K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2016

Tất cả chúng ta hầu như đều thế. Ngay khi vừa ăn xong một bữa tiệc, cơn buồn ngủ khủng khiếp kéo đến khiến bạn gần như rất khó mở nổi mắt. Bạn sẽ vẫn ngồi đó với những chiếc đĩa thức ăn đã hết sạch, tự hỏi thức ăn đó là gì mà bạn vừa ăn xong đã khiến bộ não như "đóng băng", buồn ngủ không chịu nổi!

Có phải tại bát cơm vừa ăn khiến cho chúng ta "căng da bụng, chùng da mắt"? Theo trang Scienceabc, thực ra, có một giả thuyết khá phổ biến cho rằng cơm gạo khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ.

Và giờ thì đã đến lúc xem xét các thành phần khác nhau góp phần khiến cơ thể buồn ngủ ngay sau khi ăn xong.

Vì ăn nhiều tinh bột

Đầu tiên, hãy tìm hiểu về thành phần lớn nhất trong các bữa ăn của chúng ta, đó là các loại thực phẩm dạng tinh bột và ngọt như cơm, bánh mì, khoai tây, nước ngọt….

Trong cơ thể chúng ta, các thực phẩm ngọt và giàu tinh bột làm tăng hàm lượng glucose trong máu của chúng ta. Để đối phó với sự gia tăng glucose trong máu, chất insulin được tiết ra. Về cơ bản, insulin cho phép hấp thụ glucose vào các tế bào trong cơ thể. Bởi vì các tế bào cần có glucose để sản sinh ra năng lượng, nên insulin rất quan trọng với các hoạt động hàng ngày của chúng ta.

Vấn đề nảy sinh khi chúng ta ăn quá nhiều loại thức ăn này. Khi bữa ăn của chúng ta chứa nhiều tinh bột, lượng glucose trong máu tăng lên và insulin cũng phải tiết ra thật nhiều để kiểm soát số lượng glucose khổng lồ đó. Do insulin trong tế bào làm giảm nồng độ glucose cao trong máu, nên tế bào lại phát triển một dạng kháng insulin. Kháng insulin này thực sự bất lợi cho cơ thể; vì từ đó, nó khiến việc kiểm soát mức độ glucose trong máu trở nên khó khăn, và năng lượng của chúng ta sẽ bắt đầu giảm, vì insulin không còn kích thích glucose đi vào tế bào nữa.

Cuối cùng, cơ thể đi đến chỗ bắt đầu buồn ngủ. Do lượng đường trong máu cao sau khi ăn no nê một bữa ăn giàu tinh bột (và insulin không thể vào tế bào vì chất kháng insulin), cơ thể bắt đầu chuyển glucose thành chất béo lưu trữ. Quá trình chuyển đổi này làm tiêu hao nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể và vì thế dẫn đến cơ thể rơi vào trạng thái buồn ngủ sau bữa ăn.

Nhiều loại thức ăn khác nhau cũng gây ra sự thay đổi trong hoạt động của não bộ, bằng cách ảnh hưởng đến một hoặc nhiều chất hóa học trong não. Chẳng hạn, carbonhydrate cung cấp cho cơ thể chúng ta các tiền chất cần thiết cho quá trình tổng hợp hợp chất dẫn truyền thần kinh (serotonin), giúp chúng ta bình tĩnh. Vì thế, ăn một bữa ăn no nê năng lượng sẽ dẫn đến việc thừa hợp chất serotonin, khiến chúng ta "hơi quá bình tĩnh và ù lì", hay còn gọi là "buồn ngủ".

Với những thức ăn giàu protein, như thịt, cá, pho mai, trứng…, chúng chứa axit amin tryptophan, mà cơ thể chúng ta sử dụng như một nguồn tiền chất serotonin khác. Một lần nữa, phản ứng "bình tĩnh" lại xảy ra khiến chúng ta không thể kiểm soát, và chúng ta có thể ngủ gật trước khi món tráng miệng được đưa ra.

Một chất hóa học khác cũng gây buồn ngủ là hormone melatonin. Vai trò chính của hormone này là trực tiếp khiến cơ thể buồn ngủ. Vì vậy, ăn các loại thực phẩm như quả anh đào, loại quả chứa một lượng nhỏ melatonin, có thể khiến chúng ta buồn ngủ.

Ăn chuối, rất đơn giản chỉ cần bóc vỏ và thưởng thức. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết, chuối chứa kali và magiê, cả hai đều đóng một vai trò giúp thư giãn cơ bắp. Cảm giác thư giãn này xảy ra sau khi ăn một quả chuối ngon cũng có thể góp phần tạo ra cơn buồn ngủ cho bạn.

Giờ đây, khi đã biết tất cả thông tin khiến bạn buồn ngủ sau khi ăn, chúc bạn có thể vẫn tỉnh táo nếu cần thiết, và hãy nhớ, bạn không phải là người duy nhất phải đối phó với cơn buồn ngủ sau bữa tiệc ngon lành.

