K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Những nguyên nhân của sự thay đổi khí áp:

- Độ cao: khí áp giảm theo độ cao do càng lên cao không khí càng loãng, sức nén của không khí càng nhỏ.

- Nhiệt độ: khí áp dao động trong ngày và trong năm do nhiệt độ thay đổi (nhiệt độ tăng, không khí nở ra, sức nén ép của không khí giảm => khí áp giảm; nhiệt độ giảm, không khí co lại, sức nén của không khí tăng => khí áp tăng).

- Thành phần không khí: tỉ trọng không khí có hơi nước nhẹ hơn không khí khô => không khí chứa nhiều hơi nước có khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ không khí khô làm khí áp giảm.

14 tháng 12 2022

* Nguyên nhân thay đổi của khí áp

- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ cao, không khí là nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm và ngược lại, nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng.

- Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.

- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô nên khí áp giảm, ngược lại, không khí khô thì khí áp tăng.

- Ngoài ra, khí áp còn thay đổi theo thành phần không khí.

* Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

- Các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp trên Trái Đất phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

- Ở vùng Xích đạo, do nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước bốc lên mạnh, chiếm dần chỗ không khí khô, sức nén không khí giảm, hình thành đai áp thấp xích đạo (nguyên nhân nhiệt lực).

- Không khí bốc lên cao từ Xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên các đai áp cao chí tuyến (nguyên nhân động lực).

- Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực, do nhiệt độ rất thấp, sức nén không khí tăng, hình thành các đai áp cao cực (nguyên nhân nhiệt lực).

- Từ các đai áp cao ở chí tuyến và ở vùng cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau và bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành các đại áp thấp ôn đới (nguyên nhân động lực).

Tuy nhiên, các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

31 tháng 7 2018

- Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao, không khí càng loãng nên sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.

- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm. Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.

- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô. Vì thế không khí nhiều hơi nước thì khí áp cũng giảm. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước bức xạ bốc lên nhiều, chiếm dần chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng áp thấp xích đạo.

1 tháng 4 2017

- Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đó khí áp giảm.

- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ:

+ Nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm.
+ Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng lãng nên khí áp tăng.
1. Khí áp thay đổi theo độ ẩm:
Không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô. Vì thế, không khí chứa nhiều hơi nước khí áp cũng giảm. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước bốc lên nhiều chiếm dần chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng áp thấp xích đạo.



Nguyên nhân thay đổi của khí áp

a) Khí áp thay đổi theo độ cao

Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đó khí áp giảm.

b) Khí áp thay đổi theo nhiệt độ

- Nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm.
- Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.

c) Khi áp thay đổi theo độ âm

Không khí chứa nhiều hơi nước khí áp cũng giảm. Vi cùng khí áp và nhiệt độ như nhau, thì một lít hơi nước nhẹ hơn một lít không khí khô. Khi nhiệt độ cao khi hơi nước bốc lên nhiều chiếm dần chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng áp thấp xích đạo.



3 tháng 2 2023

- Trên bề mặt Trái Đất có 4 đai áp cao (2 đai áp cao cực, 2 đai áp cao cận chí tuyến) và 3 đai áp thấp (2 đai áp thấp ôn đới và đai áp thấp Xích đạo).

=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.

- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất (2 nguyên nhân):

Nguyên nhân nhiệt lực:

+ Xích đạo có nhiệt độ quanh năm cao, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm => hình thành đai áp thấp.

+ Vùng cực Bắc và Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nép không khí tăng => tồn tại các đai áp cao.

Nguyên nhân động lực:

+ Đai áp cao cận chi tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng.

+ Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.

23 tháng 12 2020

Nguyên nhân hình thành quy luật địa ô trên Trái Đất là do:

A. sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời trong năm

B. sự thay đổi mùa trong năm của trái đất

C. sự thay đổi bức xạ mặt trời theo vĩ độ

D. sự thay đổi khí hậu theo vị trí gần hay xa biển

3 tháng 2 2023

- Hiện tượng phơn (gió phơn) là hiện tượng gió khô, nóng thổi từ trên núi xuống.

- Nguyên nhân: do gió thổi tới dãy núi cao bị chặn lại ở sườn núi đón gió, nhiệt độ giảm, gây mưa; sang sườn bên kia, hơi nước giảm, nhiệt độ tăng, trở thành gió khô nóng.

- Nhiệt độ không khí ở sườn đón gió giảm theo độ cao (cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC), lượng mưa lớn; nhiệt độ không khí ở sườn khuất gió tăng dần khi di chuyển từ đỉnh núi xuống chân núi (cứ 100m, nhiệt độ tăng 1oC), ít mưa (lượng mưa rất nhỏ).

4 tháng 1 2022

Mối quan hệ giữa khí áp và gió:

- Gió thổi từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.

- Áp thấp hút gió, áp cao đẩy gió

=> Do vậy dưới các khối áp thấp (áp thấp xích đạo hoặc ôn đới) thường có mưa nhiều do có gió thổi đến, mang theo mưa. Ngược lại dưới các khối áp cao (áp cao cận chí tuyến, cực)  thường hình thành các hoang mạc khô hạn do chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên mưa rất ít.

7 tháng 11 2023

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư:

* Các nhân tố kinh tế - xã hội:

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất nền kinh tế: vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư.

Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).

- Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư:

+ Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác.

Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH có lịch sử khai thác lâu đời hơn so với vùng ĐBSCL => dân cư ở vùng ĐBSH đông đúc hơn.

+ Việc chuyển cư với quy mô lớn có tác động nhiều đến sự phân bố dân cư trên thế giới.

Ví dụ: Càng luồng di dân lớn trong lịch sử từ châu Á, châu Âu và châu Phi sang châu Mỹ (sau khi C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ) đã làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục này.

* Các nhân tố tự nhiên

Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người => tác động đến sự phân bố dân cư.

Ví dụ: Khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư thưa thớt do khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt.