K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2016

Tết đến xuân về,mọi vật như được đánh thức sau một giấc ngủ dài mỉm cười chào đón nàng tiên mùa xuân ấm áp.Ngoài vườn,trăm hoa đua nở,chuẩn bị phô sắc,toả hương mừng xuân mới.Hoà trong khí thế vui tưi ấy,cây mai cũng bừng tỉnh đón chào một năm mới với mọi sự tốt lành.

Sáng sớm,tôi tỉnh dậy bước ra vườn.Bên cạnh những cây hoa hồng kiêu sa,hoa cúc e lệ trong sương sớm thì cây hoa mai cũng thay áo mới để đón mừng xuân.Tôi còn nhớ,khi tôi học lớp bốn,cậu tôi đã tận cho gia đình tôi một chậu mai.Từ khi nhận được cây mai,gia đình tôi yêu quí,chăm sóc nó cẩn thận lắm .Mỗi lần nhớ tới cậu,tôi lại ra vườn tưới cây tỉa cành.Từng ngày,từng ngày,dưới bàn tay chăm sóc của gia đình tôi,cây lớn hẳn,bây giờ nó đã cao đến hai thước .gốc to bàng bắp chân tôi,những cái rễ đâm xuống như muốn tìm nguồn sống trong lòng đất mẹ. Không xanh tươi mảnh dẻ như hoa hồng,thân mai xù xì màu nâu sậm. Mỗi lần chăm sóc mai,sờ vào lớp vỏ xù xì của nó,tôi thấy thương mai biết bao nhiêu. Phải chăng nàng tiên Xuân không ưu ái cho mai nên mới khoác cho nó tấm áo buồn tẻ đến thế! Thế nhưng thân mai uốn lượn thật đẹp, lên cao chia thành nhiều cành nhỏ,những cành nhỏ đó lại chia thành nhiều nhánh mảnh dẻ nhưng những cánh tay giơ lên nhẹ nhàng xoè bàn tẩy đón lộc xuân .Còn nhớ,mới đây thôi,vào những ngày mùa đông giá lạnh,cây mai kiên cường chống chọi với thời tiết khắc nghiệt .Lúc này, mai phủ lên mìnhnhững chiếc lá màu xanh đạm, thon dài, mép có răng cưa .khi mà ttết sắp đến,tôi thường giúp gia đình ngắt lá giúp mai để cởi bỏ những chiếc lá cũ. Và lúc này trông mai thật khẳng khiu, tội nghiệp. Toàn thân nó trơ ra những xương,co ro trong giá lạnh. Thế nhưng, chỉ sau vài ngày,mai đã bắt đầu nhú lên những chiếc nụ xinh xắn, no tròn xanh biếc, đầu nụ cuộn chặt vào nhau.Nhìn những nụ bé xinh, tôi có cảm tưởng như nàng tiên xuân đã nhẹ nhàng êm ái những đặt những hạt ngọc bích lên tô điểm cho mai, chuẩn bị cho một mùa xuân ấm áp, vui tươi.

Thế rồi,ngày tết cũng cận kề .Lúc này những nụ hoa nở xoè những bông hoa năm cánh vàng tươi. Cánh hoa mỏng,mềm mịn như cánh bướm.Những bông hoa kết thành chùm cùng đua nhau khoe sắc trông thật rực rỡ .Lột bỏ tấm áo cũ,mai khoác lên mình tấm áo vàng lộng lẫy.Vào phút giao thừa,mọi người càng yêu mai hơn .Lúc này các loài hoa khác đã nhẹ nhàng lui gót để hoa mai lên ngự trị ở vị trí nữ hoàng của các loài hoa xuân.Cứ thế,mai trở thành người bạn tri âm của loài người vào những dịp tết đến,xuân về.

Những ngày tết ấm áp dần trôi qua .Mai bắt đầu rụng .Những cánh hoa maigiả từ cành rơi vàng cả gốc .Mỗi lần chị gió mỉm cười đi ngang qua,mai lại tươi vui bay lên xoay múa,rồi nhẹ nhàng đáp xuống đất,kết thúc một vòng đời tô điểm cho mùa xuân .Và lác đác trên cành mai,những đột non nhú lên trông thật đẹp! Những chiếc lộc mai có màu xanh phơn phớt hồng,chứa đầy nhựa sống,mềm mại vẫy trong gió như chào tạm biệt mọi người,như hứa hẹn một cái tết sẽ đến với nhiều niềm vui mới.

