K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 7 2016

Nè , cái đề có bị lm sao k đấy bạn Mị Nương đương nhiên biết cuộc chiến rùi còn j . Nếu kể lại chắc Mị Nương bị mắc 2 trường hợp sau

1Mất trí nhớ

2. Muốn làm Sơn Tinh kể lại để cho các con nghe

7 tháng 7 2016

bạn thông cảm đề nó thế đấy . trong quyển ôn tập hè 6 ấy mà... bạn thích làm kiểu j cũng đc : mất trí nhớ, muốn làm sơn tinh kể lại để cho các con nghe..... rồi mình tick cho

8 tháng 1 2018
  • Bài làm:

Tôi là Sơn Tinh sống ở vùng núi Tản Viên hùng vĩ. Nay, nhìn thấy cảnh bà con nô nức làm ăn, cánh đồng vàng óng bởi những bông lúa chín, nhưng cây trái chín tỏa hương thơm ngào ngát. Tôi lại nhớ đến cảnh nhiều năm về trước tôi đến cầu hôn nàng Mị Nương. Hôm nay, tôi sẽ kể lại truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh mà từ xưa người đời vẫn truyền tai nhau đến thời đại bây giờ.

Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh được lưu truyền đến ngày nay

Hôm đó, vào một buổi sáng đẹp trời, chim chóc hót líu lo, kinh thành Phong Châu tràn ngập nắng vàng. Nghe tin vua Hùng kén chồng cho công chúa Mị Nương, tôi bèn sửa soạn trang phục rồi chọn con bạch hổ mà tôi ưng ý nhất đến cầu hôn Mị Nương. Vừa đến nơi, tôi đã thấy quang cảnh các tráng sĩ đang đua nhau so tài. Đến lượt mình, tôi uy nghi bước vào sân rồng. Tôi vẫy tay về đông, phía đông nổi cồn bãi, tôi vẫy tay về phía Tây, phía tây nổi lên từng dãy núi đồi. Vua Hùng cùng các Lạc Hầu vỗ tay nồng nhiệt. Bỗng nhiên, mây đen ùn ùn kéo đến, sấm nổi lên từng hồi trống, chớp như từng nét dao rạch ngang bầu trời. Thủy Tinh cưỡi một chú rồng đen đi ra từ đằng sau đám mây đen. Hắn bước xuống sân rồng, đôi mắt hắn sáng ngời, bộ râu ria xanh quăn sì, hắn khoác một chiếc áo vảy cá lấp lánh. Chỉ cần múa vài đường quyền giông bão thi nhau chút mưa xuống mặt đất, cây cối giờ đây đã nghiêng ngả hết chỗ này sang chỗ khác. Tôi bèn làm phép gọi nắng đến để xua tan mây đen, làm cho cây cối đứng thẳng lại. Sau khi vua Hùng bàn bạc cùng các Lạc Hầu, vua phán:

– Trong tất cả những người tham dự buổi kén rể của ta hôm nay, ta thấy cả hai chàng Sơn Tinh và Thủy tinh đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái biết gả cho người nào. Thôi thì ngày mai, người nào mang sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.

Chúng tôi hỏi sính lễ gồm có những gì, đức vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”

Sáng sớm hôm sau, tôi cùng dân làng đem đủ sính lễ đến cầu hôn Mị Nương. Tôi đã đến sớm hơn Thủy tinh và cùng dân làng rước nàng Mị Nương về núi. Đang đi, tôi thấy Thủy tinh cữoi rồng đen xuất hiện đằng sau đám mây đen, phía dưới hắn là đoàn tùy tùng hậm hực đuổi theo sau chúng tôi. Hắn kéo mưa xuống, nước dâng lên, nhiều thấy cảnh bà con chạy loạn lên núi chạy lũ lụt thấy chua xót làm sao, tôi bèn dùng phép bốc từng quả đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy đất ngăn dòng nước lũ. Nước dâng lên đến đâu đồi núi dâng lên đến đấy. Chúng tôi cứ thế đánh nhau hàng tháng trời. Cuối cùng, sức Thủy Tinh cũng đã kiệt mà tôi thì vẫn vững vàng, hắn bèn rút quân và biến thành con thuồng luồng rồi lủi mất.

Hàng năm, cứ đến mùa này, Thủy tinh lại bắt đầu dâng nước lên đánh tôi để đòi nàng Mị Nương. Lực lượng của hắn ngày càng hùng hậu hơn. Nhưng với tinh thần yêu nước, thương nòi, đùm bọc nhau của dân tộc Việt Nam tôi tin rằng chúng tôi sẽ vững vàng chống lại hắn, bảo vệ nhân dân và nàng Mị Nương. Đến ngày nay, truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy tinh vẫn được các thế hệ truyền lưu truyền nhằm dăn dạy con cháu phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải kiên cường, đoàn kết để chống lại sức mạnh của thiên nhiên.

                                                                                  KICK MÌNH NHA !

8 tháng 1 2018

Tôi là Sơn Tinh sống ở vùng núi Tản Viên hùng vĩ. Nay, nhìn thấy cảnh bà con nô nức làm ăn, cánh đồng vàng óng bởi những bông lúa chín, nhưng cây trái chín tỏa hương thơm ngào ngát. Tôi lại nhớ đến cảnh nhiều năm về trước tôi đến cầu hôn nàng Mị Nương. Hôm nay, tôi sẽ kể lại truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh mà từ xưa người đời vẫn truyền tai nhau đến thời đại bây giờ.

