K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2021

ko chép mạng thì e chịu =))

5 tháng 12 2021

Nhiều người ngộ thiệt , bảo ko chép mạng mà đi chép của mình qua mạng 

29 tháng 11 2021

tham khảo:

Là những nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc, Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã từng trải và thấu hiểu những nỗi gian khổ, vất vả của người lính. Bàn tay các anh đã từng cầm súng chiến đấu và cũng đã từng viết nhiều bài thơ về họ - những người lính can trường, dũng cảm và có tình đồng đội cao. Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ hình ảnh người lính có tinh thần và tâm hồn đẹp như thế đấy.

      Năm 1948, bài thơ Đồng chí ra đời và nhanh chóng được nhiều người yêu thích. Trong những năm bom đạn hiểm nguy nơi chiến trường, hình ảnh về người lính là biểu tượng đẹp nhất của cuộc sống và đã đi vào thơ của Chính Hữu một cách tự nhiên và đẹp đẽ. Không hẹn mà nên, những người lính gặp nhau tại một điểm: lòng yêu nước. Theo tiếng gọi cứu quốc thiêng liêng, họ tạm xa con trâu, cái cày, cầm súng đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Không hề quen nhau, nhưng ánh sáng lí tưởng của cách mạng đã soi vào trái tim họ, để họ trở nên thân nhau hơn và có ý chí chiến đấu cao hơn. Cũng giống như những anh lính trong bài Nhớ của Hồng Nguyên:

                          Lột sắt đường tàu

                          Rèn thêm dao kiếm

                          Áo vải chân không

                          Đi lùng giặc đánh

      Trong điều kiện chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn thì tinh thần chiến đấu của những người lính lại bùng lên mạnh mẽ, sục sôi khí thế. Họ không nề nguy hiểm, khó khăn, vẫn vững lòng cầm chắc tay súng để bảo vệ quê hương, đất nước. Họ sát cánh bên nhau cùng chiến đấu dũng cảm:

                          Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

      Có khác gì đâu cái tinh thần đồng đội thiêng liêng ấy trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:

                          Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

      Không kể thiếu thốn, khó khăn, họ vẫn chấp nhận, vẫn vui vẻ lạc quan, yêu đời hơn. Cái bắt tay ấy là cả một tình đồng đội thiêng liêng, họ truyền cho nhau niềm tin chiến thắng, tình yêu và lòng dũng cảm ấy. Sống và chết, dường như trong tim mỗi người lính chiến đấu không hề có khái niệm ấy. Họ cầm súng, họ nhảy lên chiếc xe chuẩn bị lên đường và họ biết trước mắt họ là muôn vàn khó khăn nguy hiểm, vậy mà đâu đây vẫn có cái giọng điệu lạc quan, yêu đời, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm:

                          Ung dung buồng lái ta ngồi,

                          Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

      Họ vẫn có cái chí của người lính, họ không hề nguy hiểm, mặc những khó khăn của thời tiết của cuộc chiến, vẫn hướng trái tim về Tổ quốc:

                          Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

                          Chỉ cần trong xe có một trái tim.

      Nếu trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, những người lính hiện lên với một tinh thần chiến đấu dũng cảm, tình đồng đội thiêng liêng, cao quý; thì ở trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, ý thức giác ngộ cách mạng của những người lính cao hơn. Họ lạc quan yêu đời hơn. Hình ảnh những người lính hiện lên thật trẻ trung, sôi nổi, yêu đời hơn.

      Qua hai bài thơ, chúng ta càng hiểu rõ hơn về những người lính. Hình ảnh của họ hiện lên thật đẹp đẽ, họ chính là biểu tượng, là niềm tin, khát vọng của những người dân gửi gắm nơi họ. Với các anh, người đọc nhận thấy một ánh sáng lí tưởng cao đẹp và thiêng liêng vô cùng.