Mỗi lần mai nở lại báo hiệu sự viếng thăm của nàng tiên của mùa xuân .Mặc dù mai không ngào ngạt hương thơm,không hiễu hãnh phô sắc bốn mùa,nhưng trong lòng mọi người con đất Việt mãi mãi là một loài hoa thiêng liêng,mang đến cho con người nhiều niềm vui và nhiều điều tốt lành.

14 tháng 3 2016

Khí trời khi xuân về bỗng tươi đầy sức sống với những cánh mai vàng thanh khiết khắp nơi nơi. Hoa mai mang xuân về với vạn vật. Đối với mọi nhà,không khí tràn ngập niềm vui sum họp sẽ đầy đủ ý nghĩa hơn khi trong nhà có một chậu mai vàng. Quả thật, hoa mai tượng trưng cho rất nhiều ý nghĩa đẹp,là hoa không thể thiếu mỗi khi Tết đến, xuân về ở miền Trung quê tôi. Nhà tôi cũng vậy, trước Têt vài ngày, bố mẹ tôi đã mua một chậu mai thật đẹp để chưng tết.

Từ góc phòng khách,cây mai trông thật rực rỡ.Cây cao khoảng một mét rưỡi với thế rồng cuộn đẹp mắt được đặt trong chậu sứ trắng.Ở cây mai toát lên vẻ đẹp của thân,lá,cành,hoa. Gốc cây màu nâu sẵm ta bằng bắp tay ta bằng chân. Thân cây chia làm nhiều chánh,nhiều cành mảnh,vươn dài đến bên cửa sổ đến bên đón ánh nắng xuân,lay nhẹ theo làn gió mang mùa hương phảng phất. Thế uỷên chuyển của cành mai gợi cho ta nét thanh khiết của bà chúa Xuân. Đây là loại hoàng mai nên lá non nhỏ nhắn đầy sức sống,màu nâu đậm một chút.Lá thon dài,trông chỉ ngắn hơn lá trúc Nhật một chút.Hoa mai khi nó nở gắn thành chùm thưa thớt,không đơm đặt như hoa đào.Lúc ấy trông thân cây chỉ toàn bao phủ một màu vàng óng ánh.Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng màu vàng của hoa là nét đặc trưng mà tạo hoá đã ban tặng cho nó. Từ mấy ngày trước tết,cây mai đã gần như bỏ hết lá để dồn sức ra những nụ hoa nhỏ xinh đang chúm chím bên cạnh những bông hoa xoè ra năm cánh thành một tầng,phô sắc óng mượt,vàng mượt như tơ.Nhìn từ xa ta có thể liên tưởng đến một đàn bướm vàng rập rờn múa lượn trong gió xuân chào đón một năm mới đang về.Nhuỵ hoa kết hợp hai màu vàng, xanh tạo nên cho hoa một vẻ đẹp hài hoà thuận mắt.Những chùm hoa vàng đung đưa càng thêm nổi bật với những chùm nụ ngời màu ngọc bích,màu xanh ấy tượng trưng cho một sức sống mãnh liệt được nuôi từ nguyên khí đất trời.Hương hoa mai không ngào ngạt,sực nức như hoa sữa,không dịu nhẹ như hoa hồng. Mà là một mùi hương nửa thực nửa hư,ai tinh ý lắm mới thưởng thức được mùi hương kì dịu ấy.Một năm mới mở ra với nhiều hứa hẹn bằng những cánh thiệp xinh xinh gắn bên những cánh hoa.Từ ngày có cây mai,không khí trong nhà thêm ấm cúng,vui vẻ.Hằng ngày,tôi cùng bố tỉa lá,sửa cành tưới nước cho mai thêm đẹp.Tết càng đến gần,cây mai nhà tôi càng rực rỡ…

Một mùa xuân mới cùng bao nhiêu niềm vui mới đang về trên những cành mai tươi thắm toát lên vẻ tinh khiết cùng sức sống mùa xuân. Năm nay,mai cùng nhà tôi đón một cái tết thật vui,thật đằm ấm.
 