9 tháng 12 2016
Quá trình tiêu hóa thức ăn khiến máu bị đẩy nhiều hơn xuống dạ dày và ruột để giúp vận chuyển và hấp thu những chất mới được tiêu hóa. Điều đó có nghĩa là máu ở các bộ phận khác sẽ bị ít đi, gây choáng váng hoặc mệt mỏi đối với một số người. các bữa ăn nhiều carbohydrates có chỉ số glycaemic cao (đồng nghĩa với việc chúng giải phóng đường vào trong máu nhanh hơn) có thể làm tăng hàm lượng hormone insulin. Insulin thúc đẩy quá trình hấp thụ glucose từ máu sau bữa ăn. Đồng thời, điều này cũng cho phép sự xâm nhập của một axit amin đặc biệt được gọi là tryptophan vào não bộ. Trong khi đó, tryptophan được chuyển đổi từ chất hóa học khác trong não được gọi là serotonin, một chất hóa học hoặc chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác buồn ngủ, đặc biệt là ở trẻ em. Điều đó nghĩa là, ăn nhiều tinh bột chính là “thủ phạm” dẫn đến phản ứng “chùng cơ mắt” tự nhiên.
15 tháng 3 2018

Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu tục ngữ : '' Căng mắt ra mà nhìn ? ''

Nói "căng mắt ra mà nhìn" là ý nói vận dụng tới mức tối đa sự co của cơ thể mi khi nhìn gần để quan sát từng chi tiết nhỏ của vật. "Căng mắt ra mà nhìn" còn thể hiện cả khi nhìn cảnh vật ở nơi thiếu ánh sáng, mắt mở to, các cơ vòng ở đồng tử phải dãn ra, trong khi cơ phóng xạ co tới mức tối đa để đồng tử dãn rộng, đảm bảo đủ độ sáng gây hưng phấn được tế bào que trên màng lưới cầu mắt, giúp ta nhìn được.

22 tháng 12 2016

Lấy vợ hiền thì gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Xây nhà hướng Nam vì là hướng đón nhận được nhiều ánh sáng, tránh nắng gắt, đồng thời đón nhận được gió mát, tránh gió lạnh.

13 tháng 1 2017

Làm nhà hướng nam, tránh được ánh nắng trực tiếp của mặt trời, hướng Nam có nhiều gió vào mùa hè(gió Đông Nam) nên thoáng mát về mùa đông tránh được gió Đông Bắc.

7 tháng 1 2021

Nhai kĩ no lâu: Nhai kĩ thì thức ăn sẽ tạo thành các viên nhỏ, làm tăng lượng thức ăn đưa xuống dạ dày nên no lâu. 

Cày sâu tốt lúa: Cày sâu thì đất được xới kĩ...

7 tháng 1 2021

- Câu tục ngữ “Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa” nghĩa là: Cày sâu thì lúa tốt, vì đất có tơi xốp lúa mới dễ hút màu; ví như cơm nhai kỹ thì ruột mới hấp thụ được nhiều. 

- Câu tục ngữ trên đúc kết kinh nghiệm là: Trong cuộc sống này, con người dù làm việc gì, cũng phải làm thật cẩn thận, làm kỹ càng để công việc thu lại được tốt đẹp. Và làm gì ta cũng phải nghĩ đến hậu quả, để từ đó suy xét mà làm cho tốt. 

Văn ôn võ luyện, mỗi ngày tích lũy một chút kiến thức, dần dần ta sẽ có lượng kiến thức lớn, hơn nữa ngôn ngữ rất rộng, các bạn luôn cập nhật các kiến thức và từ mới xuất hiện trong cuộc sống giao tiếp.

21 tháng 8 2021

Giỏi !

14 tháng 3 2021

1

Vai trò: một “hàng rào” giúp chống lại các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài để bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể như hệ thống thần kinh, mạch máu, xương, phủ tạng…

 Ngoài ra, da còn giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, đồng thời duy trì độ ẩm cần thiết cho cơ thể.

2

* Hình thức rèn luyện da:
- Tắm nắng lúc 8-9 giờ
- Tham gia thể thao buổi chiều 
- Tập thể dục buổi sáng - Xoa bóp
- Lao động chân tay vừa sức 
*Nguyên tắc:
- Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng
- Rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người. 
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra Vitamin D chống còi xương.

3 tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài để bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể như hệ thống thần kinh, mạch máu, xương, phủ tạng…

 

 Ngoài ra, da còn giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, đồng thời duy trì độ ẩm cần thiết cho cơ thể.

​3

- Lạm dụng kem phấn quá nhiều sẽ làm bít lỗ chân lông, cản trở quá trình bài tiết mồ hôi, ngoài ra có thể gây mụn hoặc nhờn trên da sẽ mất đi vẻ đẹp tự nhiên.

