K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
14 tháng 9 2023

Đoạn văn được tổ chức theo kiểu đoạn văn song song. Chủ đề đoạn văn là hình thức biểu diễn ca Huế. Dựa vào những câu văn có các dẫn chứng: nhạc công, khúc nhạc, tiếng đàn.

14 tháng 4 2020

- Giá trị nhân đạo: cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thói vô trách nhiệm của bọn quan lại.

Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau, từ đó, xác định kiểu đoạn văn (diễn dịch, quy nạp). Phân tích tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn.a. Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay chết theo nạn của vua; Kính Đức, một...
Đọc tiếp

Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau, từ đó, xác định kiểu đoạn văn (diễn dịch, quy nạp). Phân tích tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn.

a. Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay chết theo nạn của vua; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

                                                                                                 (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

b. Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường. Cậu này là học sinh Trường THCS Lê Qúy Đôn, bạn ấy thuộc Trường THCS Lương Thế Vinh, còn cô bé kia học ở Trường THCS Đặng Thai Mai,… tất cả đều được nhận ra nhờ bộ đồng phục mà học mặc. Trong cuộc thi “Nhóm bạn lí tưởng” ở huyện, “màu cờ sắc áo” không chỉ thể hiện ở tài trí của năm bạn trong đội hình thi đấu trên sân khấu, mà còn ở các nhóm cổ động viên tưng bừng, nổi bật trong bộ đồng phục của trường mình trên khán đài.

                                  Dẫn theo Ngữ ăn 6, tập hai (Kết nối tri thức với cuộc sống), NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 67)

1
NG
14 tháng 9 2023

a. Câu chủ đề: Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

=> Đoạn văn quy nạp.

- Tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn: Các câu đầu nêu những tấm gương về các bậc trung nghĩa. Từ đó câu chủ đề ở cuối đoạn văn mới có cơ sở để nhắc nhở binh sĩ về chân lí: những tấm gương trung nghĩa sẽ được sử sách lưu danh, từ đó gián tiếp khơi dậy ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi trong xã hội.

b. Câu chủ đề: Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường.

=> Đoạn văn diễn dịch.

- Tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn: Câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, khẳng định đồng phục không chỉ đẹp mà còn tạo nên bản sắc của mỗi trường. Các câu sau nói rõ nét đặc sắc của mỗi trường thông qua bộ đồng phục.

15 tháng 9 2023

- Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” bàn về vẻ đẹp nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya.

- Em dựa vào nhan đề và phần 1 của của văn bản để nhận ra nhanh nhất điều này.

15 tháng 9 2023

- Bàn về vẻ đẹp nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya.

- Dựa vào nhan đề và phần 1

Câu 3: Đọc văn bản trên và cho biết PTBĐ, nội dung và bài học Fes-ti-van Huế đã để lại ấn tượng tuyệt đẹp cho du khách gần xa. Không gian Huế(cảnh sắc thiên nhiên núi sông, các công trình kiến trúc như lăng tẩm ,chùa chiền, phong cảnh làng vườn,...), ẩm thực Huế, thiếu nữ Huế, đặc biệt là những đêm ca Huế trên sông Hương đã để lại những cảm tình nồng hậu đối với những ai đã một lần đến...
Đọc tiếp

Câu 3: Đọc văn bản trên và cho biết PTBĐ, nội dung và bài học

Fes-ti-van Huế đã để lại ấn tượng tuyệt đẹp cho du khách gần xa. Không gian Huế(cảnh sắc thiên nhiên núi sông, các công trình kiến trúc như lăng tẩm ,chùa chiền, phong cảnh làng vườn,...), ẩm thực Huế, thiếu nữ Huế, đặc biệt là những đêm ca Huế trên sông Hương đã để lại những cảm tình nồng hậu đối với những ai đã một lần đến thăm Huế.

Chỉ nói riêng về ca Huế, đã tuyệt vời. Cảnh trăng nước Hương Giang. Chiếc thuyền rồng nhẹ trôi êm đềm. Hình ảnh ca công, những nam thanh nữ tú điệu nghệ, tài hoa, duyên dáng trong trang phục Huế. Tiếng đàn tranh réo rắt, huyền diệu. Giọng ca trầm bổng du dương, lai láng tình non nước, tình trai hiền gái lịch, tình người vấn vương...