Hôm đó, vào một buổi sáng đẹp trời, chim chóc hót líu lo, kinh thành Phong Châu tràn ngập nắng vàng. Nghe tin vua Hùng kén chồng cho công chúa Mị Nương, tôi bèn sửa soạn trang phục rồi chọn con bạch hổ mà tôi ưng ý nhất đến cầu hôn Mị Nương. Vừa đến nơi, tôi đã thấy quang cảnh các tráng sĩ đang đua nhau so tài. Đến lượt mình, tôi uy nghi bước vào sân rồng. Tôi vẫy tay về đông, phía đông nổi cồn bãi, tôi vẫy tay về phía Tây, phía tây nổi lên từng dãy núi đồi. Vua Hùng cùng các Lạc Hầu vỗ tay nồng nhiệt. Bỗng nhiên, mây đen ùn ùn kéo đến, sấm nổi lên từng hồi trống, chớp như từng nét dao rạch ngang bầu trời. Thủy Tinh cưỡi một chú rồng đen đi ra từ đằng sau đám mây đen. Hắn bước xuống sân rồng, đôi mắt hắn sáng ngời, bộ râu ria xanh quăn sì, hắn khoác một chiếc áo vảy cá lấp lánh. Chỉ cần múa vài đường quyền giông bão thi nhau chút mưa xuống mặt đất, cây cối giờ đây đã nghiêng ngả hết chỗ này sang chỗ khác. Tôi bèn làm phép gọi nắng đến để xua tan mây đen, làm cho cây cối đứng thẳng lại. Sau khi vua Hùng bàn bạc cùng các Lạc Hầu, vua phán:

– Trong tất cả những người tham dự buổi kén rể của ta hôm nay, ta thấy cả hai chàng Sơn Tinh và Thủy tinh đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái biết gả cho người nào. Thôi thì ngày mai, người nào mang sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.

Chúng tôi hỏi sính lễ gồm có những gì, đức vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”

Sáng sớm hôm sau, tôi cùng dân làng đem đủ sính lễ đến cầu hôn Mị Nương. Tôi đã đến sớm hơn Thủy tinh và cùng dân làng rước nàng Mị Nương về núi. Đang đi, tôi thấy Thủy tinh cữoi rồng đen xuất hiện đằng sau đám mây đen, phía dưới hắn là đoàn tùy tùng hậm hực đuổi theo sau chúng tôi. Hắn kéo mưa xuống, nước dâng lên, nhiều thấy cảnh bà con chạy loạn lên núi chạy lũ lụt thấy chua xót làm sao, tôi bèn dùng phép bốc từng quả đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy đất ngăn dòng nước lũ. Nước dâng lên đến đâu đồi núi dâng lên đến đấy. Chúng tôi cứ thế đánh nhau hàng tháng trời. Cuối cùng, sức Thủy Tinh cũng đã kiệt mà tôi thì vẫn vững vàng, hắn bèn rút quân và biến thành con thuồng luồng rồi lủi mất.

Hàng năm, cứ đến mùa này, Thủy tinh lại bắt đầu dâng nước lên đánh tôi để đòi nàng Mị Nương. Lực lượng của hắn ngày càng hùng hậu hơn. Nhưng với tinh thần yêu nước, thương nòi, đùm bọc nhau của dân tộc Việt Nam tôi tin rằng chúng tôi sẽ vững vàng chống lại hắn, bảo vệ nhân dân và nàng Mị Nương. Đến ngày nay, truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy tinh vẫn được các thế hệ truyền lưu truyền nhằm dăn dạy con cháu phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải kiên cường, đoàn kết để chống lại sức mạnh của thiên nhiên.

27 tháng 8 2016
Trong những truyện thần thoại đã đọc, em rất thích truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bởi sự cuốn hút, hấp dẫn lạ thường của nó. Truyện mượn thần thánh để giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ và gửi gắm vào đó ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao đựng nước của các vua Hùng.

Cách đây mấy ngàn năm, khi tổ tiên người Việt từ vùng rừng núi chuyển xuống sinh sống ở đồng bằng Bắc Bộ thì năm nào cũng gặp phải một trong những thiên tai đáng sợ là nạn lụt. Nạn lụt do nước lũ từ các con sông, chủ yếu là sông Hồng, sông Đà gây ra. Để bảo vệ thành quả lao động của mình, nhân dân ta đã dũng cảm, mưu trí, bền bỉ tìm cách chống lụt. Việc đắp đê ngăn nước chính là biểu hiện của tinh thần đó.

Từ chuyện chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng và đời sống, người xưa đã tưởng tượng thành một câu chuyện với nhiều tình tiết li kì: Hai vị thần cùng muốn cưới một công chúa xinh đẹp làm vợ; rồi người được vợ, kẻ không được vợ, dẫn đến cuộc giao tranh dữ dội. Cuối cùng, bên thắng, bên thua. Kẻ thua cuộc ôm lòng thù hận khôn nguôi, hằng năm vẫn gây sự đánh trả.

phat bieu cam nghi ve truyen son tinh thuy tinh

Thực tế là hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ, cứ đến mùa mưa bão là nước dâng to, nhưng chưa bao giờ làm ngập nổi núi đồi. Cuối mùa lũ, nước rút đi, sông suối trở lại hiền hòa. Người xưa cho rằng đó là Thần Nước đánh nhau Với Thần Núi để giành lại Mị Nương… Quả là trí tưởng tượng của họ vô cùng phong phú và bay bổng.

Truyện có hai nhân vật: Sơn Tinh – chúa tể của vùng non cao và Thủy Tinh – chúa tể của vùng nước thẳm. Cả hai đều có tài năng phi thường. Sơn Tinh vẫy tay vá phía đông, phía đông nổi lên cồn bải, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra những dãy núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần đều tài giỏi. Điều ấy khiến nhà vua băn khoăn không biết chọn ai, đành ra điều kiện: Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì được cưới Mị Nương. 

Ngay trong chuyện thách cưới, có lẽ ý nhà vua đã nghiêng về phía Sơn Tinh. Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Rồi trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng… Tất cả đều là sản vật của đồng ruộng, núi rừng. Vì vậy, kẻ thắng cuộc tất nhiên phải là Sơn Tinh. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương và đưa nàng về núi Tản Viên. Sơn Tinh thật xứng đôi với nàng công chúa xinh đẹp.

Không cưới được Mị Nương, Thủy Tinh đùng đùng nổi giận. Chàng phô bày hết sức mạnh tàn bạo của mình trong cuộc giao tranh với Sơn Tinh. Gió bão rung chuyển cả đất trời. Mưa làm nước sông hồ dâng lên cuồn cuộn, ngập tràn đồng ruộng, mùa màng, cuốn phăng cây cối, nhà cửa, súc vật. Nước dâng lên sườn đồi, sườn núi làm tróc cây, lở đá… Thủy Tinh muốn nhấn chìm đỉnh núi để tiêu diệt Sơn Tinh, cướp lại Mị Nương.

