K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3

nhân vật gì ạ?

20 tháng 3

Ta là Lê Lợi, chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn. Giặc Minh sang xâm lược nước ta. Chúng bóc lột nhân dân đến tận xương tủy. Điều đó khiến cho ta vô cùng đau lòng.

Ta quyết định thành lập nghĩa quân, lấy tên là Lam Sơn ngày đêm rèn sức luyện tài để đợi ngày đánh giặc. Do nghĩa quân mới thành lập chưa lâu nên lực lượng còn non yếu lại gặp nhiều khó khăn: thiếu thốn lương thực, vũ khí…

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người tên là Lê Thận làm nghề đánh cá. Lê Thận khi kéo lưới thấy nặng tưởng rằng cá to. Hóa ra khi vớt lên chỉ thấy một thanh thanh sắt, liền vứt xuống sông. Liên tiếp ba lần như vậy, chắc hẳn Lê Thận thấy kỳ lạ nên đã quyết định đem về nhà. Về sau, Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn, chiến đấu vô cùng dũng cảm. Chuyện này về sau ta nghe Lệ Thận kể lại mới hiểu rõ đó là ý trời.

Một lần nọ, ta cùng tùy tùng đến thăm nhà Lê Thận. Bỗng nhiên thấy phía góc nhà lóe sáng, ta tiến đến gần xem là cầm lên xem là vật thì gì thì thấy hai chữ “Thuận Thiên”. Trong một lần bị giặc đuổi, ta cùng tùy tùng đi qua một khu rừng, nhặt được một cái chuôi. Ta trèo lên cây xem thử thì thấy một cái chuôi gươm nạm ngọc quý giá. Bỗng nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ta mang chuôi về tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.

Một năm trôi qua, nhờ có gươm thần giúp sức, nghĩa quân của ta đánh đến đâu thắng đến đó. Thanh thế ngày một vang xa. Quân Minh được dẹp tan. Ta được nhân dân tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ.

Một ngày nọ, ta cho cưỡi thuyền trên hồ Tả Vọng thì thấy một con Rùa Vàng nổi lên. Rùa không sợ người, còn nói với với ta:

- Việc lớn đã thành. Xin bệ hạ trả lại gươm báu cho đức Long Quân.

Sau khi nghe Rùa Vàng nói, ta bèn đem gươm báu trả lại rồi nói:

- Xin cảm tạ ngài cùng đức Long Quân đã cho mượn gươm báu để đánh tan quân giặc, bảo vệ nước nhà.

Nghe xong, Rùa Vàng gật đầu rồi lặn xuống hồ. Từ đó, người dân đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Gươm (hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm).

 

 

20 tháng 9 2016

Tóm tắt:

- Giặc Minh ách đô hộ nước Nam.

- Nghĩa quân ta buổi đầu còn yếu bị thua.

- Đức Long Quân cho quân Lam Sơn mượn gươm.

- Lê Thận thả lưới ba lần thu gươm.

- Lê Lợi thấy chuôi gươm trên ngọn đa.

- Hợp lại thành gươm báu giúp nghĩa quân chiến thắng giặc Minh.

- Sau khi thắng giặc, Lê Lợi lên làm vua, rùa vàng lên đòi gươm.

- Lê Lợi trao gươm \(\Rightarrow\) Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm.

20 tháng 9 2016
 

Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nện thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quan mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá lên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp mội thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.


 

8 tháng 2 2022

refer

a vốn là một con chim thần ngự trị ở trên một ngọn núi cao giữa biển Đông. Hàng ngày ta bay vào đất liền kiếm hoa quả để ăn. Một hôm, ta phát hiện trong một khu vườn nhỏ ở một làng nọ có một cây khế quả sai kĩu kịt, ta bèn hạ cánh xuống cây và định ăn mấy quả. Đúng lúc đó, từ trong túp lều cũ kĩ, một chàng trai bước ra cất tiếng van xin:

         VDO.AI

- Hỡi chim lạ, sao ngươi lại ăn khế của tôi?

Ta bèn trả lời:

- Ta thấy cây khế của nhà ngươi quả rất sai và ngọt. Ngươi không thể cho ta một vài quả được ư?