17 tháng 2 2022

Tham khảo:

Dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu về cuốn sách em yêu thích: cuốn "Cám ơn người lớn".


2. Thân bài

* Nguồn gốc, xuất xứ:
- Cuốn sách thứ 44 của tác giả Nguyễn Nhật Ánh
- Xuất bản ngày 17 - 11 - 2018 bởi Nhà xuất bản trẻ.
- Sách xuất bản tại Việt Nam và một vài quốc gia trên thế giới

* Hình thức của cuốn sách:
- Sách hình chữ nhật: dài khoảng 20cm, rộng khoảng 13 cm
- Bìa sách nổi bật với màu vàng chanh xinh xắn và đầy ấn tượng.
- Dòng chữ trên cùng của bìa sách là tên tác giả "Nguyễn Nhật Ánh".
- Tiếp theo là lời đề từ đầy thú vị của cuốn sách với cỡ chữ nhỏ hơn
- Tên sách được in với màu xanh lam dịu dàng "Cảm ơn người lớn"
- Cuối bìa sách là ảnh một bì thư màu xám vẽ các nhân vật đầy ngộ nghĩnh và tên nhà xuất bản.
- Bìa sau của sách cũng là màu vàng chanh nổi bật cùng tên truyện
- Gốc phải phía cuối in giá thành của sách cùng tem chống giả.

* Nội dung bên trong sách
- Sách có 264 trang
- Cuốn sách được chia làm 19 chương
- Bốn câu chuyện nhỏ được tập trung kể trong cuốn sách là câu chuyện tập bay, câu chuyện tập vẽ bản đồ, câu chuyện kinh doanh, truyện tranh giúp đỡ bạn và câu chuyện viết thư cho nhau.
- Các mẩu chuyện liên kết với nhau
- Nhân vật trong truyện: cu Mùi, Tí Sún, Hải Cò, Tủn,....

* Giá trị sách mang lại:
- Đưa người đọc về với những chân trời của kí ức tuổi thơ
- Cảm nhận sâu sắc hơn về thế giới của tình yêu thương, lòng nhân ái ,về những bao dung của tình bạn, tình nghĩa xóm làng, tình thân gia đình.
- Bồi đắp, nuôi dưỡng thế giới tâm hồn con người
- Là món quà tặng thân thương và đáng trân trọng

* Sách trên thị trường:
- Nơi bán
- Giá cả
- Đánh giá của người đọc

* Cách giữ gìn và bảo quản sách
- Không để sách bừa bãi, nhẹ nhàng, tránh quăn mép
- Bọc bìa sách
- Lau bụi


3. Kết bài

Cảm nghĩ, tình cảm của em dành cho cuốn sách.

Viết:

Xuân đã đến khắp muôn nơi, cỏ cây, hoa lá đâm chồi cùng nhau khoe sắc chào đón một năm mới - xuân 2019. Trong không khí đó, ai ai cũng đang mong chờ về quê tận hưởng những ngày Tết đầm ấm bên những người thân trong gia đình cùng trò chuyện và thưởng thức những món ăn quê hương, ôn lại một năm đã qua và chúc nhau một năm mới an lành.
Dù tết chưa đến, nhưng học sinh tại Trường THPT Nguyễn Huệ, đã được sống trong không khí ngày tết của dân tộc tại Hội chợ xuân 2019 do nhà trường cùng toàn thể phụ huynh học sinh tổ chức. Hội chợ xuân 2019 được tổ chức, thực sự là ngày Hội dành tặng cho các bạn học sinh nhân dịp cuối năm, để các bạn có một ngày được vui đùa, được sống trong không khí ngày tết tại chính ngôi nhà thứ 2 của mình - Trường THPT Nguyễn Huệ . Để tổ chức được Hội chợ xuân 2019, trước tiên phải nói đến sự tham gia nhiệt tình và tích cực từ phía phụ huynh học sinh, hiếm có một hoạt động mà phụ huynh học sinh lại tham gia nhiệt tình đến vậy. Kế đến phải kể đến công sức của tập thể CB,GV,NV nhà Trường. Các cô đã phải chuẩn bị nhiều ngày, tự tay làm nên các chậu hoa, lọ hoa đá cùng các đồ chơi hết sức hấp dẫn từ chính những vật dụng khác nhau để đặt vào gian hàng "Sắc hoa lung linh", ẩm thực dân tộc như thịt sấy, thịt chua, măng ớt, mứt dừa, bánh chưng, xôi các màu được nhuộm từ lá cây với gian hàng "Ẩm thực", "Tết Viêt"… đều được trưng bày tại hội chợ. Có thể nói tất cả các sản phẩm được trưng bày tại hội chợ đều do chính đôi bàn tay khéo léo của chính các bạn học sinh đầy năng động và sáng tạo cùng với các bậc phụ huynh, các thầy cô tạo nên với chất lượng hoàn thiện cao. Và kết quả là Hội chợ đã thành công, các gian hàng đều được bài trí bắt mắt, ấn tượng và có bản sắc riêng. Với khách tham dự đoàn thể thanh niên, học sinh, sinh viên và chính phụ huynh học sinh đều được tận hưởng không khí ngày tết tại quê hương ..........( tự điền nha) . Đây quả thực là một hội chợ ý nghĩa với tôi và gia đình trước kỳ nghỉ đón Tết.

bài 1 : hãy lập dàn ý và nói trước các bạn trong lớp về quang cảnh một buổi sáng (bình minh) trên biển. trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gìbài 2 : từ một số truyện cổ đã học, đã đọc, em hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mkbài 3 : hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp Tết đến, xuân vềbài 4 : hãy...
Đọc tiếp

bài 1 : hãy lập dàn ý và nói trước các bạn trong lớp về quang cảnh một buổi sáng (bình minh) trên biển. trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gì

bài 2 : từ một số truyện cổ đã học, đã đọc, em hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mk

bài 3 : hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp Tết đến, xuân về

bài 4 : hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè

bài 5 : em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mk hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó

bài 6 : em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mk ở vào một ngày mùa đông giá lạnh

bài 7 : em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc mà em đã quan sát đc

 

4

B3:
 

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

~Hok tốt~

B4:
 

Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.

Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau.

Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.

~Hok tốt~

Đề bài: Miêu tả phiên chợ Tết quê em

a) Mở bài Giới thiệu vài dòng về phiên chợ quê em.

Đối với tôi kỉ niệm tuổi thơ là những buổi sáng tinh mơ mẹ đi chợ Tết và mang về những món quà đầy ý nghĩa, kỉ niệm là không khí rộn ràng của những ngày giáp tết ở phiên chợ quê.

b) Thân bài

* Tả bao quát

Nhà tôi ở cách chợ không xa. Chợ hoạt động từ tờ mờ sáng đến tận sáu giờ đêm. Buổi sáng ngày 30 Tết đã bắt đầu khi chú gà trống cất tiếng gáy vang, mẹ và tôi bắt đầu đi chợ sắm sửa quần áo, đồ dùng cho ngày Tết sắp đến.

Ông mặt trời vẫn còn chìm trong giấc ngủ say, cây cối khẽ trở mình thức dậy, sương đêm vẫn còn long lanh. Phiên chợ nhộn nhịp trên miền quê thanh bình đã thực sự bắt đầu.

* Tả chi tiết

– Người người kéo nhau đi mua sắm cho những ngày Xuân. Ai nấy đều mặc những bộ quần áo gọn gàng, đủ sắc màu.

– Tiếng người nói, tiếng bàn tán ở các gian hàng làm cho phiên chợ thêm phần đông vui. Mới bước vào chợ trước mặt tôi đã hiện ra một gian hàng bán những bộ quần áo Tết.

– Sang hàng hoa, những bông hoa tươi thắm đang khoe sắc rực rỡ, tưng bừng như chào đón một mùa Xuân mới tốt lành. Các loại hoa đều có những nét đẹp riêng của chúng:

+ Nàng hoa mai như một nàng công chúa.

+ Chị đào tươi thắm đang đọ sắc.