26 tháng 3 2021

 Nổi da gà hay còn gọi là sởn gai ốc hay nổi gai ốc là phản xạ tự nhiên của cơ thể. Hiện tượng này thường xảy ra khi bị lạnh hoặc gặp cảm xúc mạnh như sợ hãi, bất ngờ, tức giận, phấn khích… Khi đó, da sẽ tạo thành những nốt nổi tròn phồng nhỏ nổi lên trên da do chân lông tự co thắt.

26 tháng 3 2021

- Nổi da gà hay còn gọi là sởn gai ốc hay nổi gai ốc là phản xạ tự nhiên của cơ thể. Hiện tượng này thường xảy ra khi bị lạnh hoặc gặp cảm xúc mạnh như sợ hãi, bất ngờ, tức giận, phấn khích… Khi đó, da sẽ tạo thành những nốt nổi tròn phồng nhỏ nổi lên trên da do chân lông tự co thắt.

Câu 5. a.      Kể tên một số bệnh ngoài da. Trình bày nguyên nhân và các phòng tránh các bệnh đó.b.      Đề xuất các biện pháp rèn luyện và bảo vệ da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.Câu 6.a.      Hệ thần kinh bao gồm những bộ phận nào? Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của mỗi bộ phận.b.      Nêu vị trí, chức năng của: Tủy sống, dây thần kinh tủy, trụ não, tiểu não, não trung gian,...
Đọc tiếp

Câu 5.

a.      Kể tên một số bệnh ngoài da. Trình bày nguyên nhân và các phòng tránh các bệnh đó.

b.      Đề xuất các biện pháp rèn luyện và bảo vệ da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Câu 6.

a.      Hệ thần kinh bao gồm những bộ phận nào? Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của mỗi bộ phận.

b.      Nêu vị trí, chức năng của: Tủy sống, dây thần kinh tủy, trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não.

Câu 7.

a.      Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

b.      So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động.

Câu 8. Trình bày thí nghiệm

a.      Tìm hiểu chức năng của tủy sống: Quy trình? Kết quả? Kết luận? Nêu chức năng của chất trắng và chất xám trong tủy sống.

b.      Tìm hiểu chức năng của rễ tủy.

c.      Tìm hiểu chức năng của tiểu não (chim bồ câu hoặc ếch).

Câu 9. Giải thích một số hiện tượng sau:

a.      Bác sĩ thường khuyên mọi người nên uống 1,5-2 lít nước 1 ngày.

b.      Người khiếm thị có thể đọc được và viết được chữ nổi.

c.      Nhiều người sau khi tắm nắng (tắm biển) một vài ngày, da thường bị đen đi.

d.      Người say rượu đi đứng không vững, dễ ngã.

e.      Khi bị tổn thương đại não trái sẽ làm tê liệt các phần thân bên phải và ngược lại.

f.       Những người bị chấn thương sọ não do tai nạn hoặc tai biến thường bị mất trí nhớ, bị liệt hoặc mất khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.

5
5 tháng 3 2021

Câu 5:

a.

Viêm da mủ: do vệ sinh kém

Viêm da cơ địa: do yếu tố di truyền hoặc do yếu tố môi trường.

Viêm da do virus: do virus gây bệnh

b.

- Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh ngoài da

- Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da

- Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng.

- Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

5 tháng 3 2021

Câu 6:

a.

- Hệ thần kinh được chia thành:

+ Hệ thần kinh vận động điều khiển các hoạt động của các cơ vân (cơ xương).

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển hoạt động của các nội quan.

- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm.

b.

 

Vị trí

Chức năng

Tủy sống

Phần thần kinh trung ương nằm trong ống sống

Tủy sống có 3 chức năng chính là:

-       Nơi tiếp nhận và truyền thông tin từ các đường thần kinh cảm giác đến cơ quan vận động.

-       Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể.

-       Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.

 

Dây thần kinh tủy

Khe giữa hai đốt sống

- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.

- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.

 

Trụ não

Tiếp liền với tủy sống ở phía dưới.

- Chất xám điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan (hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa).

- Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên (cảm giác) và đường dẫn truyền xuống (vận động).

 

Tiểu não

Nằm ở phía sau trụ não.

Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.

Não trung gian

Nằm giữa trụ não và đại não.

- Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên.

- Nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

 

Đại não

Nằm phía trên của não trung gian, tiểu não và trụ não.

- Ở vỏ não có các vùng cảm giác và vận động có ý thức.

+ Vùng cảm giác thu nhận và phân tích các xung thần kinh từ các thụ quan ngoài như ở mắt, mũi, lưỡi, da, … và các thụ quan ở trong như cơ khớp.

+ Vùng vận động như vận động ngôn ngữ (nói viết) nằm gần vùng vận động đồng thời cũng hình thành các vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.