Chàng trai trả lời ta rất lễ phép.

- Tôi không tiếc chim đâu. Nhưng nhà tôi nghèo lắm, chẳng có gì đáng giá, chỉ có mỗi cây khế này là tài sản duy nhất. Tôi định bán quả khế lấy tiền sống qua ngày. Giờ chim ăn khế của tôi, tôi biết lấy gì mà sống?

Ta lại hỏi:

- Ta được biết cha mẹ ngươi cũng không nghèo khó gì. Sao nhà ngươi lại khốn khổ đến vậy?

- Không giấu gì chim, cha mẹ mất đi, anh trai tôi vì quá tham lam nên đã tự ý chia gia tài cha mẹ để lại. Nhà cửa, ruộng vườn có bao nhiêu anh chiếm hết làm của mình. Anh chỉ để lại cho tôi một mảnh vườn nhỏ ở cuối làng và cây khế ngọt này. Vì có được ruộng vườn nhiều nên gia đình anh ấy sống sung túc lắm. Vậy mà anh chẳng hề đề ý gì đến đứa em nghèo khó như tôi. Tôi rất buồn vì chuyện đó. Nhưng lại nghĩ, anh hưởng hạnh phúc cũng như mình hưởng vậy nên an phận sống vất vả nơi căn lều nhỏ dựng trong vườn. Để nuôi sống bản thân và gia đình, hàng ngày tôi vào rừng kiếm củi, hoặc cày thuê cuốc mướn và cũng không quên chăm sóc cây khế, mong nó ra nhiều quả bán lấy chút tiền sinh nhai. Không phụ lòng tôi chăm sóc và ngóng trông, cây khế đậu rất nhiều quả ngọt như chim thấy.

Nghe chàng trai kể chuyện, ta cảm thấy rất thương chàng trai. Ta quyết định cho chàng một chút vốn làm ăn. Ta nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng rồi cắp khế bay đi.

Y hẹn, mấy ngày sau ta đến khu vườn nhỏ của chàng trai để đưa chàng đi lấy vàng. Ta dang cao đôi cánh rộng lớn của mình bay qua biển Đông, đến hòn núi dựng sừng sững giữa biển. Đó chính là nhà của ta. Trên đó có vô số vàng bạc, sáng lấp lánh. Tuy thấy nhiều vàng, nhưng chàng trai chỉ lấy đúng vừa chiếc túi ba gang rồi leo lên lưng ta bay về nhà. Từ sau ngày đó, cuộc sống của chàng trai khấm khá hơn rất nhiều.

Anh trai của chàng thấy sự lạ kì, bèn tìm đến hỏi han. Là người thật thà nên người em đã kể hết mọi chuyện. Nghe xong, người anh nằng nặc đòi đổi hết gia tài của hắn lấy mảnh vườn và cây khế. Thấy anh cương quyết nên chàng trai đồng ý. Từ khi có cây khế, hắn chỉ mong chờ ngày ta đến ăn quả để có cơ hội đòi được bạc vàng.

Ta bèn đến để thử lòng người anh. Khi ta vừa đậu xuống thân cây, vợ chồng hắn đã la lên ầm ĩ. Ta vẫn như lệ cũ dặn hắn may túi ba gang đế đi lấy vàng. Hắn chỉ chờ có thế. Lòng tham đã khiến hắn mờ mắt, hắn liền lén may một chiếc túi sáu gang. Đến núi vàng, hắn tham lam nhét vàng đầy cái túi to tướng và còn cố nhét thêm vào người. Cô gắng lắm ta mới cất cánh nổi. Nhưng do quá nặng đến giữa biển Đông, ta kêu hắn bỏ bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Tức giận vì sự tham lam và bội tín của hắn, ta liền nghiêng người, hất tung hắn xuống biển. Đó là bài học cho những kẻ tham lam.

