như thế này: "Người nghèo nhất trong tất cả mọi người không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ." Thực vậy, cuộc sống sẽ thật nhạt nhẽo và nghèo biết chừng nào nếu như sống mà chẳng có khát vọng, hoài bão, ước mơ. Vậy ý nghĩa của ước mơ là gì?. Ấy là tượng trưng cho động lực cố gắng, phấn đấu của mọi người để đạt điều mình muốn. Còn với tuổi học trò, ước mơ sẽ giúp cho ta trở thành một con người tài năng ngày càng trưởng thành. Chẳng hạn như khi gặp phải những trở ngại, thử thách, nếu không có ước mơ, ta sẽ dễ dàng bị mất động lực, hy vọng và cảm thấy thất bại. Nhưng khi có ước mơ, ta sẽ có sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách và trở thành người mạnh mẽ hơn. Chúng ta mới buộc mình phải hành động để thực hiện ước mơ đó mà để hành động bao giờ ta cũng phải học thật tốt, rèn luyện bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra, khi ấp ủ ước mơ trong lòng ta còn có thể kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống rồi định hướng cho tương lai của mình. Hãy để bản thân được tự do mơ mộng, làm điều mà mình mong muốn rồi bắt tay vào thực hiện nó dù thời gian có là bao lâu đi nữa. Mặt khác để đạt được ước mơ, cần phải kiên trì và không bỏ cuộc dù gặp phải những khó khăn, thử thách. Chỉ khi có đủ sự nỗ lực và kiên trì, chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực. Như một hạt giống mong ngày được nảy mầm, nó luôn cố gắng bén rễ sâu vào đất lấy chất dinh dưỡng; như một con người của nghệ thuật, họ luôn cố gắng làm sao cho bài thơ bài hát của mình thật du dương thật hấp dẫn. Ước mơ gắn với cuộc đời, vì vậy hãy sống hết mình với ước mơ của chính chúng ta. Khép lại, không chỉ với tuổi học trò mà ước mơ luôn có ý nghĩa quan trọng với bất kì ai.

T.Lam

7 tháng 5 2023

Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dụng điện thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh.

Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.

Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài. Còn có bạn thậm chí còn bị đình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dạy khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao. Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói.

Tóm lại ta như hiểu được rằng chính việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho các bạn. Hơn nữa chúng ta cũng phải hiểu được rằng đối với những người xung quanh, việc nói chuyện riêng của chúng ta ko có gì ngoài những điều bất lợi. Thế nên, mọi người cũng hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, loại bỏ ngay ra khỏi lớp học của chính mình nhé.

Chúc bạn thi tốt!

5 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Bài thơ " Ông đồ" đã gợi ra bài học sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay. Trong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kì khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, ông được quý trọng, những nét chữ của ông được " tấm tắc ngợi khen tài" bao nhiêu thì đến đây, ông lại bị người đời quay lưng, bị quên lãng. Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết. Có thể nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hoá. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân.Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc... dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội. Cũng cần phải nhớ rằng " Hòa nhập chứ không hòa tan". Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.