K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 7 2023

1) Nguyên nhân : 

Người dân xả rác bừa bãi ở các nơi công cộng 

Nước thải chưa được qua xử lí được thải trực tiếp xuống ao - hồ

Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức ( gỗ , khoáng sản ,..)

khí thải được thải ra từ khác nhà máy công nghiệp , giao thông vận tại

Khói bụi từ các phương tiện giao thông 

...

2 Biện pháp 

Trông nhiều cây xanh 

Bỏ rác đung nơi quy định 

Giảm lượng xe lưu thông trong thành phố , khuyến khích người dân nên đi bộ hoặc xe đạp

Kiểm soát lượng khí được thải ra không khí 

Xử lí nước sinh hoạt và sản xuất trước khi thải ra môi trường 

Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường không khí - môi trường nước để duy trì cân bằng tự nhiên 

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

1. * Tham khảo gợi ý tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương:

Môi trường

ô nhiễm

Biểu hiện

Nguyên nhân

Môi

trường

nước

Nước ở các khu kênh, mương có màu lạ (màu đen, nâu đỏ,…), có mùi hôi thối, xuất hiện váng, bọt khí, nhiều sinh vật sống trong nước bị chết,…

Do nước thải sinh hoạt, trồng trọt và các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn vào môi trường; do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật;…

Môi

trường

đất

Đất bị khô cằn, có màu sắc không đều, có màu hơi vàng hoặc cam,…

Do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; do bị nhiễm mặn; do rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất;…

Môi

trường không khí

Không khí có mùi bất thường (hôi thối, mùi khai, hắc,…); bụi bẩn xuất hiện trên bề mặt các vật dụng; màu sắc không khí xung quanh xám hoặc như màu khói; giảm tầm nhìn;…

Do khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp; do đốt phế, phụ phẩm từ hoạt động nông nghiệp; do cháy rừng; do quá trình đun nấu trong các hộ gia đình;…

2.

- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương: Cần xử lí chất thải từ sinh hoạt, trồng trọt và hoạt động công nghiệp; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời); trồng nhiều cây xanh; thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh hoạt; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường;…

- Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp nâng cao hiệu quả xử lí rác thải, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải, từ đó, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do rác thải được tái chế và xử lí tốt và tiết kiệm tài nguyên.

5 tháng 9 2023

Ý 1 tham khảo!

- Cần sử dụng các biện pháp tránh thai khi phát sinh quan hệ tình dục nhưng chưa muốn sinh con trong các trường hợp như muốn chủ động thời gian sinh đẻ và khoảng cách các con sinh ra, người mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe không đảm bảo cho quá trình mang thai và sinh con, muốn phòng chống sự lây truyền các bệnh qua đường tình dục,…

- Giải thích: Việc sử dụng các biện pháp tránh thai trong các trường hợp trên giúp tránh mang thai ngoài ý muốn, điều chỉnh nhu cầu sinh con phù hợp với điều kiện kinh tế, độ tuổi và sức khỏe sinh sản. Ý 2 tham khảo!

Biện pháp tránh thai

Tác dụng

Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày

Ngăn không cho trứng chín và rụng

Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Ngăn không cho trứng chín và rụng

Sử dụng bao cao su

Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng

Đặt vòng tránh thai

Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ ở tử cung

Thắt ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng

Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng

  
5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Nguyên nhân gây bệnh về phổi và đường hô hấp: Không khí bị ô nhiễm, có chứa nhiều bụi mịn, vi sinh vật, virus hoặc các chất có hại,… xâm nhập vào đường dẫn khí và phổi là nguyên nhân chính dẫn dến các bệnh về phổi và đường hô hấp.

- Các biện pháp phòng chống bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình:

+ Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày: đánh răng 2 lần mỗi ngày, thay bàn chải đánh răng theo chu kì 3 tháng, xúc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lí vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.

+ Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.

+ Ăn uống đủ chất, hợp lí, không ăn quá nhiều đồ lạnh, cay, cứng,… kết hợp với luyện tập thể dục thể thao phù hợp để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

+ Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.

+ Tiêm vaccine phòng bệnh.

+ Có biện pháp phòng tránh thích hợp khi tiếp xúc với người mắc các bệnh về phổi và đường hô hấp dễ truyền nhiễm.

+ Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.

+ ….

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
11 tháng 9 2023

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe:

- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và vi chất;

- Tránh stress, căng thẳng kéo dài;

- Hoạt động thể lực vừa sức thường xuyên;

- Ngủ đủ và ngủ sâu giấc; …

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
11 tháng 9 2023

5 tháng 9 2023

Tham khảo

Câu 1.

Tại Việt Nam, ca ghép đầu tiên thực hiện tại Học viện Quân y 103 vào tháng 6/1992, đến tháng 12/1992, 2 ca ghép thận đầu tiên ở TP HCM được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đến nay, đã có 6.500 ca ghép tạng được thực hiện trên toàn quốc. Trong đó, số người được ghép thận là hơn 6.100. Cả nước có 23 bệnh viện được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật lấy, ghép 1 trong 6 bộ phận cơ thể người.

