K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ai trong số chúng ta cũng có những ưu điểm và nhược điểm. Người ta dựa vào ưu điểm làm nền móng cho sự tự tin và thường che dấu nhược điểm với người ngoài, phần nào vì sợ bị tổn thương, sợ bị đánh giá thấp, sợ bị mất hình ảnh. Vì nhận thức bản thân còn chưa vững, đa số người trẻ chẳng dám đối diện với nhược điểm của mình, tìm mọi cách để lờ nó đi, dìm nó...
Đọc tiếp

Ai trong số chúng ta cũng có những ưu điểm và nhược điểm. Người ta dựa vào ưu điểm làm nền móng cho sự tự tin và thường che dấu nhược điểm với người ngoài, phần nào vì sợ bị tổn thương, sợ bị đánh giá thấp, sợ bị mất hình ảnh. Vì nhận thức bản thân còn chưa vững, đa số người trẻ chẳng dám đối diện với nhược điểm của mình, tìm mọi cách để lờ nó đi, dìm nó xuống. Nhưng chẳng hiếu sao càng đè nén, càng chối bỏ, người ta càng cảm thấy bất an với chính mình. (..) Chẳng hiểu từ lúc nào, người ta có thiên hướng nghĩ rằng, cần phải nghiêm khắc, khắt khe với bản thân để có thể phát triển được. Cũng chính vì điều này, cái con người hay chỉ trích, phê bình trong ta càng mạnh mẽ, càng khiến chúng ta khổ sở, tự ti và cảm giác tiêu cực về chính mình. Tôi cũng đã từng bị ám ảnh bởi sự kém cỏi và ghét bỏ bản thân vì những nhược điểm của mình. Mãi về sau tôi mới nhận thức được : nhược điểm thực chất là ưu điểm nguy trang. Và "nó chỉ thích sống trong thế giới của riêng nó" (Trích nhược điểm có đáng ghét đến thế?" - Trần Thị Thùy Trang ) Câu 1; Theo đoạn trích, người ta thường che giấu nhược điểm với người khác khi nào? Câu 2: Nêu tác dụng lời chia sẻ chân thành của tác giả ở phần cuối đoạn trích? Câu 3:, anh/chị hiều như thế nào về câu nhược điểm thực chất là ưu điém nguy trang"? Câu 4: anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩ: khi cần phải nghiêm khắc, khắt khe với bản thân cũng là lúc cũng là lúc cái con người hay chỉ trích, phê bình trong ta càng lớn?

1
13 tháng 6 2023

Câu 1: Theo đoạn trích, người ta thường che giấu nhược điểm với người khác khi sợ bị tổn thương, sợ bị đánh giá thấp, sợ bị mất hình ảnh và không dám đối diện với nhược điểm của mình, tìm mọi cách để lờ nó đi, dìm nó xuống. 

Câu 2: Nêu tác dụng lời chia sẻ chân thành của tác giả ở phần cuối đoạn trích là đưa ra thông điệp được tóm gọn lại của bài văn, giúp cho người đọc hiểu hơn về nhược điểm của bản thân mà không tự ti không cố gắng đè nén nghiêm khắc bản thân mình. Từ đó, con người ta sẽ không còn thói chỉ trích, chê bai chính mình hay mọi người xung quanh, xã hội dần có tình yêu thương hơn và ngày càng phát triển hơn. 

Câu 3: Anh/chị hiều như thế nào về câu "nhược điểm thực chất là ưu điểm ngụy trang"?

Em hiểu rằng đôi khi nhược điểm của mình làm mình thấy tự ti, cố gắng giấu nó đi nhưng trong một hoàn cảnh cam go khó khăn nào đó thì nó lại giúp mình tìm lại an toàn, sự cân bằng trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải những gì chưa tốt, những cái xấu của bản thân mình đều là "ưu điểm ngụy trang", bản thân ta cũng cần biết rằng mình luôn phải hoàn thiện phát triển bản thân hàng ngày nhưng đồng thời không cần thấy tự ti vì nhược điểm của mình.

