K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2020

Hiện nay trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ.Còn ở Việt Nam, thống kê bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilon/tháng. Riêng Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Điều đáng lo ngại là phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và ni lông mới phân hủy hết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa, túi nilon hiện nay rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam hiện vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Thế giới đã đánh giá tỉ lệ chất thải nhựa phát sinh đối với nước có thu nhập trung bình như Việt Nam chiếm 12% lượng chất thải rắn phát sinh. Nếu trung bình 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm. Số lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra tăng dần theo từng năm. Đây là một "gánh nặng" cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là "ô nhiễm trắng".

Cùng với đó, lĩnh vực tái chế chất thải nhựa của Việt Nam vẫn chưa phát triển. Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp. Đơn cử như Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa được tạo ra; trong đó, 48.000 tấn được chôn trong các bãi chôn lấp (đa số là nhựa có giá trị thấp) chiếm 19,2%; còn lại hơn 200.000 tấn chất thải nhựa được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Điều đáng nói là công nghệ tái chế nhựa được sử dụng ở các thành phố lớn của Việt Nam đã lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hoạt động tái chế chất thải nhựa chưa được tổ chức với quy mô lớn, chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ nên hiệu quả thấp. Trong khi đó thói quen của người dân dùng túi nilon, đồ dùng nhựa một lần ngày càng gia tăng. Đáng lo ngại người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác sinh hoạt hàng ngày, việc lẫn các loại chất thải nhựa, đặc biệt là nilon tương đối phổ biến. Điều này càng khiến việc xử lý rác thải nhựa thêm khó khăn.

Không chỉ vậy, thế giới cũng đang phải đối mặt với khoảng 4,8 - 12,7 triệu tấn từ lục địa đổ vào các đại dương mỗi năm. Còn theo các kết quả nghiên cứu, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa ra biển, với 0,28 - 0,73 triệu tấn mỗi năm (tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Một báo cáo mới đây tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ khiến chúng ta không khỏi giật mình khi biết, ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng), đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường đại dương.

Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.

21 tháng 2 2019

- Những ý cơ bản cần cho bài viết :

   + Khẩu hiệu: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa gì?

   + Ý nghĩa của đợt thi đua : hiện nay, không chỉ trong nhà trường mà trên phạm vi toàn thế giới, con người đã và đang đối diện với hàng loạt những vấn đề bức xúc của môi trường.

   + Thực trạng : Môi trường (nơi mà chúng ta đang học tập) hiện nay ra sao? Đã đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp hay chưa? Còn tồn tại những vấn đề gì? Nguyên nhân là do đâu? ...

   + Biện pháp : Làm thế nào để ngôi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp? (nêu những giải pháp trước mắt và lâu dài).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

1. Đặt vấn đề

     Đăm Săn là một người anh hùng, là nhân vật chính trong trường ca sử thi Bài ca chàng Đăm Săn (phiên âm tiếng Ê-đê: Klei khan Y Đam-Săn) của người Ê-đê ở Tây Nguyên. Bộ sử thi Đăm Săn dài 2077 câu kể về những chiến công oanh liệt, khát vọng tự do của Đăm Săn – người tù trưởng trẻ tuổi, tài năng lỗi lạc. Bên cạnh đó là cuộc đấu tranh, đọ sức quyết liệt, dai dẳng giữa một bên là chế độ mẫu hệ đang còn mạnh, nhưng đã bắt đầu lung lay (tiêu biểu là các nhân vật nữ Hơ Bhị, Hơ Nhị) và một bên là thế lực người đàn ông, tuy có vẻ lẻ loi nhưng tràn đầy sức mạnh tươi trẻ, đang trỗi dậy mạnh mẽ (tiêu biểu là nhân vật anh hùng Đăm Săn). Đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời thuộc bộ sử thi Đăm Săn đã miêu tả được một số nét đẹp truyền thống văn hóa và phong tục tập quán của người dân tộc Ê-đê ở Tây Nguyên.

