K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2021

Cái này em nên tự viết vì đó là cảm nhận của em mà?

5 tháng 9 2021

tại h e chưa nghĩ ra với e cũng ko biết làm như thế nào nên em muốn có một bản để tham khảo ạ

1 tháng 5 2021

Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.

 

6 tháng 2 2021

Trong những năm tháng nô lệ đau thương của đất nước, rất nhiều những chiến sĩ trung kiên của cách mạng Việt Nam đã bị bắt giam trong những nhà tù thực dân. Nhưng từ bóng đem căm hờn vẫn vút lên những tiếng thơ bày tỏ niềm say mê, khao khát với cuộc đời. Bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu là một trong số ấy. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức trang phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi:

                                   "Khi con tu hú gọi bầy

                        Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

                                     Vườn râm dậy tiếng ve ngân

                        Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

                                    Trời xanh càng rộng càng cao

                        Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..."

Bài thơ "Khi con tu hú" sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên-Huế ( Tố Hữu bị địch bắt tháng 4 năm 1939- khi nhà thơ mới 19 tuổi). Bài thơ thể hiện tâm trạng ngột ngạt của người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa những bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức bối khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do bên ngoài.

Giữa tháng hè nắng, giữa cái im lìm đáng sợ của chốn lao tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy:

     "Khi con tu hú gọi bầy"

Trong tiềm thức của con người VN, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa:"Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là màu hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh nên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất đi sự tự do bao suy tưởng về một mùa hè ngập trang màu sắc và niềm vui.

                 "Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

                           Vườn râm dạy tiếng ve ngân

                 Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

                           Trời xanh càng rộng càng cao

                 Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..."

Trong tâm trí tác giả mùa hè rất sinh động và đẹp, màu vàng của lúa đang chín của những quả ngọt, âm thanh rộn ràng của những tiếng ve ngân lên như chào đón mùa hè, tiếng sáo diều... Tất cả đều hiện lên thật đẹp, sinh động gợi lên bao nhiêu rạo rực của người thanh niên.

Trong 6 câu thơ đầu tác giả đã kể lại những hình ảnh thân thuộc của mùa hè bằng phương pháp tả cảnh vô cùng sinh động. Những hình ảnh mùa hè được tác giả vẽ nên cùng với hiện thực đang bị giam cầm ngục tối nói lên sự khát khao mãnh liệt mong muốn được tự do. Đó là những rung động mãnh liệt với hơi thở của cuộc sống tự nhiên.

Không hiểu sao, cái buổi sáng ấy, em dậy sớm thế không biết ! Sau hồi chuông báo thức của cái đồng hồ, em bật dậy chạy ra sân tập thể dục, rồi nhanh nhẹn đánh răng rửa mặt sau đó ăn sáng. Mẹ chuẩn bị cho em một bộ áo đồng phục, dép quai hậu , cặp sách, ...Vừa mới hơn 6 giờ một tí, mẹ đã đẩy xe ra sân , rồi hai mẹ con chào cả nhà rồi đi. Mẹ cho xe ra cổng rồi nhấn ga theo đường tới trường Tiểu học A Châu Giang. Khoảng mười phút sau, hai mẹ con đã ở ngay trước cổng trường. Mẹ dẫn em vào lớp. Thoáng thấy bóng cô giáo, em vội níu chặt lấy mẹ. Cô giáo từ trên bục giáo viên bước xuống, nhìn em mỉm cười : ''Nào lại đây với cô, đừng ngại! Cô trò mình làm quen nhé! Em tên gì vậy ? ''. Em rụt rè nói :'' Dạ,em...em tên là Lê Thùy Linh ạ.''.Cô giáo mỉm cười.''Ồ tên em đẹp lắm!, lại còn xinh xắn, dễ thương nữa!''.Chưa gặp cô lần nào mà nghe giọng của cô dịu dàng, hiền lành, nét mặt vui tươi của cô nữa. Giờ em cảm thấy ngôi trường này như ngôi nhà thứ hai của em, cô giáo là mẹ hiền. Em còn giục mẹ :'' Mẹ đi làm đi kẻo muộn, trưa mẹ đón con nhé'' ! 