Nhưng Sơn Tinh cũng trổ hết tài bốc đồi, dời núi, dựng thành ngăn nước. Nước dâng cạo bao nhiêu, núi đồi cao lên bấy nhiêu. Suốt mấy tháng trời, cuộc tấn công của Thủy Tinh thật là dữ dội: giông bão, sấm chớp, mưa như trút nước, đồng ruộng hóa thành sông, sông thành biển cả. Ấy vậy nhưng Sơn Tinh không hề nao núng, vẫn bình tĩnh, sáng suốt chống trả một cách quyết liệt và thắng lợi. Cuối cùng kiệt sức, Thủy Tỉnh phải rút lui.

Cả hai vị thần đều có tài cao, phép lạ. Nhưng Thủy tinh dù phép thuật cao cường vẫn phải khuất phục trước Sơn Tinh dũng mãnh và mưu trí. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo, hoang đường về Sơn Tinh, Thủy Tinh và khí thế hào hùng của cuộc giao tranh giữa hai vị thần thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người xưa.

Cuộc giao tranh không chỉ xảy ra một lần mà nhiều lần, năm nào cũng vậy. Nhưng kết cục thì không thay đổi: thần Núi chiến thắng thần Nước. Mị Nương vẫn sống hạnh phúc bên Sơn Tinh trên đỉnh Tản Viên cao vời vợi. Thủy Tinh không sao giành lại được nàng.

Sơn Tinh, Thủy Tinh là những nhân vật hoàn toàn tưởng tượng nhưng lại có ý nghĩa rất thực vì đã khái quát được hiện tượng lũ lụt, đổng thời phản ánh những kì công trong sự nghiệp dựng nước của nhân dân ta dưới triều đại các vua Hùng.

Tất cả những chi tiết kì ảo trên đều nhằm để giải thích hiẹn tượng lũ lụt và việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta ở đồng bằng Bắc Bộ. Có một chi tiết quan trọng là Sơn Tinh dựng thành ngăn nước. Đó là công việc đắp thành bằng đất của con người – khởi đầu cho những con đê lớn sau này chạy suốt hai bờ những con sông lớn để ngăn lũ. Người xưa để cho Sơn Tinh thắng Thủy Tinh là gửi gắm vào đó ước mơ có được sức mạnh thần kì để chế ngự được nạn lũ lụt – một tai họa lớn của con người.

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có giá trị nội dung và nghệ thuật rất đặc sắc.

Thủy Tinh là hiện tượng mưa gió, bão lụt ghê gớm hằng năm đã được hình tượng hóa thành kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh.

Sơn Tinh là hiện thân của người dân Việt cổ cần cù đắp đê phòng chống lũ lụt, là ước mớ chiến thắng thiên tai của người xưa. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng. Đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng và kì tích ấy cho đến nay vẫn được tiếp tục phát huy mạnh mẽ.

Ước mơ xưa giờ đây, đã thành hiện thực. Những công trình Thủy lợi lớn như hệ thống đê điều, mương máng, những hồ nước, đập nước điều hòa dòng chảy của sông Đà, sông Hồng đã thực sự chế ngự được sức tàn phá ghê gớm của nước lũ. Hạt lúa, củ khoai do bà con nông dân đổ mồ hôi làm ra đã được bảo vệ. Ngày nay, con cháu của Sơn Tinh đã và đang thực hiện ước mơ của tổ tiên ngày trước.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nạn phá rừng, cháy rừng diễn ra rất nghiêm trọng trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới sinh thái, môi trường của đất nước ta. Hiện tượng thiên tai lũ lụt xảy ra gây hậu quả rất nghiêm trọng, phần lớn nguyên nhân là do cháy rừng, phá rừng.
Mất rừng, Sơn Tinh sẽ mất hết sức lực và phép lạ, làm sao chống chọi được với Thủy Tinh?!

Nhà nước ta hiện nay đang có chủ trương vận động nhân dân tích cực xây dựng, củng cố đê điều; nghiêm cấm nạn phá rừng, đi đôi với việc trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc. Đây là chủ trương đúng đắn và hợp lí, được mọi người đồng tình.

Chẳng lẽ Sơn Tinh lại thua Thủy Tinh? Chuyện xảy ra từ ngàn xưa nhưng vẫn là bài học thiết thực trong cuộc sống hôm nay, cháu con cần ghi nhớ.  
30 tháng 8 2016

hay quá , bù cho mình đi , mình cái gì cũng ngốc hết

I. Mở bài

- Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mị Nương.

- Vua muốn kén rể xứng đáng.

II. Thân bài

1. Hai người tài cùng đến cầu hôn

a. Sơn Tinh

- Người vùng Tản Viên.

- Có tài lại: Làm nổi lên cồn bãi, núi đồi.

b. Thủy Tinh

- Người ở miền biển.

- Tài năng: Gọi gió, hô mưa.

c. Hùng Vương băn khoăn

- Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.

- Quyết định: Ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mị Nương làm vợ.

- Lễ vật: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

2. Cuộc giao tranh dữ dội.

a. Nguyên nhân

- Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.

- Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mị Nương.

b. Diễn biến cuộc giao tranh.

- Thủy Tinh tấn công: Làm dông bão, dâng nước sông.

- Sơn Tinh phản công: Dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.

- Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.

III. Kết bài

Hàng năm, Thủy Tinh nhớ mối hờn cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.

Trong những câu chuyện truyền thuyết, câu chuyện mà em thích nhất là “Sơn Tinh Thủy Tinh”, đây là câu chuyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta và là một câu chuyện hay, hấp dẫn.

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Tương truyền rằng, công chúa có làn da trắng như tuyết, mái tóc dài mượt thướt tha như nước suối chảy, đôi mắt sáng long lanh như những vì tinh tú trên bầu trời cao. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. Khi công chúa đến tuổi gả chồng, nhà vua truyền lệnh đi khắp nơi mở hội kén chồng cho công chúa. Những anh hùng từ khắp nơi đổ về, toàn là người tài hoa tuấn tú mong được kết duyên cùng công chúa nhưng đã mấy tháng trời mà chẳng có lấy một người lọt vào mắt xanh của nhà vua.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người cao to, vạm vỡ, giọng nói như sấm vang rừng xanh, đôi mắt như cái nhìn của chim ưng, tự xưng là Sơn Tinh, người cai quản vùng núi Tản Viên. Một người mình toát lên khí thế của vạn con sóng tràn, vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao, tự xưng là Thủy Tinh, là người cai quản cả đại dương rộng lớn. Hai chàng xin phép trước mặt vua Hùng để thi tài cao thấp. Sơn Tinh thì tài dời non chuyển núi, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh cũng không chịu thua kém, chàng hô một tiếng, muốn mưa có mưa, muốn gió có gió, chàng vung tay một cái, dù đang có bão cũng phải mưa tạnh mây tan. Hai chàng ai ai cũng tài năng, ai ai cũng thân phận cao quý, cũng đều xứng đáng làm rể nhà vua, không biết phải xử trí thế nào, vua Hùng suy nghĩ một lúc rồi phán:

- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái,biết gả cho người nào? Thôi thì mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho.

Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ sắm những gì thì vua Hùng bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựu, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi không thể thiếu thứ gì.”

Hôm sau, tới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đem lễ vật tới trước nên được rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau, không cưới được Mị Nương bèn đem quân đánh Sơn Tinh hòng đòi lại Mị Nương.

Thần hô những tiếng vang trời làm mưa gió ùn ùn kéo đến mỗi lúc một lớn làm rung chuyển cả đất trời. Nước sông dâng lên cuồn cuộn chảy làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, nhấm chìm mọi đất đai, dâng lên lưng chừng đồi. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Từ dưới mặt nước, những con thủy quái, bạch tuộc, thuồng luồng, cá sấu,… bắt đầu hiện lên trực chờ, chúng va vào chân núi, phun nước trắng xóa như khiêu khích đối thủ. Sơn TInh không hề nao núng, chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, sơ tán nhân dân. Nước của Thủy Tinh dâng cao đến đâu, núi của Sơn Tinh lại dâng cao đến đấy. Chàng đưa tay ngang miệng huyết một hồi sáo dài, từ trong rừng thẳm, nào là voi, hươu, hổ, báo, gấu,… nườm nượp kéo tới, chúng kéo những hòn đá nặng tảng một ném xuống đè chết lũ thủy quân bên dưới. Hai bên đánh nhau lâu mà sức Sơn Tinh vẫn vững, trong lúc sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân, phần thắng thuộc về Sơn Tinh và nhân dân lại được ấm no như trước. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng vậy, Thủy Tinh lại phải thất bại quay về.

Câu chuyện đã theo nhân dân ta cả nghìn đời nay, là sự chứng minh cho chiến thắng của nhân dân hàng năm, cho dù lũ lụt xảy ra nhưng vẫn phải rút, giống như Thủy Tinh có đem nước đánh Sơn Tinh bao nhiêu lần vẫn không thể đánh thắng.

1 tháng 10 2019

Kể lại câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em - Bài làm 1

Trong các truyền thuyết đã được học ở đầu lớp 6, em thích nhất truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Câu chuyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo đã góp phần thêm sinh động cho cuộc cầu hôn đầy gay cấn để tranh giành nàng Mị Nương xinh đẹp giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Em xin kể lại câu chuyện:

Hồi đó, vua Hùng Vương thứ mười tám có duy nhất một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Năm ấy, Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng, nhà vua muốn kén cho con gái mình một chàng rể thật tài ba, xứng đáng với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của công chúa.

Hay tin nhà vua kén rể, thần núi Tản Viên là Sơn Tinh và thần nước Thuỷ Tinh đều đến thành Phong Châu để cầu hôn. Sơn Tinh có phép lạ: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, nơi đó mọc lên từng dãy núi đồi. Thuỷ Tinh cũng không kém phần thần thông, chàng ta có thể hô mưa gọi gió. Hùng Vương phân vân vì hai người đều vừa lòng vua, liền mời các Lạc hầu vào bàn chuyện. Xong, vua phán:

– Hai chàng đều xứng đáng làm con rể ta, nhưng ta chỉ có một người con gái không thể lấy cả hai được. Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ tới trước, ta sẽ gả con gái cho. Sính lễ gồm có: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, đã thấy Sơn Tinh đến, đem đầy đủ lễ vật và rước được Mị Nương về.

Mãi đến gần trưa Thuỷ Tinh mới đến, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, thần hoá phép đuổi đánh Sơn Tinh. Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, làm thành dông bão, nước từ biển cuồn cuộn chảy ngược về đất liền. Nước mỗi lúc một cao, làm ngập cả ruộng đồng, nhà cửa, nước ngang lưng đồi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng. Chàng dùng phép bốc từng dãy núi, ngọn đồi đắp thành một con đê khổng lồ, vững chắc ngăn dòng nước lũ.

Cuộc chiến kéo dài mấy tháng trời, Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuý Tinh đã đuối, thần liền rút quân về.

Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm, Thuỷ Tinh vẫn thường dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp được Mị Nương. Nhưng năm nào cũng vậy, Thuỷ Tinh chán chê cũng không thắng nổi Sơn Tinh, đành rút quân về.

Em rất yêu thích câu chuyện này – câu chuyện đầy cao trào của cuộc chiến. Truyện phần nào giúp em hiểu rõ hơn về hiện tượng bão lũ hằng năm, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ.

Trần Văn Quý

(Trường THCS Ngũ Hiệp)

Kể lại câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em - Bài làm 2

Đời Hùng Vương thứ 18 có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, công dung ngôn hạnh, tài sắc vẹn toàn tên là Mị Nương. Nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Khi Mị Nương mười tám tuổi, cái tuổi cập kê cần tìm một vị phu quân xứng đáng vưới người con gái vẹn toàn đó. Vua Hùng với vai trò một người cha lo cho con gái muốn tìm một người con rể xứng đáng với nàng, chính vì vậy, vua Hùng tổ chức cuộc thi kén rể tìm chồng cho Mị Nương.

Cuộc thi kén rể được loan tin khắp nơi trên mọi vùng miền xứ sở. Vì danh tiếng công chúa xinh đẹp tài sắc mà rất nhiều chàng trai đến cầu hôn công chúa. Nổi bật trong số đó, có hai người con trai là cường tráng, có tài và chí khí ngút trời hơn cả.

Một người là Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao, có khả năng dời non lấp bể, hô mây gọi gió. Một người là Thủy Tinh – chúa tể vùng biển, người này cũng có tài hô mưa gọi gió, hô phong hoán vũ, điều khiển được biển trời.

