K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2023

Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu:

– Do có tính nhạy cảm cao, thiên nhiên châu Nam Cực dễ thay đổi khi có biến đổi khí hậu.

– Theo tính toán của các nhà khoa học, đến cuối thế kỉ XXI, nhiệt độ ở châu Nam Cực sẽ tăng 0,5°C, lượng mưa cũng tăng lên mực nước biển sẽ dâng thêm 0,05 – 0,32 m.

– Nhiều hệ sinh thái sẽ mất đi nhưng lại xuất hiện các đồng cỏ ở vùng ven biển. Lớp băng phù ở vùng trung tâm sẽ dày thêm do có nước mưa cung cấp.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật do nhiệt độ tăng làm băng bị tan.

- So với thời kì tiền công nghiệp, nếu nhiệt độ tăng 2℃, dải băng Tây Nam Cực sẽ sụp đổ, mức nước biển sẽ dâng hơn 2m; nếu nhiệt độ tăng 6-9℃, hơn 70% lượng băng ở Nam Cực sẽ mất đi, mực nước biển sẽ dâng khoảng 40m.

4 tháng 2 2023

Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu:

- Nhiệt độ tăng làm băng bị tan, dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật.

 

- So với thời kì tiền công nghiệp, nếu nhiệt độ tăng 2℃, dải băng Tây Nam Cực sẽ sụp đổ, mức nước biển sẽ dâng hơn 2m; nếu nhiệt độ tăng 6-9℃, hơn 70% lượng băng ở Nam Cực sẽ mất đi, mực nước biển sẽ dâng khoảng 40m.

NG
20 tháng 9 2023

Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu:

- Nhiệt độ trung bình cuối thế kỉ XXI tăng 1,10C – 2,60C (dao động 2,60C- 4,80C) so với trung bình thời kỳ 1986 – 2005. Mực nước biển toàn cầu tăng, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng. Nhiệt độ trái đất tăng, băng ở Nam Cực tan chảy, vỡ ra tạo ra các núi băng trôi gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại. Môi trường sống của chim cánh cụt bị thu hẹp, làm giảm số lượng. Băng tan làm giảm độ mặn của nước biển, ảnh hưởng môi trường sống của sinh vật biển. Các loài tảo, rêu phát triển làm thay đổi cảnh quan môi trường. Thực vật hấp thụ ánh nắng làm nhiệt độ tăng lên khiến băng tan nhanh hơn.

20 tháng 9 2023

– Châu Nam cực là khu vực chứa 2/3 trữ lượng nước ngọt của thế giới ở dạng rắn. (băng tuyết)

– Khi băng ở Nam Cực tan ra sẽ làm cho nước biển và đại dương dâng cao => chìm ngập nhiều vùng đất trũng ven biển, ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất của dân cư ven biển, tàu thuyền đi lại ở nơi có băng trôi sẽ rất nguy hiểm.

– Những vùng băng trôi, băng tan làm hẹp môi trường sống của nhiều loài động vật, gây mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng lớn tới loài người. 

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Châu Nam cực là khu vực chứa 2/3 trữ lượng nước ngọt của thế giới ở dạng rắn.

- Khi băng ở Nam Cực tan ra sẽ làm cho nước biển và đại dương dâng cao => chìm ngập nhiều vùng đất trũng ven biển, ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất của dân cư ven biển, tàu thuyền đi lại ở nơi có băng trôi sẽ rất nguy hiểm.

- Những vùng băng trôi, băng tan làm hẹp môi trường sống của nhiều loài động vật ,gây mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng lớn tới loài người.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu:

- Biểu hiện của biến đổi khí hậu: ảnh hưởng liên tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng bất thường ở Bắc Âu, cháy rừng ở Nam Âu, mưa lũ ở Tây và Trung Âu).

- Biện pháp ứng phó:

+ Trồng và bảo vệ rừng.

+ Hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

+ Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường (mặt trời, gió, sóng biển, thủy triều).

16 tháng 8 2023

Các tài nguyên thiên nhiên ở châu Nam Cực:

– Nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất Trái Đất (khoảng 60% lượng nước ngọt trên Trái Đất).

– Giàu các loại khoáng sản: than đá, sắt, đồng. Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

Các tài nguyên thiên nhiên ở châu Nam Cực: - Nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất Trái Đất (khoảng 60%lượng nước ngọt trên Trái Đất). - Giàu các loại khoáng sản: than đá, sắt, đồng. Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Á:

- Địa hình: 3 khu vực chính (Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông và Nam Xi-bia).

- Khí hậu: ôn đới lục địa.

- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi,...) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa mùa đông, lũ trùng vào mùa xuân.

- Các đới thiên nhiên chính: cực và cận cực, ôn đới.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á:

- Địa hình: có các hệ thống núi bao bọc xung quanh.

- Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.

- Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a).

- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới và cận nhiệt.

4 tháng 2 2023

Khí hậu ấm lên sẽ ảnh hưởng lớn đến thiên nhiên của châu Nam Cực: nhiệt độ tăng làm băng bị tan, dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật.

20 tháng 9 2023

- Tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 giảm rất nhiều so với năm 2005, cụ thể:

+ NH3 năm 2019 giảm 8% so với năm 2005.

+ NO2 năm 2019 giảm 42% so với năm 2005.

+ PM2.5 năm 2019 giảm 29% so với năm 2005.

+ SO2 năm 2019 giảm 76% so với năm 2005.

=> Giải thích: do châu Âu đã triển khai các biện pháp nhằm làm giảm lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:

+ Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện.

+ Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.

+ Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng tiêu chuẩn xe ô tô của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải.

+ Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiếm chất thải của sản xuất nông nghiệp.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát lượng không khí.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực:

- Địa hình: độ cao trung bình lớn nhất trên Trái Đất. Đại bộ phận lãnh thổ bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.

- Khoáng sản: giàu có (than, sắt, dầu mỏ).

- Khí hậu: lạnh nhất, nhiều gió bậc nhất và khô nhất trên Trái Đất.

- Thực vật rất nghèo nàn. Ven lục địa, trên các đảo và vùng biển xung quanh có nhiều loài động vật chịu được lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu, chim biển, cá voi,…