8 tháng 2 2022

Tham khảo nha
 Vào một ngày nắng đẹp, tôi cùng đứa con ngao du trên bầu trời. Bay một lúc lâu, chúng tôi hạ cánh xuống khu vườn nhỏ nghỉ ngơi. Chợt con tôi hỏi: “Cha ơi! Cha đã đi rất nhiều nơi, có chuyện gì mà cha nhớ nhất”. Nghe con hỏi tôi liền nhớ lại câu chuyện Cây khế rồi kể cho con nghe.

“Hồi đó, cha còn rất trẻ. Với đôi mắt xanh biếc, chiếc mỏ đỏ chót và bộ lông đẹp, nhiều màu sắc cùng thân hình cường tráng, cha bay đi khắp nơi ngắm thế gian.

Một hôm, cha đậu xuống cây khế trồng trên một mảnh vườn nhỏ bên cạnh ngôi nhà rách nát. Nhìn những trái khế chín mọng, ngon lành, lúc đầu cha định ăn một quả thôi nhưng càng ăn càng thấy ngon. Cha ăn cho đến khi chỉ còn vài quả trên cây, bỗng có tiếng người nói: “Chim ơi! Nhà ta chỉ có cây khế này thôi, chim ăn hết thì vợ chồng ta lấy gì mà sống?” Lúc này, cha mới để ý thấy một chàng thanh niên gầy gò, xanh xao, mặc bộ quần áo rách rưới đang đứng dưới gốc cây khế. Thấy anh ta có vẻ nghèo khổ, nhất là khi nhìn căn nhà tồi tàn của vợ chồng anh ta thì cha thấy ái ngại quá. Thương họ, cha liền nói: “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”, rồi cha bay đi.

Sáng hôm sau, cha đến đón anh ta theo lời hẹn. Trên đường, cha và anh ta nói chuyện rất vui vẻ. Cha được biết, trước đây gia đình anh ta rất giàu có. Nhưng khi cha mẹ mất đi, vợ chồng người anh đã chiếm hết gia tài, nhà cửa, ruộng vườn, chỉ để cho vợ chồng anh ta một căn nhà rách nát, một mảnh vườn nhỏ, trên mảnh vườn cằn cỗi đó chỉ có một cây khế. Hai vợ chồng anh ta phải làm lụng vất vả, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống. Vui chuyện, cuối cùng đã đến hòn đảo có một cái hang chứa đầy vàng. Cha hạ cánh xuống hòn đảo để anh ta vào hang lấy vàng. Cha thấy anh ta chỉ lấy vàng vào cái túi ba gang mà anh ta mang theo. Đưa anh ta về tới nhà, cha thầm nghĩ: “Người thanh niên này cũng hiền lành, thật thà”.

Năm sau, đến mùa khế chín, cha lại đến ăn khế. Có một người chạy ra, nhưng không phải là anh thanh niên lần trước mà là một người đàn ông mập mạp, hồng hào, chẳng có vẻ gì là thiếu ăn, thiếu mặc cả. Nghe hắn than thở cha cung nói: “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”.

Sáng hôm sau, cha đưa hắn đi, nhưng hắn mang tận cái túi chừng mười hai gang. Đến hòn đảo, nhìn thấy cái hang chứa vàng đó, hắn ta hí hửng chạy vào lấy vàng. Đợi mãi vẫn chưa thấy hắn ra, nhìn biển thấy sắp có bão, cha vào hang giục hắn về nhưng hắn vẫn mê mải lấy vàng không chịu ra. Mãi lâu sau, hắn mới ì ạch kéo cái túi vàng nặng trịch ra, xung quanh người hắn cũng buộc toàn vàng, thế mà ra đến cửa hang rồi, hẳn ta vẫn còn cảm thấy tiếc rẻ. Hắn chậm chạp bước lên lưng cha, vàng nhiều, nặng quá, cha phải cố hết sức mới bay được. Đi đến giữa biển, đôi cánh của cha mỏi rã rời tường như không cắt lên được nữa, chợt giông tố nổi lên, sấm sét ầm ầm. Cha cố gắng bay, cha bảo hắn vứt bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Gió mạnh quá người cha nghiêng ngả, chao đảo làm hắn rơi xuống biển cùng với túi vàng cùa hắn. Thật đáng đời kẻ tham lam!

