K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2018

Từ cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi là Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.
Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường và bền bỉ của người da đen, chính quyền thực dân của các giai cấp thống trị người da trắng đã phải tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, công nhận quyền bầu cử và các quyền tự do, dân chủ khác của người da đen. Sau khi giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử, chính quyền của người da đen đã được thành lập ở Rô-đê-di-a năm 1980 (sau đó nước này đã đổi tên là Cộng hòa Dim-ba-bu-ê) và ở Tây Nam Phi năm 1990 (nay là Cộng hoà Na-mi-bi-a). Một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử nữa là ở Cộng hoà Nam Phi, năm 1993 chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xoá bỉ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
Như thế, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử các dân tộc Á, Phi và Mi La-tinh đã sang chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu đã kéo dài từ bao đời nay.

16 tháng 10 2018

Nhiều nước đã nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là các nước châu Phi, châu Á và Mĩ La-tinh. Năm 1960 là năm châu Phi với 17 nước tuyên bố độc lập.

16 tháng 11 2021

Tham khảo:

Phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc diễn ra chủ yếu ở Nam Phi.

- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập trung ở Rô-đê-đi-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.

- Chính quyền của người da đen lần lượt được thành lập ở Rô-đê-đi-a năm 1980 (nay là Cộng hòa Dim-ba-bu-ê) và Tây Nam Phi năm 1990 (nay là Cộng hòa Nam-mi-bi-a).

- Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Cộng hòa Nam Phi.

=> Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn.

 

16 tháng 11 2021

Tham khảo:

Phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc diễn ra chủ yếu ở Nam Phi.

- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập trung ở Rô-đê-đi-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.

- Chính quyền của người da đen lần lượt được thành lập ở Rô-đê-đi-a năm 1980 (nay là Cộng hòa Dim-ba-bu-ê) và Tây Nam Phi năm 1990 (nay là Cộng hòa Nam-mi-bi-a).

- Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Cộng hòa Nam Phi.

=> Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn.

 

12 tháng 9 2017

1/ Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.

- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.

- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).

- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)

Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.

=> Tóm lại đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam và Châu Phi.

2/ Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và Ginê Bít-xao (9/1974) nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.

- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.

- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.

=> Như vậy sự tan rã cuả thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.

3/ Giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.

+/ Cuối những năm 70, chủ nghĩathực dân tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.

+/ Điển hình là:

- Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.

- Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.

- Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.

=> Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.


24 tháng 9 2017

+ Sự khủng hoảng, tan rã và sụp đổ của chủ nghĩa thực dân là một đặc điểm quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại. Đứng về mặt ý nghĩa lịch sử, đó là một sự kiện quan trọng thứ hai sau sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
+ Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi và Mĩ Latinh đã giáng một đòn chính trị – tư tưởng mạnh mẽ vào hệ thống tư bản chủ nghĩa và đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Hệ thống thuộc địa thế giới được hình thành trong thế kỷ XIX và tồn tại đến giữa thế kỷ XX đã bị sụp đổ. Bản đồ chính trị thế giới đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc.
+ Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Sau khi giành được độc lập, với các chiến lược phát triển qua các giai đoạn nhiều nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị – xã hội trông công cuộc xây dựng đất nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin…).
+ Song bản đồ chính trị của các nước Á, Phi và Mĩ Latinh vẫn còn không ít mảng ảm đạm với các cuộc xung đột, chia rẽ kéo dài và cả những cuộc cải cách kinh tế – xã hội chưa mấy thành công.

19 tháng 11 2019

Đáp án: C

Giải thích:

Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức đấu tranh vũ trang ở nhiều nước: Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-oa,…

12 tháng 6 2021

Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sụp đổ hoàn toàn vào giai đoạn nào?

a.Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX

b. Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

c.Từ giữa những năm 80 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX

d.Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX

12 tháng 6 2021

b.

17 tháng 10 2019

Đáp án D

30 tháng 12 2020

Châu Phi:

Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, p,trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra hết sức sôi nổi:

- Bắc Phi là nới phong trào nổ ra sớm nhất, điển hình là cuộc binh biến ở Ai Cập dẫn tới sự thành lập cộng hòa Ai Cập( 18-6-1953)

- Tiếp đó là thắng lợi của nhân dân An-giê-ri năm 1962: đánh bại thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.

- năm 1960: 17 nc Châu Phi tuyên bố giành độc lập.

=> Từ đó hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc lần lượt tan rã, các nc châu Phi giành lại đc độc lập và chủ quyền.

 

Câu 26: Đến cuối những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình chung của các nước Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?A. Tiếp tục chịu sự bóc lột, nô dịch của chủ nghĩa thực dân.B. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ song đều thất bại.C. Phong trào đấu tranh lên cao, hầu hết các nước giành được độc lập.D. Phong trào đấu tranh lên cao, chỉ một số ít các nước giành được độc...
Đọc tiếp

Câu 26: Đến cuối những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình chung của các nước Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Tiếp tục chịu sự bóc lột, nô dịch của chủ nghĩa thực dân.

B. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ song đều thất bại.

C. Phong trào đấu tranh lên cao, hầu hết các nước giành được độc lập.

D. Phong trào đấu tranh lên cao, chỉ một số ít các nước giành được độc lập.

Câu 27: Nội dung nào không phản ánh tình hình của các nước châu Á nửa sau thế kỷ XX?

A. Tất cả các nước châu Á đều giành được độc lập, ổn định và phát triển.

B. Là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc.

C. Một số nước diễn xung đột tranh chấp biên giới,lãnh thổ hoặc phong trào li khai.

D. Các nước đế quốc thực dân cố duy trì ách thống trị, ngăn cản phong trào cách mạng.

Câu 28: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Châu Á hiện nay là

A. một số nước đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng.

B. không ổn định, còn nhiều xung đột, tranh chấp.

C. sự chênh lệch rõ rệt, cách biệt của các quốc gia.

D. khu vực phát triển mạnh nhất trên thế giới.

Câu 29: Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1 - 10 - 1949) có ý nghĩa lịch sử gì?

A. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.

B. Kết thúc các cuộc xung đột sắc tộc, tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

C. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc, đưa đất nước Trung Quốc tiến lên xây dựng CNXH.

D. Tạo đối trọng với Mĩ, cân bằng tiềm lực quân sự giữa Mĩ và các nước XHCN.

Câu 30: Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa quốc tế là

A. hệ thống CNXH được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

B. đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do tiến lên xây dựng CNXH.

C. kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.

D. báo hiệu sự kết thúc ách thống trị của chế độ phong kiến trên đất nước Trung Hoa.

Câu 31: Trung Quốc phải tiến hành cải cách - mở cửa vào năm 1978 do

A. tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.

B. tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.

C. Trung Quốc bị khủng hoảng về mọi mặt.

D. sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô.

Câu 32: Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra

A. đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội.

B. đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - chính trị.

C. chính sách “cộng sản thời chiến” và phong trào “Đại nhảy vọt”.

D. đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”.

Câu 33: Sự kiện xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN là

A. kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).

B. Tuyên ngôn thành lập tổ chức ASEAN tại Băng Cốc (Thái Lan).

C. Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia được kí kết.

D. Việt Nam gia nhập Hiệp ước Ba-li.

Câu 34: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?

A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

C. Chỉ sử dụng vũ lực khi có sự đồng ý của hơn 2/3 nước thành viên.

D. Hợp tác có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.

Câu 35: Tính đến thời điểm hiện tại, ASEAN có bao nhiêu nước thành viên?

A. 9 nước.                                        B. 10 nước.                   C. 11 nước.                   D. 12 nước.

0