2. Giải quyết vấn đề

a) Đôi nét về người dân tộc Ê-đê

     Đồng bào dân tộc Ê đê xếp thứ 12 trong cộng đồng 54 dân tộc anh em tại Việt Nam. Ước tính có hơn 331.000 người Ê đê cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Đắk Lắk, phía Nam của tỉnh Gia Lai và miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, tộc người Ê đê thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Mã Lai, có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. Thuở mới hình thành, cộng đồng cư dân này sinh sống ở miền Trung, sau đó di cư đến Tây Nguyên từ những năm thuộc thế kỷ 8 đến thế kỷ 15. Dù có sự thay đổi địa điểm cư trú qua nhiều thời gian nhưng đồng bào người Ê đê vẫn lưu giữ được những nét văn hoá lâu đời có từ hàng nghìn năm.

b) Trang phục của người Ê đê

     Ngoài những yếu tố về ẩm thực, những phong tục tập quán truyền thống và lối sống sinh hoạt hằng ngày thì trang phục cũng là điều làm nên nét độc đáo và khác biệt cho văn hóa Ê Đê. Nếu như người Kinh tạo được sự ấn tượng tốt đẹp và làm nên sự khác biệt độc đáo nhất qua những bộ áo dài truyền thống; hay người dân tộc Thái với những bộ trang phục tuy đơn giản nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng tốt đẹp thì người dân tộc Ê Đê lại tạo được sức hút mạnh mẽ với những bộ y phục mới lạ mang nét riêng biệt. Trang phục của đồng bào Ê Đê có phong cách thẩm mỹ tiêu biểu cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của dân tộc Ê Đê là màu đen, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Nữ giới sẽ mặc áo và quấn váy (Ieng), còn nam giới thì đóng khố (Kpin). Ngoài ra, họ còn yêu thích những đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Ê Đê là một dân tộc tiêu biểu của Việt Nam với những nét văn hóa truyền thống độc đáo và khác biệt. Bên cạnh đó, đồng bào Ê Đê còn là một niềm tự hào lớn của dân tộc Việt với hình ảnh nhà dài và cồng chiêng Tây Nguyên đặc sắc.

c) Nhà dài và cồng chiêng của người Ê-đê

     Nhà dài không chỉ là biểu tượng vật chất của thể chế gia đình mẫu hệ mà còn là nơi giữ những giá trị văn hóa tinh thần của người ta Ê-đê qua năm tháng. Nhà dài của đồng bào Ê đê là một công trình văn hóa độc đáo, đó là sản phẩm tiêu biểu của tổ chức công xã thị tộc nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên, tránh thiên tai thú dữ và bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng dân tộc, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào.

     Nhà dài của người Ê đê có hình con thuyền dài làm bằng tre nứa và bằng gỗ mặt sàn, vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân cây tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Cửa chính mở phía trái nhà, cửa sổ mở ra phía hông; bên trong nhà có trần gỗ hình vòm giống hệt mui thuyền. Nhà của người Ê-đê thuộc loại hình nhà dài, sàn thấp, độ dài của ngôi nhà thường là 15 – 100 m tùy theo số lượng thành viên gia đình, đó là nơi cư trú của đại gia đình cho hàng chục người và thể hiện danh tiếng địa vị của gia đình đó trong cộng đồng. Đây chính là nét đặc trưng riêng về lối kiến trúc nhà ở mà chỉ người Ê đê mới có. Đặc biệt là nhà dài của người Ê đê bao giờ cũng có hai cầu thang đực và cái. Thang đực để dành cho những thành viên nam trong gia đình, thang cái dành cho những thành viên nữ và khách. Bậc cầu thang từ đất liền đến sàn nhà luôn mang số lẻ vì người Ê đê tin rằng số chẵn là số của ma quỷ, số lẻ mới là số của con người.

     Vai trò của Cồng Chiêng mang một sức mạnh to lớn ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt của các thế hệ người Ê đê. Đồng bào Tây Nguyên coi cồng chiêng như là sức mạnh vật chất, sự giàu có của cá nhân, gia đình, dòng họ và buôn làng. Cồng Chiêng là những tài sản quý giá của ông bà tổ tiên để lại, có những bộ cồng chiêng quý phải đổi vài chục con trâu, mấy con voi mới có được. Bởi vậy Chiêng là tài sản quý hiếm được lưu giữ và truyền từ đời này sang đời khác, ăn sâu vào đời sống tâm linh của người dân tộc Ê đê. Họ tin rằng mỗi khi vang lên âm thanh của Cồng Chiêng có thể giúp con người thông tin trực tiếp đến các đấng thần linh, là chiếc cầu nối giữa các thành viên trong cộng đồng từ lúc cất tiếng khóc chào đời con người đã nghe tiếng chiêng trống và đến khi lớn lên dựng vợ gả chồng tiếng chiêng lại rộn ràng trong ngày vui hạnh phúc. Cồng chiêng không được sử dụng một cách bừa bãi mà chỉ được sử dụng trong các nghi lễ, lễ hội của gia đình và buôn làng cho những dịp tiếp khách quý.

d) Một số nét văn hóa của dân tộc Ê-đê.

