K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2017

Ở sân trường em có rất nhiều loại cây như là, bàng, keo, xà cừ, nhưng em thích nhất là ông phượng vĩ trước cửa lớp em. Ông phượng vĩ rất to vì ông được trồng từ khi trường mới thành lập.

Nhìn từ đằng xa, ông phượng vĩ như một cái ô khổng lồ. Thân ông sần sùi và nâu sẫm, 2 đứa trẻ ôm không hết. Những cái rễ to đùng trồi trên mặt đất như những con trăn khổng lồ bò trên mặt đất. Những tán lá dang tay đón trào những chú chim đến hót cho bọn em nghe. Lá phượng chỉ nhỏ như lá chi chi. Mỗi giờ ra chơi, chúng em lại ngồi ở ghế đá dưới tán cây ôn lại bái hoặc đọc truyện. Hoa phượng có năm cánh, bọn em thường ép thành hình bướm kẹp vào sách rất đẹp.

Từ khi có hoa phượng đỏ thắm, báo hiệu mùa thi tới. Thi xong là chúng em được nghỉ hè, chắc chắn ông phượng vĩ sẽ buồn lắm nhưng cũng có những chú ve làm bạn với ông. Ông là người bạn thân của chúng em, chúng em sẽ chăm sóc và bảo vệ ông thật tốt để ông sống thật xanh tốt với chúng em.

tớ không chép trên mạng đâu đâu thật đấy

9 tháng 11 2017

Vậy thì bạn tự làm ik

30 tháng 10 2021

nhà em có con chó em hong thích nó

xin hết

30 tháng 10 2021

“Gâu, gâu, gâu” đó là âm thanh quen thuộc chào đón em mỗi khi em tan học về đến nhà. Âm thanh này là của chú chó Đốm nhà em. Đối với nhưng ai chưa tiếp xúc nhiều với Đốn sẽ cảm thấy chú rất dữ rợn và khó gần, nhưng đối với em, chú Đốm là người bạn thân thiết, không thể thiếu của em.

Chú chó mới được bố mẹ em đưa về nhà cách đây mới 3 tháng. Ngày mới về gia đình mới, Đốm còn rất nhỏ, vẻ mặt sợ hãi chỉ nép trong vách tường, không dám lại gần em và bố mẹ. Mỗi lần em cho chú đồ ăn, chú chỉ lại gần, mũi hít hít vài nhịp rồi bỏ đi. Em cứ nghĩa rằng, Đốm sẽ là một chú chó hiền lành đôi chút nhút nhát. Nhưng cảm nhận ban đầu của em về Đốm là hoàn sai bét. Đó chỉ là biểu hiện của sự ngại ngùng với cái mới, chú đang dò dẫm, quan sát môi trường mới. Để rồi, chỉ sau một tuần về nhà, cảm nhận được tình cảm yêu thương của gia đình em và sự an toàn của môi trường mới, chú thay đổi thái độ hẳn. Chú ăn được nhiều hơn, cũng không còn nép vào vách tường nữa mà đã mạnh dạn đi theo em khắp đường làng ngõ xóm. Khi có người lạ đến chơi nhà, chú không ngại ngần lao ngay tới, sủa inh ỏi làm nhiều người giật mình và run sợ. Nhất là mấy em nhỏ, sợ Đốm lắm, cứ nhìn thấy Đốm là khóc thét. Đốm thấy vậy chẳng áy náy gì mà còn tỏ vẻ thích thú chạy lại chỗ em ngoe nguẩy chiếc đuôi, trông chú như đứa trẻ và được cho quà vậy. Em phải hắng giọng mãi chú ta mới thôi không sủa nữa, mặt buồn tênh.