Câu 4: Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩ: khi cần phải nghiêm khắc, khắt khe với bản thân cũng là lúc cũng là lúc cái con người hay chỉ trích, phê bình trong ta càng lớn?

Em suy nghĩ rằng khi con người ta đã khắt khe, nghiêm khắc với chính bản thân mình (cái mà từ khi sinh ra họ đã yêu thương nhất) thì đó cũng là lúc trong lòng họ ngày càng có nhiều sự chỉ trích, phê bình đến chính bản thân họ. Dần dần, nhược điểm không mất đi nhưng con người hay chỉ trích phê phán trong ta lớn hơn mỗi ngày khiến ta bắt đầu soi mói đến cả nhược điểm của người khác, đó chính là con người chỉ trích phê bình trong ta càng lớn. Điều ta thực sự cần làm là cố gắng hoàn thiện bản thân, không ép bản thân hoàn hảo hết mọi điều và từ đó tìm đến sự cảm thông cho lỗi lần, yếu điểm của mọi người xung quanh ta.

Trong mỗi đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian (phần in đậm), nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu giữa, cuối câu). Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp. a) Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách […]. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.Sáng hôm...
Đọc tiếp
Trong mỗi đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian (phần in đậm), nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu giữa, cuối câu). Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp. a) Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách […]. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.
Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pa Tra…
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ) b) Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…
Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp […].
(Nam Cao, Chí Phèo) c) Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pa Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pa Tra. Cô Mị về làm dâu nhà Pa Tra đã mấy năm. (Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
1
11 tháng 6 2017

- Đoạn 1: cụm từ “ một đêm khuya” được đặt đầu câu nhằm nêu hoàn cảnh, thời gian cho các sự kiện xảy ra. Trạng ngữ “sáng hôm sau” có tác dụng liên kết câu vì thế phải nằm đầu câu

- Đoạn 2: trạng ngữ chỉ thời gian “một buổi sáng tinh sương” đặt giữa câu, đằng sau hành động của chủ thể.

- Đoạn 3: “đã mấy năm” nằm cuối câu mục đích thông báo, nó biểu thị phần tin mới, phần trọng tâm. Tuy giữ vai trò thứ yếu về mặt ngữ pháp nhưng nó lại giữ vai trò quan trọng về mặt thông báo nên nó cần đặt ở cuối câu.

28 tháng 1 2017

E. Người mang vỏ ốc là tên truyện phù hợp với nhan đề truyện ngắn “Người trong bao”

Bởi tên này cũng gợi lên hình ảnh có tính biểu tượng, vừa châm biếm, mỉa mai, vừa u buồn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Chí Phèo lại khiến dân làng Vũ Đại e sợ khi hắn mới từ nhà tù trở về làng vì:

- Trông như thằng săng đá.

- Cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm.

- Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế.

15 tháng 11 2017

=> Đáp án D

23 tháng 10 2019

Câu bị động trong đoạn văn trên: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả

Chuyển sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

→ Sự xuất hiện của câu chủ động không hợp lí, câu đầu đang nói về “hắn”, câu tiếp theo nên tiếp tục chọn “hắn” làm đề tài, không thể đột ngột nói tới chủ thể khác ( người đàn bà)

Chia sẻ bài viết của bạn : bui thi quynh chi Cảnh báo !!! Các bạn nữ ở một mình nên cảnh giác nha !!! 22h đêm qua, tại kí túc xá của 1 trường Đại Học. Mưa vừa tạnh, đang vùi đầu vào đống đề cương dày để trên bàn, C bỗng nghe tiếng sột soạt ngoài cửa. Cô thầm nghĩ: “ Giờ này còn ai đến chơi nữa nhỉ? ”. Chỉnh lại chiếc váy xộc xệch, cô vội vã chạy ra mở cửa. Thế nhưng, khi cánh cửa từ từ...
Đọc tiếp
Chia sẻ bài viết của bạn : bui thi quynh chi

