K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2023

a. Mình xin lỗi bạn vì đã vô ý làm bạn bị đau, lần sau mình hứa sẽ cẩn thận hơn, mong bạn tha lỗi cho mình

b. Mình xin lỗi bạn vì lỡ tay làm hỏng đồ dùng gia đình hoặc đồ chơi của bạn, lần sau mình hứa sẽ cẩn thận hơn hoặc có thể mình sẽ mua lại cái khác cho bạn, mong bạn tha lỗi cho mình

D
datcoder
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Hình 1:

Bạn nhỏ trong hình đã biết bảo quản đồ dùng gia đình: lau dọn bếp sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.

Hình 2:

Bạn nhỏ tronh hình đã biết giúp đỡ bố mẹ treo quần áo lên móc, giữa quần áo luôn phẳng phiu, sạch sẽ, gọn gàng.

Hình 3:

Bạn nhỏ trong hình đã không bảo quản đồ dùng gia đình. Bạn nhỏ sau khi đã lấy đồ xong nhưng không đóng tủ lạnh. Việc làm này sẽ gây ảnh hưởng đến tủ lạnh, tốn điện và ảnh hưởng đến các thực phẩm bên trong tủ.

Hình 4:

Các thành viên trong gia đình đang lau tủ lạnh, bàn ghế, quạt để chúng được sạch sẽ và sử dụng tốt hơn, lâu bền hơn.

Hình 5:

Bạn nhỏ đang lau chùi bồn rửa mặt ở trong nhà tắm. Như vậy sẽ giúp bồn rửa mặt được sạch sẽ, tránh vi khuẩn.

Hình 6:

Hai bạn nhỏ đang nhảy trên bàn, làm như vậy sẽ làm bàn bẩn, nhanh hỏng và hai bạn nhỏ cũng có thể bị thương nếu ngã.                       

- Việc bảo quản đồ dùng trong gia đình sẽ giúp cho các đồ luôn sạch sẽ, gọn gàng, bền đẹp, sử dụng được lâu dài, tiết kiệm chi phí. Từ đó, rèn luyện cho chúng ta tình gọn gàng, ngăn nắp, hình thành ý thức trách nhiệm bảo quản đồ dùng gia đình.                                

- Một số cách bảo quản đồ dùng gia đình:

+) Đồ dùng phòng khách: sắp xếp, giữ gìn, cốc chén sạch sẽ; lau chùi bàn ghế, tủ bằng khăn mềm ẩm thường xuyên; những đồ dễ vỡ cần nhẹ tay cẩn thận khi sử dụng.

+) Đồ dùng phòng ngủ: sắp xếp quần áo, chăn màn và các đồ dùng khác trong phòng ngủ gọn gàng; dọn dẹp vệ sinh thường xuyên.

+) Đồ dùng phòng bếp: sắp xếp ngăn nắp đúng vị trí; vệ sinh sau khi sử dụng; không dùng các loại đồ nhựa để đựng thức ăn nóng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

+) Đồ dùng khu vực nhà vệ sinh: thường xuyên lau, rửa nhà vệ sinh, bồn rửa mắt sạch sẽ; sau khi tắm nên dùng chổi quét sạch nước ở sàn để đảm bảo sự khô thoáng, tránh ẩm mốc và vi khuẩn.

D
datcoder
Giáo viên
24 tháng 11 2023

* Những việc em đã và sẽ làm để bảo quản đồ dùng gia đình:

-     Tắt các thiết bị điện nếu như không sử dụng.

-     Gấp quần áo, phân chia gọn gàng vào tủ.

-     Giúp mẹ lau dọn nhà cửa.

-     Dọn dẹp nhà vệ sinh thường xuyên.

* Mỗi ngày, em sẽ cùng với mọi người trong gia đình thực hiện đúng cách bảo quản đồ dùng gia đình.

* Hãy quan sát bạn bè, người thân trong việc bảo quản đồ dùng gia đình. Nếu như làm sai hoặc chưa có trách nhiệm trong việc bảo quản đồ dùng gia đình thì em cần nhắc nhở và đưa ra lời khuyên hợp lí.

D
datcoder
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Hình 1:

Em đồng tình với việc làm của bạn Lan vì bạn đã biết cách bảo quản đồ dùng học tập: bọc sách để giữ sách vở luôn đẹp, dán nhãn tên để tránh nhầm lẫn, đồng thời giúp bạn rèn luyện thói quen cẩn thận.

Hình 2:

Em không đồng tình với việc làm của bạn Bình. Vì đây là hành động không biết bảo quản đồ dùng học tập. Cặp sách bị vứt tùy tiện xuống sân trường như vậy sẽ bám rất nhiều bụi bẩn, làm cặp nhanh cũ và bị rách. Hình thành thói quen xấu là tùy tiện quăng vứt đồ bừa bãi.

Hình 3:

Em không đồng tình với việc làm của Hoa. Vì bạn ấy chưa biết cách bảo quản đồ chơi mà rất hay làm hỏng nó. Mỗi khi chơi xong, Hoa cần cất đồ chơi gọn gàng vào tủ, giữ gìn đồ chơi cẩn thận để tránh làm rách hay hư hỏng đồ chơi. Nếu Hoa tiếp tục duy trì thói quen xấu này thì bản thân sẽ trở nên cẩu thả, thiếu trách nhiệm với đồ dùng cá nhân.