Tổng kết về thành tựu của công tác ghép tạng tại Việt Nam, GS.TS Phạm Gia Khánh cho biết, ghép tạng tại Việt Nam bắt đầu khởi xướng từ những năm 60 của thế kỷ 20. Số người được ghép tạng tại Việt Nam từ năm 1992 đến 31/5/2022 là 6.550 người. Trong đó, số người được ghép thận là 6.094 ca; Số người được ghép gan là: 384 ca; Số người được ghép tim là: 59 ca; Số người được thép phổi là: 9 ca; Số người được ghép tụy + thận là: 1 ca; số người được ghép tim + phổi là: 1 ca; Số người được ghép ruột là: 2 ca.

Về ghép thận: Hiện nay, có 21 bệnh viện thực hiện ghép thận. Các bệnh viện thực hiện ghép thận nhiều nhất từ năm 2019 tới 2022 có 5 bệnh viện gồm: BV 103, BV Việt Đức, BV TƯ Huế, BV Chợ Rãy, BV Bạch Mai. Bệnh viện ghép thận nhiều nhất hiện nay là BV Quân y 103. 

Thông tin về các ca ghép thận lại trên các bệnh nhân đã ghép thận, GS.TS Trần Viết Tiến cho biết, sức khỏe của các bệnh nhân đều ổn định sau tốt. Có những bệnh nhân ghép thận lại lần thứ 2 đã thành công cả về kỹ thuật ghép và điều trị sau ghép. Bệnh nhân hiện nay vẫn sống khỏe mạnh sau ca ghép lại đã hơn 5 năm. Có 1 ca ghép thận lần thứ 3, thời gian bệnh nhân sống đến nay đã được trên 8 năm, chức năng thận của bệnh nhân sau ghép lần 3 vẫn tốt.

Về kỹ thuật ngoại khoa, kỹ thuật nội soi trong ghép tạng cũng ghi nhận nhiều thành công. Hiện nay, với hơn 1000 ca ghép thận, bệnh viện đã tiến hành lấy thận nội soi từ người hiến được trên 300 người. Sau phẫu thuật lấy thận, người hiến có sức khỏe tốt. Các bệnh nhân được nhận thận từ kỹ thuật lấy thận nội soi tốt.

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Câu 1:

Tác động của hoạt động trồng trọt đến môi trường qua các thời kì phát triển xã hội:

- Thời kì xã hội nông nghiệp, hoạt động trồng trọt của con người đã dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác. Hoạt động cày với đất canh tác làm thay đổi đất và nước ở tầng mặt, khiến nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. Tuy nhiên, hoạt động trồng trọt cũng đem lại lợi ích là hình thành các hệ sinh thái trồng trọt, tích lũy nhiều giống cây trồng.

- Thời kì xã hội công nghiệp, con người đã bắt đầu cơ giới hóa hoạt động trồng trọt dựa vào các loại máy bóc; nguồn nguyên, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng,… làm tác động mạnh mẽ tới môi trường sống; thuốc trừ sâu và phân bón được sử dụng nhiều cũng gây ô nhiễm môi trường.

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Câu 2:

 

Hoạt động của con ngườiHậu quả phá huỷ môi trường tự nhiên
Hái lượmMất nhiều loại sinh vật
Săn bắt động vật hoang dã

Mất nhiều loại sinh vật

Mất cân bằng sinh thái

Đốt rừng lấy đất trồng trọt

Khai thác khoáng sản

Chiến tranh

Mất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất

Ô nhiễm môi trường, Cháy rừng, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái

Phát triển nhiều khu dân cưMất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái
Chăn thả gia súcMất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất

Ô nhiễm môi trường, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái

Dựa vào thông tin trên, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu và trả lời các câu hỏi sau:1. Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ.2. Thực hành xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân theo các bước sau:Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2.Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.Xác định tên thực phẩm và...
Đọc tiếp

Dựa vào thông tin trên, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu và trả lời các câu hỏi sau:

1. Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ.

2. Thực hành xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân theo các bước sau:

Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2.

Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.

Xác định tên thực phẩm và lượng thực phẩm ăn được (Z), Z = X – Y. Trong đó: X là khối lượng cung cấp; Y là lượng thải bỏ, Y = X × tỉ lệ thải bỏ.

Lưu ý: Xác định tỉ lệ thải bỏ của thực phẩm bằng cách tra bảng 32.3.

Bước 3: Xác định giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.

Xác định giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm bằng cách lấy số liệu ở Bảng 32.3 nhân với khối lượng thực phẩm ăn được (Z) chia cho 100.

Bước 4: Đánh giá chất lượng của khẩu phần.

Cộng các số liệu đã liệt kê, đối chiếu với Bảng 32.1, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp.

Bước 5: Báo cáo kết quả sau khi đã điều chỉnh khẩu phần ăn.

