K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2016

nói trống không:là nói không thưa không hỏi, nói không có chút tôn trọng người khác.

nói không có đầu có đuôi:chỉ nói phần chính không nói là ai hoặc chuyện gì sẽ như thế nào(nói mà người khác không hiểu mk nói gì)

Nói trống không:

- Nói không có dạ thưa, thái dộ xưng hô không đúng, bất lịch sự khiến câu nói trở nên cộc cằn, khô khan và kém phần tôn trọng đối với người khác.

Nói không có đầu có đuôi:

- Nói chỉ có phần chính, không có câu đầu cũng chẳng có phần kết mà chỉ nói ra phần chính nhất. Khi nói theo kiểu này, người đối diện sẽ không biết thông tin như sau:

-Nhân vật đang đề cập tới là ai?( Ai, cái gì, con gì?)

-Chuyện xảy ra lúc nào? Ở đâu? Khi nào?

-Câu chuyện diễn biến ra sao?

Vì vậy, khi nói một câu, phải suy nghĩ thật kĩ rồi mới nói:

Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.

Khi nào nói, nên lựa lời cho cừa lòng mọi người, nên nói lời hay ý đẹp. Thể hiện sự tôn trọng mình với người khác:

      Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cha vừa lòng nhau

25 tháng 3 2016

I-li-a Ê-ren-bua (1891 – 1967) là nhà văn lớn của Liên Xô, đồng thời là một nhà báoxuất sắc trong đại chiến thế giới II. Những sáng tác của ông thấm đượm tinh thần yêunước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Nga. Cuộc đời nhà văn là tấmgương sáng về tinh thần chiến đấu và lao động không mệt mỏi. Ông đã có nhiều cốnghiến lớn lao cho nền văn học Xô- viết hiện đại.Bài văn Lòng yêu nước trích từ bài báo Thử lửa của I-li-a Ê-ren-bua viết năm 1942,giai đoạn đầu cuộc chiến tranh ái quốc vì đại chống phát xít Đức. Nó được coi là bài cabất diệt về cội nguồn và sức mạnh lòng yêu nước của nhân dân Nga.Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dânXô-viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bàivăn đã nêu lên một chân lí: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thườngnhất. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.Ở đoạn văn này, tác giả giải thích về ngọn nguồn của lòng yêu nước. Nhận định củanhà văn được rút ra từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầmthường nhất. Tiếp đó, tác giả nói đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể.Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khiến cho mỗi công dân Xô-viết nhận ra vẻ đẹp hết sứcquen thuộc của quê hương mình. Điều này được minh họa bằng một loạt hình ảnh đặc sắcthể hiện nét đẹp riêng của mỗi vùng trên đất nước Xô-viết. Từ đó dẫn đến nhận định kháiquát: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đira bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.Ngọn nguồn của lòng yêu nước đã được chứng minh, mở rộng và nâng cao thành mộtchân lí ở cuối đoạn văn.Để nói về vẻ đẹp riêng biệt của từng vùng trên đất nước Xô-viết rộng lớn, tác giả đãlựa chọn những chi tiết tiêu biểu cho vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau. Từ cực bắc nướcNga đến vùng núi phía tây nam thuộc nước Cộng hòa Gru-di-a, những làng quê êm đềmxứ Ư-rcù-na, từ thủ đô MátXCơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơmộng,… Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ được vẻ đẹp riêngvà tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của mọi người về quê hương mình.I-li-a Ê-ren-bua đã diễn tả lòng yêu nước từ chỗ là một khái niệm trừu tượng thànhmột khái niệm cụ thể và dễ hiểu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầmthường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơmchua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Có nghĩa là lòngyêu nước bắt nguồn từ tình yêu những sự vật, khung cảnh gần gũi thân quen quanh tatrong cuộc sống hằng ngày. Tình yêu ấy tạo nên sợi dây vô hình mà bền chắc, ràng buộccon người với làng mạc, quê hương, xứ sở.Khi phải sống xa quê hương, tình yêu ấy càng trỗi dậy mãnh liệt trong lòng mỗingười. Giữa những khoảnh khắc im tiếng súng trong một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt,mỗi chiến sĩ Xô-viết đều nhớ tới hình ảnh đẹp đẽ, thanh tú của quê hương mình: Ngườivùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô thân cây mọc là làmặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng đùa gọi người yêu.Hay: Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng dáng thùy dương tư lự bên đường, cái bàng lặng củatrưa hè vàng ánh… Người ở thành Lê-nin-grát… nhớ tới dòng sông Nê-va rộng và đườngbệ như nước Nga… Người Mạc-tư-khoa nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằnngoèo lan man như một hoài niệm để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa làđiện Cơ-rem-lanh, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của nước Nga… Nhưvậy là trong lòng người dân của bất kì miền quê nào, dù là miền núi hay đồng bằng, dùnông thôn hay thành thị… đều ẩn chứa những hình ảnh, kỉ niệm sâu sắc về nơi chôn raucắt rốn của mình.Nhà văn Ê-ren-bua đưa ra một khái niệm thật giản dị, cụ thể về lòng yêu nước: Lòngyêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Giản dị và dễ hiểu bởi nólà một chân lí, một quy luật, chẳng khác nào dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đạitrường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu gia đình, yêu quê hương mởrộng, nâng cao lên sẽ trở thành lòng yêu nước.Lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu với những vật bình thường, gần gũi, từlòng yêu gia đình, quê hương. Nhưng lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ đầy đủ sức mạnhlớn lao của nó trong những hoàn cảnh thử thách gay go, mà lúc này là cuộc chiến tranhVệ quốc ác liệt một mất một còn với quân thù. Chính trong hoàn cảnh ấy, cuộc sống và số phận của mỗi người gắn liền làm một với vận mệnh của Tổ quốc và lòng yêu nước củanhà văn đã được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó.Không thể chấp nhận một lòng yêu nước mơ hồ, chung chung. Lòng yêu nước phải điđôi với những suy nghĩ, hành động thiết thực và được bộc lộ rõ ràng nhất trong lửa đạnchiến tranh. Trước sự tồn vong của Tổ quốc, mỗi người dân Nga đều hiểu lòng yêu nướccủa mình lớn đến dường nào. Họ yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liênbang Xô-viết. Ai cũng cảm thấy mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa, bởi nước Ngathiêng liêng đã trở thành máu thịt, thành linh hồn của mỗi người.Trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống phát xít Đức xâm lược, nhân dân Ngacàng yêu đất nước bao nhiêu thì càng căm thù bọn cướp nước bấy nhiêu. Họ đã biến lòngcăm thù ấy thành hành động cụ thể. Mỗi làng quê, thành phố của nước Nga là một pháođài, mỗi người dân Nga là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm.Lòng yêu nước chân chính là cơ sở để phân biệt rạch ròi sự khác biệt giữa người línhHồng quân – người anh hùng cầm súng bảo vệ Tổ quốc và tên lính Đức – đứa hung phạm,kẻ sát nhân nhà nghề. Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các chiến sĩ Hồng quân đãkhiến cho binh lính Đức khiếp sợ và khâm phục.Gương hi sinh oanh liệt của năm chiến sĩ hải quân trong trận giao chiến ác liệt bảo vệXê-bát-xtô-pôn là bằng chứng hùng hồn cho lòng yêu nước: Họ đã ôm lấy nhau, gửi nhaulời chào vĩnh biệt và quấn lựu đạn vào người, lăn ra cản xe tăng địch. Hơn ai hết, họ lànhững người say sưa yêu mến cuộc sống nhưng cũng dám xông vào cái chết, hiến dângsự sống của cá nhân để gìn giữ sự sống cho đất nước và dân tộc. Họ đã chiến thắng cáichết và trở thành bất tử bởi tinh thần hi sinh cao cả của họ đã thổi một nguồn sống mớivào lòng triệu con người; nó đã mở rộng và luyện chắc linh hồn nước Nga; nó sống mãigiữa trận chiến đấu ác liệt nhất trong năm nay; nó còn sống cả sau ngày thắng lợi giữamuôn hoa rực rờ tung nở trên khắp các đồng quê và trong những giọng hát trong trẻo nhấtcủa một bầy thiếu nữ đồng ca. Tổ quốc Liên bang Xô-viết và nhân dân ngàn đời ghi nhớcông ơn của những người anh hùng cứu nước. Vinh quang bất diệt thuộc về họ.Lòng yêu nước là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh của mọisuy nghĩ, hành động, sáng tạo ở mỗi con người chân chính. Đoạn văn trên đây của I-li-àÊ-rèn-búa không chỉ ngợi ca lòng yêu nước và cổ vũ toàn dân xông lên chiến đấu chống phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc, mà còn xứng đáng được coi là bài ca bất hủ về lòng yêunước không chỉ của riêng nhân dân Nga mà còn là của chúng nhân loại trên trái đất này.

