K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2023

Khu vực Tây Nam Á gồm bán đảo A-ráp, bán đảo Tiểu Á, đồng bằng Lưỡng Hà.

– Địa hình khu vực này có nhiều núi và cao nguyên.

– Khoáng sản nổi bật của Tây Nam Á là dầu mỏ với hơn nửa trữ lượng dầu mỏ của thế giới, nhiều nhất là khu vực đồng bằng Lưỡng Hà, bán đảo A-ráp, vịnh Péc-xích.

– Khí hậu của vùng khô hạn và nóng, lượng mưa thấp, khu vực Địa Trung Hải có lượng mưa nhiều hơn.

– Sông ngòi của vùng kém phát triển, nguồn nước hiếm, sông chính là Ti-grơ và Ơ-phrát.

– Cảnh quan trong vùng chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc.

17 tháng 1 2023

– Khu vực Trung Á nằm hoàn toàn trong lục địa, là khu vực duy nhất của châu Á không tiếp giáp với đại dương.

– Địa hình khu vực này có xu hướng thấp dần từ đông sang tây, phía đông là miền núi cao Pa-mia, Thiên Sơn và An-tai, phía tây là các cao nguyên và đồng bằng kéo dài tới hồ Ca-xpi, trung tâm là hồ A-ran.

– Khoáng sản của vùng khá đa dạng: dầu mỏ, than đá, sắt, kim loại màu.

– Khí hậu mang tính chất ôn đới lục địa, mưa ít.

– Trong khu vực chỉ có 2 con sông lớn là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a.

– Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc, thảo nguyên.

17 tháng 1 2023

– Khu vực Bắc Á gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga, với 3 bộ phận địa hình: đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông Xi-bia.

– Khí hậu khu vực này lạnh giá, khắc nghiệt, mang tính chất lục địa sâu sắc.

– Tài nguyên khoáng sản phong phú, một số loại có trữ lượng lớn như dầu mỏ, than đá, kim cương…

– Mạng lưới sông ngòi khá dày. Một số sông lớn như Ô-bi, I-ê-nít-xây, Lê-na…, có trữ năng thuỷ điện lớn.

– Rừng có diện tích rộng, chủ yếu là rừng lá kim, được bảo tồn khá tốt.

17 tháng 1 2023

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á:

- Khu vực rộng khoảng 7 triệu km2.

-  Địa hình cao đồ sộ ở phía bắc với dãy Hi-ma-lay-a, phía tây là sơn nguyên I-ran, phía nam và trung tâm tương đối thấp với sơn nguyên Đê-can và đồng bằng Ấn Hằng.

- Đại bộ phận nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông tương đối lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Trên các vùng núi, khí hậu thay đổi theo độ cao, độ cao 4500m trở lên là băng tuyết vĩnh cửu.

- Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn (sông Ấn, sông Hằng,...). Các con sông này đã bồi đắp nên đồng bằng phù sa màu mỡ.

- Thảm thực vật của nam Á chủ yếu là rừng nhiệt đới gió mùa, xa-van.

17 tháng 1 2023

Khu vực Đông Á khá rộng, gồm phần đất liền và hải đảo.

– Phần đất liền chiếm hơn 60% diện tích, địa hình đa dạng: phía tây có núi và sơn nguyên cao, các bồn địa rộng lớn, phía đông có nhiều núi trung bình, núi thấp và đồng bằng rộng.

– Phần hải đảo có địa hình chủ yếu là đồi núi. Đây là nơi có nhiều núi lửa, thường xuyên có động đất, sóng thần.

 

– Khoáng sản chính của vùng là than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng…

– Khí hậu đa dạng. Hải đảo và phía đông đất liền có khí hậu gió mùa, trong một năm có 2 mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió tây bắc, khô lạnh, mùa hạ có gió đông nam, nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của bão. Phía tây nằm sâu trong lục địa nên khô hạn.

– Cảnh quan đa dạng, phía đông và hải đảo có hệ động vật đa dạng, rừng bao phủ, phía tây là hoang mạc, thảo nguyên, bán hoang mạc.

– Đông Á có một số sông lớn như Trường Giang, Hoàng Hà, mùa mưa hay ngập lụt.

