K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2022

TK

 

Triệu Quang Phục

 

  Thương tiếc và nhớ ơn ông, người anh hùng cứu nước, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ. Hiện nay, bài vị Triệu Quang Phục được đặt ở đền Hóa, xã Dạ Trạch (huyện Khoái Châu).

Triệu Quang Phục (?- 571) là con thái phó Triệu Túc, quê ở huyện Chu Diên. Năm 541, ông theo cha tham gia khởi nghĩa Lý Bôn đánh đuổi giặc Lương. Do có nhiều công lao, ông được phong Tả tướng quân. Năm Giáp Tý (544), khởi nghĩa thành công, Lý Bôn lên ngôi, xưng là Nam Đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Năm sau (545), Lương Võ Đế sau lại sai Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, Lý Nam Đế không chống nổi, rút vào giữ động Khuất Lão (vùng Tam Nông – Phú Thọ ngày nay) điều chỉnh binh lính, mưu tính chiến đấu về sau, giao cho đại tướng là Triệu Quang Phục cầm quân chống Bá Tiên. Hai bên giao tranh nhiều trận, chiến đấu rất ác liệt nhưng không phân thắng bại. Triệu Quang Phục thực hiện đường lối đánh địch lâu dài ngay giữa vùng đồng bằng và đánh bằng chiến tranh du kích, vừa tiêu hao sinh lực địch mà vẫn bảo tồn được lực lượng. Ông cho quân lui về dựng căn cứ mới ở Dạ Trạch (huyện Khoái Châu). Dạ Trạch ngày ấy là một vùng đầm lầy ven sông Hồng rộng mênh mông, lau sậy um tùm, ở giữa là một bãi rộng có thể làm ăn sinh sống. Đường vào bãi, người, ngựa không đi được, chỉ dùng thuyền độc mộc lướt nhẹ trên cỏ nước theo mấy con lạch nhỏ thì mới tới được. Theo sử cũ, Triệu Quang Phục đem hơn hai vạn người vào đóng ở bãi đất nơi ấy, ngày ngày quân sĩ thay phiên nhau luyện tập, phát ruộng trồng lúa trồng khoai để tự túc lương thực, ban ngày tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người, đêm đến dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh quân Bá Tiên, giết nhiều giặc, thu được nhiều lương thực. Người trong nước suy tôn là Dạ Trạch Vương.

          Lập căn cứ kháng chiến ở đồng bằng, đó là kế sách dụng binh hết sức mưu lược và sáng suốt của Triệu Quang Phục. Vùng đồng bằng tuy không có thế đất hiểm như miền đồi núi, nhưng có nhiều sông lạch chia cắt, nhiều đầm hồ lầy lội không lợi cho việc hành binh của những đạo quân lớn. Địa thế như vậy, buộc địch phải phân tán chia quân đánh nhỏ làm mất sở trường của chúng, đồng thời tạo điều kiện cho ta tiêu diệt gọn từng bộ phận nhỏ tiêu hao sinh lực địch. Kế sách “Trường kỳ kháng chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, đánh tiêu hao là chính” đã làm cho tình thế thay đổi ngày càng có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Qua gần 4 năm chiến đấu (547- 550) quân ta càng đánh càng mạnh, quân giặc càng đánh càng suy yếu. Tháng 4 năm 548, Lý Nam Đế mất ở động Khuất Lão. Tướng sĩ tôn Triệu Quang Phục lên thay Lý Nam Đế nhưng ông chỉ xưng Vương, lấy hiệu là Triệu Việt Vương. Cũng trong năm ấy, triều Lương xảy ra loạn Hầu Cảnh, Trần Bá Tiên bị gọi về nước trao quyền cho tùy tướng là Dương Sàn ở lại tiếp tục cuộc chiến với Triệu Quang Phục. Lợi dụng thời cơ đó, Triệu Quang Phục từ căn cứ Dạ Trạch mở một loạt cuộc tấn công vào quân giặc. Dương Sàn chết trận, quân Lương tan vỡ. Đất nước sạch bóng quân xâm lược, Triệu Việt Vương vào đóng ở thành Long Biên, kế tự sự nghiệp của nhà Tiền Lý, kiến thiết đất nước. Đến năm 557, Lý Phật Tử, vốn là cháu của Lý Bôn, khi trước chạy vào động Dã Năng ở với thượng du Thanh Hóa, đem quân xuống để gây chiến với Triệu Việt Vương. Sau một thời gian đánh nhau bất phân thắng bại, hai phe Triệu – Lý tạm thời hòa hoãn và chia nhau địa giới ở bãi Quần Thần (vùng Thượng Cát, Hạ Cát nay thuộc Từ Liêm – Hà Nội), cùng kết mối thông gia. Con trai Lý Phật Tử ( Nhã Lang) lấy con gái Triệu Việt Vương (Cảo Nương). Họ Lý đóng quân ở Ô Diên, họ Triệu đóng ở Long Biên. Năm 571, do mất cảnh giác trước hành động của cha con Lý Phật Tử, Triệu Quang Phục thua trận, thất thế rút chạy về phía Nam, cùng đường ông gieo mình xuống cửa biển Đại An (nay thuộc Nam Định) tự vẫn.