 

2 tháng 1 2017

nghe có vẻ hơi liên quan nhỉ

16 tháng 3 2016

A.Mở bài: 
- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Nêu vấn đề: Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể hàng ngày. Trích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua
B. TB
1. Giải thích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua:
- Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hằng ngày. Câu nói của I. Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc" cũng giống như "dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển". 
- Ý kiến của nhà văn thật sự đã khái quát được quy luật phát triển tự nhiên trong tình cảm và nhận thức của con người về lòng yêu nước. Đó cũng là một chân lý giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. 
- Tại sao I. Ê-ren-bua có thể nói như vậy?
+ Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,...
+ Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.
+ Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.
*Mở rộng: - Cách nghĩ, cách hiểu về lòng yêu nước như Ê-ren-bua là cách nghĩ, cách hiểu chung của mọi người (không phân biệt màu da, dân tộc, tôn giáo…). Nhiều nhà thơ nhà văn
có chung quan điểm với Ê- ren-bua…
- Lấy được các dẫn chứng phù hợp:
Ví dụ:
+ Chế Lan Viên: - Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ như cha như vợ như chồng
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông.
+ Đỗ Trung Quân:- Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
- Quê hương mỗi người chỉ một 
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người…
An-phông-xơ Đô-đê: Yêu tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc mình chính là yêu đất nước mình… 
2. Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:
- Đất nước Việt Nam còn nhiều khó khăn, cuộc sống người dân còn vất vả, thiếu thốn nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu quê hương, yêu Tổ quốc. 
-. Lòng yêu nước ở thời đại nào cũng là nhân tố quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ở thời đại này lòng yêu nước lại cần thiết hơn bao giờ hết... Nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển, nên người dân Việt Nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên. Mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.
3. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:
- Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bè bạn,...
- Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi, như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh...
- Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể, như: chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội..

C. Kết bài: 
- Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết.
- Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân

16 tháng 3 2016

Ko chép mạng?

13 tháng 4 2016

Vì một người cai ngục luôn nói thật và người kia luôn nói dôí nên khi người tù hỏi qua lần lượt hai người cai ngục đường ra thì sẽ được câu trả lời luôn sai. Vâỵ câu hỏi là: Xin ngài hãy hỏi ông kia đâu là lối ra ngoài và hãy nói cho tôi biết câu trả lời của ông ấy là gì? Người tù sẽ luôn nhận được câu trả lời sai và đi theo hướng ngược với câu trả lời. 

13 tháng 4 2016

Vì một người cai ngục luôn nói thật và người kia luôn nói dối

\(\Rightarrow\) Khi người tù hỏi qua lần lượt hai người cai ngục đường ra thì sẽ được câu trả lời luôn sai.

\(\Rightarrow\) Câu hỏi là: Xin người hãy hỏi ông kia lối ra ngoài là đâu và hãy nói cho tôi biết câu trả lời của ông ấy là gì?

\(\Rightarrow\) Người tù sẽ luôn nhận được câu trả lời sai và đi theo hướng ngược với câu trả lời.

\(\Rightarrow\) Người tù nhân có thể thoát ra khỏi ngục.

12 tháng 4 2016

lev tonstoi là ai vậy

12 tháng 4 2016

lep ton stoi

9 tháng 4 2016

a) Khắp cánh đồng nở rộ những bông lúa

c)Trên bầu trời, đang bay tới những đàn chim

d) Lấp loáng ánh trăng sau đám mây

e) Ngoài cửa, thập thò những đứa trẻ

g) Trong phòng, không còn tất cả những đồ vật

(mình nghĩ thế)

10 tháng 4 2016

a)khắp cánh đồng nở rộ những bông lúa

c)trên bầu trời,đang bay tới những đàn chim

d)lấp loáng ánh trăng sau đám mây

e)ngoài cửa, thập thò những đứa trẻ

q) trong phòng, không còn tất cả những đồ vật

Lên cao, nhiệt độ càng giảm vì đơn giản càng lên cao mật độ phân tử khí càng ít=>không khí loãng=>ít hấp thụ được nhiệt tỏa ra từ Trái Đất và nếu là ban ngày thì ít hấp thụ được sức nóng ánh sáng mặt trời. Ví dụ:

Ở Đà Lạt thì rất lạnh nhưng lại ở trên cao, còn các tỉnh khác ở dưới thì lại rất nóng hoặc nhiệt độ ôn hòa.

