K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1/-Các văn bản: Tôi đi học, Chiếc bát vỡ có đảm bảo tính thống nhất về chủ đề không? Dựa vào đâu em biết điều đó?Đọc lại văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cho biết nội dung chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản2/“Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta...
Đọc tiếp

1/-Các văn bản: Tôi đi học, Chiếc bát vỡ có đảm bảo tính thống nhất về chủ đề không? Dựa vào đâu em biết điều đó?

Đọc lại văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cho biết nội dung chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản

2/

“Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè... Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng!”.

            (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn)

Đoạn văn bản trên muốn nói với chúng ta điều gì?

mọi người ơi mình cần gấp xin mọi người trả lời nhanh giúp mình

0
26 tháng 10 2023

- Luận điểm: Tinh thần yêu nước của n.dân ta.

+Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước=>mãnh liệt, sôi nổi, chân thành.

+Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm=>cụ thể lòng yêu nước mạnh mẽ, to lớn của nhân dân.

+Động từ: lướt, nhấn chìm=>linh hoạt, mạnh mẽ của tinh thần yêu nước.

==>> Nhận định chung về lòng yêu nước=>ngắn gọn,dễ hiểu,làm rõ luận điểm đc nêu ra.

17 tháng 9 2021

Tham khảo:

Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đều thể hiện ý của chủ đề.

 là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

 Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đều thể hiện ý của chủ đề.

Tham khảo:

*Quy nạp*

 Từ xưa đến nay, nhiều cuộc nổi dậy chống lại lũ giặc ngoại xâm đã diễn ra rất tiêu biểu ở nước ta. Đầu tiên là trận đánh chống và thắng lợi hoàn toàn của Hai Bà Trưng với nghĩa quân Lam Sơn đầy nham hiểm. Tiếp theo là trận đánh của Ngô Quyền với trí thông minh dùng cọc cắm dưới sông nhờ sức nước thủy triều và đoàn kết đã tạo nên công lớn. Và hàng trăm cuộc đấu tranh khác như: Lê Lợi, Quang Trung ... cũng được tiếp tục. Qua đó đã khẳng định rằng: '' Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ''.

*Diễn dịch*

  Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đất nước ta vốn là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, bởi vậy luôn bị kẻ thù nhòm ngó rắp tâm xâm lược. Nhưng chưa khi nào dân ta cam chịu cảnh nô lệ lầm than, chưa khi nào bó tay nhìn giặc tràn sang xâm lấn. Từ những năm 40, Hai Bà Trưng với nỗi hận nợ nước thù nhà đã phất cờ nổi dậy đánh tuổi tên Thái thú Tô Định nhà Hán. Trong lời hịch xuất quân của Hai Bà có những lời thật hùng tráng:

“Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.

      Sau Hai Bà Trưng còn có Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan,... liên tục nổi dậy chông ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Và đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã khẳng định quyền tự chủ của đất nước, đưa giang san vào kỉ nguyên mới. Sau Ngô Quyền, tinh thần yêu nước của cha ông tiếp tục thể hiện đậm nét trong nhiểu chiến thắng lớn. Đó là ba lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông của vua tôi nhà Trần. Đó là đại chiến mùa xuân 1789 đánh quân xâm lược nhà Thanh của Nguyễn Huệ... Và gần thời đại chúng ta nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là đại thắng mùa xuân 1975 đầy hào sảng...

16 tháng 10 2020

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đất nước ta vốn là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, bởi vậy luôn bị kẻ thù nhòm ngó rắp tâm xâm lược. Nhưng chưa khi nào dân ta cam chịu cảnh nô lệ lầm than, chưa khi nào bó tay nhìn giặc tràn sang xâm lấn. Từ những năm 40, Hai Bà Trưng với nỗi hận nợ nước thù nhà đã phất cờ nổi dậy đánh tuổi tên Thái thú Tô Định nhà Hán. Trong lời hịch xuất quân của Hai Bà có những lời thật hùng tráng:

“Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.

      Sau Hai Bà Trưng còn có Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan,... liên tục nổi dậy chông ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Và đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã khẳng định quyền tự chủ của đất nước, đưa giang san vào kỉ nguyên mới. Sau Ngô Quyền, tinh thần yêu nước của cha ông tiếp tục thể hiện đậm nét trong nhiểu chiến thắng lớn. Đó là ba lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông của vua tôi nhà Trần. Đó là đại chiến mùa xuân 1789 đánh quân xâm lược nhà Thanh của Nguyễn Huệ... Và gần thời đại chúng ta nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là đại thắng mùa xuân 1975 đầy hào sảng...