"Thương thì xin đó đừng phai

Ấy ai tình tự, tạc dạ chớ phai

Chớ phai, hỡi người tình tự!" Về nguồn gốc, ca Huế có hai loại: điệu Bắc và điệu Nam. Các điệu Nam, giọng réo rắt, man mác, thương cảm,...chịu ảnh hưởng của ca khúc Chiêm Thành ngày xưa. Các điệu Bắc có lẽ phỏng theo khúc của Trung Quốc mà ra, có giọng du dương, sôi nổi.

Ca Huế rất phong phú về làn điệu với gần 100 ca khúc thanh nhạc và khí nhạc. Các điệu ca Huế như cổ bản, Kim tiền, Tứ đại cảnh, Lưu thủy, Hành vân, Nam ai, Nam thương, Nam bình, Vọng phu,v.v...đã thấm sâu vào hồn người mấy trăm năm qua.

Hãy đến với Huế, nghe tiếng chuông chùa Thiên Mụ trong mờ sương, ngắm tà áo dài tím Huế và chiếc nón bài thơ của thiếu nữ Huế, nhìn dòng sông Hương thơ mộng những đêm trăng và thưởng thức ca Huế.

Hãy đến với Fes-ti-van Huế và nề văn hóa Huế...

Tốt nghiệp Havard là một danh dự ở Mĩ vì trường đại học này có những truyền thống lâu đời. Trường ở thành phố Cambrige thuộc ngoại vi Boston. Cambrige nguyên là tên một thành phố đại học của Anh.

2
5 tháng 12 2018

PTBD: Thuyết minh

ND: Nói về festivan Huế

5 tháng 12 2018

PTBĐ : thuyết minh

Nội dung : fes-ti-van Huế và văn hoá Huế

Xếp mỗi đoạn văn dưới đây vào kiểu phù hợp: đoạn văn diễn dịch, đoạn văn quy nạp, đoạn văn song song, đoạn văn phối hợp. Chỉ ra câu chủ đề của mỗi đoạn văn (trừ đoạn văn song song).a) Bên cạnh thuỷ triều, mực nước biển còn bị ảnh hưởng bởi tác động của khối không khí trên mặt biển, đặc biệt là gió. Không chỉ góp phần tạo nên các hoàn lưu và dòng chảy trên biển, gió còn khiến...
Đọc tiếp

Xếp mỗi đoạn văn dưới đây vào kiểu phù hợp: đoạn văn diễn dịch, đoạn văn quy nạp, đoạn văn song song, đoạn văn phối hợp. Chỉ ra câu chủ đề của mỗi đoạn văn (trừ đoạn văn song song).

a) Bên cạnh thuỷ triều, mực nước biển còn bị ảnh hưởng bởi tác động của khối không khí trên mặt biển, đặc biệt là gió. Không chỉ góp phần tạo nên các hoàn lưu và dòng chảy trên biển, gió còn khiến cho mực nước dâng cao hơn hay hạ thấp xuống. Tác động của gió và áp suất khí quyển trở nên rõ ràng nhất khi xảy ra bão. (Theo Lưu Quang Hưng)

b) Mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng (như ở các vùng đồng bằng thuộc miền Trung nước ta) khiến cho nước trên các con sông không kịp thoát, gây ra ngập úng. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài còn hình thành nên các cơn lũ quét, lũ ống gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của. (Theo Mơ Kiều)

c) Mỗi cơn lũ đi qua đều càn quét phá huỷ không biết bao nhiêu nhà dân, nương rẫy, giết hại các loại động vật. Ngoài ra, tình trạng bão lũ kéo dài còn khiến cho việc trồng trọt bị ảnh hưởng các loại cây lương thực vì bị ngập ủng mà chết, nguồn thực phẩm trở nên khan hiếm. Có thể nói lũ lụt gây nhiều thiệt hại trực tiếp về vật chất đối với người dân. (Theo Mơ Kiều)

d) Không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà lũ lụt còn gây thiệt hại cả về con người, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Điển hình là lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho 100 000 người chết, hay lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho 594 người chết và hơn 100 000 người bị thương nặng. Như vậy, có thể thấy lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người. (Theo Mơ Kiều)

1
13 tháng 9 2023

a. Đoạn văn diễn dịch. Câu chủ đề: “Bên cạnh thủy triều....là gió”

b. Đoạn văn song song.

c. Đoạn văn quy nạp. Câu chủ đề: “Có thể nói lũ lụt... người dân.”

d. Đoạn văn phối hợp. Câu chủ đề: “Không chỉ gây thiệt hại về vật chất...... rất nhiều người.” và “Như vậy,.... về người.”