Con thấy đấy! Người em “ở hiền thì gặp lành”, còn người anh tham lam thì đã phải trả giá. Con hãy nhớ lấy bài học từ câu chuyện này nhé!

30 tháng 12 2017

Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiêm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. 

Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.

Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.

Năm ấy, trong làng có một con chằn tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi thay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con chằn tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó, thân nó biến thành một bộ cung tên vàng. Khi thấy tôi mang đầu chằn tinh về nhà, mẹ con Lí Thông ngạc nhiên lắm vì mẩm rằng tôi đã nằm trong bụng chằn tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém chằn tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Rồi Lí Thông mang đầu chằn tinh đi nhận thưởng, hắn được vua phong là Quận Công.

Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi dùng cung tên vàng của chằn tinh bắn vào cánh nó. 

Mấy hôm sau, hắn tìm tôi. Tôi đã chỉ hắn lần theo đường máu của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động hắn dục tôi xông vào cứu người. Vừa xuống thì tôi bị đại bàng tấn công, tôi dùng cung tên vàng bắn mù 2 mắt nó, dùng rìu bổ đôi đầu nó ra. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi, hắn thòng dây thừng xuống đưa công chúa lên. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.

Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của  chằn tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.

Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành được thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa sống hạnh phúc mãi mãi.

29 tháng 12 2017

thạch sanh là thằng ml nào?

Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:

-   Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.

Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.

Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.

Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.

Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.

Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều  tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.

Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
 

-    Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.

Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.

Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.

Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại với Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.

Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.

 

24 tháng 1 2022

Tham khảo

Đóng vai nhân vật - Sọ Dừa

Tôi là Sọ Dừa. Khi mẹ sinh ra, tôi không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như quả dừa. Bà buồn quá, định vứt tôi đi, thì tôi liền nói:

- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.

Vì thương tôi nên mẹ đã để lại nuôi, đặt cho tôi cái tên là Sọ Dừa. Lớn lên, tôi vẫn như lúc nhỏ, lăn lông lốc trong nhà. Mẹ liền nói với tôi:

- Con nhà người ta báy tám tuổi đã đi ở chăn bò, còn mày chẳng được tích sự gì.

Tôi liền bảo với mẹ:

- Chuyện gì chứ chăn bò con cũng làm được. Mẹ cứ xin phú ông cho con đi chăn bò.

Nghe vậy, mẹ tôi liền đến hỏi phú ông. Từ đó tôi đến ở nhà phú ông. Ngày ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà, đàn bò béo tốt hẳn ra. Tôi thấy phú ông mừng ra mặt.

Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho tôi. Hai cô chị độc ác nên thường hắt hủi tôi. Chỉ có cô út hiền lành, đối xử với với tôi.

Một hôm, tôi biến thành người, ngồi thổi sáo trên lưng trâu thì tiếng động, biết có người nên tôi lại hóa về hình dáng cũ. Từ đó, cô út càng chăm sóc tôi nhiều hơn, có thức ăn ngon lại giấu đem cho tôi.

Cuối mùa ở, tôi liền về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Mẹ tôi ửng sốt lắm, nhưng thấy tôi năn nỉ mãi nên cũng sang hỏi phú ông. Khi trở về, bà nói rằng phú ông yêu cầu phải sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm mới đồng ý gả con gái. Tôi nói với mẹ cứ yên tâm.

Đến ngày hẹn, mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên khi trong nhà bỗng có đủ những lễ vật mà phú ông yêu cầu. Không chỉ vậy, còn có chục giai nhân khiêng sính lễ sang nhà phú ông. Phú ông liền hỏi ba cô con gái xem có ai đồng ý, thì chỉ có cô út.

