K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Một số hoạt động:

Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đồng đội.

Sửa chữa nhà gia đình liệt sĩ, thương binh xuống cấp.

Hỗ trợ đồng hồ điện, đồng hồ nước.

Cấp học bổng cho con em gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn.

Thăm nom, chăm sóc, vận động các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm trợ cấp phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương bệnh binh nặng.

26 tháng 11 2023

- Các nhân vật anh hùng ở vùng Nam Bộ: Nguyễn Trung Trực; Trương Định; Nguyễn Thị Định,…  

- Hoạt động của các anh hùng trong các câu chuyện:

Trương Định: tổ chức nghĩa quân chống thực dân Pháp ở Gò Công, Tân An. Khi triều đình nhà Nguyễn ra lệnh bãi binh, Trương Định vẫn kiên quyết kháng Pháp đến cùng và được nhân dân suy tôn làm Bình Tây đại nguyên soái.

Nguyễn Trung Trực: lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy ở chống Pháp ở vùng Tân An, Rạch Giá, Hà Tiên và đảo Phú Quốc. Năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị bắt và đưa đi hành hình, ông đã dõng dạc hô lớn: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.

Nguyễn Thị Định: tham gia chỉ đạo lực lượng vũ trang, huy động lực lượng quần chúng đấu tranh binh vận, chính trị và thành lập nên “Đội quân tóc dài”…

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Anh hùng N'Trang Lơng: ông lãnh đạo các dân tộc ở Tây Nguyên như Mnông, Xtiêng, Mạ,... đứng lên chống thực dân Pháp. Từ năm 1912 đến 1935, ông tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa, tiêu diệt quân địch, trong đó, nổi tiếng là trận nghi binh tiêu diệt địch và viên chỉ huy Pháp Henri Maitre.

- Anh hùng Núp: Năm 1935, trong một lần quân Pháp về làng bắt phu, dân làng lánh hết vào rừng, một mình Núp ở lại dùng nỏ bắn Pháp chảy máu để chứng minh với dân làng rằng Pháp cũng là người, có thể chống lại được. Sau đó, ông vận động đồng bào dân tộc tham gia các tổ du kích, xây làng chiến đấu chống các cuộc càn quét của quân Pháp, tiêu hao nhiều đơn vị địch đem lại chiến thắng tại địa phương.Sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, ông cùng đơn vị tập kết ra miền Bắc 1 thời gian, sau đó trở về tham gia đánh đế quốc Mỹ ở Tây Nguyên.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Để có được những hạt lúa, người nông dân phải trải qua nhiều hoạt động khác nhau: Từ chọn giống lúa đến làm đất, gieo mạ và cấy lúa, chăm sóc lúa, cuối cùng là thu hoạch và bảo quản.

- Trồng lúa nước là hoạt động sản xuất truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đồng bằng Bắc Bộ là vùng sản xuất lúa lớn thứ hai của Việt Nam. Ngày nay, nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật và máy móc được áp dụng giúp nâng cao năng suất lúa, giảm bớt công sức của người nông dân.

Tham khảo:

 

- Để có được những hạt lúa, người nông dân phải trải qua nhiều hoạt động khác nhau: Từ chọn giống lúa đến làm đất, gieo mạ và cấy lúa, chăm sóc lúa, cuối cùng là thu hoạch và bảo quản.

- Trồng lúa nước là hoạt động sản xuất truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đồng bằng Bắc Bộ là vùng sản xuất lúa lớn thứ hai của Việt Nam. Ngày nay, nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật và máy móc được áp dụng giúp nâng cao năng suất lúa, giảm bớt công sức của người nông dân.

9 tháng 4 2022

tham khaoe

Ví dụ mẫu:

a. Em ở Nghệ An, quê em có những hoạt động sản xuất là:

Trồng lúa nước

Đánh bắt thủy, hải sản

Khai thác rừng

Chăn nuôi gia súc, gia cầm

Khai thác sức nước

Làm muối

Trồng cây công nghiệp lâu năm.

b. Hầu hết những hoạt động sản xuất ở quê em đều có ở Tây Nguyên vì Nghệ An cũng là tỉnh có nhiều đồi núi và khá tương đồng với Tây Nguyên nên các hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên đều có ở Nghệ An. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất ở Nghệ An phong phú hơn do tiếp giáp biển và có đồng bằng ven biển....

NG
26 tháng 11 2023

Người anh hùng: NTrang Gưh, Aê H’Mai, Âe H’Phai, Ama Dla Vi…

a: Trung du, miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ.

b: Tham khảo:

loading...

loading...

loading...

c: Có sự khác biệt là bởi vì 2 vùng này có sự khác biệt về nhiệt độ, địa hình

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Yêu cầu a) Em đã được học về các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ.

- Yêu cầu b) Hoàn thành bảng

 

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đồng bằng Bắc Bộ

Vị trí địa lí

- Tiếp giáp với:

+ Vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Vịnh Bắc Bộ.

+ Các nước Lào và Trung Quốc.

- Tiếp giáp với:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ;

+ Duyên hải miền Trung;

+ Vịnh Bắc Bộ.

Thiên nhiên

- Địa hình: có nhiều dạng khác nhau như: núi, đồi, cao nguyên,...

- Khí hậu:

+ Mùa hạ nóng, mưa nhiều;

+ Mùa đông lạnh nhất cả nước.

- Có nhiều sông, suối; sông có nhiều thác ghềnh.

- Địa hình: khá bằng phẳng và thấp dần về phía biển.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Mùa hạ nóng, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của báo.

+ Mùa đông lạnh.

- Có nhiều sông lớn, nhiều phù sa.

Dân cư

- Là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Kinh, Mường, Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao,...

- Là vùng thưa dân; dân cư phân bố không đều.

- Là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Kinh, Mường, Tày, Thái, Dao,...

- Dân cư đông đúc nhất nước ta; dân cư phân bố không đều.

Hoạt động

sản xuất

- Làm ruộng bậc thang

- Xây dựng công trình thủy điện

- Khai thác khoáng sản.

- Trồng lúa nước.

- Có nhiều nghề thủ công.

- Hoạt động công nghiệp và dịch vụ rất phát triển.

Một số nét

văn hóa

- Chợ phiên vùng cao.

- Lễ hội Lồng Tồng.

- Nghệ thuật Xòe Thái.

- Người dân sống thành làng với nhiều ngôi nhà xây dựng gần nhau

- Có nhiều lễ hội đặc sắc.

Nhân vật hoặc

sự kiện lịch sử

- Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập (1945)

- …

- Nhân vật: Ngô Quyền; Phùng Hưng;…

- Sự kiện: Hoàng Diệu chống thực dân Pháp; chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”,…

- Yêu cầu c) Có sự khác biệt về hoạt động sản xuất của hai vùng trên là do: giữa 2 vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều khác biệt về các yếu tố: địa hình; khí hậu; sông ngòi; đất,…

NG
13 tháng 8 2023

- Hoạt động kinh tế biển: Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản; làm muối; du lịch, giao thông vận tải...
- Di sản văn hoá: Cố Đô Huế, Hội An, thánh địa Mỹ Sơn

Một số hoạt động: làm muối, đánh bắt cá, du lịch biển

Một số di sản văn hóa; Thành nhà Hồ, Cố Đô Huế