29 tháng 11 2021

bn tham khaỏ

 

Dù đến từ những phương trời xa lạ nhưng họ gặp gỡ nhau ở điểm chung về trái tim yêu nước và lí tưởng chiến đấu, bảo vệ dân tộc. Nếu như hình ảnh “Súng bên súng” gợi lên sự tương đồng về lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu thì cách nói hoán dụ “đầu sát bên đầu” mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc diễn tả ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp của những người nông dân mặc áo lính. Đó là những điểm tựa tinh thần nâng đỡ tinh thần đồng đội, bồi đắp tình cảm “tri kỉ” của người lính trong những  năm tháng mưa bom bão đạnBức chân dung người lính còn được phác họa trong sự quyện hòa giữa chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn thông qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo” độc đáo. Giữa những đêm hành quân trong không gian “rừng hoang sương muối”, những người lính cầm chắc tay súng với tư thế chủ động, hiên ngang, vầng trăng như hạ thấp treo trên đầu mũi súng. Nếu như “súng” là biểu tượng cho sự tàn khốc của chiến tranh thì “trăng” là hình ảnh tượng trưng của hòa bình và chất lãng mạn. Bởi vậy, “đầu súng trăng treo” đã tạo nên những cảm nhận độc đáo về chiến tranh và hòa bình, chất hiện thực quyện hòa chất lãng mạn, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp thi sĩ trong tâm hồn những người lính. Như vậy, qua bài thơ “Đồng chí”, tác giả Chính Hữu đã ngợi ca tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó thiêng liêng cao đẹp giữa những người lính cách mạng, tạo nên bức chân dung giản dị, chân thực về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ.

Nếu “Đồng chí” được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp thì “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ra đời vào năm 1969- thời điểm công cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Trong tác phẩm, vẻ đẹp của người chiến sĩ được tác giả Phạm Tiến Duật tái hiện thông qua sự song hành, sóng đôi giữa hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Bằng giọng điệu tự nhiên, tinh nghịch và ngôn ngữ đậm chất đời thường, nhà thơ đã đưa vào diễn đàn văn học Việt Nam hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo:

“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”

Qua việc sử dụng điệp từ “không” và lối nói khẩu ngữ, tác giả đã tái hiện một cách chân thực hình ảnh những chiếc xe không kính - biểu tượng cho sự tàn phá khốc liệt của bom đạn kẻ thù, đồng thời gợi nên sự gian truân, hiểm nguy trên đường ra mặt trận. Trong bối cảnh đó, hình ảnh người lính xuất hiện với tư thế hiên ngang:

“Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Tác giả đã vận dụng biện pháp đảo ngữ, đưa từ “ung dung” lên đầu câu thơ để nhấn mạnh phong thái điềm tĩnh trước những lửa đạn bom rơi. Điệp từ “nhìn” được nhắc lại ba lần gợi lên âm điệu ngân vang, diễn tả cái nhìn đầy khoáng đạt trước thiên nhiên, đất trời bao la của người lính lái xe. Qua khung cửa xe, họ ung dung đối diện với sự khắc nghiệt, tàn khốc của cuộc chiến:“gió vào xoa mắt đắng”, “sao trời”, “cánh chim” đột ngột như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Họ chấp nhận những gian khổ bằng tinh thần coi thường, bất chấp mọi hiểm nguy:

“Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.”

Điệp cấu trúc câu “Không có… ừ thì” kết hợp với việc sử dụng kết cấu phủ định “Chưa có” đã làm nổi bật tinh thần lạc quan, sự ngang tàn, dũng cảm của người lính trước mọi khó khăn, gian khổ. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe: “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới - Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Hình ảnh chân thực đã gợi ra sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc giữa những người lính. Tình cảm gắn bó giữa họ được tạo nên bởi điểm chung về lí tưởng, mục đích chiến đấu:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Cách nói hình ảnh “vì miền Nam phía trước” đã thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan của người lính về sự chiến thắng của nhân dân ta trong công cuộc giải phóng  miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, hình ảnh hoán dụ “một trái tim” đã làm nổi bật “trái tim cầm lái” luôn rực cháy ngọn lửa yêu nước và tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của người lính.

Như vậy, qua hai tác phẩm, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp chung của những người lính về lí tưởng chiến đấu, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc cùng tinh thần dũng cảm, yêu nước mãnh liệt, đồng thời, họ đều sử dụng sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội để vượt qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt.Tuy nhiên, trong mỗi một thi phẩm, vẻ đẹp người lính lại được khám phá ở một phương diện riêng. Ở bài thơ “Đồng chí”, tác giả Chính Hữu khắc họa vẻ đẹp của người nông dân mặc áo lính thông qua sự mộc mạc, chân chất và sự quyện hòa giữa chất hiện thực - lãng mạn; còn trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đem đến bức chân dung người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi, ngang tàn qua cái nhìn đậm chất hiện thực về cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định rằng “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đều khám phá, tái hiện và xây dựng thành công bức chân dung của những người lính với những vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng.