Trong ngày cưới, tôi cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, tôi biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú sang đón cô út về làm vợ. Hai vợ chồng tôi sống hạnh phúc. Tôi ngày đêm miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, nhà vua cử tôi đi sứ. Trước khi đi, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giữ luôn các thứ ấy bên mình để có lúc cần dùng đến.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, tôi nghe thấy tiếng con gà trống gáy vang ba lần:

- Ò… ó… o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Tôi hạ lệnh cho thuyền vào xem, thì gặp lại vợ mình. Vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc. Tôi đưa vợ về nhà, mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai người chị của vợ tôi tranh nhau kể chuyện nàng gặp phải rủi ro, tỏ vẻ thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Nhìn thấy em mình đã trở về bình an, họ xấu hổ bỏ về.

tham khảo thêm ở:https://download.vn/dong-vai-nhan-vat-ke-lai-mot-truyen-co-tich-53121#mcetoc_1fp6lu7gkm

16 tháng 12 2020

Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:

 

–   Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.

Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.

Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.

Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.

Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.

Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều  tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.

   

Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:

–    Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.

Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.

 

Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.

Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.

Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.

5 tháng 4 2018

Vào thời giặc Minh đô hộ ở nước ta, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm thù chúng đến sương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân của ta nổi dậy chống lại chúng, thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định chõ nghĩa quân của ta mượn gươm thần để giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề chài lưới quanh năm để nuôi thân, tên anh là Lê Thận. Một đêm nọ, anh ta thả lưới ở một bến vắng như mọi hôm. khi kéo lên, Thận nghĩ là được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy một thanh sắt. Thận liền vứt ngay xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên, Thận lại thấy thanh sắt đó mắc vào lưới. Lần thứ ba, vẫn. thanh sắt đó mắc vào lưới. Thấy sự lạ, Thận bèn đưa thanh sắt lại gần mồi lửa. Bỗng chàng reo lên:

-   Ha ha! Một lưỡi gươm!

Sau này, Thận gia nhập nghĩa quân khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Thận thông minh gan dạ, dũng cảm, không nề gian nan, nguy hiểm nên ta rất quí mến. Một ngày nọ, ta và mấy người lính đến nhà Thận. Trong túp lều rách nát, tối om, bỗng thanh sắt sáng rực lên ở góc lều. Lấy làm lạ, ta cầm lên xem thấy hai chữa “Thuận thiên” khắc sâu trên mặt kiếm. Song tất cả bọn ta vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, ta và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Đến một gốc đa cổ thụ, thấy vật gì sáng loá trên cây ta bèn trèo lên xem, thì ra đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ta bèn rút lấy chuôi giắt ở lưng và trở về.

Vài hôm sau, ta gặp mọi người trong nghĩa quân và kể lại cho họ nghe câu chuyện bắt được chuôi gươm. Lúc đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận cầm gươm lên và nói với ta:

-      Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện hi sinh tính mạng cho đất nước và cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc! Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày càng tăng. Trong tay ta, thanh gươm tung hoành mọi trận địa, làm cho giặc kinh hồn bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi. Nghĩa quân không phải trốn tránh như trước nữa mà xông xáo đi tìm giặc. Chúng ta không phải ăn uống khổ cực nữa mà đã có những kho lương mới chiếm được tiếp tế cho nghĩa quân. Gươm thần mở đường cho chúng ta đánh tràn ra khắp đất nước đến khi không còn bóng giặc nào trên đất nước ta nữa. Dẹp giặc xong, ta được phong lên ngôi vua. Năm sau, vào một buổi sáng đẹp trời ta cùng các tuỳ tùng cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Đúng lúc đó Đức Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền Rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh của ta, thuyền đi chậm lại. Đứng trên mạn thuyền, ta thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên và tiến về phía thuyền. Nó đứng nổi trên nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân!”.

Ta nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa "há miệng đớp lấy gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm xuống đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì sáng le lói dưới đáy hồ xanh.

Từ đó ta gọi hồ Tả Vọng là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Nhân dân cũng nhân sự tích này mà gọi hồ Tả Vọng bằng cái tên mới là hồ Hoàn Kiếm.


 

23 tháng 9 2018

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

25 tháng 3 2022

Tham khảo:

Câu 1:

Xin chào tất cả mọi người, ta là Sơn Tinh - người thường được mệnh danh là thần núi. Hôm nay, ta sẽ kể cho mọi người nghe về câu chuyện của cuộc đời ta.