Ngày mới đưa về, chú nặng chỉ khoảng một kg, bộ lông màu đen, nhưng giờ đây Đốm đã là một chú chó trưởng thành, nặng chừng mười hai kg, em không thể bế Đốm vào lòng như trước đây được nữa. Sự lớn nhanh của Đốm khiến em cảm nhận thấy sự kì diệu của thiên nhiên, thầm cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng cho con người những loài vật đáng yêu và hữu ích này. Cũng vì càng lớn, những chiếc đốm trên lưng chú càng nhiều và rõ rệt nên cả nhà đặt cho chú cái tên đầy yêu thương – Đốm. Đốm có cái đầu nhỏ nhắn, ở phần trên thì to, nhỏ phần ở cuối trông giống như một cái yên xe đạp. Hai tai dài, xinh xắn lúc nào cũng vểnh lên như đang nghe ngóng một điều gì. Đặc biệt, Đốm có đôi mắt tròn đen, lúc nào cũng ươn ướt nhưng lại tinh anh cực kì, nhất là vào ban đêm. Dưới bóng đêm của thiên nhiên, đôi mắt ấy có màu xanh ngời như viên bi ve giúp Đốm có thể nhìn rõ mọi vật. Cùng với đôi tai rất thính, giúp Đốm nhận ra âm thanh hay cử động nhẹ từ bên ngoài căn nhà. Khi thấy cần thiết Đốm sẽ sủa thật to để thông báo mọi người trong nhà biết có điều lạ bên ngoài, đồng thời cũng là lời đe dọa của Đốm đối với những đối tượng đang rập rình ngoài kia. Đối với em, Đốm như người lính canh gác ngày đêm, hi sinh giấc ngủ của mình canh giác để bảo vệ giấc ngủ bình yên cho mọi thành viên. Em cảm ơn Đốm nhiều lắm.

Không chỉ là người linh canh giác dũng cảm, Đốm còn là người bạn thân thiết nhất của em. Giờ đây mỗi nẻo đường em đi đều có dấu chân của Đốm đi cùng. Mỗi khi em đi học về, mới đến đầu ngõ Đốm đã nhận ra và vui mừng nhảy chồm hai chân trước lên bắt tay em như muốn nói “Chào cô chủ đã về”. Từ những hành động nhỏ của Đốm, em hiểu rằng Đốm cũng rất quý em và gia đình em. Mỗi khi được nô đùa cùng Đốm em cảm thấy rất vui, bao mệt mỏi sau buổi học được xua tan.

Đối với em và gia đình nhỏ, Đốm không còn là một loài động vật, mà đã trở thành thành viên trong gia đình, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn bởi sự thông minh và nhanh nhẹn của Đốm. Em mong rằng, Đôm luôn khỏe mạnh và tình cảm giữa Đốm và gia đình em luôn thân thiết, bền đẹp.

27 tháng 10 2021

Cây chuối là một trong những loại cây vô cùng thân thuộc với những gia đình ở vùng thôn quê. Quanh làng, xã em hầu như nhà ai cũng có một vài cây chuối sau vườn.

Chuối dễ sống, ít công chăm bón mà lại mang nhiều lợi ích phục vụ cho cuộc sống chính vì vậy, nó phổ biến cũng là điều dễ hiểu.

Người xưa có câu: “trước cau sau chuối”, cây chuối vì thế xuất hiện nhiều ở sau vườn, chứ chẳng mấy khi thấy nó um tùm trước nhà. Chuối sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu nhiệt đới như ở nước ta, và tốt nhất là những nơi ven sông hoặc vùng đất ẩm.

Cây chuối mọc từng cây, nhưng nó thường sống thành 3-4 cây san sát nhau. Chuối sở hữu một màu xanh mướt từ lá đến thân, lá xòe bản to che mát một vùng, thân được tạo bởi các bẹ chuối từng lớp từng lớp bao bọc phần lõi non nhỏ ở trong cùng. Còn nhớ hồi nhỏ, em và lũ bạn thường dùng lá chuối để che mưa, trú mưa…

Cây chuối trưởng thành có thể cao từ 2-3 mét tùy loại, rồi nở hoa, người ta thường gọi là bắp chuối, nó có màu tím trông như hình quả bắp nhưng ú hơn nhiều. Từ bắp chuối sẽ trở thành quả chuối, sắp thành từng nải, mỗi buồng có từ 5, 7 thậm chí 10 nải hoặc hơn nữa. Có một điểm đặc biệt về cây chuối đó là loài cây này không có cành, mỗi thân cây, lá và hoa, quả thôi.