Cảnh báo !!! Các bạn nữ ở một mình nên cảnh giác nha !!! 22h đêm qua, tại kí túc xá của 1 trường Đại Học. Mưa vừa tạnh, đang vùi đầu vào đống đề cương dày để trên bàn, C bỗng nghe tiếng sột soạt ngoài cửa. Cô thầm nghĩ: “ Giờ này còn ai đến chơi nữa nhỉ? ”. Chỉnh lại chiếc váy xộc xệch, cô vội vã chạy ra mở cửa. Thế nhưng, khi cánh cửa từ từ hé mở, cô chẳng thấy ai, ngó ngang ngó dọc cũng không thấy bóng người nào, vừa định quay vào thì bỗng dưng chân cô va phải 1 chiếc hộp đặt ngay trước cửa, không biết là của ai. Vốn tò mò mở chiếc hộp ra, C vô cùng kinh hãi khi ở trong đó là 1 bộ đồ dính đầy máu. Đến lúc này, trong đầu cô tưởng tượng ra 1 vụ án mạng nghiêm trọng nào đó đã xảy ra và hung thủ đã vô tình áo quần nạn nhân ở trước cửa phòng cô. C rùng mình sợ hãi, vội vứt chiếc hộp đi thì bỗng nhiên, chiếc điện thoại Nokia lumia của cô reo lên ! trong cơn sợ hãi, cô nghe thấy giọng 1 người đàn ông rít lên trong điện thoại ! - Trước 12h đêm nay, mày phải giặt sạch bộ quần áo đó, nếu không thì...tút..tút..tút... Quá sợ hãi, C lao như điên vào phòng tắm và giặt liên tục, cô vò, chải, rồi xát... làm bằng đủ mọi cách nhưng không tài nào sạch hết được vết máu. Một tiếng sau, tiếng chuông điện thoại lại reo lên, vẫn là cái giọng người đàn ông đó, lần này giọng nói trở nên dữ tợn hơn: - Con bé kia ! mày đã giặt xong bộ quần áo đó chưa? C sợ hãi, giọng cô run run, lắp bắp nói không nên lời: - D...ạ...ch...ư...a... ! Đáp lại, giọng người đàn ông bỗng dưng hạ xuống: - Vậy chị đừng lo, đã có bột giặt ÔMÔ của chúng tôi - Với ÔMÔ, Ngại gì vết bẩn cứng đầu :) ? Vậy là kể từ đó, C đã tin dùng ÔMÔ :) , còn các bạn thì sao? đã dùng thử ÔMÔ chưa?

1
9 tháng 11 2018

Sao hay dữ vậy chị?????

ucche

21 tháng 9 2021

Hai câu thơ trên cho ta thấy sự van xin, khuyên nhủ người yêu hãy giữ lấy những truyền thống tốt đẹp, giữ lấy cái gốc nhân bản của quê hương mà cha ông đã tạo dựng lên.

Cho đoạn trích và trả lời câu hỏi:Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: Đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.(Nam Cao - Chí Phèo)a) Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: Đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:

- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.

(Nam Cao - Chí Phèo)

a) Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn được không?

b) Việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ, nhưng rất sắc” có tác dụng như thế nào đối với sự thể hiện ý nghiaz của câu và sự liên kết ý trong đoạn văn?

c) So sánh với trật tự của các từ ngữ đó trong trường hợp dau:

Hắn có một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Dao ấy thì chặt làm sao được cành cây to này?

Trong mỗi trường hợp trên đây, trật tự sắp xếp các bộ phận câu có mục đích gì? (xét trong quan hệ về ý nghĩa với các câu đi trước, đi sau)

1
12 tháng 6 2018

a, Nếu thay đổi thành phần in đậm thành “đó là một con dao rất sắc nhưng nhỏ” về mặt ngữ pháp không sai

+ Nhưng khi đặt vào đoạn văn không phù hợp với mục đích của hành động: đe dọa, uy hiếp Bá Kiến của nhân vật Chí Phèo

b, Khi đổi vị trí từ nhỏ của cụm từ rất sắc thì ý mà tác giả muốn biểu đạt không được nhấn mạnh mà bị cắt giảm, dụng ý tác giả không được thực hiện

c, Cách sắp xếp lại vấn đề không hợp lý với những tình huống khác, ngữ cảnh khác thì sắp xếp lại phù hợp hơn