Ta sinh ra và lớn lên tại vùng rừng núi Tản Viên. Từ nhỏ ta đã có tài dời non lấp bể. Càng lớn, sức mạnh của ta càng mạnh hơn. Khi trưởng thành, ta có thể di chuyển nguyên một quả đồi, thậm chí là một dãy núi. Đến tuổi cập kê, ta đem lòng yêu mến công chúa Mị Nương, một người vừa nết na lại hiền thục. Khi nghe tin Vua Hùng tổ chức kén rể, ta ngay lập tức đến đăng kí. Đến vòng cuối cùng, ta gặp một đối thủ mạnh không kém tên là Thủy Tinh. Hắn có khả năng hô mưa gọi gió, tạo ra giông bão. Vì thế, Vua Hùng mãi vẫn không thể chọn ra người vừa ý. Cuối cùng, ngài ấy đưa ra một danh sách các sính lễ gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Và dặn rằng, ai là người đem sính lễ đến đầy đủ và nhanh hơn sẽ được cưới công chúa.

Suốt ngày và đêm hôm đó, ta đi khắp nơi tìm kiếm, thu thập những sính lễ cần thiết. Đến hôm sau, trời vừa tờ mờ sáng là ta vội vào hoàng cung, xin hỏi cưới ngay. Cuối cùng, may mắn đã mỉm cười với ta, khi ta thành công cười được người vợ hiền mà mình hằng yêu quý. Hôn lễ diễn ra trong sự vui sướng tràn trề của muôn dân. Kết thúc, ta đưa Mị Nương về nhà mình ở núi Tản Viên.

Tuy nhiên trên đường đi, chúng ta gặp phải Thủy Tinh đang nổi giận đùng đùng đuổi theo phía sau. Hắn hô mưa, gọi gió, tạo thành dông bão, cuốn từng đợt từng đợt mạnh mẽ. Chẳng mấy chốc mà thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trong biển nước. Tiếng muôn dân kêu gào bị sấm sét nhấn chìm. Thấy thế, ta ngay lập tức quay trở lại, chiến đấu đến cùng với tên Sơn Tinh. Ta bốc từng quả núi, đắp thành những tường lũy thật cao để chắn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước cao đến đâu ta liền đắp đất cao lên đến đấy. Không chút nao núng và sợ hãi. Suốt mấy ngày đêm, ta và Thủy Tinh cứ giằng co với nhau như vậy mãi, đến cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành phải rút lui. Tuy nhiên, hắn không hề chịu thua, mà năm nào cũng đem quân lên lần nữa để tấn công ta. Thế nhưng, chưa khi nào và sẽ không bao giờ hắn có thể chiến thắng được ta.

Thôi, vợ ta đang gọi ta ở phía bên ngoài rồi. Nên câu chuyện dừng lại ở đây thôi. Tạm biệt tất cả mọi người.

Câu 2:

Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.

Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.

Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.

Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:

- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói y như với tôi:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.

25 tháng 3 2022

 1.tham khảo:

Ta là Sơn Tinh, một chàng trai đến từ vùng núi Tản Viên. Từ nhỏ, ta đã có khả năng dời non lấp bể, khiến bao người tôn sùng, ngưỡng mộ. Vợ của ta là nàng Mị Nương - con gái của Vua Hùng. Để cưới được nàng, ta đã trải qua rất nhiều khó khăn.

Năm đó, khi ta đến hỏi cưới Mị Nương, đã vượt qua rất nhiều người khác. Nhưng duy nhất chỉ có Thủy Tinh là khiến ta phải dè chừng. Cậu ta đến từ biển xa có tài hô mưa gọi gió. Thủy Tinh và ta ngang sức ngang tài khiến Vua Hùng rất khó khăn trong việc chọn lựa. Cuối cùng, ngài đã ra thử thách cuối cùng là phải chuẩn bị các sính lễ quý hiếm theo yêu cầu. May mắn thay, ta là người đem đầy đủ sính lễ đến trước, nên cưới được Mị Nương làm vợ. Thủy Tinh đến sau, thua cuộc nên tức giận vô cùng. Hắn hô mưa gọi gió làm thành giông bão, dâng nước đuổi theo ta để đòi cướp vợ. Nhưng ta nào đâu khoanh tay chịu thua. Ta dời đất, dựng đê chắn dòng nước lũ. Nước dâng cao đến đâu, ta nâng cao đồi núi đến đấy. Cứ như vậy, sau hằng tháng trời, Thủy Tinh kiệt sức đành rút lui.