Em rất thích ăn chuối, nhất là chuối lùn, quả to ngọt, mềm, rất dễ ăn, nó lại còn bổ dưỡng nữa. Ở quê em, chuối được ăn như một món tráng miệng quen thuộc mà kể cả người già hay trẻ em đều có thể thưởng thức.

Chuối không chỉ có giá trị bởi quả ngon, bổ dưỡng, mà từ chuối có thể tạo nên nhiều dạng thực phẩm khác như chuối sấy (thành snack), chè chuối, kẹo chuối,… Bắp chuối thì có thể chế biến thành gỏi, nấu canh rất ngon, thân chuối thường được sử dụng làm thực phẩm cho lợn. Trong khi đó, lá chuối để gói bánh, món bánh truyền thống bánh chưng bánh giầy cũng được gói từ lá chuối.

Cây chuối mang lợi ích về kinh tế và nó cũng rất hữu ích cho cuộc sống con người. Còn với em, nó còn như một người bạn. Từ nhỏ em và lũ bạn thân đã biết dựng nên ngôi nhà nhỏ lợp đầy lá chuối, cửa nhà treo đầy dây chuối (được cắt nhỏ theo chiều dọc của thân chuối), rất đẹp, đến bây giờ em vẫn còn nhớ. Hồi đó chỉ mong đến giờ tan học để chạy về rúc vào ngôi nhà nhỏ bé mà chính bản thân mình trang trí. Cây chuối vì thế gắn với tuổi thơ, nằm trong ký ức đẹp đẽ của em, mà mỗi khi nhớ về em chỉ ước mình được một lần ngắm nhìn lại ngôi nhà bé xinh bằng lá chuối của ngày đó….

Ngày nay, dù xã hội đã phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn, người nông dân có đất để làm ăn kinh tế, trồng cây thực phẩm, cây công nghiệp năng suất cao thì cây chuối vẫn hiện hữu đâu đó quanh vườn, sau hè, ven sông. Nải chuối đều đẹp vẫn được người ta sử dụng trên bàn thờ tổ tiên những ngày lễ tết, ngày giỗ, cúng kỵ. Đó vừa là nét đẹp của văn hóa truyền thống vừa là nét đặc trưng riêng của làng quê Việt Nam.

27 tháng 10 2021

Ngay từ những ngày còn nhỏ, tôi vẫn hay cùng bà ngồi trò chuyện dưới bóng dừa xanh tốt. Cây dừa từ đó đi vào tiềm thức của tôi như một phần không thể thiếu của tuổi thơ.

Ngôi làng tôi ở trồng rất nhiều dừa. Ngay từ cổng làng, hai hàng dừa đã sừng sững đứng đó như một biểu tượng của quê hương. Những ai đi xa, chỉ cần nhìn thấy bóng dừa là đã cảm nhận được sự gần gũi, thân thương của mảnh đất quê hương yêu dấu. Dừa đã đứng đó tự bao giờ, dang cánh tay để đón chào những người con như sự ấm áp của vòng tay mẹ.

Có lẽ hình ảnh cây dừa đã không còn xa lạ đối với con người. Dừa được trồng ở rất nhiều miền quê và trở thành biểu trung cho nông thôn Việt Nam. Thân dừa to tròn, màu nâu, sần sùi từng mảng. Nó thẳng đứng vươn cao chọc vào bầu trời trọng xanh. Có những gốc dừa to đến nỗi phải hai đứa trẻ con dang rộng tay mới ôm vừa lấy nó. Dưới gốc là những chùm rễ đồ sộ. Chúng bám chặt vào đất để tạo thế vũng chắc cho cây. Dù mưa giông, bão tố to như thế nào cũng khó mà quật ngã được cây dừa. Thỉnh thoảng vẫn có những chiếc rễ nhô lên khỏi mặt đất. Chúng uốn lượn, nhỏ như những con rắn đang bao bọc quanh gốc dừa.