+ Bông huệ trắng lung linh hòa vào nắng sớm.

+ Mấy cô vạn thọ đỏ rực trong nắng sớm.

Đến với gian hàng bán bánh kẹo, những viên kẹo với đủ hình thù và màu sắc lộng lẫy như cuốn lấy tâm trí tôi.Những chiếc bánh ngọt như mở lời chào đón với những vị khách kính mến, vị ngọt quyến rũ.

c) Kết bài

Nêu lên cảm nghĩ bản thân về phiên chợ Tết hôm đó.

Cũng như mọi năm ngày Tết thực sự đã về rồi, trong phiên chợ Tết ai nấy đều háo hức và chào đón một mùa xuân mới của đất trời đang lan tỏa khắp mọi nơi. Tôi lại thêm một tuổi mới và nhiều kỉ niệm với phiên chợ Tết quê hương.

7 tháng 2 2018

HOME

VĂN HỌC

Dàn Ý Tả Quang Cảnh Phiên Chợ Tết Theo Tưởng Tượng Của Em (Lớp 6)

VĂN HỌC

Dàn ý tả quang cảnh phiên chợ Tết theo tưởng tượng của em (Lớp 6)

Tháng Chín 7, 2017

Đề bài: Miêu tả phiên chợ Tết quê em

a) Mở bài Giới thiệu vài dòng về phiên chợ quê em.

Đối với tôi kỉ niệm tuổi thơ là những buổi sáng tinh mơ mẹ đi chợ Tết và mang về những món quà đầy ý nghĩa, kỉ niệm là không khí rộn ràng của những ngày giáp tết ở phiên chợ quê.

b) Thân bài

* Tả bao quát

Nhà tôi ở cách chợ không xa. Chợ hoạt động từ tờ mờ sáng đến tận sáu giờ đêm. Buổi sáng ngày 30 Tết đã bắt đầu khi chú gà trống cất tiếng gáy vang, mẹ và tôi bắt đầu đi chợ sắm sửa quần áo, đồ dùng cho ngày Tết sắp đến.

Ông mặt trời vẫn còn chìm trong giấc ngủ say, cây cối khẽ trở mình thức dậy, sương đêm vẫn còn long lanh. Phiên chợ nhộn nhịp trên miền quê thanh bình đã thực sự bắt đầu.

* Tả chi tiết

– Người người kéo nhau đi mua sắm cho những ngày Xuân. Ai nấy đều mặc những bộ quần áo gọn gàng, đủ sắc màu.

– Tiếng người nói, tiếng bàn tán ở các gian hàng làm cho phiên chợ thêm phần đông vui. Mới bước vào chợ trước mặt tôi đã hiện ra một gian hàng bán những bộ quần áo Tết.

– Sang hàng hoa, những bông hoa tươi thắm đang khoe sắc rực rỡ, tưng bừng như chào đón một mùa Xuân mới tốt lành. Các loại hoa đều có những nét đẹp riêng của chúng:

+ Nàng hoa mai như một nàng công chúa.

+ Chị đào tươi thắm đang đọ sắc.

+ Bông huệ trắng lung linh hòa vào nắng sớm.

+ Mấy cô vạn thọ đỏ rực trong nắng sớm.

Đến với gian hàng bán bánh kẹo, những viên kẹo với đủ hình thù và màu sắc lộng lẫy như cuốn lấy tâm trí tôi.Những chiếc bánh ngọt như mở lời chào đón với những vị khách kính mến, vị ngọt quyến rũ.

c) Kết bài

Nêu lên cảm nghĩ bản thân về phiên chợ Tết hôm đó.

Cũng như mọi năm ngày Tết thực sự đã về rồi, trong phiên chợ Tết ai nấy đều háo hức và chào đón một mùa xuân mới của đất trời đang lan tỏa khắp mọi nơi. Tôi lại thêm một tuổi mới và nhiều kỉ niệm với phiên chợ Tết quê hương

17 tháng 2 2019

Bạn cần à vậy tớ chỉ tả luôn được thôi

17 tháng 2 2019

I. Mở bài Giới thiệu cây hoa đào ngày Tết của gia đình.

II. Thân bài

1. Tả chi tiết cây đào

– Cây hoa đào đặt ở vị trí phòng khách sang trọng.

