K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Mỹ La-tinh: Tuy giành được độc lập sớm nhưng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước Mỹ La-tinh hiện nay chủ yếu thuộc nhóm nước đang phát triển GDP toàn khu vực còn thấp và có sự chênh lệch rất lớn.
Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực nhìn chung còn chậm và không đều Có nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước thuộc loại cao nhất thế giới.
Nhiều nước có tỉ lệ này ở mức trên 40 - 50% Là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế với cơ cấu đa dạng: công nghiệp (chủ yếu là khai khoáng), nông nghiệp là thế mạnh, dịch vụ có tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế (chiếm khoảng 60% năm 2020)
- Nguyên nhân: Do hầu hết các nước Mỹ La-tinh trước đây đều là những nước nông nghiệp lạc hậu; đường lối phát triển kinh tế chưa hợp lý, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài. Các công ty lớn hầu hết do người nước ngoài nắm giữ.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Về quy mô GDP:

+ GDP khu vực Mỹ Latinh chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới (năm 2020). Giữa các quốc gia trong khu vực, GDP có sự chênh lệch rất lớn.

+ Nguyên nhân: nền kinh tế khu vực còn phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài, các quốc gia trong khu vực có tỉ lệ nợ nước ngoài cao so với GDP. Nợ nước ngoài đã tác động xấu đến kinh tế - xã hội ở các nước, như: Kìm hãm tốc độ tăng trưởng; Khả năng tích lũy của nền kinh tế thấp; Gây khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, dẫn đến tình trạng khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội.

- Về tăng trưởng kinh tế:

+ Tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ Latinh không ổn định: năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 0.5%; năm 2019 đạt 1.6% nhưng tới năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm, xuống còn -6.7%

+ Nguyên nhân: do tình hình chính trị bất ổn ở các quốc gia, nợ nước ngoài cao ở một số quốc gia, dịch bệnh,...

- Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu GDP khu vực Mỹ Latinh có sự chuyển dịch rõ rệt, với tỉ trọng ngành dịch vụ cao và có xu hướng tăng, chiếm hơn 60% (năm 2020).

- Các ngành kinh tế nổi bật:

+ Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế khu vực Mỹ Latinh. Các ngành công nghiệp nổi bật của khu vực là khai khoáng, điện tử - tin học, luyện kim, sản xuất ô tô, chế tạo máy bay,... Những quốc gia có ngành công nghiệp phát triển trong khu vực: Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Chi-lê.

+ Mỹ Latinh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Một số cây trồng chủ yếu: mía đường, đậu tương, chuối, cà phê,... Chăn nuôi bò thịt, bò sữa theo hình thức công nghiệp với quy mô lớn, hiện đại.

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, thu hút hơn 60% lao động khu vực Mỹ Latinh (năm 2020). Các ngành du dịch vụ nổi bật là: du lịch, thương mại và giao thông vận tải.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Từ cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á tiến hành đổi mới kinh tế, nền kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ngày càng có vị thế trong nền kinh tế châu Á và thế giới.
- GDP của khu vực Đông Nam Á tăng khá nhanh.
Năm 2015, GDP của khu vực là 2 527 tỉ USD, đến năm 2020 đạt 3 083,3 tỉ USD.In-đô-nê-xi-a là nước có GDP cao nhất khu vực.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và giữa các nước. Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng tăng trưởng kinh tế trung bình của khu vực đạt khoảng 5,5%; giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 4 - 5%.
- Cơ cấu kinh tế ở phần lớn các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Nét nổi bật về dân cư Mỹ La-tinh:
Là khu vực đông dân (năm 2020 là 652,3 triệu người) và có dân số tăng nhanh.
Quy mô dân số giữa các quốc gia có sự chênh lệch lớn. Bra-xin là quốc gia đông dân nhất khu vực, Mê-hi-cô đứng thứ hai.
Tỉ lệ gia tăng dân số giảm mạnh qua các năm (năm 2020 là 0,94%) Có cơ cấu dân số trẻ
- Ảnh hưởng của dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội:
Cơ cấu dân số trẻ.
Năm 2020, số dân trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm khoảng 67,2% tổng số dân. Đây là nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng đồng thời cũng gây ra áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Mật độ phân bố dân số không đồng đều, tập trung chủ yếu ở ven biển.

8 tháng 8 2023

Tham khảo

Quy mô kinh tế:

+ Từ giữa thế kỉ XX đến nay, công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu mỏ là động lực chính cho sự phát triển kinh tế.

+ Năm 2020, GDP của khu vực đạt hơn 3000 tỉ USD, có sự chênh lệch giữa các nước, nhiều nước có GDP/người cao hàng đầu thế giới như I-xra-ren (44169 USD/người), Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống Nhất (36285 USD/người).

 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do sự biến động của giá dầu, xung đột vũ trang, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế nhờ vào các hoạt động thương mại, giao thông vận tải phát triển mạnh. Do có vị trí địa lí quan trọng và hoạt động xuất khẩu dầu mỏ. Hiện nay một số nước đã chú trọng đến phát triển du lịch.

+ Công nghiệp có tỉ trọng khá cao vì có các ngành khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên; công nghiệp lọc và hóa dầu phát triển.

+ Nông nghiệp có tỉ trọng thấp do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí cho nông nghiệp khá cao.

+ Hiện nay nhiều nước Tây Nam Á đang đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng ngành nghề, phát triển các ngành đòi hỏi kĩ thuật cao, đổi mới chính sách để hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài,… nhằm thúc đẩy nhanh kinh tế khu vực.

    
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Các nước Đông Nam Á từng là các nước thuộc địa, kinh tế lạc hậu, nghèo nàn.