Vua truyền cho hai người con trai này cùng nhau trổ tài, ai tài hơn sẽ được Vua gả Mị Nương cho. Sơn Tinh ra phép chỉ tay đến đâu thì rừng núi mọc lên tới đó, chim muông đầy đàn. Thủy Tinh vẫy tay ra phép thì nước ào ào dâng lên cao, thuồng luồng, ba ba, nổi lên đầy trên mặt nước. Giữa hai con người tài năng khí chất như vậy, vua Hùng và Mị Nương không biết phải chọn ai là xứng đáng trở thành rể vua Hùng.

Băn khoăn mãi, cuối cùng Hùng Vương đưa ra thử thách cho cả hai chàng trai. Hùng Vương nói: “Hai người đều là những người tài giỏi, việc chọn lựa ai trở thành chồng của con gái ta là một điều rất khó khăn. Vì vậy để công bằng cho cả hai, ta sẽ đưa ra thử thách cho hai người bằng cách tìm lễ vật. Ai là người đem lễ vật đến trước sẽ là người chiến thắng và lấy được Mị Nương”.

Lễ vật bao gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi thì ta sẽ gả con cái cho người đấy.". Sơn Tinh và Thủy Tinh nhận lệnh, cùng trổ tài một phen đi tìm lễ vật để lấy được Mị Nương.

Sơn Tinh vốn là người cai quản vùng non cao nên việc tìm được lễ vật không khó khăn với chàng. Sơn Tinh sai người nhanh chóng tìm được đầy đủ lễ vật. Thủy Tinh là người ở vùng non nước nên việc tìm lễ vật có phần khó khăn hơn. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh cũng đã sai người tìm đủ lễ vật để hỏi vợ.

Sơn Tình vì có sự thuận lợi hơn nên đã mang được lễ vật đến cầu hôn Mị Nương trước Thủy Tinh. Chàng rước Mị Nương về cưới. Thủy Tinh đến muộn hơn Sơn Tinh, không lấy được vợ phẫn nộ nổi giận đùng đùng. Thủy Tinh quay trở về, không kìm được cơn tức giận đến tìm Sơn Tinh gây chiến đòi lại Mị Nương.

Thủy Tinh mang theo một đoàn quân tinh nhuệ đến đòi vợ, gây chiến với Sơn Tinh. Thủy Tinh ngay tức khắc đuổi theo và kêu gọi binh tướng để đánh Sơn Tinh quyết chiếm lại công chúa Mỵ Nương. Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh diễn ra.

Thủy Tinh nổi giận đùng đùng, hô phong hoán vũ gọi mưa gọi gió để nước tràn vào bờ, ngập lụt khắp nơi, người dân khốn khổ không kể đâu cho hết, muôn nơi sợ hãi Thủy Tinh. Sơn Tinh cũng không kém phần tài năng, Thủy Tinh hô mưa gọi gió đến đâu, Sơn Tinh bốc từng quả đổi, dời từng ngọn núi chắn dòng nước cuồng nộ của Thủy Tinh.

Cuộc chiến gay go diễn ra suốt nhiều ngày nhiều đêm, cuối cùng với sự đoàn kết của người dân và tài năng phép thuật của Sơn Tinh, Sơn Tinh và nhân dân đã chiến thắng Thủy Tinh, đẩy lùi dòng nước. Thủy Tinh thua trận đành rút quân về.

Sơn Tinh bảo vệ được vợ và sự bình yên cho người dân. Tuy nhiên không chấm dứt ở đó, mỗi năm sự giận dữ của Thủy Tinh lại nổi lên, cuộc chiến vẫn không kết thúc. Nhưng nhờ sự đoàn kết của nhân dân, nhờ tài năng của Sơn Tinh mà luôn đẩy lùi được được cơn phẫn nộ sông nước của Thủy Tinh.

Tuy nhiên vì trong lòng vẫn ngậm một nỗi tức giận nên hàng năm cứ đến tháng bảy âm lịch, Thủy Tinh lại trỗi dậy trả thù xưa dâng nước lên cao đánh Sơn Tinh.Chính vì vậy mà hàng năm cứ đến thời gian này, nước ta lại sảy ra lũ lụt và người dân phải ra sức chống bão lũ.

7 tháng 12 2019

2 ông đập nhau lấy gái . ông ni đập thắng ông kia ghen

7 tháng 12 2019

Chuyện là : 

Hai thằng dành gái 

1 đứa cướp đc

Nhưng 2 thằng ó yêu nhau 

Rồi chịch nhau để con sinh cái

Còn đứa con gái thì

Tự thủ dâm

roòi mang thai 1 đứa 3d 

14 tháng 7 2016

Ta là Sơn Tinh, vị thần cai quản núi Tản Viên hùng vĩ. Hôm nay ngồi ngắm cảnh Phong Châu xanh tươi trù phú với những cánh đồng bát ngát, những vườn cây hoa trái tỏa hương ngào ngạt ta bỗng bồi hồi nhớ lại câu chuyện năm xưa…

Hồi đó, vua Hùng thứ mười tám có một cô con gái tên là Mị Nương xinh đẹp nết na. Vua rất thương con nên muốn kén cho nàng một tấm chồng xứng đáng.

Được tin vua mở hội kén rể, ta nhanh chóng cưỡi bạch hổ đến thành Phong Châu xin cầu hôn công chúa. 

Khi ta bước chân vào cung điện thì cùng lúc đó cũng có một vị thần đến cầu hôn. Vị thần này cưỡi trên một con rồng uy nghi. Vua truyền ta và vị thần đó vào. Vị thần đó xưng là Thủy Tinh và xin đươc trổ tài trước. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm giông bão, sấm chớp nổi đùng đùng, cây cối nghiêng ngả. Vua Hùng và các vị Lạc hầu có vẻ khiếp sợ. Đến lượt ta trổ tài, ta vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi và hiện ra những cánh đồng bát ngát, những khu vườn sai trĩu quả.

Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn gọi các Lạc hầu vào bàn bạc. Một lúc sau vua ra bảo ta và Thủy Tinh: Các thần đều ngang tài ngang sức, trẫm không biết chọn ai cả, vậy ngày mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho. Ta và Thủy Tinh hỏi sính lỗ cần những gi, vua bảo: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngưa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

 

Mờ sáng tinh mơ ngày hôm sau, khi ánh bình minh của một ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn chìm trong màn sương huyền ảo thì ta và đoàn tùy tùng đã hối hả lên đường. Khi đến thì Thủy Tinh vẫn chưa tới, ta dâng sính lễ cho vua Hùng và vui mừng được rước Mị Nương về núi.

Đạng đi chợt ta thấy mây đen ùn ùn kéo tới. Gió mạnh quật những cành cây đổ ngổn ngang. Chớp loang loáng như những con rắn trắng trên nền trời đen kịt. Sấm đùng đùng như muốn làm nổ tung trời đất. Trong giông tố ta thấy Thủy Tinh hiện ra. Thủy Tinh cười rồng đen, theo sau là một đoàn thủy quái nhe răng gào rú. Thủy Tinh dâng nước lên cuồn cuộn thành những cột sóng lớn làm ngập nhà cửa, ruộng vườn. Ta biết Thủy Tinh muốn đòi cướp Mị Nương.

Nhìn cảnh dân kéo nhau chạy lên núi lòng ta đau đởn vô cùng. Ta gọi hổ vằn, gọi xám, gấu nâu đến giúp sức chống lại Thủy Tinh. Ta dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng quả núi dựng thành đất ngăn dòng nước lũ đang ào ào ập đến. Nước dâng cao bao nhiêu thì núi cao lên bấy nhiêu. Quân của ta và Thủy Tinh giao chiến hàng tháng trời mà vẫn không phân thắng bại. 

Dần dần sức của quân Thủy Tinh suy kiệt mà đoàn quân của ta vẫn vững vàng. Cuối cùng Thủy Tinh đuối sức nên phải rút quân về.

Sau đó, ta lại dùng phép làm cho cây cối nghiêng ngả đứng thẳng lại. Những cánh đồng trở lại xanh tươi. Nắng vàng trải khắp thành Phong Châu.

Từ đó, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lên đòi cướp Mị Nương nhưng năm nào cũng thua ta.

Bây giờ Thủy Tinh càng ngày càng có vẻ ghê gớm hơn xưa, nhưng ta tin rằng các con cháu của vua Hùng sẽ cùng ta tiếp tục trừng trị hắn, bảo vệ cuộc sống cho dân lành…

26 tháng 8 2016

Sơn Tinh ta đây ngự trị ở núi Tản Viên, ta có nhiều phép thần kì; biến đất bằng thành núi cao, dời đồi về bãi.

Nhân một chuyến du ngoạn, ta nhìn thấy một người con gái rất xinh đẹp, ăn mặc lộng lẫy, dáng điệu kiều diễm. Bầy tôi của ta cho biết đó là Mị Nương, con gái Hùng Vương thứ 18. Trong lòng ta thầm yêu mến, nhớ nhung nàng.

May thay vừa đúng lúc vua Hùng kén rể có tài cho xứng với sắc, sự nết na của Mị Nương. Ta xin ra mắt. Đúng lúc đó Thủy Tinh - vị thần nước cũng tài ba không kém ta, xin ra mắt vua, trổ tài để cưới Mị Nương. Xem ra chàng không chịu thua ta, mà ta thì nhất quyết không thể nhường chàng.

Vua Hùng khó nghĩ vì cả hai đều tài giỏi, mà vua chỉ có một công chúa. Sau nhiều ngày bàn với các lạc hầu, vua quyết định: Ngày mai, ai đem đồ sính lễ đến trước, vua sẽ gả Mị Nương cho. Ta là Sơn Tinh xin được biết lễ vật. Vua dạy: “Trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.

Nghe vua phán xong, ta thở phào nhẹ nhõm. Các thứ sính lễ đều là sản vật ở rừng. Hẳn là vua muốn cho ta thắng cuộc đây!

Hôm sau, trời chưa sáng rõ, ta đã nhanh chân đem lễ vật dâng vua. Đúng lời hứa, vua cho ta đem Mị Nương về làm vợ. Thủy Tinh uất ức vì đến chậm, đem quân đuổi đánh ta đòi cướp Mị Nương. Nhưng ta đâu chịu thua. Thủy Tinh giận dữ dâng nước, ta dâng núi cao lên. Trận chiến cứ vậy, rất khốc liệt.

Sau này, hằng năm vào khoảng tháng bảy tháng tám âm lịch, Thủy Tinh vẫn không nguôi giận, làm mưa làm gió, dâng nước dọa ta, nhưng vẫn không làm ta lo sợ, có điều nó gây hại cho dân lành không nhỏ.