8 tháng 9 2021

Em tham khảo:

     Trong cuộc đời học sinh, kỷ niệm về ngày đầu tiên cắp sách đến trường là một kỉ niệm khó quên. Qua văn bản Tôi đi học, Thanh Tịnh đã thể hiện xuất sắc những cảm xúc của ngày đầu đáng nhớ ấy. Trong ngày đầu tiên đi học, nhân vật tôi đã mang trong mình cái cảm giác hồi hộp lo sợ. Cậu bé thấy mọi vật xung quanh mình hình như đang thay đổi, cậu rất lo sợ. Khi bước vào trường cái cảm nhận đầu tiên của cậu là sự ngỡ ngàng ngạc nhiên về quang cảnh của trường mấy ngày trước cậu có đến trường nhưng trông trường chũng chẳng khác nhiều so với mấy nhà trong làng. Nhưng hôm đó cậu thấy trường thật to. Cậu lại càng sợ hãi hơn. Cậu thấy mình như lạc lõng khi đứng trong biển người. Nhưng rồi đến khi vào tới lớp thì cái cảm giác sợ sệt cũng qua đi và cậu bắt đầu thấy tự tin hơn, cậu lạm nhận những vật xung quanh cậu là của riêng mình. Thế là bắt đầu chia tay với thế giới gia đình và bước chân vào một thế giới mới. Câu chuyện của Thanh Tịnh không có nhiều nhân vật, không có những đối thoại ồn ào, không có những tình huống cam go quyết liệt. Nhưng chính sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng được xây dựng trên cơ sở những hoài niệm rất thực và tinh tế đã làm nó trở nên thật là hấp dẫn. Những biến thái tâm lý tinh vi, những dòng văn giản dị giàu cảm xúc, lối cảm nhận nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này.

9 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý để em viết: 

Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú 

Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (6 câu đầu bài thơ) 

Thân bài: 

Nêu lên dấu hiệu của mùa hè: 

+ Chim tu hú: Kéo từng đàn đến, đậu trên các cành cây 

+ Lúa chiêm chín: Cánh đồng lúa chín đang chờ thu hoạch sau nhiều ngày chờ đợi 

+ Trái cây: Vào vụ, trái cây chín đỏ các cành và có hương vị ngọt ngào, dấu hiệu đặc trưng của mùa hè 

+ Vườn râm: Những chú ve đang tạo thành một dàn đồng ca mùa hạ trên các tán cây 

+ Bắp: Được phơi vàng cả sân như ánh nắng 

+ Trời: Quang đãng, trong xanh, mang cảm giác bình yên thoải mái 

+ Diều sáo: Mùa hè là mùa các bạn nhỏ được nghỉ học ở nhà đi thả diều  

Cảm nhận của em về bức tranh mùa hạ trong đoạn thơ:  

Tác giả đã cảm nhận mùa hè một cách chi tiết, tinh tế với những dấu hiệu đặc trưng và tinh thần yêu tự do, thoải mái.  

Kết bài. 

Bày tỏ suy nghĩ của em về đoạn thơ. 