 

- Kinh tế phát triển dựa vào sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài…

- Tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều thời kì cao hơn mức trung bình thế giới và châu Á song chưa ổn định, gặp phải các thời kì suy thoái kinh tế.

 

- Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch rõ rệt, chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. 

- Đông Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn. Có các ngành công nghiệp trọng điểm như Điện tử - tin học, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm,..

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Về quy mô GDP:

+ GDP khu vực Mỹ Latinh chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới (năm 2020). Giữa các quốc gia trong khu vực, GDP có sự chênh lệch rất lớn.

+ Nguyên nhân: nền kinh tế khu vực còn phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài, các quốc gia trong khu vực có tỉ lệ nợ nước ngoài cao so với GDP.Nợ nước ngoài đã tác động xấu đến kinh tế - xã hội ở các nước, như:Kìm hãm tốc độ tăng trưởng;Khả năng tích lũy của nền kinh tế thấp;Gây khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, dẫn đến tình trạng khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội.

- Về tăng trưởng kinh tế:

+ Tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ Latinh không ổn định: năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 0.5%; năm 2019 đạt 1.6% nhưng tới năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm, xuống còn -6.7%

+ Nguyên nhân: dotình hình chính trị bất ổn ở các quốc gia, nợ nước ngoài cao ở một số quốc gia, dịch bệnh,...

- Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu GDP khu vực Mỹ Latinh có sự chuyển dịch rõ rệt, với tỉ trọng ngành dịch vụ cao và có xu hướng tăng, chiếm hơn 60% (năm 2020).

- Các ngành kinh tế nổi bật:

+ Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế khu vực Mỹ Latinh. Các ngành công nghiệp nổi bật của khu vực là khai khoáng, điện tử - tin học, luyện kim, sản xuất ô tô, chế tạo máy bay,... Những quốc gia có ngành công nghiệp phát triển trong khu vực: Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Chi-lê.

+ Mỹ Latinh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Một số cây trồng chủ yếu: mía đường, đậu tương, chuối, cà phê,... Chăn nuôi bò thịt, bò sữa theo hình thức công nghiệp với quy mô lớn, hiện đại.

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, thu hút hơn 60% lao động khu vực Mỹ Latinh (năm 2020). Các ngành du dịch vụ nổi bật là: du lịch, thương mại và giao thông vận tải.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Nét nổi bật về xã hội của Mỹ La-tinh: Có nền văn hóa độc đáo, được hình thành từ sự hòa quyện của các nền văn hóa bản địa và di cư. Cư dân bản địa ở khu vực này là chủ nhân của nhiều nền văn hóa nổi tiếng như: May-a, In-ca, A-dơ-tếch,... Các nền văn hóa phát triển đã để lại nhiều di tích lịch sử có giá trị lớn về nhân văn và du lịch. Những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân Mỹ La-tinh được tăng lên nhờ kinh tế ngày càng phát triển. Năm 2020, khu vực Mỹ La-tinh có tuổi thọ trung bình đạt khoảng 75 tuổi. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ chiếm 94,5% dân số. HDI khu vực Mỹ La-tinh khá cao, có xu hướng tăng và khác nhau giữa các nước.
- Ảnh hưởng của vấn đề xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội: sự khác biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và các tầng lớp xã hội đã dẫn tới sự bất bình đẳng, xung đột xã hội xuất hiện ở một số quốc gia.

NG
6 tháng 11 2023

Tham khảo:
- Phạm vi lãnh thổ của khu vực Mỹ La-tinh: dài từ khoảng vĩ độ 33oB đến khoảng vĩ độ 54oN; có diện tích 20 triệu km2; bao gồm Mê-hi-cô và eo đất Trung Mỹ, các đảo, quần đảo trong biển ca-ri-bê; toàn bộ Nam Mỹ và một số đảo, quần đảo ngoài khơi của các quốc gia trong khu vực như đảo Co-cốt, quần đảo Ga-la-pa-gốt, đảo Phục Sinh,...
- Đặc điểm của vị trí địa lí: Tiếp giáp với Hoa Kỳ - nền kinh tế hàng đầu thế giới; với vịnh Mê-hi-cô, biển Ca-ri-bê và các đại dương lớn. Nằm trên tuyến đường biển quan trọng từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương qua kênh đào Pa-na-ma Vùng biển phía Tây của khu vực nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương"
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Mỹ La-tinh:
Thuận lợi:
Thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển các ngành kinh tế biển
Đa dạng các hoạt động sản xuất
Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới Tiếp thu các nền văn hóa từ bên ngoài
Khó khăn:
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như: núi lửa, động đất, sóng thần,...

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Tình hình: 

+ Nền kinh tế có sự phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ năm 1955 kinh tế phát triển với tốc độ cao, đến năm 1968 kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ 2 thế giới.

+ Kinh tế chịu nhiều tác động của các cuộc khủng hoảng: khủng hoảng dầu mỏ, “bong bóng kinh tế”, khủng hoảng tài chính toàn cầu.

+ Kinh tế chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh và sự cạnh tranh của nhiều nền kinh tế phát triển nhanh, lực lượng lao động bị thiếu hụt, thu hút đầu tư nước ngoài thấp.

+ Hiện nay là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. GDP đạt 5040,1 tỉ USD, chiếm 6% GDP thế giới.

+ Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và chiếm tỉ trọng cao nhất.


- Giải thích

Đạt được các thành tựu trên là do Nhật Bản đã có những chiến lược để phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn, cụ thể:

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tập trung phát triển có trọng điểm các ngành then chốt ở mỗi giai đoạn.

+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, xây dựng các ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.

+ Từ 2001 Nhật Bản xúc tiến các chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính.

+ Ngoài ra, con người và các truyền thống văn hóa của Nhật cũng là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.