6 tháng 6 2023

- Tình huống 1: Em đồng tình với việc làm của bạn Hải. Hải đã dám nhận lỗi, xin lỗi Lan vì làm gãy ngòi bút chì của Lan và Hải đã sửa chữa lỗi lầm bằng cách gọt lại ngòi bút chì cho Lan

- Tình huống 2: Em không đồng tình với việc làm của Nga. Nga đã vẽ bậy lên tường nhà làm cho bức tường bị bẩn và xấu đi thế nhưng Nga vẫn không chịu nhận lỗi. Bị mẹ nhắc nhở, bạn Nga cũng không xin lỗi mẹ và vẫn cho rằng việc mình làm không sai

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 11 2023

Tình huống 1:

       Long đang chơi cùng các bạn. Tiến vô tình va phải, khiến Long bị ngã. Mặc dù Tiến đã xin lỗi nhưng Long vẫn giận dữ, làm cho các bạn mất vui.

a. Bạn Long đã nóng giận khi Tiến vô tình va phải và khiến Long bị ngã.

b. Cảm xúc đó khiến cho tâm trạng Tiến không thoải mái, tức giận; làm tổn thương Tiến và làm các bạn khác mất vui.

c. Em sẽ khuyên Long nên kiềm chế cơn giận của mình vì Tiến cũng đã xin lỗi, hít thở thật sâu và không nên to tiếng với bạn.

Tình huống 2:

       Hoa chơi ô ăn quan cùng các bạn. Chờ mãi chưa đến lượt nên Hoa giận dỗi, không chơi cùng các bạn nữa.

a. Bạn Hoa đã giận dỗi khi đang chơi ô ăn quan cùng các bạn nhưng chờ mãi chưa đến lượt.

b. Cảm xúc đó khiến tâm trạng bạn Hoa không được thoải mái và khiến các bạn chơi cùng cũng mất vui.

c. Em sẽ khuyên bạn Hoa nên kiềm chế sự giận dữ của mình bằng cách giữ bình tình, hít thở sâu, có thể nghe một bài nhạc trong khi chờ đến lượt chơi của mình và không nên giận dỗi vô cớ với các bạn.

Tình huống 3:

      Vân vừa được tặng cuốn truyện rất đẹp. Anh trai Vân mượn đọc và vô tình làm rách trang bìa. Vân rất tức giận, khóc ầm lên và bắt đền anh.

a. Bạn Vân đã rất tức giận, khóc ầm lên và bắt đền anh khi anh trai của bạn vô tình làm rách trang bìa của cuốn truyện.

b. Cảm xúc đó khiến Vân không thoải mái; anh trai của Vân cũng sẽ không được vui.

c. Em sẽ khuyên Vân nên bình tĩnh, kiềm chế cơn giận bằng cách hít một hơi thật sâu, uống một cốc nước lạnh và sau đó nói chuyện nhẹ nhàng với anh trai, không nên khóc ầm lên.

D
datcoder
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Những việc em có thể bảo quản đồ dùng cho gia đình là:

- Phụ giúp bố mẹ lau dọn nhà cửa mỗi ngày hoặc tổng vệ sinh nhà cửa mỗi tuần, …

- Tự giác lau dọn những đồ dùng gia đình trong khả năng (VD: Bàn ghế ăn cơm, bàn uống nước ở phòng khách, cửa sổ, tủ giày, kệ TV, …)

- Không đứng, nhảy trên bàn, ghế, giường, ...

- Sử dụng đồ dùng nhẹ nhàng (bát đũa, xoong nồi, tủ kính, …)  khi sử dụng để tránh vỡ, trầy xước, hỏng hóc.

- Tắt hoặc ngắt nguồn đồ dùng điện khi không sử dụng nữa (Đèn điện, quạt điện, TV, điều hòa, nồi cơm điện, …)

6 tháng 6 2023

- Các bạn trong tranh bảo quản đồ dùng cá nhân bằng cách:

+ Tranh 1: Ghi tên của mình vào cặp sách để tránh trường hợp nhầm lẫn với bạn khác 

+ Tranh 2: Khi chơi đồ chơi xong cất vào tủ ngay ngắn, gọn gàng 

+ Tranh 3: Lau giày để bảo quản giày luôn sạch sẽ 

- Những việc làm bảo quản đồ dùng cá nhân:

+ Sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng

+ Không vứt lung tung

D
datcoder
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Ví dụ những việc bảo quản đồ dùng gia đình:

- Em giúp bố mẹ lau dọn phòng ở, nhà cửa.

- Em cất gọn kéo vào chỗ cũ khi đã dùng xong.

- Em tắt điện và quạt trước khi ra khỏi phòng.

- Em giúp mẹ lau khô bát đũa sau khi rửa bát.

2 tháng 6 2023

` @m`

loading...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 11 2023

* Những việc em đã làm để bảo quản đồ dùng gia đình:

- Giúp đỡ bố mẹ lau dọn nhà cửa, các đồ dùng trong gia đình.

- Sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.

- Cẩn thận, nhẹ nhàng với những đồ vật dễ vỡ.

* Những việc em sẽ làm để bảo quản đồ dùng gia đình.

- Rửa bát đũa sạch sẽ sau khi ăn.

- Lau dọn bàn ăn.