– Cây đào có các đặc điểm:

+ Dáng cây uốn lượn.

+ Thân cây màu nâu, cành cây uốn lượn mềm mại, thân có nhiều các nhánh nhỏ khác nhau.

+ Lá đào mọc tập trung ở đầu cành, màu xanh non.

+ Cánh đào màu hồng nhạt, cánh hoa xếp trồng lên nhau.

+ Hoa đào thường mọc từng bông, đơn lẻ

+ Hương hoa đào thơm nhẹ, dễ chịu

+ Không khí ngày tết của gia đình em trở nên ý nghĩa hơn khi có hoa đào.

+ Trên cây người ta trang trí nhiều đồ dùng may mắn: bao lì xì, đèn,…

2. Ý nghĩa cây đào ngày Tết

Hoa đào mang ý nghĩa đoàn tụ, may mắn, tài lộc trong năm mới.

III. Kết bài: Hoa đào có ý nghĩa trong văn hóa Miền Bắc, thường được trưng bày làm đẹp nhà cửa trong dịp Tết.

Bài văn mẫu tham khảo

Tết đến xuân về mỗi người dân lại tự tay mua những cành đào về trang trí ngày Tết. Cây đào ngoài là cây cảnh làm đẹp thì còn mang đến sự may mắn cho gia đình trong năm mới.

Cây đào thân cây màu nâu sẫm, cành cây cong vút nhưng mềm mại, chìa ra thành từng nhánh nhỏ. Lá đào mỏng xanh, khi hoa đào nở khoe hương sắc trước gió hương thơm thoang thoảng. Hoa đào đẹp tinh khiết và thuần túy loài hoa này có những cánh hoa mỏng, màu phớt hồng. Nhụy hoa màu vàng lấp ló trong cánh hoa nâng niu và gìn giữ nhụy hoa như đang gìn giữ một vật báu bên trong. Cánh đào màu hồng nhạt,  cánh hoa xếp trồng lên nhau nhìn rất đẹp và bắt mắt

Cây đào trong nhà nhiều người thường được trang trí thêm sợi dây kim tuyến, đèn màu xanh đỏ nhấp nháy, bao lì xì trông bắt mắt hơn. Hình ảnh cây đào ngày Tết được trang trí đã khiến cả căn phòng bừng sáng, rực rỡ. Cây hoa đào mang lại may mắn cho cả năm vì vậy mà nhiều người đã chọn cây đào là cây tượng trưng cho ngày Tết, ai đi đâu xa cũng nhớ mang về một cành đào như quà tặng cho người thân, bạn bè.

Đào là loại cây mang lại niềm vui, tượng trưng cho năm mới tốt đẹp. Với các cụ già chơi đào là một thú vui tao nhã. Còn với người trồng đào thì đào không chỉ là niềm vui mà còn mang lại cho họ nguồn thu nhập. Với riêng tôi hoa đào Tết đẹp bởi sắc hoa quyến rũ, vẻ đẹp của loài hoa mang lại sự thịnh vượng và tốt đẹp trong năm mới.

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống. Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.  Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.  Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở : -Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?! Lạc Long Quân ân cần giải thích: -Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.

- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.

2. Thân bài:

* Diễn biến của truyện :

- Hai vợ chổng già không có con.

- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.

- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.

- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.

- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.

- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.

- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.

3. Kết bài:

* Kết thúc truyện:

- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.

- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.

- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.

- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.

- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.

19 tháng 9 2018

“Âm... ầm...ầm”. Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.

Bà ke rằng vào thuở xa xưa, thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp như tiên giáng trần. Nhà vua rấtl thương con nên muốn tìm gả cho nàng một người chồng tài ba, tuấn tú

Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi đều đổ về cầu hôn. Trong số đó, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh dời núi Ba Vì. Chàng vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.

Vua Hùng rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai. Vua liền triệu tập các quan vào bàn bạc nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, vua nghĩ ra được một cách và cho vời hai chàng trai vào mà phán rằng:

- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Mới sáng sớm tinh mơ, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước. Vua Hùng giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh và hai vợ chồng đưa nhau về núi.

Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp dược Mị Nương. Khi thây vợ chồng Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nưởc sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa..

Sơn Tinh không nao núng một chút nào. Một mặt, chàng dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dẫy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, chàng tung ra đội quân sư tử, voi, cọp báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.

Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau không năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh lua thua trận và đành phải rút lui.

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao dộng của mình. Các cháu có hiểu không?”

Dàn ý:

I. Mở bài

Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

II. Thân bài

1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

-  Hai ông bà đã già, chưa có con.

-  Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.

-  Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.

-  Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

2.  Thánh Gióng nói được và lớn nhanh nhưthổi

-  Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.

- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roisắt.

- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

3.  Thánh Gióng đánh giộc và bay về trời

- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.

- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.

-  Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cdi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.

-  Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

III. Kết bài

Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.

13 tháng 2 2022

tk

Vào ngày tết, bên cạnh bánh kẹo, mứt dưa, hoa trái thì không thể thiếu những món ăn đậm đà và đặc trưng mang vị dân tộc. Đó là bánh chưng xanh gói lá chuối, là nồi thịt kho tàu thơm ngon và không thể không nhắc đến món dưa chua dân giã, một món ăn đầy hấp dẫn.

Không biết được con người sáng tạo ra từ bao giờ nhưng có lẽ là từ rất lâu lắm rồi, món ăn này đã ra đời và trở thành quen thuộc trong các bữa ăn của các gia đình. Đặc biệt là vào những ngày tết cổ truyền, mỗi gia đình thường làm cho mình một hũ dưa món màu sắc không chỉ đẹp về thẩm mỹ mà còn mang lại vị chua ngon, hấp dẫn khi thưởng thức.

Món dưa không quá cầu kỳ trong cách làm, thực phẩm chuẩn bị cũng không quá đắt đỏ. Có khi chỉ có trong tay vài chục đến một trăm ngàn là có thể mua đủ nguyên liệu làm một hũ dưa muối ngon lành. Bởi thế mà vào những ngày cuối cùng của năm, trong mỗi chiếc làn, chiếc giỏ của những người bà, người mẹ khi chợ về không thể không có những củ cà rốt đỏ tươi, những củ hành, củ kiệu trắng và những quả đu đủ ươm vàng.

 

Nói như vậy để thấy rằng những nguyên liệu món này khi làm cần phải có là cà rốt, củ cải, đu đủ, hành tím, sự hào, ớt đỏ....ngoài ra còn cần các gia vị đi kèm như nước mắm, đường, lạc . Tùy thuộc vào sở thích mà người làm có thể thêm bớt một vài nguyên liệu, song về cơ bản các nguyên liệu kể trên nếu đầy đủ sẽ mang lại một hủ dưa món đủ vị khi ăn.

Khi có sẵn nguyên liệu, người ta bắt tay vào làm dưa món. Khâu đầu tiên là gọt vỏ, rửa sạch tất cả các loại củ cần làm. Đây là bước không thể thiếu để đảm bảo vệ sinh cho thực phẩm. Sau khi làm sạch, dùng dao thái rau củ ra thành các miếng nhỏ, mỗi miếng dày từ 3 đến 5 xăng- ti- mét. Để tạo tính thẩm mĩ cho món ăn, có thể dùng dao cắt tỉa thanh hoa hay những đường vân dài thật đẹp. Những rau củ khi được cắt xong thì cho vào thau, dùng muối bóp trong khoảng 10 phút, rồi từ từ dùng nước lạnh rửa qua một lần nữa, vớt lên cho ráo rồi đem ra phơi nắng. Thời tiết càng nắng thì rau củ càng nhanh héo, món ăn dễ thấm gia vị và ngon hơn rất nhiều. Trường hợp tết đúng vào đợt gió mùa, mưa rét trời không có nắng có thể dùng lò sưởi, lò sấy để thay thế. Lúc rau củ đang dần héo, người làm sẽ vào bếp chuẩn bị nước muối dưa. Đây là khâu quan trọng vì làm nước càng ngon thì món dưa càng đậm đà hơn. Bắc nồi lên bếp, trộn đường, muối và nước mắm rồi đun sôi trong khoảng từ 5 đến 7 phút. Sau đó tắt bếp, chờ cho đến khi nước nguội hoàn toàn. Khi dưa đã héo, nước đã nguội, lần lượt sắp dưa vào những hũ thủy tinh sáng bóng, đổ nước vào hũ sao cho ngập hết phần rau củ, đậy lại và chờ đợi thành phẩm của mình. Dưa muối trong khoảng hai ngày là có thể đem ra để thưởng thức.