17 tháng 1 2023

Khu vực Đông Nam Á rộng khoảng 4.5 triệu km2, gồm 2 bộ phận là: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo

Bộ phận Đông Nam Á lục địa (còn gọi là bán đảo Trung - Ấn).

+ Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ, gồm các dải núi cao xen kẽ thung lũng sâu

+ Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa

+ Khoáng sản chính: Thiếc, sắt, dầu mỏ, than

+ Sông ngòi: phát triển với nhiều hệ thống sông lớn, như: sông Mê Công, Mê Nam…

+ Cảnh quan chủ yếu: Rừng mưa nhiệt đới

- Bộ phận Đông Nam Á hải đảo (còn gọi là quần đảo Mã Lai)

+ Địa hình có nhiều đồi núi, ít đồng bằng.

+ Khí hậu: Xích đạo nóng ẩm

+ Khoáng sản chính: Than đá, đồng, dầu mỏ, thiếc

+ Sông ngòi ngắn và dốc

+ Cảnh quan: Rừng mưa nhiệt đới.

17 tháng 1 2023

Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á (3 đới thiên nhiên):

– Đới lạnh:

+ Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.

+  Phân bố ở 1 dải hẹp phía bắc.

+ Nghèo thành phần loài: thực vật chủ yếu là rêu, địa y, không có thân gỗ và các động vật chịu lạnh hoặc di cư.

– Đới ôn hòa:

+ Diện tích rất rộng, có sự phân hóa bắc – nam, đông – tây.

+ Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc: khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô về mùa đông. Rừng lá kim phát triển mạnh trên đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong thú.

+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có nhiều loài cây gỗ và động vật quý.

+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn khắc nghiệt, hình hành các thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.

– Đới nóng:

+ Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.

+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á.

+ Rừng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, gỗ tốt và động vật quý hiếm.

– Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á

+ Phần lớn rừng, thảo nguyên ở châu Á đã bị con người khai phá chuyển thành đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp.

+ Rừng tự nhiên còn lại rất ít, nhiều loài thực, động vật bị suy giảm nghiêm trọng.

=> Việc bảo vệ, khôi phục lại rừng là vấn đề rất quan trọng ở các quốc gia châu Á.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Á:

- Địa hình: 3 khu vực chính (Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông và Nam Xi-bia).

- Khí hậu: ôn đới lục địa.

- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi,...) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa mùa đông, lũ trùng vào mùa xuân.

- Các đới thiên nhiên chính: cực và cận cực, ôn đới.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á:

- Địa hình: có các hệ thống núi bao bọc xung quanh.

- Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.

- Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a).

- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới và cận nhiệt.

17 tháng 1 2023

* Đặc điểm sông, hồ châu Á:

- Mạng lưới sông khá phát triển, nhiều hệ thống sông lớn. Tuy nhiên phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

+ Khu vực Bắc Á có mạng lưới sông dày đặc. Các sông bị đóng băng vào mùa đông; có lũ vào mùa xuân.

+ Khu vực Đông Nam Á và Đông Á, Nam Á có mạng lưới sông dày, nhiều sông lớn. Mưa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

+ Khu vực Tây Nam Á và Trung Á có mạng lưới sông ngòi kém phát triển.

- Châu Á có nhiều hồ lớn được hình thành từ các đứt gãy hoặc miếng núi lửa đã tắt.

* Tên một số sông lớn ở châu Á:

+ Ở Bắc Á có các sông: Ô-bi, I-ê-nit-xây, Lê-na.

+ Ở Trung Á có các sông: Xưa-đa-ri-a, A-mua-đa-ri-a.

+ Ở Tây Nam Á có các sông:  Ti-grơ, Ơ-phrat.

+ Ở Đông Á có các sông: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.

+ Ở Đông Nam Á có các sông: Mê-kông, I-ra-oa-đi,…

+ Ở Nam Á có các sông: Ấn, Hằng.

* Ý nghĩa của sông, hồ châu Á đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên:

- Các sông, hồ có giá trị về giao thông, thủy điện; cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; thúc đẩy sự phát triển của các ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch.

- Tình trạng lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.

17 tháng 1 2023

– Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á.

– Các khu vực thưa dân: Bắc Á, một phần của Tây Á (Ả-rập-xê-út) và Trung Á.