Sông dài và chảy lượn qua lượn lại rồi đổ ra biển. Hồ thì là một hố sâu có một hình dạng gì đó(Không nhất định) chứa nước.Câu nói: Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông nghĩa là:Người ta có làm điều sai trái thì chỉ làm 1 lần để rút kinh nghiệm và sửa lỗi.

Việc con người đắp các hồ nhân tạo để làm thủy điện có những giá trị:

Lấy nước từ các hồ nước nhân tạo để tạo thành điện

23 tháng 4 2016

Cả 2 câu đều nói về học tập.

23 tháng 4 2016

Cả 2 câu

 

7 tháng 4 2017

- Bầu trời này, nguồn sưởi ấm đất đai của chúng tôi, làm sao Ngài có thể mua bán nổi? Ỷ nghĩ sao mà lạ lùng đối với chúng tôi. Nếu chúng tôi không có bầu không khí trong lành và mặt nước long lanh này, thì làm sao Ngài lại muốn mua?

- Mảnh đất này là thiêng liêng và những tia nắng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.

- Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lể loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đèm bên hồ? Tôi là người da đỏ, tôi thật sự không hiểu nổi điều đó. Người Anh-điêng chúng tôi ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thắm đượm hương thơm của phấn thông.

- Không khí quả là quỷ giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở.

- Tôi là kể hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trấu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kể hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.

19 tháng 4 2018

Bầu trời này, nguồn sưởi ấm đất đai của chúng tôi, làm sao Ngài có thể mua bán nổi? Ỷ nghĩ sao mà lạ lùng đối với chúng tôi. Nếu chúng tôi không có bầu không khí trong lành và mặt nước long lanh này, thì làm sao Ngài lại muốn mua?

- Mảnh đất này là thiêng liêng và những tia nắng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.

- Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lể loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đèm bên hồ? Tôi là người da đỏ, tôi thật sự không hiểu nổi điều đó. Người Anh-điêng chúng tôi ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thắm đượm hương thơm của phấn thông.

- Không khí quả là quỷ giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở.

- Tôi là kể hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trấu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kể hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.

3 tháng 4 2016
Chúng ta có thể hiểu “Tài” chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất; đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp, tài giúp chúng ta giải quyết công việc một cách tốt nhất. Còn“Đức” là đạo đức, là tư cách tác phong, là lối hành xử của người với người. Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.Tài và đức là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn, bởi tài năng đó không phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu lợi ích cho một cá nhân thì cũng trở thành vô giá trị. Con người ta không thể sống một mình, không thể quên đi gia đình, bạn bè, xã hội. Tài năng có thể giúp chúng ta được nhiều người nể phục nhưng thiếu đạo đức thì bản thân sẽ trở nên kiêu căng độc ác. Người không có đức là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ vun vén để có lợi cho riêng họ. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của tập thể thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại mang đến cho gia đình, xã hội càng lớn. Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, có khát vọng hành động vì lợi ích của mọi người nhưng không có kiến thức, năng lực kém thì những ý định tốt cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta trở nên ít có tác dụng trong đời sống. Rõ ràng là giá trị con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con người mới trở nên toàn diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho bản thân và mọi người.Là sinh viên năm cuối sắp ra trường, sắp phải bắt đầu với một môi trường mới hoàn toàn phức tạp, bộn bề. Song chúng ta hãy ghi nhớ điều chủ tịch Hồ Chí Minh "Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai” để trở thành một công dân tốt và có ích cho cộng đồng, xã hội
8 tháng 5 2016

banj có thể cho mình xin bài này duoc khong, neu dc, bạn goi qua mail lethtien2396@gmail.com giup minh