          Thương tiếc và nhớ ơn ông, người anh hùng cứu nước, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ. Hiện nay, bài vị Triệu Quang Phục được đặt ở đền Hóa, xã Dạ Trạch (huyện Khoái Châu).

13 tháng 3 2022

Hình như bạn này lấy văn trên mạng hay sao ý ?

21 tháng 2

đặt mình vào vai quyển sách để tự giới thiệu và chia sẻ những mong ước của mình 

11 tháng 11 2023

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước cao cả. Điều này được thể hiện trong lịch sử của họ, nơi họ luôn có thể đánh bại những kẻ xâm lược. Tuy nhiên, người Việt Nam có một lời thề mạnh mẽ là cống hiến cho đất nước của họ, ngay cả khi điều đó có nghĩa là hy sinh mạng sống của họ. Lòng yêu nước này rất mạnh mẽ trong thời đại ngày nay, và có thể được thể hiện bằng nhiều cách. Một số ví dụ bao gồm những câu chuyện yêu thương, những bài hát ru và những người hàng xóm thân yêu của chúng ta. Hoặc cũng có thể thể hiện qua những hành động cao đẹp như cố gắng học tập chăm chỉ để mai sau xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, làm đẹp thêm quê hương. Mỗi người Việt Nam cần phải có ý thức yêu nước và giữ cho nó tồn tại và mạnh mẽ.

27 tháng 5 2023

Martin Luther King Jr. là một trong những người nổi tiếng vì tinh thần đấu tranh chống chiến tranh. Ông đã dành cả cuộc đời của mình để đấu tranh cho nhân quyền và chống lại chiến tranh. Trong bài phát biểu nổi tiếng của ông "I Have a Dream", ông đã kêu gọi cho một thế giới không có chiến tranh và xây dựng một xã hội công bằng và đầy tình yêu thương. Ông đã sử dụng phương pháp phi bạo lực để đấu tranh và luôn khuyến khích người khác làm điều tương tự. Martin Luther King Jr. đã trở thành một biểu tượng của sự đấu tranh chống chiến tranh và nhân quyền, và tầm ảnh hưởng của ông vẫn còn đến ngày nay.

27 tháng 5 2023

Martin Luther King Jr. là một trong những người nổi tiếng vì tinh thần đấu tranh chống chiến tranh. Ông đã dành cả cuộc đời của mình để đấu tranh cho nhân quyền và chống lại chiến tranh. Trong bài phát biểu nổi tiếng của ông "I Have a Dream", ông đã kêu gọi cho một thế giới không có chiến tranh và xây dựng một xã hội công bằng và đầy tình yêu thương. Ông đã sử dụng phương pháp phi bạo lực để đấu tranh và luôn khuyến khích người khác làm điều tương tự. Martin Luther King Jr. đã trở thành một biểu tượng của sự đấu tranh chống chiến tranh và nhân quyền, và tầm ảnh hưởng của ông vẫn còn đến ngày nay

10 tháng 10 2021

Vậy là quãng đời, học sinh của Tôi dần trôi qua, gần 3 năm học tập dưới mái trường THPT Nguyễn Huệ với biết bao kỉ niệm, vui có, buồn có, nhưng đọng lại trong trái tim tôi vẫn là những cảm xúc ấm áp của những năm tháng cùng sống, cùng học tập và trưởng thành dưới mái trường thân yêu này. Khoảng thời gian ấy tuy không dài so vơí 1 đời người, nhưng cũng đủ để in dấu vào lòng người những bài học của cuộc sống, sâu sắc và đáng quý .

Cổng trường mở ra và khép lại, đón và đưa lớp lớp thế hệ học sinh nhập học rồi ra trường, mang theo những thành quả của ước mơ mà 3 năm về trước họ đã ấp ủ cho vào hành trang để họ lớn lên trên mái trường THPT. Và tôi – mội học sinh lớp 12A2 cũng không nằm ngoài qui luật ấy. Sắp phải rời xa mái trường mà tôi đã gắn bó để nhường chỗ cho những thế hệ mới với những con người mới. Trong tôi lắng đọng những suy nghĩ, suy tư, của một thanh niên trẻ, một học sinh sắp rời ghế nhà trường để bước vào trường ĐH hay những thử thách mới đầy cam go nhưng cung không kém phần thú vị của cuộc đời. trong cái se lạnh của thời tiết đầu mùa, những kỉ niệm dưới mái trường THPT sống lại trong tôi như muốn, nhắc nhở tôi về một mái trường thân yêu, gần gũi, ấm áp đã giúp tôi nuôi lớn ước mơ của mình.