Thành phẩm dưa món thành công là sau khi hoàn thành vẫn giữ được màu sắc đẹp của rau củ. Dưa khi vớt ra ăn phải đảm bảo giòn, không quá mềm, thơm ngon, vừa có vị ngọt, vừa có vị chua hấp dẫn.

Món dưa món ăn kèm với bánh chưng, thịt kho, cơm nóng thì còn gì tuyệt vời hơn. Nó không chỉ giúp người ăn đỡ ngán lại vừa đem lại cảm giác thèm ăn bởi vị chua đặc trưng. Dưa món còn là một trong những mồi nhấm nháp cùng chén rượu thơm của các bác, các anh trong ngày đầu họp mặt.

 

Ngày nay, xã hội càng phát triển, người ta càng chú trọng đến những bữa ăn ngon, những món ăn đắt tiền, sang trọng, nhưng món dưa món vẫn giữ một vị trí quan trọng trong bữa ăn ngày Tết. Nó trở thành một hương vị Tết trong tâm hồn người dân Việt Nam.

 
13 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Nước ta là một trong những nước nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa lịch sử lâu đời ấy. Đặc sắc nhất có lẽ phải kể tới các ngày Tết cổ truyền và lễ hội ở Việt Nam. Nhưng không có ngày nào quan trọng bằng ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Tết cổ truyền là một trong những lễ hội quan trọng nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền cũng tương tự như vậy. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết Nguyên đán hay tết âm lịch, và được coi là thời khắc quan trọng nhất của một năm.

Thời gian bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết Nguyên đán thường rơi vào khoảng cuối tháng Một đến giữa tháng Hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết Nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thông thường thời gian được nghỉ là từ một tuần làm việc trở lên (đối với người đi làm) và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này thì mọi nhà thường sắm sửa rất nhiều đồ mới, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết có lẽ là việc làm được chuẩn bị kỹ càng nhất ở mỗi địa phương, và ở mỗi nơi lại có những nét đặc sắc riêng. Điểm chung nhất không thể thiếu đó là gà, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngàyTết thịnh soạn và đặc sắc hơn.

Mâm cơm do các bà, các mẹ, các chị chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước ngày Tết. Tùy từng phong tục của mỗi nơi mà gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liêng nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết (sang mùng 1) hoặc là vào đêm 30 trong mâm cơm sum họp gia đình. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.

Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.

 

Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục thăm hỏi người lớn tuổi, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm mỗi khi Tết đến xuân về. Khi đó gia chủ hoặc người lớn sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi cùng những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, để thể hiện quan tâm, hy vọng có một cuộc sống đủ đầy và bình an cho mọi người.

Nhắc đến Tết, cũng không thể thiếu các hoạt động được tổ chức xung quanh ngày như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây, cờ người. Chúng được tổ chức tại đình làng, nhà văn hóa nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn.

Các phiên chợ Tết, chợ hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sắc xuân của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hy vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người già đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Và đó là những hình ảnh không thể nào quên của ngày Tết.

Tết còn được coi là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Những người xa quê ngày Tết là cơ hội hiếm có để cùng ăn bữa cơm đoàn viên cùng gia đình. Cùng nhau dán vài ba câu đối đỏ ngoài cửa đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương.

Không biết bạn thế nào nhưng tôi vẫn thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng, cùng hát hò quây quần bên bếp lửa nóng hổi. Những chiếc bánh chưng vuông vắn dưới bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị chắc chắn là hình ảnh khó quên nhất trong tuổi thơ của mỗi người. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí Tết ở mỗi nhà cũng rộn ràng hơn.

Vậy đó, ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt ta, là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân, hiếu kính với ông bà, cha mẹ.