Thân dừa nhỏ dần từ gốc cho đến ngọn. Nó trơn và không có cành nên rất khó để trèo lên. Phải những người có kinh nghiệm và kĩ thuật cao mới trèo lên được đến ngọn còn không đều phải dùng đến thang. Ngọn dừa tỏa ra những tàu dừa đầy lá. Chúng trông giống như chiếc lược khổng lồ chải vào trời xanh. Những chiếc lá xếp ngay ngắn thành hàng. Mỗi khi chị gió đi quá, chúng lại đung đưa, cọ sát vào nhau mà lay động. Ở giữa những tàu dừa là chùm quả to tròn. Chúng tròn trịa, nhẵn bóng lủng lẳng đánh đu trên bầu trời. Trái dừa con chỉ nhỏ như một trái ổi nhưng khi lớn chúng lại to như một quả bóng. Từ màu xanh mướt chuyển sang màu nâu khi quả đã già. Hình ảnh cây dừa in sâu vào tâm trí con người với những gì thân thuộc nhất.

Cây dừa mang đến cho con người rất nhiều công dụng. Chắc ai cũng đã từng được uống nước dừa. Vào những ngày hè nóng nực, có một ly nước dừa cùng với chút đá thì sẽ tuyệt vời biết bao. Nước dừa ngọt nhẹ, thanh mát và là món giải khát được mọi người vô cùng yêu thích. Cùi dừa non nạo ra uống cùng với nước cũng rất hấp dẫn. Khi già, chúng ta có thể lấy cùi dừa để kho với thịt, ăn bùi bùi,ngon tuyệt. Cùi dừa còn được mọi người nạo ra ròi chế biến thành món mứt dừa ta vẫn thường ăn trong dịp Tết và món kẹo dừa nổi tiếng của tỉnh Bến Tre. Trong trái dừa, chỉ trừ phần vỏ cứng ra, cái gì cũng có thể trở thành một món ăn hấp dẫn.

Hàng dừa xanh nơi tôi sinh ra đã chứng kiến sự lớn lên của biết bao thế hệ. Tôi và những đứa bạn trong xóm vẫn thường hay nô đùa, chạy nhảy dưới bóng dừa xanh mát. Gốc dừa to lớn là chỗ nấp lí tưởng mỗi khi chúng tôi cùng nhau chơi trò trốn tìm. Và dưới bóng mát của cây dừa, vào những buổi chiều mùa hè, bà vẫn hay mang chiếu ra ngồi hóng mát rồi kể cho tôi nghe biết bao câu chuyện thú vị. Cây dừa cũng từ đó mà trở thành người bạn thân thiết trong kí ức tuổi thơ. Có lẽ, sau này lớn lên, dù đi đâu xa tôi vẫn sẽ nhớ về bóng dáng thân thuộc của rặng dừa xanh ngát nơi quê hương.

Cây dừa là biểu tượng của nông thôn Việt Nam. Nó thân thiết và gắn bó với đời sống dân giã của con người. Dừa sừng sững bám vào đất mẹ, kiên cường như chính người dân Việt Nam không gì có thể quật ngã được.

21 tháng 10 2018

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh.

Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách.

Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng "thân cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho "cây đa bến nước sân đình" mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.

21 tháng 10 2018

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc

MIK tự làm đó, ngôid gõ MT mỏi cả tay!!! hehe

23 tháng 10 2016

Không biết tự bao giờ cùng với bến nước sân đình cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút bâng khuâng mỗi khi nhớ về những kỷ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao trong chuyện cổ tích trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh chú Cuội. Nhớ vô cùng điệu "Lý cây đa" người thương ta đã hát. "Cây đa bến nước sân đình" phải chăng đã trở thành phần nào đó của biểu tượng Việt Nam ta?

Thật vậy với đặc tính sinh vật của mình cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững toả bóng mát giữa trời ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm rễ nổi đến đó. Từ rễ mẹ hóa thành nững rễ con. Những cành đa đó như những cánh tay khổng lồ cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó đa còn có bao nhiêu là rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xoà bay trong gió. Những đứa trẻ thi nhau nô đùa m, hò hét Lá đa xanh ngắt bốn mùa gọi chim về làm tổ. Trong vòm lá chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác không cho quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngắt. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khoẻ chắc kiên cường. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát lành dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sỹ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Nghe bà em kể thời chống Pháp ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa gốc đa là nơi cất giấu thư từ tài liệu bí mật. Thời chống Mỹ ngọn đa lại là chòi gác máy bay nơi treo kẻng báo động. Em rất tự hào về cây đa và bứ tranh cây đa đầu làng.Còn mãi trong ta hình ảnh cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc là bình yên cho xóm cho làng. Phải chăng "thần cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó.