Ước mơ để trở thành học sinh cấp 3 xuất hiện hơn 4 năm về trước – từ ngày tôi còn là một học sinh cấp 2. Con đường dẫn tôi đến với ngôi trường này cũng nhiều khó khăn, nhưng bằng chinh những nỗ lực của mình, cổng trường THPT Nguyễn Huệ đã rộng mở đón chào tôi lần đầu tiên bỡ ngỡ bước vào.

Nhớ xiết bao buổi đầu tiên ấy. Bước chân vào cổng trường THPH mà lòng tôi đan xen biết bao cảm xúc, vừa hân hoan trong niềm vui của một học sinh cấp 3 trước một chân trời mới của tri thức, vừa lo lắng, sợ sệt không biết học ở đây như thế nào. Nhưng rồi, tất cả cảm xúc ấy cũng trôi xa nhường chỗ cho những tiếng cười, khi mà tôi được trực tiếp gặp mặt và giao lưu với các học sinh xã khác. Buổi gặp mặt với những tiết mục văn nghệ đầy sôi nổi và quan trọng nhất là những thông tin giới thiệu của các anh chị khóa trước về mái trường và thầy cô ở nơi đây.

Hình ảnh thầy giáo Hiệu trưởng giới thiệu về môi trường và chào đón những thế hệ đầu tiên hiện rõ trong kí ức của tôi. Thầy nói về những thách thức về ô nhiễm môi trường mà chúng ta sẽ phải chịu đựng trong quá trình phát triển kinh tế, về tình trạng thực tế của môi trường xung quanh chúng ta và trách nhiệm của 1 người công dân, 1 học sinh. Ngoài ra, thầy giáo còn giới thiệu về cách học và tầm quan trọng của thời học sinh, cấp 3 này… Tất cả đã mang cho tôi một cái nhìn tổng quát về tầm quan trọng của cấp 3.

Học kỳ đầu tiên đối với tôi thật nặng nề, có lẽ, vì tôi chưa quen với những phương pháp dạy và học mới ở bậc cấp 3, và cũng bởi vì tôi phải tiếp xúc với những kiến thức hoàn toàn mới trong khi tôi chưa chuẩn bị được nền tảng. Kỳ đầu tiên với kết quả không như tôi mong đợi đã làm cho tôi lo lắng. Tôi tự đổ lỗi cho nhà trường vì chương trình và nội dung không cuốn hút mà quên mất rằng chính mình đã không thực sự cố gắng và chú tâm vào học tập cho thực chất.

Và rồi cuối cùng tôi cũng nhận ra khi bạn bè xung quanh tôi ai cũng học tốt và đạt thành tích cao. Khi đó tôi tự hứa với lòng mình phải gác lại những tình cảm cá nhân, không nên dành nhiều thời gian cho những người thân yêu ở nhà mà phải lấy họ làm động lực để cố gắng. Những năm tháng dưới mái trường THPT Nguyễn Huệ, tôi không chỉ được học những kiến thức hay, tính tự lập hơn và đã giúp tôi trưởng thành vững vàng hơn rất nhiều.

Trường THPT Nguyễn Huệ đã trở thành niềm tự hào của riêng tôi và tất cả các bạn. Ở đó có đội ngũ thầy cô thật tận tụy, những người bạn chân thành, mà có cả tình người ấm áp trong môi trường giáo dục chất lượng và đỉnh cao. Nhà trường cũng luôn theo sát hoàn cảnh của mỗi học sinh thông qua Đoàn trường và Hội học sinh, kịp thời động viên chia sẻ những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình học tập tại trường.

Bây giờ đã là một học sinh năm cuối, hơn hai năm gắn bó với mái trường tôi càng thêm tin tưởng và hi vọng nhiều hơn. Niềm tin đó giúp tôi vững vàng với lựa chọn của mình, tự tin trong học tập và rèn luyện, tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn để xứng đáng với những gì trường Nguyễn Huệ đã dành cho tôi. Ngày hôm nay tôi có thể tự tin nói rằng vào THPT Nguyễn Huệ là lộ trình đúng bởi nơi đây chính là cánh cửa mở ra cho tôi nhiều cơ hội, là chìa khóa cho những ai muốn thay đổi.

Cuối cùng sau bao nhiêu nỗ lực dìu dắt và truyền đạt kiến thức của các thầy cô và sự cố gắng của bản thân tôi, tôi cũng đã thực sự được trưởng thành cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Tôi xin được gửi tới Thầy Cô của mái trường mến yêu của mình lời hứa rằng dù ở nơi đâu, làm bất cứ việc gi, tôi cũng sẽ luôn cố gắng để xứng đáng với thương hiệu học sinh THPT Nguyễn Huệ.

Nhân ngày 20/11 em xin chúc các thầy cô giáo cán bộ, công nhân viên nhà trường sức khỏe và công tác tốt để xây dựng trường THPT Nguyễn Huệ ngày càng phát triển.

14 tháng 10 2021

cậu đã sai rồi, cậu phải đóng vai cậu là ngôi trường