2
D
datcoder
Giáo viên
26 tháng 10 2023

Câu 1. 

- Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu dinh dưỡng, độ tuổi, giới tính, hình thức lao động, trạng thái sinh lí của cơ thể,…

- Ví dụ:

+ Trẻ em cần có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người cao tuổi.

+ Người lao động chân tay có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nhân viên văn phòng.

+ Người bị bệnh và khi mới khỏi bệnh cần được cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khỏe.

+ Phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng tăng thêm năng lượng, bổ sung chất đạm và chất béo, bổ sung các khoáng chất.

D
datcoder
Giáo viên
26 tháng 10 2023

Câu 2:

Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2.

Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.

- Ví dụ: Gạo tẻ

+ X: Khối lượng cung cấp, X = 400g.

+ Y: Lượng thải bỏ, Y = 400 × 1% = 4g.

+ Z: Lượng thực phẩm ăn được, Z = 400 – 4 = 396g.

Tính tương tự với các loại thực phẩm khác.

Bước 3: Xác định giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.

- Ví dụ: Giá trị dinh dưỡng của gạo tẻ

+ Protein = \(\dfrac{7,9.396}{100}\)= 31,29 g.

+ Lipid = \(\dfrac{1,0.396}{100}\)= 3, 96 g.

+ Carbohydrate = \(\dfrac{75,9.396}{100}\)= 300,57 g.

Tính tương tự với các loại thực phẩm khác.

Tên thực phẩm

Khối lượng (g)

Thành phần dinh dưỡng (g)

Năng lượng (Kcal)

Chất khoáng (mg)

Vitamin (mg)

X

Y

Z

Protein

Lipid

Carbohydrate

 

Calcium

Sắt

A

B1

B2

PP

C

Gạo tẻ

400

4,0

396

31,29

3,96

300,57

1362

273,6

10,3

-

0,8

0,0

12,7

0,0

Thịt gà ta

200

104

96

22,4

12,6

0,0

191

11,5

1,5

0,12

0,2

0,2

7,8

3,8

Rau dền đỏ

300

114

186

6,1

0,56

11,5

76

536

10

-

1,9

2,2

2,6

166

Xoài chín

200

40,0

160

0,96

0,5

22,6

99

16

0,64

-

0,16

0,16

0,5

48

70

0,0

70

0,35

58,45

0,35

529

8,4

0,07

0,4

0,0

0,0

0,0

0,0

Bước 4: Đánh giá chất lượng khẩu phần ăn:

- Protein: 31,29 + 22,4 + 6,1 + 0,96 + 0,35 = 61,1 (g)

- Lipid: 3,96 + 12, 6 + 0,56 + 0,5 + 58,45 = 76,07 (g)

- Carbohydrate: 300,57 + 11,5 + 22,6 + 0,35 = 335 (g)

- Năng lượng: 1362 + 191 + 76 + 99 + 529 = 2257 (Kcal)

- Chất khoáng: Calcium = 845,5 (mg), sắt = 22,51 (mg).

- Vitamin: A = 0,52 (mg), B1 = 3,06 (mg), B2 = 2,56 (mg), PP = 23,6 (mg), C = 217,8 (mg).

So sánh với các số liệu bảng 31.2, ta thấy đây là khẩu phần ăn tương đối hợp lí, đủ chất cho lứa tuổi 12 – 14.

Bước 5: Báo cáo kết quả sau khi đã điều chỉnh khẩu phần ăn.

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Hiệu quả của các biện pháp trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã:

1. Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã: Môi trường sống có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật trong quần xã. Bảo vệ môi trường sống giúp đảm bảo các nhân tố môi trường không bị biến đổi theo hướng tác động xấu tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các sinh vật, từ đó, giúp bảo vệ đa dạng sinh học.

2. Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng: Việc cấm săn bắn động vật hoang dã đảm bảo số lượng cá thể vốn đã ít ỏi của các loài này không bị đe dọa bởi hoạt động của con người, giúp các loài động vật này có điều kiện duy trì và hướng tới sự phục hồi số lượng. Mặt khác, trong quần xã, các loài sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, do đó, bảo vệ động vật hoang dã cũng giúp hạn chế sự ảnh hưởng tới việc tồn tại, phát triển của các loài khác, tạo nên sự cân bằng sinh thái (bảo vệ đa dạng sinh học).

3. Trồng rừng ngập mặn ven biển: Việc trồng rừng ven biển có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sống vùng ven biển như giúp chống sa mạc hóa, suy thoái đất, giảm phát thải khí nhà kính,… từ đó, đảm bảo điều kiện môi trường ổn định cho các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển (bảo vệ đa dạng sinh học).

4. Phòng chống cháy rừng: Cháy rừng sẽ giết chết nhiều loài động thực vật, đồng thời, để lại những hậu quả nặng nề cho môi trường sống như ô nhiễm không khí,… Do đó, phòng chống cháy rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.