Ai đó có nhớ Bác Hồ đã từng dạy chúng ta phải trồng nhiều cây xanh, đó là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.Em yêu đa đầu làng, nó không chỉ đi vào những dấu ấn lịch sử mà còn là thể hiện biểu tượng cho làng quê em.

Chúc bạn học tốt!

23 tháng 10 2016
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…” “Tre xanh, xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…” Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”. Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.
6 tháng 11 2017

 Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa. Em thích nhất là mấy khóm hoa hồng đang đua nhau khoe sắc.

   Hoa hồng này thuộc giống hồng nhung có vẻ đẹp lộng lẫy. Hoa to bằng chén uống trà của ông em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Cứ hoa hồng này tàn lại có hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào, khóm hoa cũng tràn đầy sức sống. Đứng ngắm nhìn những đoá hoa hồng rung rinh trước gió, lòng em tràn ngập niềm vui.

Hoa hồng rất đẹp lại tỏa mùi thơm khắp sân vườn. Càng ngắm em càng yêu chúng hơn.

6 tháng 11 2017

 Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa. Em thích nhất là mấy khóm hoa hồng đang đua nhau khoe sắc.

   Hoa hồng này thuộc giống hồng nhung có vẻ đẹp lộng lẫy. Hoa to bằng chén uống trà của ông em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Cứ hoa hồng này tàn lại có hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào, khóm hoa cũng tràn đầy sức sống. Đứng ngắm nhìn những đoá hoa hồng rung rinh trước gió, lòng em tràn ngập niềm vui.

Hoa hồng rất đẹp lại tỏa mùi thơm khắp sân vườn. Càng ngắm em càng yêu chúng hơn.


 

