K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Em sẽ chọn câu (a) hay câu (b) để điền vào chỗ có dấu ba chấm trong đoạn trích dưới đây?- Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.Một tiếng "ồ" nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là "vua toán" của lớp từ mấy năm nay..., tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.                                                                                                                         ...
Đọc tiếp

1. Em sẽ chọn câu (a) hay câu (b) để điền vào chỗ có dấu ba chấm trong đoạn trích dưới đây?

- Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Một tiếng "ồ" nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là "vua toán" của lớp từ mấy năm nay..., tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.

                                                                                                                                                       (Theo Khánh Hoài)

a) Mọi người yêu mến em.

b) Em được mọi người yêu mến.

2. Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy. 

- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

 

6
1 tháng 6 2019

Câu 1 là a

1 tháng 6 2019

Trả lời

1.a) Mọi người yêu mến em.

2)Có khi... thấy.

Mk ko chắc câu 2 và mk ko biết giải thích.

Xin đừng ném đá ạ.

Chúc 1/6 vv nha !

20 tháng 2 2017

Chọn câu (b).
Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay. Em được mọi người yêu mến, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.

21 tháng 2 2017

Mình chọn câu b vì nhằm mục đích thống nhất chủ đề của văn bản

26 tháng 4 2017

Câu 1: Chọn câu b "Em được mọi người yêu mến"

Câu 2: Câu đứng trước câu cần lựa chọn, và cả đoạn văn đều đang nói về Thuỷ (em). Thuỷ (em) trong đoạn này là đối tượng mà hoạt động hướng vào (được nói đến) chứ không phải là chủ thể của hoạt động. Cho nên, điền vào vị trí dấu ba chấm phải là câu bị động "Em được mọi người yêu mến." thì mới đảm bảo mối liên kết giữa các câu trong mạch chung của đoạn.

8 tháng 5 2017

1.Em sẽ chọn câu (a) hay câu (b) để điền vào chỗ ba chấm trong đoạn trích dưới đây?

- Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Một tiếng ồ nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay…, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.

(Theo Khánh Hoài)

a/ Mọi người yêu mến em.

b/ Em được mọi người yêu mến.

*Bài làm: Em sẽ chọn câu b) để điền vào chỗ trống trong đoạn trích bên dưới.

- Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Một tiếng ồ nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay. Em được mọi người yêu mến. Tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.

2. Giải thích vì sao em chọn cách viết như trên

*Giải thích: Vì : chọn câu b giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn, câu trước nói về Thuỷ ( thông qua chủ ngữ “Em tôi”), vì vậy sẽ là hợp logíc và dễ hiểu nếu câu sau tiếp tục nói về Thuỷ ( thông qua chủ ngữ “em”)

26 tháng 3 2018

Câu 1.

a) Mọi người yêu mến em:

- Mọi người là chủ ngữ

- yêu mến em là vị ngữ

b) Em được mọi người yêu mến:

- Em là chủ ngữ

-được mọi người yêu mến là vị ngữ

Câu 2) Ý ngĩa của chủ ngữ trong 2 câu trên khác nhau

-chủ ngữ ở câu a chỉ người thực hiện hoạt động hướng vào người khác

-chủ ngữ ở câu b chỉ người được hoạt động của người khác hướng vào

8 tháng 5 2022

a. Em đc kéo ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc bởi tôi.

b. Em đc tôi dắt ra khỏi lớp.

c. Bạn Hoa đc thầy cô bạn bè rất tin tưởng và yêu mến.

d. Cơm đang đc nấu bởi mẹ.

e. Em bé rất dth đc sinh bởi chị gái tôi.

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen đủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen đủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp thỏm đợi chờ dài đặc mang ngấn nước mắt và tiếng thở dài.

Người ta, nhiều lúc nhàn, quây quần bên cạnh người thân, nhưng không mấy khi lại tỉ mỉ vẩn vơ mà nhìn ngắm những người yêu mến của ta. Cho nên thỉnh thoảng tôi sực nhớ, tôi chợt nhìn u, bỗng giật mình, tôi ngờ ngợ như người ngồi trước mặt đây không phải là u tôi. Có đâu u tôi lại thế kia. Tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc u tôi cười, nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười cũng còn hằn những vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má. Hàm răng trên của u tôi hểnh khuyết ba lỗ đã mấy năm nay. U tôi già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi lúc nào? Tôi thực không hay.