_mingnguuyet.hoc24_ 

27 tháng 1 2022

Ngày ấy, tôi được sinh ra và lớn lên trong tình thương ấm áp, êm đềm của bà ngoại tôi mà thiếu mất đi tình thương của bố mẹ, bà tôi tuy đã già, sức yếu nhưng vẫn luôn cố gắng làm việc nhỏ nhặt để nuôi tôi ăn học. Mỗi lần nhìn thấy các bạn được bố mẹ đưa đón và dẫn vào lớp mà tôi thấy thèm, mong sao mình có mẹ dắt vào lớp. Nhưng đó chỉ là mộng tưởng là khát vọng mà thôi, còn hiện tại tôi đang sống với bà, một mình đi học tự vào lớp, lắm lúc tôi tự nhủ rằng” bà là cha là mẹ của tôi”. Tôi nghe lời bà nói, bố tôi vì một tai nạn giao thông nên đã qua đời, còn mẹ tôi là cùng quẫn quá và không còn ý chí khi phải chịu một nỗi đau quá lớn nên mẹ đã bỏ nhà bỏ quê hương đi làm xa. Nhưng nghe đâu mẹ tôi đã đi lấy chồng khác. Tuy vậy, tôi vẫn tin tưởng vào bà tôi, vào mẹ tôi, và cuối cùng cái khát khao được gặp mẹ ấy cũng đến với tôi, trên đường đi học tôi nhìn thấy một người phụ nữ đã đứng tuổi nham nháp giống nức ảnh của mẹ tôi, nhưng người ấy không gầy guộc, da đen giống mẹ mà là người đàn bà mộc mạc, nước da trắng hồng làm nổi bật khuôn mặt hiền lành, dịu dàng, chỉ có mái tóc, đôi mắt đen láy cùng với đôi môi đỏ hồng là giống. Tim tôi đập thình thịch thật nhanh như đang chờ đợi điều gì đó, nhưng rồi người ấy cũng chẳng để mắt tới tôi, đi lướt qua một cách nhẹ nhàng, tôi vô cùng đau đớn, thất vọng, khóc nức nở. Bất chợt, tôi bỗng quay lưng lại gọi bối rối” mẹ ơi! mẹ ơi!”. Con của mẹ đây mà, con Hồng đây mà, rồi tôi chạy theo người phụ nữ ấy. Nếu đó không phải mẹ của tôi thì chắc sẽ là chuyện cười của mọi người xung quanh cũng như bọn lũ bạn của tôi. Có lẽ tôi sẽ gục ngã, khụy gối xuống mà lòng thắt lại, đau đớn vô cùng, nhưng rồi người đó bỗng dừng lại và quay lại, tôi chạy nhào tới mà ôm vào người ấy. Chao ôi! cái cảm giác ấm áp này tôi chưa hề có bỗng mơn man khắp da thịt tôi. Tôi chưa bao giờ hạnh phúc như vậy, rồi mẹ xoa đầu tôi, hỏi tôi có phải là con của mẹ không? Tôi rơm rớm nước mắt mà kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Hai mẹ con mừng mừng tủi tủi khi gặp lại nhau, mẹ tôi dắt tôi đi học, bao con mắt kinh ngạc của bọn bạn tôi ì có mẹ dắt tới trường, rồi năm tháng trôi qua, tôi được sống trong vòng tay ấm áp, đầy tình yêu thương bao la của mẹ, những kỉ niệm ấy luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Tôi mong sao,. những đứa trẻ bất hạnh không được sống trong tình yêu thương của mẹ thì sẽ sớm gặp lại mẹ, sớm được sống trong tình yêu thương của mẹ để cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt giống như tôi- kỉ niệm của tôi.

HT ~

Mở bài

Giới thiệu về ý nghĩa của loài hoa hồng: Hoa hồng là loài hoa biểu tượng cho tình yêu thương, là sự bắt đầu cho những điều mới mẻ. Vì vậy mà em rất thích loài hoa này.

Thân bài

- Cảm nghĩ hình dáng của loài hoa hồng: Là một loài cây có nhiều gai góc nhưng bông hoa đẹp rực rỡ

+ Toàn thân cây hoa hồng có vô số gai nhọn như thể nhắn gửi để cảm nhận được sự điều tốt đẹp nhất thì cần phải trải qua những khó khăn mới nhận ra được.

+ Những chiếc lá với 2 màu sắc khác cùng với những lưỡi cưa xếp chung quanh như làm bông hoa nổi bật hơn.

+ Loài hoa hồng khi trổ bông mới rực rỡ làm sao, chúng hé nở những nụ hoa trông như ngọn lửa thắp sáng cả khu vực xung quanh. Cho đến khi búp hoa nở ra trông thật đẹp. Ôi! những cánh hoa hồng mới đẹp làm sao! Những cánh hoa đỏ thắm như những giọt máu.

- Cảm nghĩ về ý nghĩa của loài hoa hồng: Hoa hồng ngày nay được trồng trên khắp thế giới, con người đã tạo ra vô số loài hồng khác nhau, mỗi loài mang 1 màu sắc ý nghĩa của chúng.

Ví dụ như, màu đỏ của tình yêu, màu vàng của.... màu xanh tương trưng cho..…

- Cảm nghĩ về việc trồng và chăm sóc loài hoa hồng: Hoa hồng khá dễ trồng, chỉ cần chăm chỉ tưới nước và bón phân, sau 1 thời gian chúng sẽ nở những nụ hoa đẹp nhất, sau khi hoa tàn thì chỉ cần tỉa cành đó đi thì cây hoa sẽ mọc thêm nhiều cành hoa mới.

Kết bài

- Tổng kết cảm nghĩ về loài hoa hồng: Em rất thích loài hoa hồng vì nó là tình yêu thương. Em muốn tất cả mọi người đều có thể gửi cho nhau những cành hoa hồng đỏ thắm.