29 tháng 12 2017

Là người Việt Nam chắc chẳng ai xa lạ với cây khế. Tôi biết cây khế trước khi được nghe kể câu chuyện Ăn khế trả vàng và ngân nga lời bài hát “quê hương là chùm khế ngọt”. Tôi yêu loài cây này bởi cái vẻ đẹp bình dị mà thanh cao của nó cũng như yêu những kỉ niệm tuổi thơ tôi từng gắn bó dưới bóng cây. Cây khế của tôi được trồng trước nhà từ ngày tôi còn lên ba. Ngày trước nó vốn là cây mọc hoang phía sau hè nhưng vì bà tôi sợ nó cô đơn nên đã dời ra trước sân. Cây khế biết ơn bà nên vươn cành cao và xòe tán rộng. Tôi thương cái dáng mảnh khảnh của cành chịu nhiều sương gió mà vẫn dẻo dai. Tôi quý cái gốc sần sùi nhiều vết thẹo, tôi đã nhiều lần khóc khi tiễn những chiếc lá vàng về đất. Lá khế không to nhưng đủ bóng mát cả một góc sân bởi lá có bao giờ mọc lẻ loi. Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ thói quen ngửi mùi hoa khế. Tôi thích thú trước từng chùm hoa mọc âm thầm tim tím cả một bầu trời. Hoa khế không rực rỡ, không ngát hương nhưng lại có sức quyến rũ kì lạ với chúng tôi. Mùi của hoa như mùi của cỏ, của lá, của rơm rạ quê hương. Điều kí diệu nhất vẫn nằm ở trái khế xanh xanh khi còn non và ngả vàng khi chín. Đã bao lần tôi say sưa trước hình thù kì lại của trái khế, không giống với bất kì loại trái nào, khế có 5 múi rõ ràng. Ngày trước tôi chưa hề biết cây khế lại đi vào thơ ca, văn học nhiều đến vậy. Tô chỉ biết rằng nó đi vào đời sống của người dân quê tôi như một phần không thể thiếu. Mẹ tôi thường hái trái khế chín nấu canh chua cá lóc. Ba thì thích ăn mắm chưng, ba bảo mắm chưng không thể thiếu chuối chát và khế. Nhìn những khoanh khế được cắt mỏng hình ngôi sao bày trên dĩa không ai có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của món ăn. Bà tôi lại thích trồng cây khế trước nhà để cây rợp bóng mát cho các cháu vui chơi. Không chỉ thế cây khế còn là cả một niềm mơ mộng đối với lũ trẻ chúng tôi. Những buổi trưa hè, chúng tôi rủ nhau cất nhà chòi bên gốc khế rồi hái từng chùm khế xuống chấm với ít muối cùng nhau ăn. Đứa thì nhăn mặt, đứa hít hà nhưng chẳng mấy chốc cả rổ khế hết nhẵn. Thế nhưng chẳng bao giờ chúng tôi nở hái đến quả cuối cùng trên cây. Chúng tôi ngây thơ nghĩ rằng một ngày nào đó có chú chim quạ đến ăn khế sẽ đền đáp cho chúng tôi những món đồ chơi thật đẹp. Cứ thế tuổi thơ của tôi trôi qua dưới bóng cây khế trong lành. Những đêm trăng sáng tôi thả hồn mình vào miền cổ tích với những ánh sao rực rỡ trên bầu trời và chiếc đèn lồng xanh, vàng là những trái khế đung đưa. Bà đã kể biết bao câu chuyện, làm sao tôi có thể đi qua hết cũng như chẳng thể nào nhớ nỗi mấy mùa hoa khế rụng. Cây khế của tuổi thơ, cây khế của ước mơ tôi ơi! Tôi mãi gọi tên như một người bạn chân thành. Tôi đã lớn, cây khế cũng già tôi chẳng còn chơi trò trốn tìm bên gốc khế cũng chẳng thể nhìn thấy cây mỗi ngày. Thế nhưng dù ở nơi đâu, thấy thấp thoáng màu hoa khế và cái hương thoang thoảng dịu dàng, tôi lại cảm thấy bình yên đến lạ lùng. Tôi yêu cảm giác bình yên ấy như tình yêu mà tôi dành cho loài cây mẹ quê hương của mình.
 

24 tháng 12 2017

Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây ” Hoa học trò.”

Nhìn  từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve  làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng , vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè . Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa . Nhưng rôi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường , thầy cô , bạn bè . Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đóa phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt  năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.

Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

9 tháng 8 2021

Trong thế giới của các loài hoa, mỗi loài có một dáng vẻ và hương thơm riêng. Hoa cúc kiều diễm, đài các. Hoa hướng dương mang màu vàng rực rỡ như ánh mặt trời chói chang. Sẽ là một thiếu sót nếu chúng ta không kể đến hoa hồng-nữ hoàng của các loài hoa.

Hoa hồng có thân cây nhỏ, màu xanh nhưng vô cùng chắc khỏe, cứng cáp. Từ thân mọc ra tua tủa những chiếc gai rất sắc để bảo vệ cho cây. Lá cây màu xanh thẫm, hai bên là những viền răng cưa sắc mảnh. Ở đầu mỗi cành là một nụ hoa nho nhỏ xinh xinh như những chiếc cúc áo. Sau một thời gian, lớp vỏ bên ngoài bung hết, hoa hồng hé mở những cánh đầu tiên.

Hoa hồng có nhiều lớp cánh, cánh này bao bọc, ôm ấp lấy cánh kia. Càng vào trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt lấy nhụy hoa màu vàng tươi. Hương hoa hồng không nồng nàn mà đem lại cảm giác rất dễ chịu, nhẹ nhàng và thanh thoát. Hương hoa theo gió bay khắp mọi nơi, để lại trong không gian mùi hương thanh thanh thơm mát.

Vào buổi sớm, những giọt sương còn đọng lại trên cánh hoa lung linh như những hạt ngọc. Sương trời dường như làm cho hoa thêm thơm hơn, cánh hoa thêm mềm hơn. Nắng càng lên, hoa càng kiêu hãnh phô hết vẻ đẹp rực rỡ của mình. Vẻ đẹp của hoa làm cho những loài hoa khác phải ghen tức và đố kị. Sắc hoa làm bừng sáng cả không gian, thu hút ong bướm đến hút mật góp vui.