12 tháng 12 2018

Sơn Tinh đang dự cuộc họp báo nghe báo cáo về những hậu quả cũng như thiệt hại do cơn lũ gây ra thì có tin cấp báo: "Báo cáo Sơn Thần, một phần của đoạn đê xung yếu ngăn nước tràn vào thành phố đã bị vỡ, đề nghị ngài về ngay ạ". Thế là cơn lũ lại tràn về, dòng nước của Thuỷ Tinh. Sự quyết tâm gây lũ lụt của Thuỷ Tinh và ý chí quyết không để lũ lụt gây thiệt hại cho nhân dân của Sơn Tinh lại tạo nên trận chiến. Qua mấy ngàn năm phát triển, ngày nay họ đọ sức với nhau bằng máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động...
Sơn Tinh nghe tin vội điều máy bay trực thăng về nơi xảy ra sự cố. Ngồi trên máy bay nhìn đoạn đê xung yếu bị vỡ, mọi vật cứ nổi lềnh bềnh trên nước khiến ngài đau lòng. Và giữa dòng nước kia Thuỷ Tinh đang chỉ huy dâng nưosc lên phá vỡ hoàn toàn đoạn đê, Sơn Tinh cho máy bay hạ xuống. Sơn Tinh dùng điện thoại di động gọi cho chỉ huy hạm đội phụ trách việc cứu trợ đồng bào. Sơn Tinh nói:
- Hạm đội một nghe rõ trả lời, anh đã cứu hết được nhân dân ở những nơi cơn lũ đang đi qua chưa?
Vị chỉ huy trưởng lúng túng:
- Dạ thưa, cơn lũ mạnh quá xuồng của chúng em không tiếp cận được, chúng em đang cố hết sức có thể.
Vẻ mặt lo âu trên khuôn mặt Sơn Tinh lộ rõ. Thuỷ Tinh đang đứng trên xe lội nước để ra giữa lũ chiến đấu với Sơn Tinh. Đứng giữa dòng lũ, Thuỷ Tinh tự đắc nói:
- Sơn Tinh kia, lần này thì ngươi sẽ phải nhận lấy thất bại. Với đội quân hùng hậu của ta, ta sẽ làm cho tất cả
Lời nói của Thuỷ Tinh không làm giảm đi ý chí của Sơn Tinh. Sơn Tinh cho điều các máy xúc, máy ủi tới đem theo những bao tải cát để ngăn chặn dòng lũ. Hàng nghìn bao tải cát được đem tới. Hàng ngàn người đang xếp từng bao tải cát để hàn lại đoạn đê bị vỡ. Nhưng không ngờ, tưởng rằng dòng lũ đã được ngăn chặn lại bị Thuỷ Tinh dồn hết nội lực tấn công vào đoạn đê xung yếu nhất. Có lẽ những bao tải cát kia chưa phải là một trở ngại quá khó khăn đối với Thuỷ Tinh; đoạn đê lại bị vỡ. Những tiếng cười đắc chí vang lên từ phía quân của Thuỷ Tinh cùng với tiếng nước ồ ồ đổ vào vùng dân cư ở phía trong đê. Đồ đạc, những thứ dụng cụ gia đình đang nỏi lềnh bềnh trên mặt nước. Máy xác gà, có trôi xuôi. Trời đã quá trưa nhưng Sơn Tinh vẫn không nuốt nổi một hạt cơm. Sự khổ cực khốn đốn của nhân dân và nét mặt ngạo nghễ của Thần Nước như từng lưỡi dao đâm vào tim gan chàng. Có điện báo từ nơi cứu hộ đồng bào:
- Thưa ngài, chúng em đã dùng xuồng, ca nô cứu được nhiều người nhưng vẫn còn có người bị mắc kẹt trên nóc nhà, họ đang bị đói.
Nghe thấy vậy, Sơn Tinh liền điều một máy bay phản lực đem lương thực, thuốc men tới để cứu đói và cũng ngăn chặn nguồn bệnh phát sinh.
Nước lũ mỗi ngày một dâng cao. Gió ào ào, mưa tầm tã, cây cối ngả nghiêng, có nhiều cây cổ thụ đã bị đổ, các tuyến đường giao thông chìm trong biển nước, nhiều vùng dân cư bị cô lập. Một ngày trôi qua mà vẫn không có kết quả gì chuyển biến. Sơn Tinh đã thức suốt đêm để mỗi khi cơn lũ lên cao kịp đối phó. Sáng sớm hôm sau, cùng Sơn Tinh đối phó với dòng lũ còn có những quan chức tối cao của Chính phủ, ai cũng đau đáu một điều mong dòng lũ rút sớm để cuộc sống của nhân dân được bình yên. Sơn Tinh điều thêm máy xúc hút nước từ đoạn đê vỡ bơm ra sông Hồng, sông Nhuệ. Xe chở xi măng cốt thép được điều tới. Lợi dụng cơ hội Thuỷ Tinh đang đắc ý mở tiệc ăn mừng, Sơn Tinh cho quân đổ xi măng hàn khẩn quãng đê vỡ. Vì mừng quá sớm, tửơng rằng Sơn Tinh đã chịu thua, Thuỷ Tinh thả sức ăn uống đến nỗi say mềm không còn biết điều gì. Khi Thuỷ Tinh tỉnh dậy ra xem thì đoạn đê mới đã chặn dòng lũ, nhiều trạm bơm hoạt động suốt ngày đêm trên nhiều tuyến sông, cuộc sống của nhân dân đã gần trở lại bình thường. Mọi sự tức giận của Thuỷ Tinh được dồn hết vào sự tấn công đoạn đê mới vỡ nhưng không được. Một lần nữa Thuỷ Tinh quay cuồng trong thất vọng. Đây chắc là lần thua đau đớn nhất của Thuỷ Tinh, tưởng mình đã nắm chắc phần thắng mà lại chịu thất bại. Mọi người vui mừng ôm lấy Sơn Tinh, dù ngày xưa hay ngày nay với những công cụ hiện đại thì người thua vẫn là Thuỷ Tinh.
Vậy là mùa bão lụt của năm nay đã qua, nhân dân lại được sống yên bình. Với những máy móc khoa học kĩ thuật, Sơn Tinh lại một lần nữa chiến thắng. Em mong rằng năm sau, nhiều năm nữa Thuỷ Tinh sẽ không dâng nước đánh

tớ chép

12 tháng 12 2018

Các bạn nhanh lên nhé Phan cảm ơn :)

31 tháng 7 2019

Đóng vai Sơn Tinh Kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh - Bài văn mẫu:

Chào các cô cậu học trò lớp 6! Các cô cậu có biết ta là ai không? Ta là Sơn Tinh thần núi Tản Viên đây! Còn bên cạnh ta! Các cô cậu hãy ngắm nhìn nàng thật đẹp phải không? Nàng chính là Mị Nương con gái của vua Hùng thứ 18, nàng không chỉ đẹp người mà còn rất đẹp nết. Để cưới được nàng ta phải trải qua trận giao tranh dữ dội ròng rã mấy tháng trời. Các cô cậu có muốn nghe về cuộc giao tranh ấy không? Hãy lặng im ta kể cho nghe nhé.

Lúc bấy giờ ta đang ở núi Tản Viên, nghe tin vua Hùng kén rể, ta lập tức đến ngay. Thế nhưng cùng đến một lúc với ta còn có Thuỷ Tinh người ở miền biển tài năng cũng không kém. Nếu ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy đồi thì chàng lại có tài gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Vua Hùng ưng ý cả ta và Thuỷ Tinh nhưng con gái yêu của nhà vua thì chỉ có một. Vua không biết gả cho ai bèn mời bộ lạc vào bàn bạc, xong nhà vua phán:

- Sáng mai ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy công chúa.

Ta và Thuỷ Tinh cùng đồng thanh tâu:

- Bẩm đức vua, sính lễ cần sắm những gì?