     Cuộc sống của người Ê đê theo lối mẫu hệ, con cái đều phải mang họ mẹ và người đàn ông lấy vợ phải theo nhà vợ. Con gái mới được hưởng thừa kế tài sản còn con trai thì ngược lại, người con gái út được thừa kế nhà thờ cúng ông bà và có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ già. Với dân tộc Ê-đê thì người phụ nữ sẽ nắm quyền trong nhà, làm chủ nhà và có quyền tự quyết trong công việc; còn những người đàn ông chỉ là phụ trợ cho công việc của phụ nữ và thường sẽ làm những công việc mà cần sức khỏe nhiều hơn.

     Người Ê đê chủ yếu sống vào nghề nông nghiệp theo hướng “tự cung tự cấp”, hoạt động theo xu hướng nguyên thủy. Họ chủ yếu là làm nương, làm rẫy và tiến hành săn bắt, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải… Ngoài ra, người Ê đê vẫn có mô hình sản xuất theo hình thức luân canh; tức là bên cạnh những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang nhằm phục hồi sự màu mỡ. Người Ê đê cũng đan xen thêm việc trồng các cây công nghiệp như: cây cao su, café, điều, hồ tiêu… và chế biến nông sản. Còn về chăn nuôi, họ thường nuôi các con trâu, bò, dê, lợn, voi… Ngoài ra, đồng bào người Ê đê cũng làm thêm nghề đan lát, làm gốm, đồ trang sức, gỗ để phục vụ cho nghi lễ tâm linh, những thứ cần thiết cho việc tổ chức các lễ hội,…

     Người Ê đê có đời sống tín ngưỡng tâm linh phong phú cũng như nhiều dân tộc sinh sống trên dải đất Trường Sơn Tây Nguyên. Một trong những phong tục tập quán lâu đời nhất của đồng bào dân tộc Êđê là Lễ cúng bến nước hay thần nước. Lễ cúng thần nước của người Ê đê được tổ chức hằng năm sau mùa thu hoạch với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Ê đê, mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê. Ngoài ra đồng bào Ê đê cũng có một số lễ hội truyền thống khác như Lễ cúng trưởng thành, Lễ cúng cơm đều là những lễ hội mang nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.

3. Kết luận

     Nét văn hóa của dân tộc Ê-đê từ trang phục, nhà ở đến những văn hóa tâm linh đều mang dấu ấn độc đáo và riêng biệt, tiêu biểu cho vùng đất Tây Nguyên. Việc nghiên cứu những nét văn hóa không chỉ của đồng bào Ê-đê mà cả những đồng bào dân tộc thiểu số khác vẫn cần được mở rộng và nghiên cứu sâu hơn để thấy được sự đa dạng về văn hóa của 54 dân tộc ở nước Việt Nam ta.

19 tháng 10 2018

- Khẩu hiệu: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa gì?

- Tại sao lại phải đưa ra khẩu hiệu đó? (vì hiện nay, không chỉ trong nhà trường mà trên phạm vi toàn thế giới, con người đã và đang đối diện với hàng loạt những vấn đề bức xúc của môi trường)

- Môi trường (nơi mà chúng ta đang học tập) hiện nay ra sao? (Đã đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp hay chưa? Còn tồn tại những vấn đề gì? Nguyên nhân là do đâu? ...)

- Làm thế nào để ngôi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp? (nêu những giải pháp trước mắt và lâu dài).

CM
Cô Mỹ Linh
Manager VIP
23 tháng 12 2022

Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau nhé!

- Chủ đề:

+ Ngợi ca vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên.

+ Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc.

+ Giọng thơ thiết tha, giàu cảm xúc.

+ Vận dụng khéo léo biện pháp nghệ thuật so sánh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài

Đề tài của bài viết chính là vấn đề được lựa chọn để nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu, bạn nên chọn vấn đề mới hoặc cách nhìn mới về vấn đề có tính thiết thực, khơi gợi được ở người đọc mối quan tâm, hứng thú.

Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc

Bạn cần trả lời các câu hỏi: Bản báo cáo này được viết với mục đích gì? Người đọc bản báo cáo này là ai? Từ đó, xác định nội dung, cách viết phù hợp.

Thu thập tư liệu:

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, bạn cần tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài như báo chí, sách biên khảo, bài phỏng vấn chuyên gia, các công trình nghiên cứu khoa học... Bạn có thể đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu bằng cách trả lời những câu hỏi: Tài liệu được công bố khi nào? Ai là tác giả? Đơn vị công bố...