(Theo Tô Hoài, Cỏ dại)

Qua đoạn văn, em thấy sự quan sát có tác dụng biểu hiện tình cảm như thế nào?

1
18 tháng 6 2018

Qua đoạn văn cho thấy sự quan sát đã giúp tác giả gợi lại một cách chi tiết và chân thực bóng dáng u, khuôn mặt u, từ đó thể hiện lòng thương cảm và sự hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình.

Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi.(1) Cô vừa đi vừa hỏi tôi:– Bây giờ em đã giải được những bài toán khó, đã làm được những bài luận dài rồi đấy. Vậy em còn yêu mến cô giáo cũ của em nữa không?Và khi xuống đến chân cầu thang, cô nói to với tôi:– Đừng quên cô nhé!Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, sẽ chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi.

(1) Cô vừa đi vừa hỏi tôi:

– Bây giờ em đã giải được những bài toán khó, đã làm được những bài luận dài rồi đấy. Vậy em còn yêu mến cô giáo cũ của em nữa không?

Và khi xuống đến chân cầu thang, cô nói to với tôi:

– Đừng quên cô nhé!

Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, sẽ chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu điều bổ ích; ở đó, em đã bao nhiêu lần nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn, nhưng luôn luôn theo dõi lớp học, luôn luôn yêu thương mọi người. Cô đã thất vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút khi viết và không sao uốn nắn lại được; cô đã lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em; cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được những kết quả xuất sắc. Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ.

Không bao giờ, phải, không bao giờ em lại có thể quên cô được, cô giáo yêu quý của em!

(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)

(Theo Nguyễn Tuân, Mõm Lũng Cú tột Bắc)

a) Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo như thế nào?

b) Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện tình cảm gì?

1
17 tháng 8 2017

Lập dàn ý cho bài văn viết về con vật nuôi

Dàn ý cho bài văn biểu cảm viết về con gà trống

Mở bài: Giới thiệu về con vật nuôi cho em nhiều cảm xúc, thân thiết gắn bó với em

Thân bài

- Miêu tả qua về con vật nuôi đó:

     + Hình dáng bên ngoài, màu lông, cân nặng, kích thước

     + Miêu tả chi tiết: Mắt, mũi, chân, thân mình, đuôi

- Nêu lai lịch, nguồn gốc của nó: do mua hay được tặng…

- Thói quen thường ngày của con vật, sở thích của con vật đó.

- Con vật nuôi gắn bó với em như thế nào? Kỉ niệm nào đáng nhớ với con vật nuôi đó

- Tình cảm của em dành cho con vật đó thế nào

Kết bài

Cảm xúc của em dành cho con vật đó

Độc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: '' Cô Tâm ôm chặt lấy em: - Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm ! Và cô quay xuống lớp: - Bố mẹ bạn Thủy bỏ nhau. Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. Một tiếng "ồ" nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Đã có tiếng khóc thút thít của mấy đứa bạn thân. Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi ,đi lên nắm chặt lấy tay em tôi như chẳng muốn...
Đọc tiếp

Độc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

'' Cô Tâm ôm chặt lấy em:

- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm !

Và cô quay xuống lớp:

- Bố mẹ bạn Thủy bỏ nhau. Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Một tiếng "ồ" nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Đã có tiếng khóc thút thít của mấy đứa bạn thân. Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi ,đi lên nắm chặt lấy tay em tôi như chẳng muốn rời. Toàn những bạn đánh chuyền, đánh chắt,có cái kẹo, quả táo cũng để dành phần nhau trong suốt mấy năm qua ...."

Câu 1: Văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê" thuộc kiểu văn bản nào?

Câu2: Xác định từ láy trong đoạn văn.

Câu 3: Đặt 1 câu với từ láy vừa tìm được.

Câu 4: Trình bày suy nghĩ của em về nội dung của đoạn văn trên.

1
3 tháng 12 2018

Câu 1: Văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê" thuộc kiểu văn bản nào?

Kiểu văn bản : nhật dụng

Câu2: Xác định từ láy trong đoạn văn.

Sững sờ, thút thít

Câu 3: Đặt 1 câu với từ láy vừa tìm được.

-Tôi sững sờ khi nghe tin cái Mai gặp tai nạn

-Em tôi khóc thút thít