17 tháng 2 2022

Em tham khảo: Lần sau ghi đúng đề nha, NV bé Thu và ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà nhé!

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Ông Sáu- (TPBL phụ chú) Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông trở về nhà trong sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng "ba" mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Chắc hẳn (TPBL tình thái) cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha là bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Câu chuyện đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

17 tháng 2 2022

đề này cô em ra chứ không phải trong sách ạ

 

Cảm nhận về hình ảnh người bà trong đoạn thơ (7-10 câu) trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Gạch chân lời dẫn đó? Các bạn giúp mình với, mình đang cần gấp để nộp cho cô. Cảm ơn các bạn nhiều!Cảm nhận về hình ảnh người bà trong đoạn thơ (7-10 câu) trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Gạch chân lời dẫn đó?Các bạn giúp mình với, mình đang cần gấp để nộp cho cô. Cảm ơn các bạn...
Đọc tiếp

Cảm nhận về hình ảnh người bà trong đoạn thơ (7-10 câu) trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Gạch chân lời dẫn đó? Các bạn giúp mình với, mình đang cần gấp để nộp cho cô. Cảm ơn các bạn nhiều!Cảm nhận về hình ảnh người bà trong đoạn thơ (7-10 câu) trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Gạch chân lời dẫn đó?

Các bạn giúp mình với, mình đang cần gấp để nộp cho cô. Cảm ơn các bạn nhiều!Cảm nhận về hình ảnh người bà trong đoạn thơ (7-10 câu) trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Gạch chân lời dẫn đó?

Các bạn giúp mình với, mình đang cần gấp để nộp cho cô. Cảm ơn các bạn nhiều!Cảm nhận về hình ảnh người bà trong đoạn thơ (7-10 câu) trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Gạch chân lời dẫn đó?

Các bạn giúp mình với, mình đang cần gấp để nộp cho cô. Cảm ơn các bạn nhiều!Cảm nhận về hình ảnh người bà trong đoạn thơ (7-10 câu) trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Gạch chân lời dẫn đó?

Các bạn giúp mình với, mình đang cần gấp để nộp cho cô. Cảm ơn các bạn nhiều!Cảm nhận về hình ảnh người bà trong đoạn thơ (7-10 câu) trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Gạch chân lời dẫn đó?

Các bạn giúp mình với, mình đang cần gấp để nộp cho cô. Cảm ơn các bạn nhiều!

0
23 tháng 2 2022

Em tham khảo:

     Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là hình ảnh đẹp về người lao động mới xã hội chủ nghĩa. Anh thanh niên mang trong mình đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người của cuộc sống mới. Ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm với công việc. Nói về hoàn cảnh sống và công việc của anh. Theo lời bác lái xe thì anh là người ”cô độc nhất thế gian” bởi đã mấy năm anh sống một mình trên đỉnh núi Yên sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây núi lặng lẽo, công việc của a là đo gió, đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất…. rồi ghi chép lại và báo về trung tâm, dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày. Và (Phép nối) đây là một công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ chính xác cao và có tinh thần trách nhiệm cao” nửa đêm đúng giờ opps thì dù mưa tuyết giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy làm việc đã quy định: ”4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối lại 1 giờ sáng” công việc đòi hỏi tính chính xác theo đúng thời gian lại rất gian khổ, anh phải đối chọi với thời tiết vô cùng khắc nghiệt, xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài chỉ trực đợi mình ra là ào ào xông tới”. Nhưng cái gian khổ nhất với anh là phải vượt qua sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người, đây là một hoàn cảnh đặc biệt. Anh chính là hình ảnh tiêu biểu cho những con người lao động mới đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 70 cuối thế kỷ XX, cuộc sống đẹp đẽ và sự cống hiến hi sinh thầm lặng của anh thanh niên khiến ta trân trọng và cảm phục.

Phép lặp: anh

23 tháng 2 2022

e cảm ơn ạ

 

26 tháng 10 2021

trong cuộc đời của mỗi con người không ai là chưa từng phạm sai lầm tôi cũng vậy . mỗi khi mắc lỗi nội tâm tôi như nóng lên vì xấu hổ . tôi sợ mọi người sẽ cười chê tôi . cũng sợ vì mình đã mắc phải lỗi không đáng có . mỗi lần như thế nội tâm tôi như có một phần nào đó cảm thấy tự ti .

26 tháng 10 2021

thanks ạ