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Bạn đã xử lí các tư liệu thu thập được và phác thảo các ý tưởng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, dự tính những trích dẫn, cước chú và phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng.

Lập dàn ý:

Từ các ý đã tìm được, bạn sắp xếp các ý đảm bảo các phần trong bố cục bài báo cáo. Các đề mục cần được diễn đạt rõ ràng-loogic. Liên kết cùng hướng về làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu.

Bước 3: Viết bài:

Bước 4: Xem và chỉnh sửa.

Đề bài: Trường bạn tổ chức cuộc thi Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước (Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ). Bạn hãy thành lập nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu để tham gia cuộc thi và viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Bài làm tham khảo

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LÀN ĐIỆU HÁT THEN ĐÀN TÍNH Ở TỈNH BẮC KẠN

Hát then đàn tính mang tính chất lễ và hội, ngoài mang yếu tố tâm linh để cầu một mùa vụ bội thu còn để giải trí, giãi bày và thể hiện nỗi lòng và tình yêu đôi lứa. Người hát then trong dịp lễ tết là những người đại diện cho cộng đồng giao tiếp với thần linh, cầu cho mùa màng bội thu, đời sống của nhân dân no ấm. Ngày nay hát then đàn tính được sân khấu hoá nhiều hơn, xuất hiện rộng rãi trong nhiều dịp sinh hoạt văn hoá của người dân Bắc Kạn. Tuy nhiên trong một bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay, việc yêu thích cũng như biểu diễn các làn điệu then đã không còn được như trước. Vì thế vấn đề bảo tồn và giữ gìn những giá trị đặc sắc của hát then đàn tính là hết sức cần thiết.

I. Một số vấn đề về hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn

Hát then là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc Tày, Nùng và của một số vùng núi dân tộc phía Bắc. Theo quan niệm của người Tày, then có nghĩa là “Trời”. Hát then là một loại hình tín ngưỡng dân gian có nội dung thuật lại những hành trình của con người lên thiên giới với mong muốn cầu xin những điều tốt lành.

Dịp diễn ra các sự kiện quan trọng như lễ cầu mùa, cầu yên, cấp sắc… đồng bào dân tộc thường xuyên hát then, thực hiện nghi lễ cùng với đàn tính, thẻ âm dương, hát then…

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay

Đồng bào dân tộc Tày, Nùng chiếm hơn 70% dân số cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Hát then là một nhu cầu sinh hoạt tâm linh, văn hoá, tinh thần không thể thiếu của đồng bào nơi đây. Một số gia đình của người dân tộc Tày, Nùng khá giả thậm chí còn mời những nghệ nhân về hát then để cầu tài lộc, bình anh. Ở xã Yên Cư có khoảng 20% số gia đình đầu năm thường mời nghệ nhân về để hát then. Điều đó cho thấy những nghệ nhân hát then rất được trân trọng, đặc biệt ở những vùng nông thôn, bản vùng cao. Đó cũng là cách tồn làn điệu hát then đàn tính một cách hiệu quả nhất hiện nay.

Mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian vừa qua tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều hình thức để bảo tồn và phổ biến làn điệu hát then trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh thường xuyên sưu tầm, dàn dựng nhiều làn điệu then cổ để biểu diễn ở những vùng sâu, vùng xa, những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với mong muốn để làn điệu hát then được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hoá của quần chúng.

Tuy nhiên có một vấn đề đáng lo ngại là các nghệ nhân hát then cao tuổi ngày càng ít dần, làn điệu then chưa hấp dẫn đến bộ phận giới trẻ, vì thế trong tương lai làn điệu hát then có nguy cơ bị mai một.

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn

Như trên đã nói làn điệu hát then có vai trò quan trọng đến với đời sống văn hoá tinh thần của người tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các dân tộc khác nói chung. Bởi các làn điệu hát then không chỉ mang tính chất giải trí, là món ăn tinh thần sau ngày những ngày làm việc căng thẳng mà còn là hình thức sinh hoạt mang tính chất tâm linh, tế lễ, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa vụ ấm no cho buôn làng.

Di sản hát then đàn tình đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm vinh dự tự hào của người Tày nói riêng và của các dân tộc anh em khác ở vùng Đông Bắc nói chung. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy di sản hát then đàn tính là vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá quý báu của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

IV. Kết luận

Giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn là một trong những vấn đề được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn hết sức quan tâm. Đây là một việc làm khó, đòi hỏi phải có sự chung sức của toàn thể nhân dân, đặc biệt của bộ phận giới trẻ, những người có vai trò quan trọng đến việc giữ gìn và quảng bá làn điệu then tính