Hoa hồng có tới 100 loài với màu sắc rất đa dạng: màu đỏ, trắng, hồng, vàng… Trong số đó, phổ biến và được ưa chuộng nhất có lẽ vẫn là hoa hồng đỏ. Những đóa hoa hồng đỏ rực rỡ trông quyến rũ và mời gọi như đôi môi căng mọng của người thiếu nữ. Theo thần thoại Hy Lạp, hoa hồng đỏ gắn liền với hình ảnh nữ thần tình yêu. Từ đó đến nay, hoa hồng đỏ được xem là biểu tượng cho tình yêu lãng mạn và sự chung thủy.

Không chỉ làm đẹp thêm cho không gian, hoa hồng còn có rất nhiều công dụng. Người ta thường chiết xuất nước hoa hồng dùng để làm đẹp hay dùng cánh hoa để ướp trà. Trong mắt tôi, hoa hồng lúc nào cũng như một bà nữ hoàng đài các, kiều diễm, sang trọng và quý phái. Hoa hồng đẹp nhưng cũng khó tiếp cận bởi nó lúc nào cũng có những chiếc gai như một hàng rào bảo vệ cho chính mình. Ngắm nhìn hoa, lòng người được thư thái trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên tạo hóa.

Cùng với nhiều loài hoa khác, hoa hồng với vẻ đẹp rực rỡ, kiều diễm của mình đang góp phần tô điểm cho thiên nhiên tươi đẹp. Yêu hoa hồng, chúng ta cũng nên có ý thức chăm sóc cho cây và trân trọng những vẻ đẹp đến từ thiên nhiên.

Ở những làng quê miền Bắc, đâu đâu cũng có cây xoan, một thứ cây quen thuộc, gắn bó với cuộc sống của người nông dân tự bao đời. Từ vùng trung du đất cằn sỏi đá đến vùng châu thổ sông Hồng màu mỡ, xoan được trồng trên đồi hay ven con đường làng uốn lượn quanh co, quanh nhà. Xoan rất dễ sống. Người ta chỉ cần đào một cái hố nho nhỏ, ươm cây xoan con con và đặt vào đó một niềm hi vọng.

   Thời gian trôi qua rất nhanh. Khoảng năm đến sáu năm sau, cây xoan đã trưởng thành. Thân cây cao và thẳng tắp, màu nâu sẫm. Cành xoan khẳng khiu, đầu cành lưa thưa một vài túm lá. Lá xoan mỏng và nhỏ, màu xanh đậm, phất phơ trước gió.

   Cây xoan đẹp nhất là vào cuối tháng ba, mùa hoa xoan nở. Những bông hoa nhỏ bé, cánh tím phớt, điểm mấy chấm đen li ti nở thành từng chùm. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua, những chùm hoa lại đong đưa, đong đưa khe khẽ. Không khí trong làng thơm ngát hương hoa xoan, một mùi thơm mộc mạc, dịu dàng hơn cả hoa cau, hoa bưởi.

   Ở làng em, nhà nào cũng trồng xoan. Ngọn xoan cao vượt lên khỏi những khu vườn cây cối xanh um. Sau trận mưa, hoa xoan rơi đầy lối ngõ, rắc trên những luống rau cải xanh mướt và lấm tấm cả trong vại nước trước sân nhà.

   Ngắm hàng xoan trồng trước ngõ, ông em tấm tắc khen cây nào cũng to, cũng đẹp. sang năm là có thể đốn xoan làm cột, dựng thêm chiếc nhà ngang. Gỗ xoan dẻo dai, bền chắc và đặc biệt là không mối mọt nào đục được. Ông bảo em nhớ nhắc ông bữa nào tỉa bớt lá xoan già để ủ làm phân xanh bón lúa.

   Giống như tre, trúc, cây xoan là bạn thân của người nông dân Việt Nam từ ngàn xưa. Xoan mọc ở khắp nơi, không chê đất xấu đất cằn. Nét đẹp giản dị của cây xoan góp phần làm nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên thanh bình chốn làng quê Bắc bộ.