Bài 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:     Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân của người khác. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hoà muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau...
Đọc tiếp

Bài 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân của người khác. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hoà muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân.

a. Cho biết nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

b. Hãy tìm những từ ngữ chủ đề của đoạn văn.

c. Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?

d. Có thể thay đổi vị trí các câu trong đoạn văn đó hay không? Vì sao?

e. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 – 7 câu chủ đề tự chọn có cùng phép liên kết như đoạn văn trên.

1
8 tháng 8 2021

a, ND: Nói về đôi bàn chân của bố

PTBD: Miêu tả và biểu cảm

b, Từ ngữ chủ đề: Bàn chân, Bố

c, Đoạn diễn dịch

d, Không, vì đoạn văn đã được trình bày một cách thứ tự, miêu tả trước sau, nếu thay đổi thứ tự sẽ làm đoạn văn mất đi tính biểu cảm

e, 

Em tham khảo nhé

Đoạn văn sử dụng nhiều từ lặp là từ: Bàn chân, bố

 

Khổ thơ đã miêu tả hình ảnh mùa xuân của đất nước, trong đó đất nước hiện lên thật đẹp. Nhà thơ đang đứng trên trục thời gian để nhìn lại quá khứ bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước.  Suốt chặng hành trình ấy, lịch sử đã có không ít những trang vàng và những điểm son chói lọi, cũng không phải không có những giai đoạn tăm tối đến tột cùng. Đó cũng là  niềm tự hào thật sâu sắc của tác giả về truyền thống dựng nước, giữ nước cùng truyền thống văn hóa thật lâu đời trên quê hương đất nước thân yêu này.Nhịp điệu của những câu thơ khẩn trương, náo nức. Đó là nhịp điệu của thời đại, của lịch sử, của đất nước đi lên phía trước không ngừng nghỉ. Nhịp thơ hào hứng vui say trở lại khi tác giả nhìn thấy tương lai huy hoàng của Tổ quốc. Sử dụng nghệ thuật so sánh, tác giả đã cụ thể hóa đất nước như một vì sao tỏa sáng trên bầu trời, cứ tiến mãi về phía trước. Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. Đất nước có những con người cần cù lao động, cứ tiến thẳng về phía trước, mạnh mẽ, trường tồn. Câu thơ giúp người đọc chúng ta hình dung những bước chân mạnh mẽ, vững chắc của dân tộc, trong quá trình dựng nước, giữ nước. Quá trình ấy đã làm nên lịch sử thật vẻ vang, thật đáng tự hào như chính lòng tự hào cao độ của nhà thơ.Khổ thơ kết thúc trong tư thế tự tin chiến thắng, trong niềm tự hào lớn lao về truyền thống vẻ vang, anh hùng, bất khuất của đất nước, truyền cho ta sức mạnh và thêm tin tưởng vào tương lai của dân tộc.

Phép lặp: Đất nước

8 tháng 8 2021

Em cảm ơn ạ.

16 tháng 9 2023

Kiểu bài:

- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ

- Viết bài văn kể về một hoạt động xã hội

So với những lớp trước, ở học kì này, em đã học thêm được: mở rộng thêm nhiều dạng của từng kiểu bài viết; mở rộng liên hệ, so sánh.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiNhững ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.

  Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm… Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó đi theo bố xa lắm.

  Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

   Câu hỏi :

a, Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn . Cho biết nội dung của đoạn trích .

b, xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn 

1

a) Phương thứ biểu đạt : Biểu cảm

- Nội dung : Tình cảm của cha con bằng những chia sẻ về cha mình.

b) Từ tượng hình : khum khum, xám xịt, lỗ rỗ.

=> Cho thấy được sự vất vả, lam lũ của người bố đã để lại những hình ảnh đáng thương.

NG
15 tháng 9 2023

- Bài ca dao số 1 nói về hoạt động xem thầy của con người.

- Căn cứ vào các từ ngữ: con gà trống thiến, thầy, xôi, thánh, mất thiêng để xác định.