Từ đó về sau, năm nào Thủy Tinh cũng đem quên đánh ta hòng trả thù xa, nhưng chẳng bao giờ có thể chiến thắng được cả. Còn ta thì cứ thế mà sống hạnh phúc cùng vợ của mình tại núi Tản Viên tươi xanh.

2.tham khảo:

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.Vợ tôi liền nói:- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!Chim nói:- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?Chim thần cũng nói:- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.
24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Tôi chính là Rùa Vàng đã cho vua Lê Lợi mượn kiếm để đánh giặc giữ nước. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện vì sao hồ Tả Vọng lại được đổi tên là Hồ Gươm.

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm bao điều bạo ngược. Tận mắt chứng kiến cảnh ấy, tôi vô cùng đau lòng. Bây giờ, thế lực ta còn yếu nên nhiều lần bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Nhưng đức Long Quân chưa biết tìm cách nào để chọn ra người tài, xứng đáng nhận ấn kiếm. Tôi được giao nhiệm vụ đi tìm người xứng đáng để trao kiếm báu. Tôi bèn chia kiếm làm hai nửa, một nửa thì có lưỡi gươm, nửa kia là chuôi gươm. Lưỡi gươm thì tôi thả xuống biển còn chuôi thì giấu trong rừng. Thời đó, có chàng trai tên Lê Thận, người Thanh Hóa, làm nghề chài lưới ven sông. Một đêm nọ, anh thả lưới bắt cá nhưng tôi bèn ngậm lưỡi gươm đặt vào lưới của anh ta. Anh ta kéo lưới lên ba lần đều thấy lưỡi gươm mắc vào lưới bèn mang về nhà. Lúc đầu, Lê Thận tưởng đó chỉ là một thanh sắt nhưng khi anh ta đưa lại cạnh mồi lửa thì mới biết đó là một lưỡi gươm. Anh ta đem cất lưỡi gươm cẩn thận nhưng vẫn không biết là gươm quý. Về sau, Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Một lần, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy từng đến nhà Lê Thận. Trong bóng tối, thanh sắt sáng rực lên. Tôi biết thanh gươm đã chọn được người làm chủ. Khi Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên, thấy khắc hai chữ "Thuận Thiên" nhưng ông ta vẫn chưa biết đó là báu vật.

Trong một lần bị giặc đuổi, tôi đã dẫn Lê Lợi đến chỗ có chuôi gươm nạm ngọc. Tôi đã giấu nó trên ngọn đa. Khi Lê Lợi đến, nó phát sáng thì chắc chắn Lê Lợi sẽ nhìn thấy. Quả nhiên, Lê Lợi đã leo lên ngọn đa, nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi đem giắt chuôi gươm vào thắt lưng.

Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người, Lê Lợi đem câu chuyện kể cho mọi người nghe. Khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi gươm thì vừa in. Thế là tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ Long Quân giao. Từ khi có kiếm báu, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên vùn vụt. Thanh gươm trong tay Lê Lợi tung hoành khắp nơi khiến giặc Minh khiếp vía. Có gươm thần trong tay, Lê Lợi càng trở nên mạnh mẽ, chẳng khác nào rồng mọc thêm cánh. Gươm mở đường cho họ đánh đến khi quét sạch bóng giặc trên đất nước.

Khi đất nước đã hòa bình, Long Quân sai tôi đòi lại kiếm. Nhân dịp vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, tôi bèn tiến lại gần thuyền vua và nói "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua nâng gươm tiến về phía tôi, tôi đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

Sau lần đó, Lê Lợi đã cho đổi tên hồ Tả Vọng là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Cái tên đó nhắc mọi người nhớ đến ơn của Long Quân cho mượn kiếm báu đánh giặc.

24 tháng 9 2021

 em cảm mơn chị ạ