Vua bảo:

- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Nghe xong ta mừng quá bởi sính lễ toàn là những sản vật ở núi rừng, ta không đến nỗi khó kiếm. Sáng hôm sau mới tinh mơ ta đã có mặt. Vua Hùng đồng ý cho ta rước nàng Mị Nương xinh đẹp về núi Tản. Kiệu hoa mới được nửa đường, bỗng đâu dông bão, mưa gió ở đâu ầm ầm kéo đến. Quay đầu nhìn lại ta thấy Thuỷ Tinh đang đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp nàng Mị Nương của ta. Khắp nơi rung chuyển, nước dâng lên cuồn cuộn ngập cả ruộng đồng, nhà cửa, cả thành Phong Châu.

Ta không hề nao núng, hoá phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dông lũ. Nước càng dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại cao lên bấy nhiêu, cứ thế ta với Thuỷ Tinh đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời. Cuối cùng Thuỷ Tinh kiệt sức đành phải rút quân về. Ta và Mị Nương được sống hạnh phúc bên nhau cho đến bây giờ.

Thế nhưng, vẫn chưa hết đâu nhé. Thuỷ Tinh vẫn không quên nỗi đau, hàng năm lại dâng nước lên để đánh ta, và năm nào Thuỷ Tinh cũng bại trận. Các cô cậu chú ý mỗi lần mưa gió đùng đùng là ta và Thuỷ Tinh lại đang giao chiến với nhau đấy.

31 tháng 7 2019

Văn chép mạng tham khảo hem :)

ách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ 18, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.

Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

-   Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.

Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.

Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn  thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/bang-loi-cua-son-tinh-hay-ke-lai-chuyen-son-tinh-thuy-tinh-c33a12403.html#ixzz5ueTgKyJE

~Tốt hem ~

Lúc bấy giờ ta đang ở núi Tản Viên, nghe tin vua Hùng kén rể, ta lập tức đến ngay. Thế nhưng cùng đến một lúc với ta còn có Thuỷ Tinh người ở miền biển tài năng cũng không kém. Nếu ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy đồi thì chàng lại có tài gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Vua Hùng ưng ý cả ta và Thuỷ Tinh nhưng con gái yêu của nhà vua thì chỉ có một. Vua không biết gả cho ai bèn mời bộ lạc vào bàn bạc, xong nhà vua phán:

- Sáng mai ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy công chúa.

Ta và Thuỷ Tinh cùng đồng thanh tâu:

- Bẩm đức vua, sính lễ cần sắm những gì?

Vua bảo:

- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Nghe xong ta mừng quá bởi sính lễ toàn là những sản vật ở núi rừng, ta không đến nỗi khó kiếm. Sáng hôm sau mới tinh mơ ta đã có mặt. Vua Hùng đồng ý cho ta rước nàng Mị Nương xinh đẹp về núi Tản. Kiệu hoa mới được nửa đường, bỗng đâu dông bão, mưa gió ở đâu ầm ầm kéo đến. Quay đầu nhìn lại ta thấy Thuỷ Tinh đang đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp nàng Mị Nương của ta. Khắp nơi rung chuyển, nước dâng lên cuồn cuộn ngập cả ruộng đồng, nhà cửa, cả thành Phong Châu.

Ta không hề nao núng, hoá phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dông lũ. Nước càng dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại cao lên bấy nhiêu, cứ thế ta với Thuỷ Tinh đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời. Cuối cùng Thuỷ Tinh kiệt sức đành phải rút quân về. Ta và Mị Nương được sống hạnh phúc bên nhau cho đến bây giờ.

Thế nhưng, vẫn chưa hết đâu nhé. Thuỷ Tinh vẫn không quên nỗi đau, hàng năm lại dâng nước lên để đánh ta, và năm nào Thuỷ Tinh cũng bại trận. Các cô cậu chú ý mỗi lần mưa gió đùng đùng là ta và Thuỷ Tinh lại đang giao chiến với nhau đấy.

2 tháng 1 2017

Bài làm

Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.

Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.

Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.

Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta

23 tháng 12 2017

Ngày xưa, mỗi khi nhà vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước thường cử các quan đi vào các làng xóm, cho rao mõ kén người tài, như trường hợp Thánh Gióng. Ra câu đối hoặc nêu một vấn đề gì đó nan giải để thử tài như trường hợp “ Em bé Thông Minh” này.
Khi phát hiện được nhân tài rồi, nhà vua và triều đình còn tìm cách thử thách thêm nữa. Sự thử thách có khi là chữ nghĩa, cũng có khi chỉ là vấn đề cần đến sự hiểu biết của trí thông minh.
Trường hợp em bé trên đây là thử tài bằng cách tìm khiếu thông minh. Khi viên quan hỏi cha mẹ: “một ngày cày được mấy đường” có ai đếm đường cày làm gì, cho nên người cha không trả lời được, nhưng em bé thì biết cách trả lời thông minh: “Ngựa của ông đi một ngày mấy bước thì tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi ngày cày được mấy đường”.
Thế là viên quan mừng quýnh lên về tâu với vua. Vua cũng mừng nhưng đểthử lại trí thông minh một lần nữa, nhà vua bắt dân làng làm một việc trái khoáy, nghĩa là làm cái việc theo cách thức dân dã, tự nhiên thì không làm được, mà phải đối đầu với nhà vua bằng trí tuệ. Vì vậy khi vua giao cho dân làng: “Ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao nuôi ba con trâu ấy thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng chịu tội”
Được lệnh ấy dân làng lo lắng, họp bàn nhiều lần mà vẫn không sao giải quyết được. Thấy thế em bảo cha: “Cứ đem hai thúng gạo nếp và hai con trâu mà “đánh chén” cho sướng, còn một thúng gạo và một con trâu làm lộ phí để con vào kinh giải quyết.” Lúc đầu người cha và dân trong làng sợ không dám làm. Nhưng khi nhớ lại cái thông minh của con khi đối đáp với viên quan ngoài đồng, người cha yên tâm làm theo ý con, cả làng ăn khao.
Đến đây thì người đọc đã đoán ra một đốm sáng của trí thông minh mà chính nhà vua đã gợi ra là tại sao lại giao ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực? Em bé đã đoán trước mọi người ý định quắt quéo này của nhà vua!

23 tháng 12 2017

Thay cậu bé trong bài thành tôi thôi!! Tự làm đi  nhá